Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tuần 22, Tiết 21, Bài 13: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhóm 1, 2 :Theo em bạn A- li- a nói như vậy là đúng hay sai? Tại sao?

HS: Bạn A-li-a nói đúng , vì bố mẹ đã chọn quốc tịch Việt Nam cho bạn ấy.

GV: Nhận xét, chốt ý.

Nhóm 3, 4: Trường hợp nào sau đây là công dân Việt Nam?(SGK/ 39)

HS: Cả 4 trường hợp trên đều là công dân Việt Nam.Theo quy định của luật quốc tịch Việt Nam.

HS khác nhận xét.

GV: Nhận xét, chốt ý.

Nhóm 5,6: Người nước ngoài đến Việt nam công tác có phải là công dân Việt nam không? Khi nào người nước ngoài được coi là công dân Việt Nam?

HS: - Người nước ngoài đến Việt nam công tác không phải là công dân Việt nam, vì họ không có quốc tịch Việt Nam.

- Người nước ngoài được coi là công dân Việt Nam khi họ sinh sống định cư lâu dài ở Việt nam và có quốc tịch VN

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tuần 22, Tiết 21, Bài 13: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22:Tiết 21
Ngày dạy: 
Bài 13
CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1. Mục tiêu : 
 1.1. Kiến thức:
Giúp học sinh biết:
- Thế nào là công dân; căn cứ để xác định công dân của một nước; thế nào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
HS hiểu:
- Hiểu công dân là người dân của một nước, mang quốc tịch nước đó.
- Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. 
- Hiểu mối quan hệ giữa nhà nước và công dân.
 1.2. Kĩ năng:
- Phân biệt được công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với công dân nước khác.
- HS cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nưóc.
- Thực hiện đầy đủ và phù hợp các quyền và nghĩa vụ công dân tùy theo lứa tuổi. 
 1.3.Thái độ:
- HS tự hào là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
- Mong muốn được xây dựng nhà nước và xã hội. 
2.Nội dung học tập : 
Căn cứ để xác định công dân của 1 nước.
3. Chuẩn bị:
. 3.1. Giáo viên: 
- TL Luật quốc tịch, bảng phụ 
 3.2. Học sinh: 
- Bảng nhóm, bút dạ. Tranh ảnh, tấm gương thực hiện tốt quyền công dân. 
- Xem trước nội dung bài học, bài tập.
4. Tổ chức các hoạt động học tập :
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện 1’
 6A1: ..Vắng : .
 6A2: ..Vắng : .
 6A3: ..Vắng : .
 4.2 Kiểm tra miệng :4’
Câu1.Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời có ý nghĩa như thế nào? Nêu trách nhiệm của trẻ em?(8đ)
Câu 2: Mỗi người sống trong một đất nước theo em khi nào thì được gọi là công dân?2đ
Câu1. - Ý nghĩa: tôn trọng, quan tâm, tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển của trẻ em, làm cho tương lai thế giới ngày càng tốt đẹp. tiến bộ văn minh
-Trách nhiệm của trẻ em: Bảo vệ quyền của mình, tôn trọng quyền của người khác, thực hiện tốt bổn phận của mình.
Câu 2.Khi người đó có quốc tịch của nước đó 
 4.3 Tiến trình bài học :30’
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài 1’
GV: Chúng ta có phải là công dân không?
HS trả lời theo ý riêng
GV: Vậy căn cứ vào đâu để xác định CD của 1 nước, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay
- Hoạt động 2:Tìm hiểu tình huống. 10’
 Cách tiến hành: thảo luận nhóm
HS: Đọc tình huống.
GV:Chia nhóm thảo luận: (3 phút)
HS: Thảo luận và trình bày kết qủa.
Nhóm 1, 2 :Theo em bạn A- li- a nói như vậy là đúng hay sai? Tại sao?
HS: Bạn A-li-a nói đúng , vì bố mẹ đã chọn quốc tịch Việt Nam cho bạn ấy.
GV: Nhận xét, chốt ý. 
Nhóm 3, 4: Trường hợp nào sau đây là công dân Việt Nam?(SGK/ 39) 
HS: Cả 4 trường hợp trên đều là công dân Việt Nam.Theo quy định của luật quốc tịch Việt Nam. 
HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt ý.
Nhóm 5,6: Người nước ngoài đến Việt nam công tác có phải là công dân Việt nam không? Khi nào người nước ngoài được coi là công dân Việt Nam?
HS: - Người nước ngoài đến Việt nam công tác không phải là công dân Việt nam, vì họ không có quốc tịch Việt Nam.
- Người nước ngoài được coi là công dân Việt Nam khi họ sinh sống định cư lâu dài ở Việt nam và có quốc tịch VN
- Hoạt động 4: Tìm hiểu nội dung bài học.15’
GV: Em hiểu công dân là gì?
HS: Công dân là người dân của một nước độc lập
GV: Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước? 
HS: Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước.
- Công dân nước CHXHCNVN là người có quốc tịch Việt Nam.
GV: Giới thiệu Luật quốc tịch VN và cho HS tham khảo tư liệu về 1 số trường hợp là công dân nước VN 
GV: Em là người nước nào? Vì sao? 
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, nhấn mạnh ý chính. 
GV: Kết luận và sd bảng phụ cho HS tham khảo 1 số trường hợp là CD nước VN
-Hoạt động 5: Làm bài tập 5’
nêu vấn đề
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập a: trang 42
I. Tình huống :
II.Nội dung bài học:
 1.Thế nào là công dân?
- Công dân là người dân của một nước độc lập
 2.Căn cứ để xác định công dân của một nước:
- Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước.
3. Thế nào là công dân của nước CHXHCNVN?
- Công dân nước CHXHCNVN là người có quốc tịch Việt Nam.
- Mọi người dân ở nước CHXHCNVN đều có quyền có quốc tịch VN.
- Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ VN đều có quốc tịch VN.
III/ Bài tập:
 Bài tập a: trang 42.
- Những trường hợp là công dân VN: 2,3,5. 
4.4/ Tổng kết .5’
1.GV: Em hiểu công dân là gì?
2.GV: Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước? 
3.BT: Trường hợp nào sau đây trẻ em không phải là công dân nước CHXHXNVN?
a. Có cha và mẹ là công dân VN
b. Có cha hoặc mẹ là công dân VN
c. Có cha mẹ là người nước ngoài
1.Công dân là người dân của một nước.
2Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước
3.Có cha mẹ là người nước ngoài
4.5/ Hướng dẫn học tập :4’
* Đối với bài học tiết này :
+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 41.
+ Làm các bài tập a,b,c,d, sách giáo khoa trang 41,42.
* Đối với tiết học sau:
- Chuẩn bị bài 13:“ Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”(tt)
+ Xem trước truyện đọc, bài học, bài tập SGK/39-42.
+ Tìm tranh ảnh, gương chăm học, thực hiện tốt quyền công dân 
+ Tìm bài hát về quê hương, đất nước, anh hùng dân tộc 
5/ Phụ lục: 

File đính kèm:

  • docBai_13_Cong_dan_nuoc_Cong_hoa_xa_hoi_chu_nghia_Viet_Nam.doc
Giáo án liên quan