Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 25+26, Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập

Hoạt động 3: Giúp học sinh hiểu thế nào là quyền học tập và ý nghĩa của việc học tập.(20’)

- Giáo viên: Học tập là vô cùng quan trọng. Vậy việc học có ý nghĩa như thế nào?

TL:

- Có học tập chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

+ tự nuôi sống bản thân và chăm sóc gia đình.

+ góp phần xây dựng đất nước.

+ nhận biết được lẽ phải => xử sự đúng.

- Giáo viên: học tập không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ của mỗi công dân. Quyền và nghĩa vụ đó được pháp luật nước ta qui định như thế nào?

 - Trẻ em từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải học xong bậc tiểu học vì đây là bậc học nền tảng – Trên cơ sở đó trẻ em mới có thể tiếp thu được học vấn cao hơn. Mặt khác đây cũng là nền học vấn tối thiểu đối với mỗi người dân mà thiếu nó không thể đáp ứng được yêu cầu lao động phát triển đất nước cũng như nâng cao dân trí

 

docx3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 25+26, Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy 26-27 Tiết 25-26 
Ngày dạy:28/2,7/3	Bài 15 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP
1. MỤC TIÊU: 
1.1. Về kiến thức
- HĐ1:Nêu được ý nghĩa của việc học tập
- HĐ2:Nêu được nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nói chung, trẻ em nói riêng
- HĐ3:Nêu được trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập của con em và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội về giáo dục
1.2. Về kĩ năng:
- Phân biệt được hành vi đúng với hành vi sai trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập
- Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, giúp đỡ bạn bè và em nhỏ cùng thực hiện
1.3. Về thái độ:
Tôn trọng quyền học tập của người khác
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
-HS nhận biết rõ quyền và nghĩa vụ học tập của bản thân.
3 CHUẨN BỊ
3.1 GV:
- Hiến Pháp 1992 (điều 59)
- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. (điều 10)
- Luật Giáo dục
- Luật phổ cập giáo dục (điều 1)
- Những tấm gương học tập tiêu biểu
3.2 HS
-Đồ dùng học tập.
TIẾT 1:
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1 Ổn định tổ chức và KTSS
4.2 Kiểm tra miệng
Bài cũ: Em hãy cho biết một số hành vi đúng và chưa đúng trong việc thực hiện ATGT ở địa phương- nơi em đang sống ?
Bài mới: Em hãy nêu một câu danh ngôn, tục ngữ nói về việc học tập ? Và cho biết bài học rút ra từ nó ?
4.3 Tiến trình bài học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Giới thiệu bài(2’)
- Giáo viên đọc đoạn trích thư của Bác Hồ gủi cho học sinh nhân ngày khai trường => Đảng, Bác Hồ và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc học tập của học sinh.
- Cho học sinh đọc lại lời dặn dò của Bác: “Non sông Việt Nam...” => Việc học là vô cùng quan trọng và cần thiết, đây cũng là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.
Hoạt động 2: Khai thác nội dung truyện đọc(15’)
- Giáo viên gọi học sinh đọc truyện đọc.
- Cho học sinh thảo luận, trả lời các câu hỏi a, b, c trong phần gợi ý/SGK.
- Tại sao ta phải học tập?
- Học tập để làm gì?
- Nếu không đi học sẽ bị thiệt thòi như thế nào?
=> Giáo viên chốt lại nội dung truyện đọc và rút ra bài học.
Hoạt động 3: Giúp học sinh hiểu thế nào là quyền học tập và ý nghĩa của việc học tập.(20’)
- Giáo viên: Học tập là vô cùng quan trọng. Vậy việc học có ý nghĩa như thế nào?
TL:
- Có học tập chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
+ tự nuôi sống bản thân và chăm sóc gia đình.
+ góp phần xây dựng đất nước.
+ nhận biết được lẽ phải => xử sự đúng.
- Giáo viên: học tập không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ của mỗi công dân. Quyền và nghĩa vụ đó được pháp luật nước ta qui định như thế nào?
 - Trẻ em từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải học xong bậc tiểu học vì đây là bậc học nền tảng – Trên cơ sở đó trẻ em mới có thể tiếp thu được học vấn cao hơn. Mặt khác đây cũng là nền học vấn tối thiểu đối với mỗi người dân mà thiếu nó không thể đáp ứng được yêu cầu lao động phát triển đất nước cũng như nâng cao dân trí
I. Truyện đọc:
II. Nội dung bài học:
Ý nghĩa của việc học tập? 
- Có học tập chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
+ Tự nuôi sống bản thân và chăm sóc gia đình.
+ Góp phần xây dựng đất nước.
+ Nhận biết được lẽ phải => xử sự đúng.
2. Quyền và nghĩa vụ đó được pháp luật nước ta qui định như thế nào?
- Quyền: công dân được học tập không hạn chế;
 -Nghĩa vụ: trẻ em phải học xong bậc tiểu học; qui định trách nhiệm của gia đình Nhà nước và xã hội nhằn đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân được thực hiện (đây là những điều kiện cần thiết không thể thiếu).
4.4 Tổng kết:
- GV cho HS sắm vai theo tình huống sau: Bạn A là một HS giỏi của lớp, bỗng dưng tuần vừa rồi không thấy bạn đi học nữa. Cô giáo chủ nhiệm đến nhà thì thấy mẹ kế của bạn đang đánh và nguyền rủa bạn thậm tệ. Khi cô giáo hỏi lí do không cho bạn đi học thì được biết là nhà đang rất thiếu người phụ bán hàng.
- Em hãy nhận xét sự việc trên?
- Nếu em là bạn của A, em sẽ làm gì để giúp A được tiếp tục đi học?
Đáp án câu hỏi: Mẹ kế của bạn A đã xâm phạm quyền trẻ em, ngăn cản việc học trẻ em. Đó là hành vi trái đạo đức và vi phạm pháp luật.
* Nếu là bạn của A em sẽ:
- Nhờ sự can thiệp của người lớn.
-Gặp trực tiếp mẹ kế A để nói về hành động của bà là sai, cần dừng lại. Nếu không em sẽ báo cho chính quyền địa phương về sự việc này.
GV: giới thiệu
+ Điều 59 – Hiến pháp 1992
+ Điều 10 – Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
+ Điều 1 – Luật phổ cập giáo dục tiểu học.
4.5 Hướng dẫn học tập
- Đối với bài học ở tiết này:Học bài.
- Đối với bài học ở tiết sau:Chuẩn bị phần nội dung bài học tiếp theo.
5. PHỤ LỤC
.
.
TIẾT 2:
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1 Ổn định tổ chức và KTSS
4.2 Kiểm tra miệng
Bài cũ: Em hãy cho biết quy định của nhà nước về quyền và nghĩa vụ học tập ?
Bài mới:: Hành động nào sau đây là đúng:
a/ Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
b/ Không học bài.
c/ Tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
4.3 Tiến trình bài học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: GTB(2’)
Ở bài học trước các em đã hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ công dân nhưng việc học có phải như chúng ta nghĩ. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục
*Hoạt động 2(20’): GV hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập SGK.
HS: Đọc và làm bài tập
HS: Trình bày
GV: Nhận xét, bổ sung.
* GV cho HS tham khảo cách học tập Bác Hồ thông qua việc học ngoại ngữ.
* Hoạt động 3(15’): GV hướng dẫn HS diễn tình huống.
GV: Cho HS ngồi thành 2 nhóm, thảo luận, chuẩn bị tình huống trong 5 phút.
HS: Diễn tình huống.
GV: Nhận xét, bổ sung và tuyên dương nhóm chuẩn bị tốt, tình huống hay.
III/ Bài tập
4.4 Tổng kết.
Câu 1: Em sẽ làm gì trong các tình huống sau: a/ Bị bệnh phải nghỉ học ở nhà 2 ngày liền.
 b/ Bạn bè rủ đi chơi nhưng chưa học bài học.
 c/ Bố mẹ la rầy vì kết quả học tập không tốt
Đáp án câu 1: a/ Chép bài và hỏi bài bạn sau khi khỏi bệnh.
b/ Hoàn thành bài tập mới đi chơi.
c/ Xin lỗi bố mẹ, và kiểm điểm lại bản thân. Cố gắng hơn trong thời gian tới.
4.5 Hướng dẫn học tập.
-Đối với bài học ở tiết này: Xem lại các bài đã học, 
-Đối với bài học ở tiết sau: Học kỹ các nội dung bài học để Kiểm tra 1 tiết.
5. PHỤ LỤC
.
.

File đính kèm:

  • docxgdcd 6-tiet 25.docx