Giáo án Giáo dục công dân 12 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 9

* Bình đẳng giữa lđ nam và nữ

- Bình đẳng về quyền trong lđ; về cơ hội tiếp cận việc làm; về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xh, đk lđ và các đk khác.

- PL qui định đối với lđ nữ: Có quyền hưởng chế độ thai sản; người sdlđ không được xa thải hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ vì lí do kết hôn, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 thang tuổi (trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động); không sử dụng lđ nữ công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại .

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3072 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9. Soạn ngày:20/9/2010. 
Bài 4(tiếp)
QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN
TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 1. Thế nào là bình đẳng trong HN & GĐ? Nội dung của bình đẳng trong HN & GĐ? Nêu ví dụ?
 2. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng trong HN & GĐ?
 3. Giảng bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính của bài
Hoạt động 1
- GV: * Nêu vai trò của lđ đối với con người và xh: lđ là hoạt động có mục đích của con người, tạo ra của cải vc- tt cho xh. 
 * Vậy, bình đẳng trong lđ là gì và ý nghĩa của việc PL thừa nhận quyền bình đẳng trong LĐ?
Hoạt động 2
Thảo luận nhóm
- GV: 
+ Nhóm 1
* Hiện nay một số doanh nghiệp ngại nhận lđ nữ vào làm việc. Vì vậy, cơ hội tìm việc làm của lđ nữ khó khăn hơn lđ nam. Em có suy nghĩ gì trước hiện tượng trên?
* Nếu là chủ doanh nghiệp, em có yêu cầu gì khi tuyển lđ?
+ Nhóm 2
* Ví dụ: Anh An đến công ty may kí hợp đồng lđ với giám đốc công ty. Qua trao đổi từng điều khoản, hai bên đã thoả thuận kí hợp đồng dài hạn (việc kí hợp đồng thực hiện trên cơ sở tự nguyện, không bên nào ép buộc bên nào). Các nội dung thoả thuận như sau:
- Công việc phải làm là thiết kế quần áo.
- Thời gian làm việc: Mỗi ngày 8 giờ, mỗi tuần 40 giờ.
- Thời gian nghỉ ngơi: Nghỉ thời gian trong ngày ngoài giờ làm việc theo hợp đồng, nghỉ lễ tết, ốm...theo qui định PL.
- Tiền lương: 1,5 triệu VNĐ trên cơ sở chấp hành tốt kỉ luật lđ theo qui định.
- Địa điểm làm việc... Thời gian hợp đồng... Đk an toàn, vệ sinh lđ...BHXH: Anh An trích mỗi tháng 5% tổng thu nhập hàng tháng để đóng BHXH. 
Từ vd trên, hãy cho biết HĐLĐ là gì? Tai sao người lđ và người sử dụng lđ phải kí hợp đồng?
+ Nhóm 3
- Phân tích quyền lđ của công dân được thực hiện trên cơ sở không phân biệt giới tính?
- Đặc điểm về cơ thể, sinh lí và chức năng làm mẹ nên PL qui định chính sách đối với lao động nữ?
- HS: Thảo luận
- GV: N/xét, bổ xung, kết luận.
Hoạt động 3
- GV: phân tích một số qui định của PL để đảm bảo cho công dân bình đẳng trong lđ.
- Nhiệm vụ của HS hiện nay phải làm gì để đáp ứng đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế và sự nghiệp CNH, HĐH đất nước?
- HS: Trao đổi.
- GV: N/xét, bổ xung, kết luận.
2. Bình đẳng trong lao động
a) Thế nào là bình đẳng trong lao động
Là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lđ thông qua tìm việc làm; bình đẳng giữa người sử dụng lđ và người lđ thông qua hợp đồng lđ; bình đẳng giữa lđ nam và lđ nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước.
b) Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động
* Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động:
- Quyền lđ là quyền của công dân tự do sử dụng sức lđ của mình trong việc tìm kiếm, lựa chọn việc làm, làm việc cho bất cứ người sử dụng lđ nào, bất cứ nơi nào mà PL không cấm, mang lại thu nhập cho bản thân, gia đình và lợi ích cho xh.
- Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền làm việc, lựa chọn việc làm, nghề nghiệp phù hợp với khả năng, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo...
- Người lđ có đủ tuổi theo qui định của Bộ luật lđ, có khả năng lđ và giao kết hợp đồng lđ, đều có quyền tìm việc làm, người có trình độ chuyên 
môn, kĩ thuật cao được Nhà nước ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi phát huy tài năng (không coi là bất bình đẳng).
* Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động
Sơ đồ nguyên tắc giao kết HĐLĐ
Tự do
Tự nguyện
Nguyên tắc giao kết HĐLĐ
Bình đẳng
Không trái PL và thoả ước lđ tập thể
Giao kết trực tiếp giữa người sdld và người lđ
- HĐLĐ là sự thoả thuận giữa người lđ và người sdlđ về việc làm có trả công, đk lđ, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lđ.
- Giao kết HĐLĐ phải tuân theo nguyên tắc: Tự do, tự nguyện, bình đẳng, không trái PL và thoả ước lđ tập thể, giao kết trực tiếp giữa người lđ và người sdlđ.
- Các bên đều có trách nhiệm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình.
* Bình đẳng giữa lđ nam và nữ
- Bình đẳng về quyền trong lđ; về cơ hội tiếp cận việc làm; về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xh, đk lđ và các đk khác.
- PL qui định đối với lđ nữ: Có quyền hưởng chế độ thai sản; người sdlđ không được xa thải hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ vì lí do kết hôn, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 thang tuổi (trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động); không sử dụng lđ nữ công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại ...
c) Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trong lao động
* PL lao động qui định:
- Mở rộng dạy nghề, đào tạo lại, hướng dẫn kinh doanh, cho vay vốn với lãi xuất thấp để mọi người lđ có cơ hội có việc làm và tự tạo việc làm.
- Khuyến khích việc quản lí lđ theo n/tắc dân chủ, công bằng trong doanh nghiệp; có cs, chủ trương để người lđ được mua cổ phần, góp vốn vào phát triển doanh nghiệp.
- Khuyến khích và có cs ưu đãi đối với người lđ có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao.
- Có cs ưu đãi về giải quyết việc làm để thu hút và sử dụng lđ là người dân tộc thiểu số.
- Ban hành các qui định để bảo đảm cho phụ nữ bình đẳng với nam giới trong lđ; có qui định ưu đãi, xét giảm thuế đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lđ nữ; mở nhiều loại hình đào tạo cho lđ nữ...
Hoạt động 1
- GV: Phân tích để hs thấy trong nền KTTT, các hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, phong phú, tham gia tích cực vào cạnh tranh (mọi người được tự do kinh doanh theo PL); “mọi công dân đều bình đẳng trước PL”.
* Bình đẳng trong kinh doanh là gì?
* Nhà nước ta thừa nhận doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tồn tại và phát triển ở những ngành, những lĩnh vực then chốt, quan trọng của nền kinh tế có vi phạm nguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh không? Vì sao?
- HS: Trao đổi, trả lời.
- GV: N/ xét, bổ xung, kết luận.
Hoạt động 2
Thảo luận nhóm
- GV: * Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh trên cơ sở nào? Điều kiện kinh doanh?
 * Bình đẳng về quyền thể hiện ở những điểm nào?
 * Bình đẳng về nghĩa vụ thể hiện ở những điểm nào?
- HS: Trao đổi, trả lời.
- GV: N/ xét, bổ xung, kết luận.
Hoạt động 3
Thảo luận nhóm
- GV: * Hiện nay nước ta có các loại hình doanh nghiệp nào? Hãy kể tên các loại hình doanh nghiệp mà em biết?
 * Vì sao Nhà nước lại thừa nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp ở nước ta?
 * Vì sao Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp của mọi loại hình doanh nghiệp?
 * Chính sách bình đẳng giới ở nước ta qui định “ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ” theo em có mâu thuẫn với qui định nam, nữ bình đẳng trong kinh doanh hay không? Vì sao?
- HS: Trao đổi, trả lời.
- GV: N/ xét, bổ xung, kết luận.
3. Bình đẳng trong kinh doanh
a) Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh
- là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sx kinh doanh đều bình đẳng theo qui định PL.
- Nước ta đang xây dựng và phát triển KT hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các thành phần KT đều được khuyến khích phát triển, các doanh nghiệp đều bình đẳng với nhau trong hoạt động kinh doanh và đều bình đẳng trước PL.
b) Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh (5 nội dung)
- Thứ nhất: Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh (lựa chọn loại hình doanh nghiệp tuỳ sở thích và khả năng của mình). Mọi công dân, không phân biệt, nếu có đủ đk theo qui định PL đều có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ti cổ phần, công ti TNHH...
- Thứ 2: Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề mà PL không cấm khi có đủ đk theo qui định PL.
- Thứ 3: Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, là bộ phận cấu thành của nền kinh tế.
- Thứ 4: Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng qui mô và ngành, nghề kinh doanh; chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng; tự do liên doanh với các cá nhân, tổ chức KT trong và ngoài nước theo qui định PL; tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
- Thứ 5: Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong hoạt động sx, kinh doanh, đúng ngành, nghề đăng kí; nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lđ theo qui định của luật lđ; tuân thủ PL về bảo vệ tài nguyên, môi trường, cảnh quan,di tích lịch sử...
c) Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong kinh doanh
- Nhà nước thừa nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp ở nước ta.
- Nhà nước qui định quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh (được cụ thể hoá trong luật doanh nghiệp).
- Nhà nước khẳng định bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp của mọi loại hình doanh nghiệp, để họ yên tâm sx, kinh doanh.
- Nhà nước qui định nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, hoạt động sx, kinh doanh, quản lí doanh nghiệp, bình đẳng trong tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.
 4. Củng cố – hệ thống bài học
 Nắm đươc bình đẳng trong kinh doanh, nội dung, Trách nhiệm của Nhà nước.
 5. Hướng dẫn về nhà
 Câu hỏi sgk tr 42, 43, 44.

File đính kèm:

  • docTiet 9-CD12.doc
Giáo án liên quan