Giáo án Giáo dục công dân 6 - Học kỳ II

"Ở lớp 6A có An và Hoa tranh luận với nhau về quyền học tập:

- An nói: Học tập là quyền của mình, thì mình học cũng được và không học cũng được không ai có thể bắt buộc mình phải học.

- Còn Hoa nói: Tớ chẳng muốn học ở lớp này tí nào vì toàn các bạn nghèo, quê ơi là quê, chúng nó lẽ ra không được đi học mới đúng!"

Em có suy nghĩ gì về ý kiến của An và Hoa?

Suy nghĩ của bạn An không đúng, mỗi công dân không những đều có quyền học tập mà còn phải có nghĩa vụ học tập. Vì học tập đem lại lợi ích cho bản, gia đình và xã hội.

Suy nghĩ của Hoa sai, vì trẻ em ai cũng có quyền và nghĩa vụ học tập, không phân biệt giàu nghèo, tàn tật.

Hãy cho biết ý kiến của em về việc học tập như thế nào?

Học tập là điều cần thiết cho tất cả mọi người, có học tập mới có kiến thức, mới hiểu biết, được phát triển toàn diện, mới trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Em hãy cho biết nhờ đâu mà trẻ em có điều kiện được đi học?

Gia đình và Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để trẻ em (trẻ em nghèo và trẻ em khuyết tật) có đủ điều kiện để tham gia học tập

Giới thiệu điều 9 luật giáo dục.

 

doc61 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 10834 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h vi: B, C, E đúng; A, D sai.
1. Truyện đọc (14’):
 “Quyền học tập của trẻ em ở huyện đảo Cô Tô”
2. Nội dung bài học (20’):
a) Ý nghĩa của việc học tập: Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. 
- Đối với bản thân: Có học tập mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
- Đối với gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc
- Đối với xã hội: Giáo dục tạo nên con người lao động mới có đủ phẩm chất năng lực cần thiết để xây dựng đất nước
b) Quy định của pháp luật (Nội dung cơ bản) về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân:
- Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
+ Công dân có quyền học không hạn chế, từ bậc tiểu học đến sau đại học; học bất kì ngành nghề nào, học bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời.
+ Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi có nghĩa vụ hoàn thành bậc giáo dục tiểu học. 
 3. Củng cố, luyện tập (3’):
 - GV: Cho HS sắm vai: Tình huống: “Bố mẹ bắt ở nhà không cho con đi học”.
 - HS: + 2 em lên thực hiện: 1 em sắm vai mẹ, 1 em vào vai con.
 + HS nhận xét -> GV	
 - GV cho HS trả lời câu hỏi liên hệ: Ở địa phương em đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập chưa?Cho ví dụ cụ thể?
 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’):
- Học thuộc nội dung bài học a, b trong SGK.
- Làm bài tập b trang 52, tìm các tấm gương học tập tiêu biểu; những câu ca dao ,tục ngữ nói về học tập.
- Chuẩn bị nội dung bài phần còn lại cho tiết sau.
------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 05/3/2013 Ngày giảng: 07/3/2013
Tiết 26. Bài 15. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Nêu được trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập của con em và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội về giáo dục.
 2. Kĩ năng: - Phân biệt được hành vi đúng với hành vi sai trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.
 - Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, giúp đỡ bạn bè và em nhỏ cùng thực hiện.
 3. Thái độ: Tôn trọng quyền học tập của mình và của người khác.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 1. Chuẩn bị của GV: 
- Hiến pháp 1992 (Điều 52). Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em (Điều 10). Luật giáo dục (Điều 9). Luật phổ cập giáo dục tiểu học (Điều 1). Những số liệu, sự kiện về quyền và nghĩa vụ học tập.
 - Những hình ảnh, tấm gương học tập tiêu biểu.
 2. Chuẩn bị của HS: Học bài và sưu tầm một số tấm gương tiêu biểu.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
* Đặt vấn đề vào bài mới (1'):
Để hiểu được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với quyền và nghĩa vụ học tập của công dân như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiếp phần còn lại của bài 15.
2. Dạy nội dung bài mới (38’):
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
HS
?
HS
?
HS
?
*Tình huống: Bảng phụ
"Ở lớp 6A có An và Hoa tranh luận với nhau về quyền học tập: 
- An nói: Học tập là quyền của mình, thì mình học cũng được và không học cũng được không ai có thể bắt buộc mình phải học. 
- Còn Hoa nói: Tớ chẳng muốn học ở lớp này tí nào vì toàn các bạn nghèo, quê ơi là quê, chúng nó lẽ ra không được đi học mới đúng!"
Em có suy nghĩ gì về ý kiến của An và Hoa?
Suy nghĩ của bạn An không đúng, mỗi công dân không những đều có quyền học tập mà còn phải có nghĩa vụ học tập. Vì học tập đem lại lợi ích cho bản, gia đình và xã hội.
Suy nghĩ của Hoa sai, vì trẻ em ai cũng có quyền và nghĩa vụ học tập, không phân biệt giàu nghèo, tàn tật.
Hãy cho biết ý kiến của em về việc học tập như thế nào?
Học tập là điều cần thiết cho tất cả mọi người, có học tập mới có kiến thức, mới hiểu biết, được phát triển toàn diện, mới trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Em hãy cho biết nhờ đâu mà trẻ em có điều kiện được đi học?
Gia đình và Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để trẻ em (trẻ em nghèo và trẻ em khuyết tật) có đủ điều kiện để tham gia học tập 
Giới thiệu điều 9 luật giáo dục.
Trong học tập Nhà nước có trách nhiệm gì với mọi công dân?
Xây dựng trường lớp, ưu đãi GV ...
Ở địa phương chúng ta trẻ em khuyết tật có được đi học không? Có được chính quyền địa phương quan tâm không? Nêu những việc làm cụ thể mà em biết?
Đảng, chính quyền, nhà trường và nhân dân rất quan tâm tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật được đi học. Hàng năm đều tặng thưởng cho những HS nghèo, khuyết tật vượt khó. Lớp 8 có bạn Tính...
Những quy định trên thể hiện điều gì?
Trả lời
*Bài b: 
Đọc yêu cầu bài tập trong SGK.
Nêu một vài tấm gương vượt khó,vươn lên trong học tập?
HS làm bài tập -> HS nhận xét -> GV bổ sung.
*Bài c:
Đọc yêu cầu bài tập trong SGK.
Những trẻ bị khuyết tật có quyền nghĩa vụ học tập không và thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập như thế nào?
HS làm bài tập -> HS nhận xét -> GV bổ sung.
Bài d:
Đọc yêu cầu bài tập trong SGK.
Nếu là nam trong hoàn cảnh đó, e sẽ giải quyết khó khăn như thế nào?
HS làm bài tập -> HS nhận xét -> GV bổ sung.
2. Nội dung bài học (Tiếp) (22’):
c) Trách nhiệm của gia đình:
Có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em mình được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường. Người lớn tuổi trong gia đình có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em mình
d) Vai trò của Nhà nước:
- Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành, mở mang rộng khắp hệ thống trường lớp, miễn phí cho học sinh tiểu học, quan tâm giúp đỡ trẻ em gặp khó khăn.
- Những quy định trên thể hiện tính nhân đạo của pháp luật nước ta. Mọi công dân phải thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của mình.
3. Bài tập (16’):
* Bài b: (SGK/42)
- Nguyễn Ngọc Kí: Nhà giáo ưu tú….
- Trương Bá Tú: Giải nhì kì thi toán quốc tế….
- Nhà nông học Lương Đình Của….
- Giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng…
* Bài c: (SGK/42)
- Ai cũng có quyền học tập.
- Trẻ em khuyết tật Nhà nước có trường riêng cho học như: Trường Nguyễn Đình Chiểu (cho trẻ mù ). Ở Sơn La có trường dành cho trẻ mồ côi. Lớp học tình thương…
* Trẻ có hoàn cảnh khó khăn:
- Học ở trung tâm vừa học vừa làm.
- Học qua chương trình giáo dục từ xa.
- Học lớp bổ túc ban đêm…
* Bài d: (SGK/42)
- Ngày đi làm giúp gđ, tối học ở lớp bổ túc.
- Có thể nghỉ một thời gian, gia đình hết khó khăn đi học tiếp…
 3. Củng cố, luyện tập (4’):
- HS trả lời một số câu hỏi: Đảng và Nhà nước quan tâm đến việc học tập của công dân như thế nào? Ở địa phương em việc học tập được thực hiện ra sao? ...
- GV: khái quát lại nội dung chính của bài học cần cho HS nắm.
 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’):
- Học thuộc nội dung bài học c (SGK – tr49).
- Làm bài tập: đ, e trang 43, 44
- Ôn lại nội dung các bài từ bài 12 đến bài 15, làm lại các dạng bài tập.
- Tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Ngày soạn: 12/3/2013 Ngày kiểm tra: 14/3/2013	Tiết 27. KIỂM TRA VIẾT
I. MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA:
 1. Kiến thức: - Hiểu và nắm được nội dung các nhóm quyền trong công ước Liên hợp quốc vể quyển trẻ em
 - Biết được một số loại biển báo thông dụng trên đường 
 - Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện về công bằng xã hội trong giáo dục
 2. Kĩ năng: - Biết thực hiện quyền và bổn phận của bản thân trong học tập
 - Phân biệt những hành vi thực hiện đúng và chưa đúng trong trật tự an toàn giao thông nơi mình đang sống
 3. Thái độ: - Tôn trọng những quy định về trật tự an toàn giao thông và đồng tình ủng hộ các hành vi thực hiện đúng, phê phán những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.
 - Biết tôn trọng người khác qua việc thực hiện các quyền của bản thân
II. NỘI DUNG ĐỀ:
 1. Hình thức kiểm tra (kết hợp trắc nghiệm khách quan, tự luận)
 2. Ma trận:
 Cấp độ
Chủ đề 	
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em
Nhận ra những hành vi vi phạm quyền trẻ em
Hiểu được nội dung 4 nhóm quyền của công ước
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
1
 1
1
 4
2
5
50%
Quyền và nghĩa vụ học tập
Biết xác định bổn phận của bản thân trong việc học tập
Biết sự quan trọng của việc học tập đối với mỗi công dân
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
1
 1
1
 1
2
 2
20%
Thực hiện trật tự an toàn giao thông
Nhận và biết ý nghĩa các loại biển báo thông dụng khi tham gia giao thông
Phân biệt những hành vi thực hiện đúng và chưa đúng trong trật tự an toàn giao thông nơi mình đang sống
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
1
 1
1 
 2
2
 3
30%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ %:
3
 3
 30%
1
 1
 10%
1
 4
 40%
1
 2
 20%
6
10
100%
 3. Đề kiểm tra:
Câu 1: Hãy đánh dấu x vào ô trống tương ứng với những việc làm thực hiện quyền trẻ em.
 1. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ;
 2. Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma tuý;
 3. Cha mẹ ly hôn, không ai chăm sóc con cái;
 4. Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ;
 5. Bắt trẻ em làm việc nặng nhọc quá sức;
 6. Dạy nghề miễn phí cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
 7.Tổ chức việc làm cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Câu 2: Theo em những biểu hiện nào thể hiện HS chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ học tập:
Chỉ chăm chú vào việc học tập, ngoài ra không làm việc gì;
Ngoài việc học ở trường có kế hoạch tự học ở nhà, lao động giúp gia đình.
Chỉ học ở trên lớp, thời gian còn lại vui chơi giải trí.; 
D. Trong lớp chú ý nghe giảng. 
Câu 3: Điền vào chỗ trống những câu sau: 
- Biển báo cấm: hình tròn, màu …… có viền….... hình vẽ màu đen thể hiện điều ......
- Biển hiệu lệnh: hình…....................., nền màu xanh lam, hình vẽ màu ………. nhằm báo hiệu ......................... 
Câu 4: Em hãy nêu nội dung bốn nhóm quyền công ước của liên hợp quốc về quyền trẻ em?
Câu 5: Việc học tập quan trọng như thế nào đối với mỗi người?
Câu 6: Em hãy nhận xét tình hình thực hiện trật tự ATGT nơi em ở và nêu những việc mà em có thể làm để góp phần giữ gìn trật tự ATGT.
III. ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM:
Câu 1: (1 điểm) Đáp án: 1,4,6,7
Câu 2: (1 điểm) Đáp án: A,C
Câu 3: (1 điểm) Điền từ: trắng, đỏ, cấm; tròn, trắng, phải thi hành.
Câu 4: (4 điểm) Nội dung của 4 nhóm quyền là:
* Nhóm quyền sống còn: Là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, chăm sóc..	
* Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột.
* Nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu do sự phát triển…
* Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào các công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ…
Câu 5: (1 điểm) 
Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng, có học tập mới có kiến thức, có hiểu biết để phát triển toàn diện và trở thành người có ích cho xã hội.
Câu 6: (2 điểm) 
- Ý thức của người tham gia giao thông còn hạn chế như: Uống rượu bia khi điều khiển xe mô tô và ô tô, không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy…..
- Tuyên truyền đến mọi người việc thực hiện ATGT để mọi người thấy được thực hiện ATGT là việc làm cấp bách
IV. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT SAU KHI CHẤM BÀI KIỂM TRA: 
Ngàysoạn: 20/3/2013 Ngàydạy: 21/3/2013
Tiết 28. Bài 16.
QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHOẺ, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM
(TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể, và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân.
 2. Kĩ năng: - Biết xử lí các tình huống phù hợp với qui định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
 - Biết bảo vệ thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của mình.
 3. Thái độ: Tôn trọng sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác; phản đối những hành vi xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 1. Chuẩn bị của GV: Hiến pháp 1992; Bộ luật hình sự 1999; Bảng phụ, Tranh..
 2. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’): 
Đối với con người: Tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là thứ đáng quí nhất, quan trọng nhất. Để hiểu được vấn đề đó cô cùng các em tìm hiểu bài 16 trong 2 tiết.
 2. Dạy nội dung bài mới (38’):
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
HSGV
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
GV
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
GV
HS
1 em đọc truyện đọc trong SGK.
Bảng phụ: câu hỏi thảo luận nhóm
- Chia lớp thành 4 nhóm. Thảo luận trong 2’
- Phát phiếu học tập cho học sinh
*N1: Ông Hùng gây ra cái chết cho ông Nở trong trường hợp nào?
Chăng dây điện để bẫy chuột bảo vệ lúa.
*N2: Hành vi của ông Hùng là cố ý, hay vô ý? Hành vi đó có vi phạm pháp luật không?
Hành vi đó của ông Hùng là vô ý. Vi phạm pháp luật.
*N3: Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì? (khởi tố là đưa ra toà)
Chứng tỏ pháp luật nước ta rất nghiêm minh coi trọng tính mạng của con người
*N4: Hành vi trên của ông Hùng đã vi phạm điều gì?
Ông Hùng phạm tội xâm hại đến tính mạng của ông Nở (xâm hại đến tính mạng của công dân) 
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả, nhận xét
- Nhấn mạnh: Hành vi đó của ông Hùng đã bị pháp luật khởi tố về tội xâm hại đến tính mạng của người khác; thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật.
- Lấy ví dụ: Thực tế ở khu vực Tiểu khu 4 thị trấn Yên Châu, phía ruộng bên bản Bắt Đông có người ở xuôi lên làm vườn trồng dưa chuột do bị mất trộm. Tức quá chủ vườn dưa chăng dây điện ra để doạ, đêm ngủ quên; sáng ra kiểm tra vườn thì đã có 1 người chết do bị điện giật. => Trường hợp này xâm phạm đến, tính mạng, thân thể, sức khỏe của người khác, vi phạm pháp luật bị pháp luật xử lý nghiêm minh. Những người ăn trộm, cắp bắt giao cho cơ quan công an xử lí. Không được nóng vội mà vi phạm pháp luật 
Theo em đối với con người thì những gì là quý nhất? 
Thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là đáng quí nhất.
Đối với mỗi người thì thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là đáng quí nhất. Mọi việc làm xâm phạm đến thân thể, tính mạng của người khác đều là phạm tội. Chính vì vậy mà được pháp luật bảo vệ. 
=> Để tìm hiểu những quyền cơ bản của công dân và quy định của pháp luật, cô cùng các em chuyển sang phần II nội dung bài học.
Em hiểu thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm?
Trả lời bài học
Bảng phụ: Tình huống:
Nam và Sơn là học sinh lớp 6A ngồi cạnh nhau. Một hôm Sơn mất chiếc bút máy rất đẹp; tìm mãi không thấy, Sơn đổ tội, khẳng định luôn cho Nam lấy cắp. Hai người to tiếng với nhau rồi Nam xông vào đánh Sơn chảy máu mũi. Cô giáo chủ nhiệm đã kịp thời đưa hai bạn lên văn phòng hội đồng để giải quyết…
Em hãy nhận xét cách ứng xử của bạn Nam và bạn Sơn? 
Cách ứng xử: 2 bạn đều sai:
- Nam: không khéo léo giải quyết mà lại đánh Sơn chảy máu mũi -> Xâm hại đến thân thể, sức khoẻ của Sơn.
- Sơn: Chưa có chứng cớ đã khẳng định Nam lấy cắp -> Xâm hại đến danh dự và nhân phẩm của Nam.
Nếu em là một trong hai bạn đó em sẽ xử sự như thế nào?
- Là Sơn: phải tự tìm lại và khéo léo hỏi bạn… 
 - Là Nam: phải bình tĩnh giải quyết -> Nói cho bạn hiểu; nhờ cô giáo; không đánh bạn
Em là bạn cùng lớp với hai bạn thì em sẽ làm gì?
- Là bạn cùng lớp: phải can ngăn không cho hai bạn đánh nhau, giúp hai bạn giải quyết và tìm hiểu làm rõ sự việc -> Giúp 2 bạn hoà giải, xin lỗi nhau... 
Cả 2 bạn đều xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự của người khác, cả 2 đều vi phạm nội quy nhà trường và đây cũng là bài học cho các em trong việc xử lý tình huống thường gặp trong trường, trong lớp.
Những hành vi vi phạm tới tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác sẽ bị xử lý như thế nào?
Những hành vi vi phạm tới tính mạng, thân thể… sẽ bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc theo qui định của pháp luật Nhà nước đã ban hành. (Tuỳ theo mức độ vi phạm)
Em hãy cho biết pháp luật nước ta đã có những quy định cụ thể nào, về việc bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân?
Trả lời bài học
Bất khả xâm phạm: Là không ai có quyền xâm phạm đến.
(Sau này các em sẽ tìm hiểu trong chương trình GDCD 8 việc bắt giữ người).
*Tình huống: Có 1 người vào nhà em lấy trộm đồ, gia đình em bắt được quả tang, trói lại và giam giữ không báo với cơ quan chức năng. 
Theo em việc làm đó đúng hay sai? Vì sao? 
Sai. Vì bắt giữ người không đúng với quy định của pháp luật) => Vi phạm pháp luật
Vậy việc bắt giữ người đựơc pháp luật nước ta quy định như thế nào?
- Cả lớp tìm hiểu HP1992 Điều 71 (2’)
- 1 em Đọc HP 1992 điều 71. (tr-45)
*Tình huống: Vì k thích bạn Tuấn làm lớp trưởng nên 1 nhóm bạn nữ tung tin đồn, bịa đặt, nói xấu Tuấn.
Hành vi của nhóm bạn nữ có vi phạm quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm không? Vi phạm như thế nào? Tuấn nên làm gì trongg tình huống đó?
Có. Vì đó là việc làm xâm phạm đến nhân phẩm; Tuấn phải thông báo cho thầy cô giáo hoặc tìm sự giúp đỡ của người khác. 
Trong cuộc sống hàng ngày ở 1 số ít gia đình vẫn còn hiện tượng cậy mình là người chồng, người cha: Thường xuyên đánh đập, chửi bới vợ con.
Đọc cho HS nghe Điều: 93 – 104 – 121 – 122 - 123
*Bài c (Tr-46): Bảng phụ
- Gọi 1 em đọc GV giao phiếu học tập cho HS
- Thảo luận nhóm đôi theo bàn (Thời gian 2’) - Nhóm nào thực hiện xong trước đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
Đáp án: Hà tỏ thái độ phản đối nhóm con trai, và báo cho cha mẹ, thầy cô giáo biết.
Nhấn mạnh: Vu khống, vu cáo cho người khác, sỉ nhục người khác… -> Các hành vi trên đều vi phạm pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm => đều bị pháp luật xử lý nghiêm minh. (Tuỳ theo mức độ vi phạm)
1. Tìm hiểu truyện (12’):
 “Một bài học”
2. Nội dung bài học (26’):
a) Khái niệm: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quyền cơ bản của công dân. Quyền đó gắn liền với mỗi con người và là quyền quan trọng nhất, đáng quí nhất của mỗi công dân.
b. Pháp luật nước ta quy định:
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người phải đúng qui định của pháp luật
- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ danh dự và nhân phẩm. Mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. Nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật
 3. Củng cố, luyện tập (5’):
 * HS liên hệ: 
? 1. Em cho biết ở trường, lớp em còn tồn tại những hiện tượng như: Đánh nhau, chửi nhau, nói xấu bạn không? Em có vi phạm 1 trong những lỗi đó không? 
 * GV nhấn mạnh: Ở giờ ra chơi các em thường hay nô đùa sơ ý chạy va chạm vào nhau, làm cho bạn bị đau, có bạn quay lại xin lỗi hay xem bạn có sao không, có bạn tức quá không kiềm chế được lao vào đánh nhau, gây thương tích, cãi chửi nhau và bị nhà trường xử lí. 
Qua bài học này các em đã hiểu thêm về những quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm. Vậy việc đánh bạn là xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ; còn chửi bạn là xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm (Tuỳ theo mức độ vi phạm, nhẹ nhất là vi phạm nội quy nhà trường bị nhà trường xử lí. Còn nặng hơn làm ảnh hưởng lớn đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là vi phạm pháp luật phải đi cải tạo ở trường giáo dưỡng và gia đình phải bồi thường về thiệt hại cho người bị hại….Sau giờ học này mong muốn tất cả các em, thực hiện tốt quyền đựơc pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của mình và người khác. Nếu chúng ta còn vi phạm những lỗi đó thì phải sửa chữa ngay không được tái phạm.
?2. Ở địa phương em đã thực hiện tốt quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khoẻ danh dự và nhân phẩm chưa? Em có ý kiến đề xuất gì với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương? (phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật; Tuyên truyền cho mọi người trong gia đình, làng xóm và bạn bè thực hiện tốt quyền này…. => Vận dụng kiến 

File đính kèm:

  • docGDCD6 HK II -2013.doc