Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 17: Ôn tập Học kì I - Năm học 2015-2016
Bài 6:
- Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi lúc mọi nơi. Coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình.
* Biểu hiện:
- Tình cảm thái độ làm vui lòng thầy cô.
- Hành động đền ơn đáp nghĩa.
- Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với thầy cô.
*.Ý nghĩa:
- Là truyền thống quý báu của dân tộc, chúng ta cần phải phát huy.
* Cách rèn luyện: Tích cực rèn luyện đạo đức, chăm học.
TUẦN 17 Ngày soạn : 06/12/2015 TIẾT 17 Ngày dạy: 11/12/2015 ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh nắm được : Củng cố lại, khắc sâu những kiến thức đã học. Nhận định đúng các vấn đề đã học và vận dụng chúng vào thực tế . 2. Kĩ năng : Rèn luyện những kỹ năng liên hệ thực tế cho học sinh. Biết giải quyết những vấn đề của bản thân một cách hợp lý. Biết hợp tác với bạn bè trong hoạt động, biết suy luận, sáng tạo trong học tập. 3. Thái độ : Có ý chí nghị lực, tự giác trong học tập, rèn luyện đạo đức. Tôn trọng việc làm đúng, phê phán việc làm sai trái. II. CÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC: Kĩ năng tư duy phê phán,.kĩ năng so sánh, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp ( 1 phút): Kiểm tra sĩ số lớp . 2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra 3. Bài mới: Giới thiệu bài: ( 1 phút): Giới thiệu cho HS nội dung ôn tập, mục đích của tiết ôn tập, hình thức ôn tập. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Củng cố và kiểm tra kiến thức của học sinh: (30 phút) GV: Nêu câu hỏi. HS: trả lời cá nhân Bài 1: Sống giản dị là gì? Nêu ý nghĩa của việc sống giản dị? Nêu hai việc làm biểu hiện sống giản dị của bản thân. HS: Trả lời. GV: Nhận xét, chốt ý. Bài 2: Thế nào là trung thực, biểu hiện, ý nghĩa ? Hs: Trả lời Bài 3: Thế nào là tự trọng? Ý nghĩa của tự trọng? Viết 2 câu ca dao, tục ngữ về tự trọng. HS: Trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung những ý còn thiếu sót. Bài 5: Thế nào là yêu thương con người? Nêu biểu hiện và ý nghĩa? Bài 6: Thế nào là tôn sư trọng đạo? Nêu biểu hiện và ý nghĩa? Làm thế nào để phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo Bài 7: Đoàn kết, tương trợ là gì? Ý nghĩa? Nêu 2 việc làm của em thể hiện đoàn kết, tương trợ. HS: Trả lời. GV: Nhận xét chốt ý. Bài 8: Khoan dung là gì? Nêu ý nghĩa của lòng khoan dung? Nêu một việc làm thể hiện khoan dung của bản thân hoặc ngược lại HS: Trả lời. GV: Nhận xét, chốt ý. Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào? Trách nhiệm của bản thân? Viết bốn câu ca dao, tục ngữ về tình cảm gia đình. HS: Trả lời. GV: Nhận xét, chốt ý. Bài 10: Thế nào là truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Kể vài truyền thống của gia đình và dòng họ của em? Ý nghĩa? Học sinh trả lời Bài 11: Thế nào là tự tin? Tự tin giúp con người điều gì? Bản thân em đã làm gì để sống tự tin? Kể hai việc làm của bản thân thể hiện sống tự tin. HS: Trả lời. GV: Nhận xét chốt ý - Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập (10 phút) GV: Cho HS xem lại các nội dung bài tập trong SGK. I. Nội dung bài học Bài 1: - Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. - Ý nghĩa: được mọi người yêu mến, cảm thông, giúp đỡ. - HS nêu hai việc làm thể hiện hiện sống giản dị của bản thân. Bài 2: - Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải. - Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm Ý nghĩa: - Là một đức tính cần thiết quý báu - Nâng cao phẩm giá - Được mọi người tin yêu kính trọng - Xã hội lành mạnh. Bài 3: - Tự trọng: biết coi trọng, giữ gìn phẩm cách, điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực XH và truyền thống đạo đức.. - Ý nghĩa: là phẩm chất đạo đức cao quý, giúp con người có nghị lực.. - HS viết 2 câu ca dao, tục ngữ về tự trọng. Bài 5: - Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn - Biểu hiện:Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm, chia sẻ. Biết tha thứ, có lòng vị tha, biết hi sinh. - Ý nghĩa: + Yêu thương con người là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cần được giữ gìn, phát huy + Người biết yêu thương mọi người sẽ được mọi người yêu quí, kính trọng. Bài 6: - Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi lúc mọi nơi. Coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình. * Biểu hiện: - Tình cảm thái độ làm vui lòng thầy cô. - Hành động đền ơn đáp nghĩa. - Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với thầy cô. *.Ý nghĩa: - Là truyền thống quý báu của dân tộc, chúng ta cần phải phát huy. * Cách rèn luyện: Tích cực rèn luyện đạo đức, chăm học. Bài 7: – Đoàn kết là sự hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để tiến hành một việc nào đó. - Tương trợ là sự giúp đỡ ( về sức lực, tiền của). - Ý nghĩa: dễ hòa nhập, hợp tác, tạo sức mạnh; là một truyền thống dân tộc. - HS nêu ví dụ. Bài 8: – Khoan dung: rộng lòng tha thứ, luôn tôn trọng, thông cảm, biết tha thứ cho người khác - Ý nghĩa: được yêu mến, tin cậy, cuộc sống, quan hệ sẽ tốt đẹp hơn. - HS nêu một việc làm thể hiện khoan dung của bản thân hoặc ngược lại. Bài 9: - Ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa: Là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người; Gia đình có bình yên xã hội mới ổn định; Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ. - Trách nhiệm của bản thân: chăm ngoan, học giỏi, kính trọng ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chị em - HS viết bốn câu ca dao, tục ngữ về tình cảm gia đình. Bài 10: Nhiều gia đình, dòng họ có có truyền thống tốt đẹp về học tập, lao động,nghề nghiệp, văn hoá và đạo đức. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là tiếp nối, phát triển làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy. * Ý nghĩa: - Giúp ta có thêm kinh nghiệm, sức mạnh trong cuộc sống - Góp phần làm phong phú tinh thần và bản sắc dân tộc Việt Nam. Bài 11: - Tự tin: tin tưởng vào khả năng cỷa bản thân, chủ động, tự quyết định và hành động một cách chắc chắn. - Ý nghĩa: có thêm sức mạnh, nghị lực, sức sáng tạo. - Cách rèn luyện: chủ động, tự giác trong học tập, tham gia các họat động; khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm. - HS nêu hai việc làm thể hiện sống tự tin. II. Bài tập: Xem lại nội dung bài tập trong SGK. 4. Đánh giá ( 1 phút): - Nhận xét tiết học. 5. Hoạt động nối tiếp ( 2 phút): Ôn lại nội dung ôn tập. Xem lại nội dung bài học, bài tập trong SGK. 6. Rút kinh nghiệm: . .
File đính kèm:
- Tuan_17_GDCD_7_Tiet_17.docx