Giáo án Giáo dục công dân 8 bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội (2 tiết)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ :

-Ý kiến của An là đúng .

-Vì lúc đầu là các em chơi ít tiền, sau đó thành thói quen, ham mê sẽ chơi nhiều - mà hành vi chơi bài bằng tiền là hành vi đánh bạc ,hành vi vi phạm pháp luật .

Nếu các bạn trong lớp chơi thì sẽ can ngăn nếu không được thì em sẽ nhờ thầy cô can thiệp).

-P và H vi phạm pháp luật về tội cờ bạc, nghiện hút ( Chứ không phải chỉ riêng là đạo đức).

- Bà Tâm vi phạm pháp luật vì tội tổ chức bán ma túy.

-Pháp luật sẽ xử phạt P và H theo tội của vị thành niên .

-Còn bà Tâm xử lí theo quy định của pháp luật .

-Không chơi bài ăn tiền dù là ít.

- Không ham mê cờ bạc.

- Không nghe kẻ xấu để nghiện hút.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4340 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 20 TIẾT : 19
NGÀY DẠY :..............
BÀI: 13 
PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
(2 TIẾT)
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: 
-Học sinh biết nêu được tác hại của các tệ nạn xã hội .
-Học sinh hiểu được thế nào là tệ nạn xã hội.
+Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
+Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống các tệ nạn xã hội.
1.2.Kỹ năng: 
-HS Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. 
-HS thực hiện thành thạo tham gia các hoạt động phòng, chống các tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức .
1.3.Thái độ: 
- HS Có thói quen ủng hộ các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
- HS có tính cách tuyên truyền, vận động bạn bè tham gia phòng, chống các tệ nạn xã hội
2.NỘI DUNG HỌCTẬP:
-Hiểu khái niệm,tác hại, một số quy định của pháp luật ,trách nhiệm của công dân về phòng chống tệ nạn xã hội.
3.CHUẨN BỊ: .
3.1.GV: Tranh : Phòng chống tệ nạn xã hội .Tình huống .Bài tập .
3.2.HS :- Đọc trước bài ở nhà, trả lời câu hỏi gợi ý ..
 -Tìm hiểu tình hình tệ nạn xã hội ơ địa phương .
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện : kiểm tra sỉ số , vỡ ghi chép ,tổ chức lớp ,tác phong HS .
 8ª1:.............. 8ª2:................. 8ª3:.....................
4.2 Kiểm tra miệng :Thông qua.
4.3 Tiến trình bài học:: 
 * Giới thiệu bài :Phương pháp quan sát ảnh : Xem tranh ảnh về các tệ nạn xã hội. 
? Những hình ảnh các em vừa xem nói lên điều gì ? 
? Hãy kể tên một số tệ nạn xã hội mà em biết ? 
GV: xã hội ta hiện nay đang đứng trước thách thức lớn đó là tệ nạn xã hội. Các tệ nạn xã hội nguy hiểm: ma túy, cờ bạc, mại dâm làm hủy hoại đến xã hội nói chung và tuối trẻ học đường nói riêng. Vậy những tệ nạn đó diễn ra như thế nào ? tác hại ra sao ? Đó là vấn đề chúng ta sẽ nghiên cứu qua bài học hôm nay . 
 HỌẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
*Hoạt động 1: .(15 phút) 
Mục tiêu:
Kiến thức: Học sinh năm được các tệ nạn xã hội
Kĩ năng :Nhận biết một số tệ nạn xã hội và những hành vi vi phạm pháp luật về tệ nạn xã hội 
- GVcho HS đọc tình huống SGK trang 34
 * Giải thích:Tiền mừng tuối .
*Thảo luận : 5 phút . 
Nhóm 1: Trong tình huống 1 em có đồng tình với ý kiến của bạn An không ? Vì sao ? 
Nhóm 2: Trong tình huống 2theo em P và H, bà Tâm có hành vi phạm pháp luật không ? Và phạm tội gì ? 
Nhóm 3: Họ sẽ bị xử lý như thế nào ? 
Nhóm 4: Qua 2 tình huống trên các em rút ra bài học gì cho bản thân ? 
HS: Đại diện các nhóm lần lượt trình bày. 
HS: Nhóm khác nhận xét bổ sung .
GV: Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
*HOẠT ĐỘNG 2: .( 20 phút)
- Kiến thức :-Học sinh hiểu được thế nào là tệ nạn xã hội.
-Kĩ năng: Học sinh nêu được tác hại của các tệ nạn xã hội. 
? Tệ nạn xã hội là gì ? 
? Hãy nêu 1 vài tệ nạn xã hội mà em biết ?
HS :cờ bạc, trộm cắp, hút chích, đua xe, quay cóp
? Tệ nạn xã hội nào là nguy hiểm nhất ? 
(ma túy, cờ bạc, mại dâm) 
 Phương pháp động não :Theo em cờ bạc, ma túy, mại dâm có liên quan với nhau không ? (Kĩ năng chúng em biết 3)
HS: 3 tệ nạn: Cờ bạc, ma túy, mại dâm có liên quan đến với nhau, là bạn đồng hành với nhau trực tiếp dẫn đến nhiễm HIV/AIDS).
? Tại sao nói các tệ nạn xã hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau?(Câu hỏi dành cho học sinh giỏi .)
?Tác hại của tệ nạn xã hội :
Giáo viên: Tệ nạn xã hội làm cho những người mắc vào tệ nạn xã hội vi phạm pháp luật ,sa đọa về đạo đức ,thậm chí mất cả tính người.Đồng thời phá hoại hạnh phúc gia đình ,gây mất trậttự xã hội làm thiệt hại kinh tế gia đình, đất nước. Ngoài ra tệ nạn ma túy nghiện rượu còn làm suy kiệt sức khỏe .Như vậy tệ nạn mại dạm làm lay truyền qua các bệnh qua đường tình dục , ma túy, mạidâm là con đường ngắn nhất dẫn tới HIV/ AIDS .
? Ma túy là gì? 
? Liên hệ: Ma túy bao gồm những chất nào? (thuốc phiện, cần sa, hêrôin, côcain. Nhựa thuốc phiện chiết xuất ra moocphin tinh chế được hêrôin dưới dạng trắng xốp gọi là bạch phiến). 
? Nguyên nhân gây nghiện ma túy? (ham chơi, đua đòi, sống buông thả)
Phương pháp động não :Tác hại của ma túy đối với bản thân, gia đình và xã hội? (Kĩ năng trình bày tác hại của tệ nạn xã hội)
HS: - Đối với bản thân: gây rối loạn sinh lý, rối loạn tiêu hóa, chức năng thần kinh suy giảm khả năng chống đỡ bệnh tật, hủy hoại sức khỏe, nhân cách
- Đối với gia đình: chịu nhiều bất hạnh, kinh tế cạn kiệt, bất hòa 
- Đối với xã hội: chịu một gánh nặng, trật tự an toàn bị đe dọa, các tội phạm hình sự gia tăng). 
Giáo viên giáo dục học sinh cần phải học tập thật tốt, tích cực lao động, hứng thú say mê vào các hoạt động lành mạnh hữu ích để phòng tránh các tệ nạn xa hội. 
Phương pháp khăn trãi bàn :Nguyên nhân nào khiến con người sa vào tệ nạn xã hội ?( Kĩ năng tư duy phê phán ) 
Vòng 2:Theo em trong các nguyên nhân đó thì nguyên nhân nào là chính ?
HS: Do ham chơi, đua đòi, nuông chiều, muốn thử cho biết, thích cảm giác lạ, cha mẹ buông lỏng con cái, bạn bà xấu rủ.. rê, bị dụ dỗ, thiếu hiểu biết, bế tắc trong cuộc sống .
* Kết luận :Có nhiều nguyên nhân lôi kéo người ta sa vào tệ nạn xã hội .Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do bản thân thiếu ý chí tự chủ, thiếu hiểu biết về tệ nạn xã hội và tác hại của nó. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
-Ý kiến của An là đúng .
-Vì lúc đầu là các em chơi ít tiền, sau đó thành thói quen, ham mê sẽ chơi nhiều - mà hành vi chơi bài bằng tiền là hành vi đánh bạc ,hành vi vi phạm pháp luật .
Nếu các bạn trong lớp chơi thì sẽ can ngăn nếu không được thì em sẽ nhờ thầy cô can thiệp). 
-P và H vi phạm pháp luật về tội cờ bạc, nghiện hút ( Chứ không phải chỉ riêng là đạo đức).
- Bà Tâm vi phạm pháp luật vì tội tổ chức bán ma túy. 
-Pháp luật sẽ xử phạt P và H theo tội của vị thành niên .
-Còn bà Tâm xử lí theo quy định của pháp luật .
-Không chơi bài ăn tiền dù là ít. 
- Không ham mê cờ bạc. 
- Không nghe kẻ xấu để nghiện hút. 
II. NỘI DUNG BÀI HỌC:
1. Tệ nạn xã hội: là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. 
- Tệ nạn nguy hiểm nhất là cờ bạc, ma túy, mại dâm. 
Hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội
Vi phạm đạo đức
Vi phạm pháp luật
Hậu quả xấu với mọi mặt đời sống xã hội
2. Tác hại :
-Tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức của con người. 
- Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội. 
- Suy thoái giống nòi. 
- Ma túy mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS. 
Bài tập : Em đồng ý với ý kiến nào sau đây:
-Học sinh không mắc tệ nạn xã hội .
-Đánh bạc chơi đề để có thu nhập.
-Dùng thử ma túy một lần không sao.
-Nghiện ma túy là con đường dẫn đến cái chết. (X)
4.4 /Tổng kết: 
* Tình huống : V.T 6 tuổi cha vô tình nhiễm HIV sau khi đi bộ đội trở về sau đó lây sang mẹ và truyền cho con . Cuối cùng cha ,mẹ bỏ đi để lại V.T .Em có nhận xét gì qua câu chuyện trên ?
HS:Rất đau thương V.T phải sống một mình trong cảnh không có cha mẹ chăm sóc với căn bệnh AIDS.
4.5 Hướng dẫn học tập: 
*Đối với bài học ở tiết này:
- Ghi chép đầy đủ và học thuộc nội dung đã học. 
 * Đối với bài học ở tiết tiếp theo: 
- Xem trước nội dung còn lại, và phần bài tập cuối bài SGK.
-Tìm các biện pháp hữu hiệu của bản thân để phòng , tránh tệ nạn xã hội .
-Đọc kỉ các tài liệu tham khảo SGK.
GV: Để việc phòng chống tệ nạn xã hội hữu hiệu, pháp luật của Nhà Nước ta đã có những quy định áp dụng cho toàn xã hội trong đó có cả những đối tượng như chúng ta. Những quy định này chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết sau. 
5/PHỤ LỤC: 
Chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD 8.
Học tập và thực hành theo chuẩn kiến thức,kĩ năng GDCD 8.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập GDCD 8.
Kĩ năng sống GDCD 8.

File đính kèm:

  • docbai_13phong_chong_te_nan_xa_hoi_20150727_015612.doc