Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 6: Tôn sư trọng đạo

? Làm thế nào để phát huy được truyền thống đó ?

HS: Làm tròn bổn phận của người học sinh : chăm học ,chăm làm ,lễ độ ,vâng lời thầycô giáo .

-Thể hiện lòng biết ơn thường xuyên quan tâm thăm hỏi thầy cô

?Biện pháp rèn luyện ra sao ?

HS: Coi trọng lời thầy dạy chú tâm rèn luyện theo những lời dạy đó luôn nghĩ về công lao của thầy cô, mong muốn đền đáp công lao đó

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 23274 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 6: Tôn sư trọng đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:7 tiết :7
Ngày dạy:7/10/2014
Bài 6: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO 
1 MỤC TIÊU:
1.1/Kiến thức:
1.1/Kiến thức :
- Học sinh biết: -Học sinh biết được một số biểu hiện của tôn sư trọng đạo. 
-Học sinh hiểu:- Học sinh hiểu được thế nào là tôn sư trọng đạo, ý nghĩa của tôn sư trọng đạo. 
1.2/Kĩ năng :
-Học sinh thực hiện được: Học sinh biết thể hiện sự tôn sư trọng đạo bằng những việc làm cụ thể đối với thầy ,cô giáo trong cuộc sống hằng ngày.	
-Học sinh thực hiện thành thạo:Làm tròn bổn phận của người học sinh.Thể hiện lòng biết ơn.
 1.3/Thái độ :
-Thói quen: Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo
-Tính cách:Coi trọng những điều thầy dạy.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
 -Học sinh hiểu được thế nào là tôn sư trọng đạo, ý nghĩa của tôn sư trọng đạo. 
-Học sinh biết được một số biểu hiện của tôn sư trọng đạo. 
3.CHUẨN BỊ: 
3.1/Giáo viên: Tình huống, ca dao, mẫu chuyện.
3.2/Học sinh: Chuẩn bị bài đọc trước bài ở nhà.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra vở ghi chép, SGK.
4.2.Kiểm tra miệng: 
Câu 1(bài cũ)Nêu biểu hiện của lòng yêu thương con người ? Nêu một việc làm cụ thể của em về lòng yêu thương con người ?(10 đ) 
HS:-Quan tâm, giúp đỡ, chia sẽ, tha thứ…(6đ) 
-Việc làm : Giúp trẻ em qua đường .(4đ)
Câu hỏi 2:Vì sao con người phải yêu thương nhau ?( 10 đ)( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi )
 -Đối với cá nhân : Giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn gian khổ trong cuộc sống ,được mọi người yêu quí kính trọng.
-Đối với xã hội : -Đó là truyền thống quý báo của dân tộc cần được giữ gìn và phát huy .Lòng yêu thương con người góp phần làm cho xã hội lành mạnh ,trong sáng .
Câu hỏi 3( câu hỏi bài mới ): Đối với thầy cô giáo thì em cư xử như thế nào mới phải là nghĩa thầy trò? 
HS: Biết lễ phép,cư xử đúng mực ...
4.3.Tiến trình bài học : 
Giới thiệu bài: Dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng và giữ nước ,trải qua hàng ngàn năm của lịch sử tình cảm đã để lại cho dân tộc ta những truyền thống tốt đẹp như :Uống nước nhớ nguồn …Trong đó không thể không nhắc đến truyền thống tôn sư trọng đạo truyền thống đó được mọi người ý thức và phát huy. 
	-Sống ở đời nhất là ơn cha, ơn mẹ sau là ơn thầy. Trong cuộc đời của những người thành đạt nên người thì không có ai là không có thầy cả , vậy chúng ta có thái độ như thế nào đối với những thầy cô giáo đã và đang dạy mình . Vậy thế nào là biết ơn thầy cô giáo và vì sao phải biết ơn thầy cô giáo? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó qua nội dung bài học. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
NÔI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: (15 phút)
Mục tiêu:Học sinh biết được một số biểu hiện của tôn sư trọng đạo. 
-Học sinh đọc truyện SGK /17
? Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong câu chuyện có gì đặc biệt về thời gian?
? Những chi tiết nào trong truyện tỏ sự biết ơn của trò cũ đối với thầy giáo Bình?
? Hãy kể lại những kỉ niệm về thầy cô giáo dạy các em? 
HS:Từng học sinh kể lại những kỉ niệm về thầy cô giáo cũ của mình. 
? Việc kể lại những kỉ niệm về thầy cô giáo cũ của mình nói lên được điều gì? 
HS :Lòng biết ơn thầy cô giáo. 
? Em hãy phát biểu cảm tưởng của mình về thầy giáo cô giáo ? (Câu hỏi dành cho học sinh giỏi )
HS: Thể hiện lòng kính trọng thầy cô giáo .
? Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo đã dạy dỗ. Đánh dấu x vào ô trống những việc làm em đã làm được. 
a.Lễ phép với thầy cô. 
b.Xin phép thầy trước khi vào lớp. 
c.Khi trả lời thầy luôn luôn lễ phép. 
d.Hỏi thăm thầy cô khi đau ốm. 
e.Cố gắng học thật giỏi. 
Giáo viên nhận xét, chuyển ý sang hoạt động 2.
HOẠT ĐỘNG 2: ( 25 phút)
Kiến thức:
-Học sinh hiểu được thế nào là tôn sư trọng đạo, ý nghĩa của tôn sư trọng đạo. 
-Học sinh biết được một số biểu hiện của tôn sư trọng đạo. 
Giải thích từ Hán việt: 
-. Sư: Thầy, cô giáo.
-Đạo: Đạo lí. 
? Tôn sư là gì? ? Trọng đạo là gì? 
? Tôn sư trọng đạo là gì ?
? Nêu một số biểu hiện của tôn sư trọng đạo ?
HS: Thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh ,quan tâm thăm hỏi thầy cô , giúp đỡ thầy cô khi cần thiết ..
Giải thích câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên”. ( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi )
? Em có suy nghĩ gì tình cảm thầy trò trong cuộc sống hiện nay ?
?Trong cuộc sống mọi người đều phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo thì cuộc sống sẽ như thế nào ?
HS: Xã hội ngày càng tốt đẹp hơn .
Liên hệ :Ngày học sinh tỏ lòng kính yêu thầy cô giáo là ngày nào ? Hãy kể những việc làm tốt đối với thầy cô giáo ?( Giáo dục kĩ năng )
HS:20.11 hàng năm (1982.)
Mở rộng : Trong lịch sử đã trãi qua các triều đại vào thời Trần có thầy Chu Văn An là thầy giáo nổi tiếng cụ đã có nhiều đóng góp đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước như học trò :Phạm Sư Mạnh .( Giáo dục thái độ ).
Liên hệ : Nguyễn Tất Thành...
? Biểu hiện thiếu tôn sư trọng đạo ?
HS: Gặp thầy cô không chào ,không nghe thầy cô dạy bảo,không làm bài tập,thi cử không nghiêm túc … …Chúng ta cần lên án và xóa bỏ ,sửa chữa ..
? Ý nghĩa của việc tôn sư trọng đạo? 
 Khắc sâu chuẩn KTKN :Tôn trọng và làm theo lời dạy của thầy cô sẽ giúp ta tiến bộ , trở nên người có ích cho gia đình và xã hội .
- Đối với xã hội : Tôn sư trọng đạo giúp các thầy cô giáo làm tốt trách nhiệm nặng nề vả vang của mình là đào tạo nên những lớp người lao động trẻ tuổi đóng góp cho sự tiến bộ của xã hội . 
Liện hệ :Kể tấm gương thầy giáo tiêu biểu ở trường THCS Suối Ngô .Học sinh cũ của trường giờ đã thành đạt ?
Giải thích : Truyền thống là giá trị tinh thần ,vật chất được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác : Yêu nước ,cần cù …
? Có ý kiến cho rằng chỉ kính trọng thầy cô giáo đang dạy mình ,còn thầy cô giáo khác không cần kính trọng . Theo em thì sao ?
? Làm thế nào để phát huy được truyền thống đó ?
HS: Làm tròn bổn phận của người học sinh : chăm học ,chăm làm ,lễ độ ,vâng lời thầycô giáo ..
-Thể hiện lòng biết ơn thường xuyên quan tâm thăm hỏi thầy cô …
?Biện pháp rèn luyện ra sao ?
HS: Coi trọng lời thầy dạy chú tâm rèn luyện theo những lời dạy đó luôn nghĩ về công lao của thầy cô, mong muốn đền đáp công lao đó…
Kết luận : Tôn sư trọng đạo là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi người làm cho các mối quan hệ giữa con người với nhau ngày càng thêm gắn bó . Đó là đạo lí con người của cha ông ta từ xưa đến nay .
I.TRUYỆN ĐỌC : 
“Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu”
-Sau 40 năm tình cảm được thể hiện. 
 -Vây quanh thầy hỏi thăm; tặng thầy những bó hoa; tay bắt mặt mừng; thầy trò lưu luyến mãi.
- Nói lên lòng biết ơn thầy giáo cũ của mình.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC :
 1.Tôn sư trọng đạo:
 - Là tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với thầy cô giáo ở mọi nơi,mọi lúc. 
 -Coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy bảo.
-Có những hành động đền đáp công ơn của thầy cô giáo .
2/Biểu hiện :Cư xử có lễ độ, vâng lời thầy cô giáo ,làm cho thầy cô giáo vui lòng , nhớ ơn thầy cô cả khi không còn học thầy cô đó nữa..
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ky lên 4 tuổi đã bị liệt 2 tay,7 tuổi tập viết bằng chân với sự tự tin vào khả năng của bản thân mình ông đã vượt lên sự run rủi của số phận trở thành nhà giáo ưu tú viết bằng chân ,cũng đôi chân ấy ông đã viết sách làm thơ ,dạy học để vẽ lên một huyền thoại ,một tấm gương vượt khó như biểu tượng cho nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam noi theo sách .
3.Ý nghĩa :
-Tôn sư trọng đạo :là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta , chúng ta cần giữ gìn và phát huy. 
4.4/Tổng kết:
 -Giáo viên tổ chức trò chơi đố vui cho học sinh thảo luận. 
Một bạn đang đi bỗng bỏ mũ xuống và nói: “em chào cô”. 
Một bạn ấp úng xin lỗi thầy vì mãi chơi để quên quyển vở trắng. 
Một bạn tay cầm bài kiểm tra điểm 1 vò nát bài. 
-Giáo viên cho hs làm bài tập a Sgk/19. 
* Giải thích câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên “
Bài tập a Sgk/19. 
 -Hành động đúng : (1).(3) -Hành động sai : (2),(4).
 * Giải thích Đề cao vai trò của người thầy có thầy mới làm nên tất cả .
 Trò chơi 2 phút : -Nhóm 1:tìm ca dao tục ngữ nói về tôn sư trọng đạo .
-Nhóm 2 :Tìm ca dao tục ngữ nói về biết ơn ..
Sau 2 phút đội nào tìm nhiều câu hơn thì thắng .
GV Kết luận : GV kết luận: Chúng ta khôn lớn như ngày nay, phần lớn là nhờ sự dạy dỗ của thầy, cô giáo. Các thầy cô giáo không những giúp ta mỡ mang trí tuệ mà giúp chúng ta biết phải sống sao cho đúng với đạo làm con, đạo làm trò, làm người. Vì vậy chúng ta phải có bổn phận là chăm học, chăm làm; vâng lời thầy cô giáo, lễ độ với mọi người.
4.5.Hướng dẫn học tập :
*Đối với bài học ở tiết này :
- Học bài.Làm bài tập b,c SGK trang 19 và 20 .
- Xây dựng kế hoạch cá nhân trong ngày 20-11
-Mỗi học sinh cần kiểm tra lại bản thân nếu có hành động sai trái thì phải biết sửa chữa khắc phục ,nếu có kính trọng biết ơn thì tiếp tục phát huy .
*Đối với bài học ở tiết tiếp theo : 
 -Chuẩn bị bài 7: “Đoàn kết tương trợ” 
-Đọc Đọc trước truyện “Một buổi lao động” và trả lời câu hỏi Sgk . 
-Nghiên cứu kĩ nội dung bài học .
5 /PHỤ LỤC: 
-Bài hát “ Ngày đầu tiên đi học”, 
-Đoạn phim về tôn sư trọng đạo .
@T?

File đính kèm:

  • docTON SU TRONG DAO.doc