Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tuần 10, Tiết 10, Bài 8: Sống chan hòa với mọi người

Thảo luận nhóm:3 phút.

Nhóm 1:Khi xảy ra mâu thuẫn ,xích mích giữa em với người khác (bạn bè,anh chị em trong gia đình.)em sẽ làm gì?

HS:Phải biết nhường nhịn nhau,tìm cách hoà giải một cách êm đẹp .Phải biết thương yêu,giúp đỡ nhau.

Nhóm 2:Khi em mắc khuyết điểm và bạn em mắc khuyết điểm em sẽ làm gì?

HS:Trung thực,thẳng thắn phê bình ,tự phê bình.

Nhóm 3:Khi bạn học giỏi và có thành tích nổi bật hơn em?

HS:Không đố kị,ghen ghét,nói xấu nhau, ích kỉ.

Nhóm 4: Những việc làm biết sống chan hoà và chưa biết sống chan hoà ở lớp, trường, bản thân em?

HS: Vui vẻ với bạn bè.

HS: Không tham gia các phong trào

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 9088 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tuần 10, Tiết 10, Bài 8: Sống chan hòa với mọi người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 TIẾT : 10.
NGÀY DẠY :22/10/2014
Bài 8: SỐNG CHAN HÒA VỚI MỌI NGƯỜI
1. MỤC TIỆU: 
1.1/ Kiến thức: 
* Học sinh biết:
Giúp HS: biết những biểu hiện của người biết sống chan hòa và những biểu hiện không biết sống chan hòa với mọi người xung quanh.
* Học sinh hiểu:
- Hs hiểu được lợi ích của việc sống chan hòa và biết cần phải xây dựng quan hệ tập thể, bạn bè sống chan hòa, cởi mở.
 1. 2/Kỹ năng:
* Học sinh thực hiện được:
- Có kĩ năng giao tiếp, ứng xử cởi mở, hợp lí với mọi người, trước hết với cha mẹ, anh em, thầy cô giáo, bạn bè.
- Trình bày suy nghĩ.
- Phản hồi / lắng nghe tích cực.
* HS thực hiện thành thạo:
- Thể hiện sự cảm thông với người khác.
1.3/Thái độ:
*Thói quen:
Có nhu cầu sống chan hòa với tập thể lớp, trường, với mọi người trong cộng đồng .
*Tính cách:
 - Có mong muốn giúp đỡ bạn bè để xây dựng tập thể đoàn kết.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
Sống chan hoà là gì? Và lợi ích của việc sống chan hoà.
3. CHUẨN BỊ:
3.1/Giáo viên: - Hình ảnh Bác Hồ với nhân dân, với thiếu nhi. 
3.2/ Học sinh: - Bảng phụ, bút dạ. Tranh ảnh về sống chan hoà với mọi người. 
- Ca dao, tục ngữ về sống chan hoà với mọi người. 
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện :- Kiểm diện học sinh, kiểm tra vở ghi chép , SGK.
4.2 Kiểm tra miệng : 
 -GV: Trả bài kiểm tra, nhận xét bài làm của HS
 -GV: Trả bài kiểm tra, nhận xét bài làm của HS.
 4.3 Tiến trình bài học:
Giới thiệu bài: Giới thiệu bài
+ Em hãy kể những việc làm thể hiện sống chan hòa với mọi người ? 
+ Tìm hình ảnh của Bác Hồ sống gần gũi với mọi người. 
GV: Cho HS xem hình ảnh Bác Hồ với mọi người.
GV: Quan sát hình ảnh em có suy nghĩ gì?
HS: Thể hiện sống chan hoà với mọi người.
GV: Nhận xét dẫn vào bài mới
GV: Bài học hôm nay gồm những nội dung chính nào?
HS: Trả lời 3 phần chính của bài
GV: Chuyển ý.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 NỘI DUNG BÀI HỌC 
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu truyện .( 10 phút)
Kiến thức : Biểu hiện sống chan hòa
HS: Đọc truyện.
Gv cho hs đóng vai :Bác Hồ,anh cảnh vệ,cụ già.
Gv: Qua nội dung truyện đọc, em có suy nghĩ gì về Bác Hồ?
Hs: Quan tâm tới mọi người.
 Gv : Những chi tiết nào trong truyện nói lên điều đó?
Hs: Bác Hồ đối với mọi ngươi:
+ Thăm hỏi từ già đến trẻ.
+ Cùng ăn, làm việc, vui chơi ...với các đồng chí trong cơ quan.
* Kết luận: Bác Hồ sống rất chan hòa với mọi người.
Gv: Em có suy nghĩ gì khi đọc câu chuyện trên?
HS: Kính trọng Bác. Dù là một vị Chủ tịch nước nhưng Bác rất quan tâm đến đồng bào của mình. Chúng ta cần phải biết quan tâm tất cả mọi người, đặc biệt là những người xung quanh mình.
Hs trình bày tranh ảnh sưu tầm về sự gần gũi của Bác với mọi người.
Gv: Qua câu chuyện của Bác Hồ, tranh ảnh minh hoạ cho thấy Bác Hồ chúng ta là người đáng cho ta và mọi người học hỏi nhiều điều ở Bác.
GV:Quan sát hình ảnh em có suy nghĩ gì?
HS:Thể hiện sống chan hoà với mọi người.
GV:Dù là chủ tịch nước nhưng Bác Hồ sống rất hoà đồng với mọi người.
HOẠT ĐỘNG :2 (25 phút)
Kiến thức :hiểu thế nào là sống chan hòa , nêu được ý nghĩa .
?Em hiểu thế nào là sống chan hòa với mọi người? Em đã sống chan hòa với mọi người (Ba me, anh chị em, thầy cô, bạn bè) như thế nào?
Nhấn mạnh:Sống chan hoà với mọi người là phải sống chân thành, biết nhường nhịn nhau, sống trung thực, thẳng thắn, nghĩ tốt về nhau, biết yêu thương giúp đỡ nhau một cách chân tình, ân cần, chu đáo, tránh lợi dụng lòng tốt của nhau, không đố kị, ghen ghét, không dấu dốt, không nói xấu. Hs biết đấu tranh với những thiếu sót của nhau phải tế nhị để bạn bè dễ tiếp thu, tránh tình trạng “ bé xé ra to”
Thảo luận nhóm:3 phút.
Nhóm 1:Khi xảy ra mâu thuẫn ,xích mích giữa em với người khác (bạn bè,anh chị em trong gia đình..)em sẽ làm gì?
HS:Phải biết nhường nhịn nhau,tìm cách hoà giải một cách êm đẹp .Phải biết thương yêu,giúp đỡ nhau.
Nhóm 2:Khi em mắc khuyết điểm và bạn em mắc khuyết điểm em sẽ làm gì?
HS:Trung thực,thẳng thắn phê bình ,tự phê bình.
Nhóm 3:Khi bạn học giỏi và có thành tích nổi bật hơn em? 
HS:Không đố kị,ghen ghét,nói xấu nhau, ích kỉ.
Nhóm 4: Những việc làm biết sống chan hoà và chưa biết sống chan hoà ở lớp, trường, bản thân em?
HS: Vui vẻ với bạn bè...
HS: Không tham gia các phong trào… 
? Em hãy kể những việc làm thể hiện sống chan hòa với mọi người ?
 HS: 
- Quan tâm đến mọi người xung quanh
- Lắng nghe ý kiến mọi người
- Sẵn sàng giúp đỡ người khác
- Tham gia các hoạt động có ích cho tập thể.
Gv nêu tình huống: “ Trong 1 ngày chủ nhật đẹp trời có một nhón bạn đi chơi trong đó có An là HS lớp 6A – Một bạn trong nhóm đưa ra ý kiến chúng mình hãy thử hút thuốc lá đi, còn 1 bạn nói mình vào quán uống cà phê đi – Một bạn khác nói hay tụi mình uống bia đi. Muốn chứng tỏ là người biết sống chan hoà nên An đã làm theo các bạn đó.”
? Vậy theo em cách xử sự của An có phải là biết sống chan hoà không? Vì sao?
 Hs: Không. Vì đó là việc làm xấu không mang đến lợi ích cho bản thân có hại cho sức khoẻ.
? Em hãy nêu một số biểu hiện không biết sống chan hòa với mọi người trong lớp xem?
HS: Đố kị, ghen ghét, giấu dốt, nói xấu nhau, ích kỉ, không cởi mở, vui vẻ, hay xa lánh mọi người , chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân . Thiếu tinh thần trách nhiệm chung trước mọi người .
? Biểu hiện của sống chan hòa?
HS:-Sống gần gũi quan tâm đến mọi người ,không xa lánh, không tạo ra sự cách biệt với mọi người.
-Thể hiện sự tôn trọng người trong giao tiếp và những người xung quanh .
Tóm lại:Sống chan hoà với mọi người sẽ góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau, bản thân có thể tự đánh giá, tự điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của cá nhân cho phù hợp với cộng đồng.
?Vì sao cần sống chan hoà với mọi người? Điều đó đem lại lợi ích gì?
?Chúng ta cần rèn luyện để sống chan hoà như thế nào? ( Giáo dục thái độ )
HS:Rèn luyện để sống chan hoà:
- Chăm lo giúp đỡ mọi người xung quanh.
- Chống lối sống ích kỉ,ghen ghét, đố kị nhau
-Sống trung thực thẳng thắn,nghĩ tốt về nhau.
-Biết nhường nhịn nhau.
?Hãy đọc câu ca dao, tục ngữ nói về sống chan hoà 
với mọi người?( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi )
+Nhiễu điều phủ lấy giá gương
 Người trong một nước phải thương nhau cùng.
+Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
+Ai ơi chớ vội cười nhau
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
HS: Trả lời.
-Muốn sống hoà đồng thì không nên ganh tị , đố kị ,khích bác nhau .
GV: Nhận xét, chuyển ý.
HOẠT ĐỘNG 3: ( 5 phút)
Kĩ năng làm bài tập :
- Cho HS đọc bài tập à GV cho HS xung phong phát biểu và sau đó cho các em khác bổ sung.
Hs thảo luận cặp đôi.
* Bài tập c gợi ý cho các em thảo luận tìm ra những biện pháp rèn luyện để sống chan hòa, biết chăm lo giúp đỡ mọi người xung quanh, chống lối sống ích kỷ.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý .
I.Truyện đọc:
 “Bác Hồ với mọi người”.
II.NỘI DUNG BÀI HỌC:
Thế nào là sống chan hoà với mọi người?
-Sống chan hòa là sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động chung, có ích.
-Trái với sống chan hoà là sống tách biệt khép kín, xa lánh mọi người
2/ Biểu hiện:
-Luôn gần gũi, quan tâm đến mọi người, không xa lánh, không tạo ra sự tách biệt với mọi người
3.Ý nghĩa:
- Bản thân :Được mọi người giúp đỡ, quý mến.
- Xã hội :Góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
III/ BÀI TẬP:
 * Bài tập a có 2 ý không biết chia sẻ với mọi người: 5 và 6.
* Bài tập b nhằm giúp cho các em phân biệt những biểu hiện sống chan hòa và không biết sống chan hòa.
4.4/ Tổng kết :
- Thế nào là sống chan hoà với mọi người?
- Theo em những việc làm sau đây, việt làm nào thể hiện biết sống chan hoà?
1. An hay nhắc bài bạn để bạn học tốt.
2. Dung thường hay tham gia cứu trợ đồng bào bị lũ lụt.
3. Lệ thường hay không thích bà con ở quê lên chơi vì họ không sạch sẽ.
4. Bảo không bao giờ tham gia sinh hoạt chung với các bạn.
 ( 2 đúng – 1,3,4 sai)
GV:Tình huống:An kết thân với Tiến tại một tiệm điện tử,Tiến rủ An hút thuốc lá để thể hiện tình cảm bạn bè thân thiết,hoà đồng.
?Nếu em là An em sẽ làm gì?Vì sao em làm như vậy?
?Em hãy thể hiện lối sống chan hòa qua bài hát “Nối vòng tay lớn”
4.5/ Hướng dẫn học tập:
* Đối với bài học ở tiết này :
 + Chan hoà là gì?
 + Phân biệt những biểu hiện biết sống chan hoà và những biểu hiện chưa biết sống chan hoà.
 + Ý nghĩa của sống chan hoà.
 + Tìm ca dao, tục ngữ sống chan hoà.
 *Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
Chuẩn bị bài 9: “ Lịch sự, tế nhị ”
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo:: Chuẩn bị bài 9: “Lịch sự, tế nhị”
 + Đọc và nghiên cứu bài “Lịch sự, tế nhị”.
+ Xem trước nội dung bài học SGK/Trang 21,22
+ Lịch sự là gì? Tế nhị là gì? Nêu những biểu hiện, hành vi của lịch sự tế nhị trong cuộc sống.
+ Sắm vai một tình huống thể hiện lịch sự tế nhị 
+ Xem các bài tập trang 22 SGK.
5/PHỤ LỤC:
-Dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
-Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD 6
@T?

File đính kèm:

  • docSONG CHAN HOA VOI MOI NGUOI GDCD 6.doc