Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tuần 26, Tiết 25, Bài 14: Quyền và nghĩa vụ học tập

- Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.

a/ Quyền

- Học không hạn chế, học từ bậc Tiểu học đến Trung học, Đại học và sau Đại học; hco5 bất kì ngành nghề nào thích hợp với bản thân; tùy điều kiện cụ thể của bản thân có thể hco5 bằng nhiều hình thức khác nhau, có thể học suốt đời.

b/ Nghĩa vụ

- Trẻ em trong độ tuổi đi học có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành bậc GD Tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5)- là cấp học nền tảng trong hệ thống GD nước ta.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1054 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tuần 26, Tiết 25, Bài 14: Quyền và nghĩa vụ học tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25-Tuần: 26
Ngày dạy:
 Bài 14
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP
1. Mục tiêu : 
1.1. Kiến thức: 
Giúp học sinh:
- Hiểu ý nghĩa của việc học tập, hiểu nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nói chung và của trẻ em nói riêng.
- Thấy được sự quan tâm của Nhà nước và xã hội đối với quyền lợi học tập của công dân, trách nhiệm của bản thân trong học tập. 
- HS biết được việc học tập là rất cần thiết đối với mỗi người đặc biệt là đối với trẻ em.
- Biết được việc học tập là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân 
1.2. Kĩ năng:
- Phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.
- Thực hiện đúng những quy định về học tập, nghĩa vụ học tập của bản thân, giúp đỡ bạn bè và em nhỏ trong việc học tập.
- GDKN: KN tư duy phê phán, đánh giá những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ học tập của công dân; trình bày suy nghĩ ý tưởng; kĩ năng hợp tác. 
1.3.Thái độ:
- Tôn trọng quyền học tập của mình và của người khác.
2. Nội dung học tập : 
 Nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
3. Chuẩn bị:
	3.1. Giáo viên:
- Tranh HS khuyết tật tham gia học tập.
3.2. Học sinh: 
- Giấy khổ lớn, bút dạ, tranh ảnh, câu chuyện, tấm gương học tập tốt.
4. Tổ chức các hoạt động học tập :
	4.1 Ổn định tổ chức: 1’
- Kiểm diện học sinh
 6A1: Vắng : .
 6A2: Vắng : .
 6A3: Vắng : .
	4.2 Kiểm tra miệng :4’
.1.Nêu ý nghĩa của việc thực hiện tốt ATGT? 8đ
2.Ý nghĩa của việc học tập là gì?
1.Đảm bảo ATGT cho mình và cho mọi người, tránh gây ra tai nạn đáng tiếc xảy ra gây hậu quả đau lòng cho cho bản thạn và mọi người.
- Đảm bảo cho GT được thông suốt trành tình trạng ùn tắc GT ảnh hưởng đến mọi hoạt động của xã hội.
2 - Đối với bản thân: Giúp con người có kiến thức, hiểu biết, phát triển toàn diện trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
 4.3 Tiến trình bái học :30’
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- Họat động 1: Vào bài 5’
GV: Cho HS xem hình Hs khuyết tật học bài 
HS: Quan sát hình ảnh.
GV: Em có biết tại sao Đảng và Nhà nước lại rất quan tâm đến việc học tập của công dân hay không?
HS: Vì đó là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam đặc biệt là đối với trẻ em đang trong độ tuổi đi học. 
GV: Chuyển ý
- Họat động 2: Tìm hiểu truyện đọc 5’
thảo luận (GDKNS)
HS: Đọc truyện và xem tranh trong SGK
GV: Tổ chức thảo luận nhóm nhỏ.
GV: Cuộc sống ở huyện đảo Cô Tô trước đây như thế nào? 
HS: Trước đây trẻ em không có điều kiện đi học.
GV: Điều đặc biệt trong sự thay đổi ở đảo ngày nay là gì?
HS: Tất cả trẻ em đến tuổi đều được đến trường.
GV: Gia đình, nhà trường, xã hội đã làm gì để tất cả trẻ em Cô Tô được đến trường?
HS: Xây trường học, đóng quỹ khuyến học, vận động con em ra học
 Học sinh khác nhận xét.
GV:Nhận xét, bổ sung, chuyển ý.
- Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học 30’
(GDKNS)
GV: Theo em, vì sao chúng ta phải học tập?
( Học tập để làm gì? Nếu không học sẽ thiệt thòi như thế nào?) 
HS: Học tập để xây dựng cuộc sống tương lai, không học sẽ không theo kịp tiến bộ xã hội
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại nội dung bài học.
GV: Giới thiệu: Hiến pháp 1992 (Điều 29); Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Điều 10); Luật giáo dục (Điều9)
GV: Pháp luật nước ta quy định như thế nào về học tập?
HS: Trả lời, học sinh khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
GV: Em hãy cho biết công dân có quyền gì về học tập? Nêu các hình thức học tập mà em biết?
HS: Vừa học vừa làm, học từ xa...
GV: Theo em, công dân có nghĩa vụ học tập như thế nào? 
HS: Thảo luận, đại diện nhóm lên trả lời.
Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý, chuyển ý.
GV: Giảng tính nhân đạo của nhà nước. 
- Họat động 4: Liên hệ thực tế. 
(GDKNS)
GV: Em hãy kể một số tấm gương thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập?
HS: Trả lời
GV: cho HS xe tranh HS khuyết tật tham gia học tập.
I. Tìm hiểu truyện đọc.
II.Nội dung bài học
1/ Ý nghĩa của việc học tập:
- Đối với bản thân: Giúp con người có kiến thức, hiểu biết, phát triển toàn diện trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
- Đối với gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xậy dựng gia đình ấm no hạnh phúc.
- Đối với xã hội: GD để tạo nên những con người lao động mới, có đủ phẩm chất và năng lực cần thiết, xây dựng đất nước giàu mạnh.
2/ Quy định của pháp luật về học tập:
- Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
a/ Quyền
- Học không hạn chế, học từ bậc Tiểu học đến Trung học, Đại học và sau Đại học; hco5 bất kì ngành nghề nào thích hợp với bản thân; tùy điều kiện cụ thể của bản thân có thể hco5 bằng nhiều hình thức khác nhau, có thể học suốt đời.
b/ Nghĩa vụ
- Trẻ em trong độ tuổi đi học có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành bậc GD Tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5)- là cấp học nền tảng trong hệ thống GD nước ta.
4.4/ Tổng kết :
1.GDKNS: GV đưa tình huống: 
“Bạn A là một học sinh giỏi, bỗng dưng nghỉ học. Cô giáo chủ nhiệm đến nhà thì thấy mẹ kế của bạn đang đánh và nguyển rủa bạn thậm tệ. Khi cô giáo hỏi lý do không cho bạn đi học thì được biết là nhà đang thiếu người phụ bán hàng”.
Câu hỏi: Em nhận xét sự việc trên? Nếu em là bạn của A, em sẽ làm gì để giúp bạn tiếp tục đi học?
 2.GV: Công dân có quyền gì về học tập?
1.- Nhận xét: Mẹ bắt A nghỉ học là sai, vi phạm quyền và nghĩa vụ học tập của A.
- Nếu là bạn của A em sẽ đến nhà vận động mẹ của bạn cho bạn đi học, giúp bạn chép bài
2.
1. Học tập là: quyền và nghĩa vụ của công dân
2. Công dân có quyền học không hạn chế
3. Trẻ em dưới 6t bắt buộc phải hoàn thành bậc GD Tiểu học
 4.5/ Hướng dẫn học tập:
* Đối với tiết học này: 
+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 49,50,51.
+ Làm các bài tập sách giáo khoa trang 50,51.
* Đối với tiết học sau:
- Chuẩn bị bài 15:(tiếp theo)
+ Xem phần nội dung bài học, bài tập sách giáo khoa trang 50, 51.
+ Tìm tranh ảnh, tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập. 
5.Phụ lục :

File đính kèm:

  • docBai_15_Quyen_va_nghia_vu_hoc_tap.doc