Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa

- Suy nghĩ, phát biểu .

→ Các thành viên trong gia đình sẽ cảm thấy gia đình không phải là tổ ấm của mình và sẽ dẫn đến việc dễ sa vào tệ nạn, không phát triển nhân cách toàn diện .

→Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giào dục mỗi con người, hình thành con người phát triển toàn diện, có văn hóa => phát triển bền vững cho gia đình .

→ Gia đình có hạnh phúc, bình yên thì xã hội mới ổn định => góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ .

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 35977 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN DẠY: 11. 12 Ngày soạn:16/10/2014
 TIẾT: 11. 12 Ngày day:21/10/2014
Bài 9
XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
I/ Mục tiêu :
1/ Kiến thức :
-Kể được những tiêu chuẩn chính của gia đình văn hóa .
-Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa .
-Biết được mỗi người phải làm gì để xây dựng gia đình văn hóa .
2/Kĩ năng :
-Biết phân biệt các hành vi đúng sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn háo ở gia đình .
-Biết tự đánh giá bản thân trong việc đóng góp xây dựng gia đình văn hóa .
-Biết thể hiện hành vi văn hóa trong cư xử, lối sống ở gia đình .
Các KNS cơ bản được áp dụng
-Kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về những biểu hiện của gia đình văn hóa và ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa.
-Kỹ năng nêu và giải quyết vấn đề về vai trò của trẻ em-HS trong gia đình.
-Kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia các công việc gia đình.
3/Thái độ : 
-Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa .
-Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa .
2/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 2.1/ Chuẩn bị của giáo viên:
 - Soạn giáo án.
 - SGK.
 - Bảng tiêu chuẩn gia đình văn hóa.
 2.2/ Chuẩn bị của học sinh:
 - Học thuộc bài 8
 - Chuẩn bị bài 9:
 + Đọc phần truyện đọc ở bài 9 (trong SGK GDCD 7) và tìm hiểu theo gợi ý.
 + Tìm hiểu tiêu chuẩn của gia đình văn hóa ở địa phương.
III/ Các hoạt động dạy- học :
1/ Ổn định : (1 phút).
2/ Kiểm tra bài cũ : (5 phút).
a/ Khoan dung là gì ? 
→ Khoan dung là rộng lòng tha thứ . Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm .
b/Hãy nêu 1 vài việc làm thể hiện khoan dung .
→ Không giận bạn khi bạn vô ý va vào em ; bỏ qua lỗi cho bạn nếu bạn không cố ý ,..
3/ Bài mới :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
TIẾT 1:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (4’)
 - Nêu câu hỏi :
 Theo em, gia đình như thế nào được công nhận gia đình văn hóa ? Nhận xét, chốt ý : Để hiểu thêm về gia đình văn hóa, ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu tiêu chuẩn của gia đình văn hóa : (20 phút)
a. Mục tiêu: Tìm hiểu tiêu chuẩn của gia đình văn hóa. Tích hợp phổ biến giáo dục pháp luật. Tích hợp bảo vệ môi trường 
b.Phương pháp: Giải quyết vấn đề, động não, thảo luận nhóm.
c. Các bước của hoạt động
 -Mời 3 HS đọc truyện đọc : Một gia đình văn hóa .
 (SGK trang 26-27) . 
-Tổ chức thảo luận gợi ý SGK : 
 Nhóm 1: Em có nhận xét gì về nếp sống của gia đình cô Hòa ?
 Nhóm 2 : Mọi thành viên trong gia đình cô Hòa đã làm gì để xây dựng gia đình mình thành gia đình văn hóa ?
Nhóm 3 : Theo em, gia đình văn hóa là gia đình như thế nào ? 
* Tích hợp bảo vệ môi trường :
-Nêu câu hỏi :
Trong các tiêu chuẩn gia đình văn hóa, có tiêu chuẩn nào liên quan đến bảo vệ môi trường ?
Khoản 1 điều 5 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 
Nhận xét, chốt ý : Bảo vệ môi trường là 1 trong các tiêu chuẩn của gia đình văn hóa .
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa: (15 phút )
a. Mục tiêu: Tìm hiểu HS tìm hiểu ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hóa .Tích hợp phổ biến giáo dục pháp luật.	
b. Phương pháp: Giải quyết vấn đề, động não,
 c. Các bước của hoạt động:
- Yêu cầu HS đọc và làm bài tập e SGK trang 29.
=> Nhận xét, đưa đáp án đúng: Những gia đình có cha mẹ bất hòa, thiếu gương mẫu, con cái hư hỏng sẽ làm cho xã hội mất trật tư, rối loạn, không phát triển.
 - Nêu câu hỏi:
 Những gia đình có cha mẹ bất hòa, thiếu gương mẫu, con cái hư hỏng ảnh hưởng như thế nào đối với các thành viên trong gia đình ấy? 
Gia đình có cần thiết cho bản thân không, gia đình em có được công nhận là gia đình văn hóa? 
=> Chốt lại ý đúng
Trong gia đình, có người thân của em bị nghiện ma túy.
Trong trường hợp đó em sẽ làm gì?
Chốt lại:ý đúng
Giới thiệu điều 4 của Luật phòng chống ma túy năm 2000
- Nêu câu hỏi động não:
Xây dựng gia đình văn hóa sẽ có ích gì cho bản thân em, củng như các thành viên trong gia đình mình?
Vậy theo em, dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân, gia đình?
Mỗi gia đình đều xây dựng gia đình văn hóa sẽ có ích gì đối với xã hội?
- Chốt lại ý nghĩa đối với xã hội.
TIẾT 2:
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS liên hệ với tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương ( 15 phút)
a. Mục tiêu: GIúp HS biết tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương.
b. Phương pháp: Giải quyết vấn đề, động não,
c.Cách tiến hành:
-Yêu cầu HS trình bày tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương mà các em sưu tầm được .
- Nêu câu hỏi :
Gia đình em đã thực hiện tốt các tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương em chưa ?
Kết luận : Căn cứ vào các tiêu chuẩn của gia đình văn hóa nói trên mà tùy theo điều kiện địa phương mà có những tiêu chuẩn gia đình văn hóa cho phù hợp.
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu trách nhiệm của mỗi người trong việc xây dựng gia đình văn hóa:( 26 phút ).
a. Mục tiêu:
GIúp HS tìm hiểu trách nhiệm của mỗi người trong việc xây dựng gia đình văn hóa.Tích hợp bảo vệ môi trường
b.Phương pháp: Giải quyết vấn đề, động não,
c.Cách tiến hành:
- Nêu câu hỏi :
Hãy nêu 1 số kiểu gia đình đang tồn tại ở xã hội ta .
-Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập b, d 
-Nhận xét, đưa ra đáp án đúng :
 Bài tập b: Không phải gia đình giàu có thì bao giờ cũng có hạnh phúc . 
 Bài tập d : Đồng ý :5 .
Nhận xét, chốt ý : Gia đình văn hóa là sự kết hợp hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần .
Hãy nêu biểu hiện đúng, lành mạnh góp phần xây dựng gia đình văn hóa .
Hãy nêu biểu hiện sai,thiếu, lành mạnh trong việc xây dựng gia đình văn hóa .
Nhận xét, bổ sung .
Vậy để xây dựng gia đình văn hóa, các thành viên trong gia đình cần phải làm gì ?
-Yêu cầu HS làm bài tập c SGK trang 29 .
-Nhận xét, đưa đáp án đúng : điều chỉnh thói quen của mình vì lợi ích chung của gia đình, không làm ảnh hưởng đến người khác .
* Tích hợp bảo vệ môi trường :
- Nêu câu hỏi :
HS có thể góp phần xây dựng gia đình văn hóa không ?
HS có thể làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa ?
Em cần có thái độ như thế nào với việc xây dựng gia đình văn hóa ?
Nhận xét, chốt ý : HS cần tham gia xây dựng gia đình văn hóa bằng những việc làm cụ thể, vừa sức , trong đó có việc bảo vệ môi trường 
-Yêu cầu HS liên hệ bản thân .
Em đã làm tốt trách nhiệm của mình trong việc xây dựng gia đình văn hóa chưa ?
-Tuyên dương biểu hiện tốt, uốn nắn các biểu hiện chưa tốt . 
Em dự kiến sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa ?( BT g SGK Trang 29 )
-Yêu cần HS giải thích câu danh ngôn trong SGK .
Nhận xét , chốt ý : gia đình rất quan trọng trong việc giáo dục con cái, bên cạnh đó con cái cũng phải tự giác làm tốt trách nhiệm của mình với gia đình .
- Suy nghĩ, phát biểu . 
→ Hòa thuận, hạnh phúc, con cái học hành đầy đủ,…
-3 HS đọc phần truyện đọc theo phân vai, HS còn lại theo dõi SGK .
-Suy nghĩ, phát biểu.
→ Ngăn nắp, sinh hoạt có giờ giấc ổn định, mọi người chia sẻ lẫn nhau, đầm ấm, con cái ngoan ngoãn, học hành giỏi,…
→ Quan tâm giúp đỡ nhau trong công việc, hoàn thành tốt công việc của mình . Cha mẹ là tấm gương cho con, con cái chăm học hành, vợ chồng cô hòa đi đầu vận độngh bà con xây dựng nếp sống văn hóa , vệ sinh môi trường, chống tệ nạn xã hội, giúp đỡ làng xóm,...
→ Hòa thuận, hạnh phúc, kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết xóm giềng, làm tốt nghĩa vụ công dân.
-Suy nghĩ, phát biểu .
→ Tiêu chuẩn làm tốt nghĩa vụ công dân .
- Làm bài tập e SGK trang 29 .
- Suy nghĩ, phát biểu .
→ Các thành viên trong gia đình sẽ cảm thấy gia đình không phải là tổ ấm của mình và sẽ dẫn đến việc dễ sa vào tệ nạn, không phát triển nhân cách toàn diện .
→Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giào dục mỗi con người, hình thành con người phát triển toàn diện, có văn hóa => phát triển bền vững cho gia đình .
→ Gia đình có hạnh phúc, bình yên thì xã hội mới ổn định => góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ .
HS trả lời cá nhân
HS trả lời cá nhân
- Trình bày tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương mà các em sưu tầm được .
- Suy nghĩ, phát biểu .
→ Có 2 hướng trả lời :Thực hiện tốt hoặc chưa tốt .
-Suy nghĩ, phát biểu .
→-Gia đình giàu có nhưng có cha mẹ bất hòa, con cái ăn chơi, đua đòi .
-Gia đình giàu có nhưng cha mẹ thiếu gương mẫu .
-Gia đình có đông con, con cái khổ cực, thiếu học hành .
- Gia đình tuy không giàu nhưng hạnh phúc, con cái ngoan ngoãn .
-Làm bài tập.
→ Tích cực học tập, tìm hiểu tình hình đất nước địa phương ; có nhu cầu, sở thích văn hóa lành mạnh như : đọc sách báo, xem phim ảnh, nghệt thuật khác..; thường xuyên giúp đỡ nhau thực hiện tốt bổn phận của mình với gia đình,…
→ Ăn chơi sa đọa, đua đòi, sử dụng văn hóa phẩm độc hại, thấp kém, sa vào tệ nạn xã hội, thiếu tình cảm trách nhiệm với gia đình, bạo lực gia đình,…
→Thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình ; sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội .
- Làm bài tập c SGK trang 29 .
- Suy nghĩ, phát biểu .
→ HS có thể góp phần xây dựng gia đình văn hóa.
→ Chăm học, chăm làm, kính trọng , vâng lời, giúp đỡ ông bà cha mẹ, thương yêu anh chị em ; không đua đòi, ăn chơi, không làm tổn hại đến danh dự gia đình, tham gia các việc làm vừa sức mình, bảo vệ môi trường ở gia đình và khu dân cư, tuyên truyền nếp sống văn hóa,…
→Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa: quan tâm rèn luyện theo các tiêu chuẩn gia đình văn hóa ; tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa .
-Liên hệ bản thân .
→Chăm ngoan, học giỏi, không sa vào tệ nạn xã hội, giúp đỡ cha mẹ làm công việc nhà vừa sức mình, kính trọng ông bà cha mẹ, thương yêu anh chị em ,…
1/Khái niệm:
 Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết xóm giềng, làm tốt nghĩa vụ công dân.
2/ Ý nghĩa của việc xây dựng xây dựng gia đình văn hóa :
-Đối với cá nhân:
+Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục con người.
+Hình thành con người phát triển toàn diện, sống có văn hóa, có đạo đức và chính họ giúp cho gia đình phát triển bền vững.
 -Đối với xã hội: 
-Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, hạnh phúc.
3/ Trách nhiệm của mỗi người trong việc góp phần xây dựng gia đình văn hóa :
+Đối với mọi người nói chung: Thực hiện tốt nhiệm vụ của mình với gia đình, sống giản dị, không ham thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội.
+ Đối với HS:
 Chăm ngoan, học giỏi, kính trọng, giúp đỡ ông bà cha mẹ, thương yêu anh chị em ; không đua đòi, ăn chơi, không làm tổn hại đến danh dự gia đình .
4/ Củng cố: (2 phút)
 Yêu cầu HS trả lời 1 số câu hỏi :
- Gia đình văn hóa là gia đình như thế nào ? 
- HS có thể làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa .
5/Dặn dò : (2 phút)
-Học bài .
- Chuẩn bị bài 10 : Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ .
+Tìm hiểu phần truyện đọc và trả lời gợi ý.
+ Tìm hiểu phần nội dung bài học .
+ Tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ em .
+Sưu tầm tranh ảnh về truyền thống gia đình, dòng họ em .
+Tìm các việc làm nên làm và cần tránh để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ
Duyệt, Ngày18/10/2014
Cô Thành Phận

File đính kèm:

  • docTUẦN 11 Xây dựng gia đình văn hóa.doc