Giáo án Giáo dục công dân 7 - Năm học 2013-2014

TIẾT 16: KIỂM TRA HỌC KÌ I

I- MỤC TIÊU :

- Học sinh nắm chắc kiến thức của bài: 1, 3,5,7, 10, ý nghĩa thực tế sau mỗi

 bài học.

- Rèn kỹ năng làm bài theo 2 phần: Trắc nghiệm và tự luận

- Giáo dục ý thức tự giác làm bài cho học sinh

II- CHUẨN BỊ

GV: Ra đề, in, phô tô

Hs: - Giấy kiểm tra

- Ôn tập kiến thức

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Đàm thoại, kích thích tư duy, thảo luận, đóng vai

IV- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1- Ổn định tổ chức :(1’)

Thứ Ngày dạy Tiết thứ Lớp Sĩ số Ghi chú

 7A

 7B

2. Bài mới: Giáo viên giao đề cho học sinh

MA TRẬN

Nội dung chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

A. Hiểu biểu hiện của lòng khoan dung C 1 TN

( 0,5 điểm)

B. Biểu hiện của đoàn kết tương trợ C 2 TN

( 0,5 điểm)

C. Phân biệt được ý kiến đúng sai về truyền thống gia đình, dòng họ C 3 TN

( 1 điểm)

D. Nhận biết được một số phẩm chất đạo đức đã học C 4 TN

( 1 điểm)

E. Nêu được thế nào là gia đình văn hoá , hiểu vai trò của con cái trong gia đình C 1 TL

( 1 điểm) C 1 TL

( 2 điểm)

G. Tìm được biểu hiện của sự thiếu tự trọng C 2 TL

( 1 điểm)

H. tìm cách ứng xử trong những tình huống liên quan đến đoàn kết, tương trợ C 3 TL

( 3 điểm)

Tổng số câu hỏi 2 5 1

Tổng điểm 2 5 3

Tỉ lệ % 20% 50% 30%

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 Đ)

1. Hành vi nào sau đây thể hiện lòng khoan dung? 0,5 đ

A. Bỏ qua tất cả lỗi cho bạn vì thương ban

B. Tỏ ra khó chịu khi người khác gây phiền hà cho mình

C. Nhẹ nhàng nhắc nhở khi bạn làm điều gì không đúng.

2. Em tán thành ý kiến nào sau đây? 0,5 đ

A. Đoàn kết với bạn có cùng sở thích mới thú vị

B. Đoàn kết tương trợ không có sự phân biệt

C. Chỉ nên đoàn kết với những người có thể giúp đỡ mình

3. Điền chữ Đ vào đáp án đúng, S vào đáp án sai 1 đ

Gia đình dòng họ nghèo thì không có truyền thống gì đáng tự hào

Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ là thể hiện lòng biết ơn đối với các thế hệ đi trước

Truyền thống là những gì đó lạc hậu

Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc.

4. Hãy nối cột A với cột B sao cho đúng nhất: 1 đ

A, Anh Minh đến thăm cô giáo cũ nhân ngày 20-11 1. Yêu Thương con người

B, Tùng nhặt được một chiếc ví nên đã mang nộp cho các chú công an 2. Tự tin

C, Lan luôn quyết đoán trong mọi việc nên đã gặt hái được nhiều thành tích cao trong học tập 3. Tôn sư trọng đạo

D, Một cụ già đi đường bị ngã, Thuỳ đưa cụ già về nhà 4. Trung thực

II. TỰ LUẬN:

Câu 1: Em hiểu thế nào là gia đình văn hoá? Theo em con cái có ảnh hưởng như thế nào đến gia đình?

Câu 2: Hãy nêu 4 biểu hiện của sự thiếu tự trọng?

Câu 3: Trong dòng họ của Hoà chưa có ai đỗ đạt cao và giữ chức vụ quan trọng. Hoà xấu hổ và cảm thấy tự ti về dòng họ, không bao giờ dám giới thiệu dòng họ của mình với bạn bè. Em có đồng tình với suy nghĩ của Hoà không? Vì sao?Em sẽ góp ý gì cho Hoà?

 

doc71 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 869 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng gì đáng tự hào
Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ là thể hiện lòng biết ơn đối với các thế hệ đi trước
Truyền thống là những gì đó lạc hậu
Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc.
4. Hãy nối cột A với cột B sao cho đúng nhất: 1 đ
A, Anh Minh đến thăm cô giáo cũ nhân ngày 20-11
1. Yêu Thương con người
B, Tùng nhặt được một chiếc ví nên đã mang nộp cho các chú công an
2. Tự tin
C, Lan luôn quyết đoán trong mọi việc nên đã gặt hái được nhiều thành tích cao trong học tập
3. Tôn sư trọng đạo
D, Một cụ già đi đường bị ngã, Thuỳ đưa cụ già về nhà
4. Trung thực
TỰ LUẬN:
Câu 1: Em hiểu thế nào là gia đình văn hoá? Theo em con cái có ảnh hưởng như thế nào đến gia đình?
Câu 2: Hãy nêu 4 biểu hiện của sự thiếu tự trọng?
Câu 3: Trong dòng họ của Hoà chưa có ai đỗ đạt cao và giữ chức vụ quan trọng. Hoà xấu hổ và cảm thấy tự ti về dòng họ, không bao giờ dám giới thiệu dòng họ của mình với bạn bè. Em có đồng tình với suy nghĩ của Hoà không? Vì sao?Em sẽ góp ý gì cho Hoà? 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Trắc nghiệm:
1.C 2.B 3. S – Đ – S – Đ 4. A- 3	B – 4 C – 2 D - 1
II- Tự luận
Câu 1: Gia đình văn hoá là gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ,, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, đoàn kết với xóm làng và làm tốt nghĩa vụ của công dân
Ảnh hưởng tốt: Nếu con cái ngoan ngoãn, chăm học, không làm điều gì xấu thì cha mẹ vui lòng, gia đình đầm ấm
Ảnh hưởng xấu: Nếu con cỏi hư hỏng, ăn chơi quậy phá, làm mất danh dự gia đình thì không có hạnh phúc
Câu 2: 4 biểu hiện của thiếu tự trọng là:
- Hay để người khác phải nhắc nhở
- Nói xấu người khác khi không có mặt họ
- Gian lận trong kiểm tra thi cử
- Khi làm điều sai không thấy ân hận, xấu hổ
- Khúm núm nịnh nọt người khác để lấy lòng người khác.
Câu 3: Không đồng tình với suy nghĩ của Hoà
Giải thích : Dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp như cần cù lao động, yêu nước, đoàn kết, yêu thương đùm bọc nhau, trong gia đình hoà thuận, trên kính, dưới nhường Ai cũng có quyền tự hào về dòng họ của mình.
Góp ý cho Hoà: + Cần tìm hiểu truyền thống dòng họ mình để biết rõ những truyền thống tốt đẹp của dòng họ.
+ Không xấu hổ, tự ti mà hãy tự hào giới thiệu dòng họ với bạn bè.
+ Bản thân cố gắng học tập tốt để làm vẻ vang cho dòng họ.
 3. HDVN:Về nhà đọc bài, chuẩn bị bài sau.
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY:
Ngày soạn: 06/12/2012
TIẾT 17: THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
 Giỳp HS biết tác hại của ma tuý và cách phòng chống.
	2. Kĩ năng: 
HS biết tránh xa ma tuý và giúp mọi người phòng chống tệ nạn này. 
	3. Thái độ:
 HS quan tâm hơn việc học tập và biết hướng sự hứng thú của mình vào các họat động chung có ích. Biết lên án và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về ma tuý.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Tranh ảnh, tài liệu về ma tuý, 
	2. Học sinh: Các tài liệu về phòng chống ma tuý.
III. PHƯƠNG PHÁP: 
- Đàm thoại, kích thích tư duy, thảo luận, đóng vai
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức :(1’)
Thứ
Ngày dạy
Tiết thứ
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
7A
7B
2.Kiểm tra bài cũ: (5').
	Trả bài kiểm tra học kì, nhận xét rút kinh nghiệm.
3. Bài mới.
	1. Đặt vấn đề (2'):
 ma tuý là một trong những TNXH nguy hiểm, là vấn đề mà các nước trên thế giới đang rất quan tâm. LHQ đó lấy ngày 26-6 hàng năm làm ngày thế giới phòng chống ma tuý. Vậy MT có những tác hại gì, cách phòng chống nó ra sao?.	
	2 Triển khai bài:	
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
10p
10p
10p
10p
*HĐ1: Tìm hiểu các khái niệm về ma tuý, nghiện ma tuý. 
Gv: Cho hs xem tranh về các loại ma tuý.
Gv: ma tuý là gì? Có mấy loại?.
Gv: Theo em thế nào là nghiện ma tuý?.
* HĐ2: Tìm hiểu nguyên nhân và tác hại của nghiện ma tuý 
Gv: Khi lạm dụng ma tuý nó sẽ dẫn đến nhhững tác hại gì cho bản thân?.
Gv: Nghiện ma tuýảnh hưởng ntn đến gia đình và xã hội?.
Gv: Vì sao lại bị nghiện ma tuý?
* HĐ3: Tìm hiểu trách nhiệm của công dân( 12 phút) 
Gv: Theo em cần làm gì để góp phần v/v phòng chống ma tuý?
Gv: HD học sinh làm bài tập ở phiếu kiểm tra hiểu biết về ma tuý.
Ma túy có hai loại chính là ma túy có nguồn gốc thừ thực vật và ma túy được tổng hợp từ các loại hoá chất. 
- Ma túy thực vật được chế biến ra từ các cây tự nhiên như : 
+ Từ nhựa cây thuốc phiện, có trồng ở 12 tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. 
+ Từ lá, hoa, quả cây cần sa (còn gọi là bồ đà, cây gai dầu) được ở trồng một số tỉnh giáp ranh biên giới Việt Nam – Campuchia và ở Tây Nguyên. 
+ Từ lá cây coca, chế ra chất Cathinon, có nhiều ở Châu Phi 
- Các loại ma tuý tổng hợp từ hóa chất độc hại thuốc nhóm Amphetamin, Methamphetamin, các chất ma tuý hướng thần độc hai hơn thuốc phiện 500 lần. 
1. Ma tuý, nghiện ma tuý là gì? 
 * Ma tuý: Ma tuý là từ chỉ các chất gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi đưa vào cơ thể dưới bất kỳ hình thức nào (uống, hút, hít, tiêm chích ) sẽ gây ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh, làm giảm đau, gây ảo giác dẫn tới thay đổi một hoặc nhiều chức năng cơ thể.
 * Nghiện ma tuý: Là sự lệ thuộc của con người vào các chất Ma tuý, làm cho con người không thể quên và từ bỏ được( Cảm thấy khó chịu, đau đớn, vật vã, thèm muốn khi thiếu nó)
2. Tác hại của nghiện ma tuý: 
* Đối với bản thân người nghiện:
- Gây rối loạn sinh lí, tâm lí.
- Gây tai biến khi tiêm chích, nhiễm khuẩn.
- Gây rối loạn thần kinh, hệ thống tim mạch, hô hấp, ...
=> Sức khoẻ bị suy yếu, không còn khả năng lao động.
Nhân cách suy thoái.
* Đối với gia đình:
- Kinh tế cạn kiệt.
- Hạnh phúc tan vỡ.
* Đối với xã hội:
- Trật tự xã hội bị đảo lộn, đa số con nghiện trở thành những tội phạm.
3. Nguyên nhân của nạn nghiện ma tuý:
- Thiếu hiểu biết về tác hại của ma tuý.
- Lười biếng, thích ăn chơi.
- CS gia đình gặp bế tắc.
- Thiếu bản lĩnh, bị người xấu kích động, lôi kéo.
- Do tập quán, thói quen của địa phương.
- Do công tác phòng chống chưa tốt.
- Do sự mở của, giao lưu quốc tế.
3. Trách nhiệm của HS:
- Thực hiện 5 không với ma tuý.
- Tuyên truyền khuyên bảo mọi người tránh xa ma tuý.
- Lỡ nghiện phải cai ngay....
4. Củng cố: ( 2 phút) 
	 Ma tuý là gì? Thế nào là nghiện ma tuý, nêu tác hại và cách phòng chống?
5. HDVN: ( 1 phút)
	- Học bài.
	- HS thực hiện tốt ATGT 
 V. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY:
Ngày soạn:13/12/2012	
TIẾT 18: THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Giúp HS biết tác hại của rượu chè, cờ bạc, số đề và cách phòng chống.
	2. Kĩ năng: HS biết trỏnh xa rượu chè, cờ bạc, số đề và giúp mọi người phũng chống tệ nạn này. 
	3. Thái độ: HS quan tâm hơn việc học tập và biết hướng sự hứng thú của mình vào các họat động chung có ích. Biết lên án và phê phán những hành vi rượu chè, cờ bạc, số đề
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Tranh ảnh, tài liệu về rượu chè, cờ bạc, số đề
	2. Học sinh: Các tài liệu về phòng chống rượu chè, cờ bạc, số đề
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại, kích thích tư duy, thảo luận, đóng vai
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức :(1p)
Thứ
Ngày dạy
Tiết thứ
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
7A
7B
	2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong giờ
3. Bài mới:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
10p
10p
10p
10p
*HĐ1: ( 10') Tìm hiểu các hành vi 
Gv: Cho hs xem tranh về các loại tệ nạn.
Gv: Em hãy kể tên những tệ nạn đang tồn tại ở địa phương hiện nay?.
Theo em những tệ nạn đó có từ bao giờ, phần lớn tập trung ở lứa tuổi nào?.
* HĐ2:( 10') Tìm hiểu nguyên nhân và tác hại của các tệ nạn xã hội kể trên: 
Gv: Khi lạm dụng rượu, cờ bạc, số đề nó sẽ dẫn đến những tác hại gì cho bản thân?.
Gv: các tệ nạn xã hội ảnh hưởng ntn đến bản thân và xã hội?.
Gv: Vì sao con người lại mắc phải các tệ nạn xã hội?
* HĐ3: ( 12') Tìm hiểu trách nhiệm của học sinh trong vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội
Gv: Khi lỡ mắc phải tệ nạn xã hội cần phải làm gì?
Gv: Theo em cần làm gì để góp phần phòng chống các tệ nạn xã hội?
HS suy nghĩ và tìm ra các hành tệ nạn xã hội ở địa phương
- Các tệ nạn có tự rất lâu vf phần lớn tập trung ở thanh niên.
Hs suy nnghix nêu ra các tác hại
Hs suy nghĩ trả lời
học sinh làm bài tập ở phiếu kiểm tra hiểu biết về tệ nạn xã hội
1. Các tệ nạn xã hội đang tồn tại ở địa phương? 
 * Rượu chè, cờ bạc, số đề, mại dâm
2. Tác hại của các tệ nạn xã hội: 
 * Đối với bản thân người mắc tệ nạn:
+ Rượu chè:
- Gây rối loạn sinh lí, tâm lí.
- Phá hoại hạnh phúc gia đình
- Gây rối loạn thần kinh, hệ thống tim mạch, hô hấp, ...
=> Sức khoẻ bị suy yếu, giảm khả năng lao động.
Nhân cách suy thoái.
+ Cờ bạc, số đề: 
- Kinh tế cạn kiệt.
- Hạnh phúc tan vỡ.
* Đối với xã hội:
- Trật tự xã hội bị đảo lộn, những người mắc phải tệ nạn dễ trở thành những tội phạm.
3. Nguyên nhân của các tệ nạn xã hội :
- Thiếu hiểu biết.
- Lười biếng, thích ăn chơi.
- Cuộc sống gia đỡnh gặp bế tắc.
- Thiếu bản lĩnh, bị người xấu kích động, lôi kéo
- Do tập quán, thói quen của địa phương.
- Do công tác tuyên truyềnchưa tốt.
- Do sự mở của, giao lưu quốc tế, xã hội phát triển
3. Trách nhiệm của HS:
- Thực hiện tốt các quy định của pháp luật
- Tuyên truyền khuyên bảo mọi người tránh xa các tệ nạn xã hội
- Lỡ mắc phải tệ nạn xã hội phải sửa chữa, cai nghiện ngay....
	4. Củng cố: ( 2p) 
Tệ nạn xã hội là gì? nêu tác hại và cách phòng chống?	
	5. HDVN: ( 2p)
	- Học bài, xem trước nội dung bài 12
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY:
Ngày soạn: 27/12/2012	
TIẾT 19: BÀI 12: SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này học sinh cần hiểu được:
1- Kiến thức:
- Giúp Hs hiểu được thế nào là sống và làm việc có kế hoạch, ý nghĩa, hiệu quả công việc khi làm việc có kế hoạch.
2- Thái độ:	- Có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch.
- Có nhu cầu, thói quen làm việc có kế hoạch.
- Phê phán lối sống không có kế hoạch của những người xung quanh.
3- Kĩ năng:	- Biết xây dựng kế hoạch hằng ngày, hằng tuần.
- Biết điều chỉnh, đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.
II. CHUẢN BỊ :	- Tranh ảnh, tài liệu.
- Sắm vai, thảo luận.
III. PHƯƠNG PHÁP : - thảo luận, kích thích tư duy, đàm thoại
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : 
1- Ổn định tổ chức :1p
Thứ
Ngày dạy
Tiết thứ
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
7A
7B
2-Kiểm tra bài cũ: 2p
 Kiểm tra sự chuẩn bị cho giờ học của hs
3- Bài mới: 
Giới thiệu tình huống : 3p
Dũng quê ở Thái Nguyên về sống cùng bác ruột ở Hà Nội, Dũng học ở một trường THCS nội thành. Thời gian đầu đến lớp, Dũng sợ sệt, rụt rè mặc cảm mình là học sinh ở quê ra. Mặc dù rất hiểu bài, giải bài tập nhanh, thuộc nhiều thơ  nhưng Dũng không dám phát biểu . Sau một thời gian, nhờ sự giúp đỡ của thày cô giáo, sự động viên của bạn bè, Dũng đã mạnh dạn hơn, hăng hái phát biểu, tranh luận khi gặp bài khó và kiên quyết giữ ý kiến đúng đắn của mình. Kết thúc năm học Dũng đạt học sinh giỏi toàn diện.
Em có nhận xét gì về câu chuyện trên ?
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động củaHS
 Nội dung ghi bảng
20P
15p
Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin :
Kẻ bảng kế hoạch trong SGK trang 36 ra giấy khổ to treo lên để hs quan sát, phân tích.
N1: Em có nhận xét gì về thời gian biểu từng ngày trong tuần của Hải Bình?
N2: Em có nhận xét gì về tính cách của Hải Bình ? ( Chú ý câu mở đầu : Ngay sau ngày khai giảng đã lên lịch làm việc, học tập)
N3-4: Với cách làm việc có kế hoạch như Hải Bình thì sẽ đem lại kết quả gì ?
Gv: Bổ sung chốt lại ý kiến trả lời các câu hỏi : mặt tốt và mặt chưa tốt. Lưu ý khai thác câu mở đầu : “ Ngay sau ngày khai giảng đẫ lên lịch làm việc công tác, học tập” để làm rõ tính cách của Hải Bình.
Hoạt động 2: Xác định yêu cầu cơ bản khi lập kế hoạch công việc: 
Gv: Treo bảng phụ kế hoạch của bạn Vân Anh.
? Em có nhận xét gì về bản kế hoạch của bạn Vân Anh?
? So sánh kế hoạch của Hải Bình và Vân Anh?
GV: Cho Hs ghi ý kiến trên bảng:
Gv: Chốt lại như nhận xét, so sánh bảng kế hoạch Hải Bình và Vân Anh.
Gv: Từ ưu nhựơc điểm của 2 bản kế hoạch, chúng ta có thể đưa ra phương án nào để tránh các nhược điểm trên?
N1 : Thời gian biểu từng ngày có nói đến nhiệm vụ học tập, tự học, hoạt động cá nhân, nghỉ ngơi giải trí.
Tuy nhiên trong kế hoạch còn có những điểm chưa thật hợp lí như : Thiếu những việc làm cụ thể trong khoảng thời gian từ 11h30 đến 14h, từ 17h – 19h. Lạo động giúp gia đình còn quá ít. Thiếu thời gian ăn, ngủ, thể dục. Xem ti vi nhiều.
N2: Là người có ý thức tự giác, có ý thức tự chủ. Chủ động làm việc một cách có kế hoạch không cần ai nhắc nhở.
N3-4: Hải Bình sẽ chủ động trong công việc.
Không lãng phí thời gian.
Hoàn thành công việc đến nơi, đến chốn và có hiệu quả, không bỏ sót công việc.
N3-4: Hải Bình sẽ chủ động trong công việc.
Không lãng phí thời gian.
Hoàn thành công việc đến nơi, đến chốn và có hiệu
Hs nhận xét trao đổi ý kiến giữa các nhóm.
HS quan sát ghi ý kiến vào phiếu học tập 
Cả lớp quan sát nhận xét ý kiến của bạn
I-Tìm hiểu thông tin :
Nhận xét:
Cột dọc là công việc các ngày trọng tuần
Cột ngang là công việc và thời gian
Quy trình hoạt động từ 5h đến 23h
Nội dung công việc đầy đủ, cân đối
So sánh 2 bản kế hoạch:
Kế hoạch của Vân Anh : Cân đối, hợp lí, toàn diện, đầy đủ, cụ thể, chi tiết hơn.
Kế hoạch cảu Hải Bình : Thiếu ngày, dài, khó nhớ, ghi công việc cố định, lặp đi lặp lại.
4-Củng cố: 3p
- Cho hs tham khảo một số bản kế hoạch mà các bạn khác đã chuẩn bị.
5. HDVN: 1p
- Hs về nhà tự lập kế hoạch công việc cho mình.
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY:
Ngày soạn: 03/01/2013	
TIẾT 20: BÀI 12: SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này học sinh cần hiểu được:
1- Kiến thức:	- Giúp Hs hiểu được thế nào là sống và làm việc có kế hoạch, ý nghĩa, hiệu quả công việc khi làm việc có kế hoạch.
2- Thái độ:	- Có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch.
- Có nhu cầu, thói quen làm việc có kế hoạch.
- Phê phán lối sống không có kế hoạch của những người xung quanh.
3- Kĩ năng:	- Biết xây dựng kế hoạch hằng ngày, hằng tuần.
- Biết điều chỉnh, đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.
II. CHUẨN BỊ :	- Tranh ảnh, tài liệu.
	- Sắm vai, thảo luận.
III. PHƯƠNG PHÁP : - thảo luận, kích thích tư duy, đàm thoại
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
1- Ổn định tổ chức :1p
Thứ
Ngày dạy
Tiết thứ
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
7A
7B
2-Kiểm tra bài cũ :5p 
- Kiểm tra bảng kế hoạch của 2 hs
3-Bài mới:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
Nội dung ghi bảng
20p
12p
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học:
? Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch?
?Yêu cầu của một bảng kế hoạch là gì?
Ý nghĩa của việc lập bảng kế hoạch?
Trách nhiệm của bản thân em khi lập bảng kế hoạch công việc?
Kiểm tra kế hoạch cá nhân của hs.
Nhận xét. đọc bản kế hoạch của một em xuất sắc nhất.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs luyện tập:
 Tổ chức trò chơi : tiếp sức:
Câu hỏi 
1. Những điều có lợi khi làm việc có kế hoạch và có hại khi làm việc không có kế hoạch.
2. Trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch chúng ta sẽ gặp những khó khăn gì 
3. Bản thân em có làm tốt việc này không ?
Giải thích câu : Việc hôm nay chớ để ngày mai.
Bài tập:
Tổ chức trò chơi đóng vai :
Hs suy nghĩ trả lời
Ghi bài
Thảo luận nhóm
Trả lời
Nhận xét câu trả lời của nhóm bạn
Hs có thể đóng vai theo tình huống
1. Bạn Hạnh cẩu thả, tuỳ tiện, tác phong luộm thuộm, không có kế hoạch, kết quả học tập kém.
2. Bạn Minh cẩn thận, chu đáo, làm việc có kế hoạch, kết quả học tập tốt được mọi người quý mến.
II- Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
Sống và làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hằng ngày, hàng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả chất lượng
2. Yêu cầu:
Cân đối các nhiệm vụ: rèn luyện, học tập, lao động, nghỉ ngơi, giúp gia đình
3. Ý nghĩa:
-Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức
-Đạt kết quả cao trong công việc
-Không cản trở, ảnh hưởng đến người khác
4. Trách nhiệm:
-Vượt khó, kiên trì, sáng tạo
-Cần biết làm việc có kế hoạch, biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
III- Bài tập:
Khi làm việc có kế hoạch thì con người sẽ tiết kiệm, không lãng phí thời gian, đạt được hiệu quả cao trong công việc
- Không có kế hoạch sẽ lãng phí thời gian, hiểu quả công việc kém
- Quyết tâm tránh lãng phí thời gian, đúng hẹn với mọi người, làm đúng kế hoạch đề ra.
4. Củng cố : 4p
GV kết luận : Sống và làm việc có kế hoạch có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống của mỗi người. Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển cao thì sống và làm việc có kế hoạch là một yêu cầu không thể thiếu được đối với người lao động. Hs chúng ta phải học tập, rèn luyện thói quen làm việc có khoa học để đạt kết quả tốt trong học tập, xứng đáng là con ngoan trò giỏi.
5. HDVN: 3p
- Về nhà lập kế hoạch làm việc trong tuần.
- Chuẩn bị bài 13 SGK trang 38, sưu tầm tranh ảnh quy định về quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY:
Ngày soạn: 10/01/2013
TIẾT 21: BÀI 13: QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này học sinh cần hiểu được:
1. Kiến thức:	- Giúp Hs nắm được một số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Việt Nam.
- Vì sao phải thực hiện các quyền đó .
2. Thái độ:	- Biết ơn sự quan tâm, chăm sóc của gia đình , nhà trường và xã hội.
- Phê phán, đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
- Tự giác rèn luyện bản thân.
3. Kĩ năng:	- Biết tự bảo vệ quyền và làm tốt các bổn phận.
- Thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình.
- Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
II. CHUẨN BỊ:	- Tranh ảnh, tài liệu.
- Hiến pháp 1992, Bộ luật dân sự, Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, luật giáo dục.
III. PHƯƠNG PHÁP : - thảo luận, kích thích tư duy, đàm thoại
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC :
1- Ổn định tổ chức :1p
Thứ
Ngày dạy
Tiết thứ
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ :5p
Kiểm tra bản kế hoạch trong tuần của học sinh
3. Bài mới:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
 Nội dung ghi bảng
15p
15p
5p
Hoạt động 1 : Phân tích truyện đọc :
Đọc truyện Một tuổi thơ bất hạnh.
Gv tổ chức cho hs thảo luận nhóm:
N1: Tuổi thơ của Thái đã diễn ra như thế nào ?
Hoàn cảnh nào đã dẫn đến hành vi vi phạm của Thái ?
N2: Thái phải làm gì để trở thành người tốt ?
N3: Em có thể đề xuất ý kiến về việc giúp đỡ Thái của mọi người ? 
N4: Nếu em ở vào hoàn cảnh của Thái em sẽ xử lí như thế nào cho tốt ?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung bài học :
Giới thiệu các loại luật liên quan đến quyền trẻ em của Vn.
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em :
Điều 5 :
Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch
Điều 6 :
Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức
Trẻ em không nơi nương tựa, được nhà nước và xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi dạy.
Điều 7 :
Trẻ em có quyền được sống chung với bố mẹ.
Điều 8 :
Trẻ em được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm
Hoạt động 3 : Luyện tập :
N1: Tuổi thơ của Thái ; phiêu bạt bất hạnh, tủi hờn, tội lỗi.
Lấy cắp xe đạp của mẹ nuôi. Bỏ đi bụi đời. Chuyên cướp giật : mỗi ngày từ 1 đến 2 lần. 
- Đó là do hoàn cảnh riêng đầy bất hạnh : Bố mẹ ly hôn khi Thái 4 tuổi. Bố mẹ lại đi tìm hạnh phúc riêng. Vì thế Thái phải ở nhà với bà ngoại già yếu. Làm thuê vất vả. Thái không được hưởng các quyền cơ bản của trẻ em : đó là không được bố, mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo. không được đi học. Không có nhà ở.
N2: Thái cần phải đi học trở lại, cần phải tự mình nỗ lực rèn luyện, tu dưỡng. Phải vâng lời cô chú. Phải thực hiện tốt quy định của trường.
N3: Giúp Thái có điều kiện tốt trong trường giáo dưỡng.
Ra trường giúp Thái hoà nhập cộng đồng.
Quan tâm, động viên, khong xa lánh Thái.
 N4:Ở với mẹ, chịu khó làm việc để có tiền đi học.
Không nghe kẻ xấu.
Vừa đi học, vừa làm thuê để có được cuộc sống yên ổn.
BT bổ trợ : Hs đóng vai theo tình huống :
Trên đường đi học ngang qua chợ, 3 bạn Hoà, An, Thắng nhìn thấy bà bán nước đang xua đuổi 1 em bé tật nguyền, ăn xin. An kịp thời can ngăn và cho em bé 10000 đồng. Hoà chờ An và mắng : Mày dở hơi à , bỗng dưng mất tiền ăn quà. Cũn Thắng đã đi từ lúc nào, như không có gì xảy ra.
2, Trong trường hợp bị kẻ xấu đ

File đính kèm:

  • docBai_1_Song_gian_di.doc