Giáo án Giáo dục công dân 12 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 5

- Thứ 3: Người vi phạm PL phải có lỗi.

+ Người vi phạm PL có thể cố ý hoặc vô ý.

+ Có 2 nguyên nhân: Khách quan ( Thiếu PL, PL không còn phù hợp với thực tế - điều kiện KT-XH khó khăn). Chủ quan: Coi thường PL, cố ý vi phạm, không hiểu biết về PL. Chủ quan là chính, vì vậy ý thức con người quan trọng nhất tuân thủ PL hay vi phạm PL, từ đó giáo dục HS nâng cao hiểu biết PL.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5. Soạn ngày:15/8/2010. 
Bài 2(tiếp)
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
 1 Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 1. Thực hiên PL là gì? Nội dung các hình thức thực hiện PL? Nêu VD?
 2. Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa các hình thức thực hiện PL?
 3.Giảng bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính của bài
* Hoạt động 1
- GV: Có thể khai thác bất cứ quan hệ nào ở bất cứ ngành luật nào.
+ Theo em, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng xuất hiện khi nào? 
Khi quan hệ hôn nhân được xác lập, khi ấy xuất hiện quan hệ PL giữa vợ và chồng (gđ 1 của qtr thực hiện PL)
+ Vợ chồng thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình như thế nào? 
Sau khi quan hệ hôn nhân được xác lập, Vợ chồng thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình (gđ 2 của qtr thực hiện PL)
KL: Hai gđ của qtr thực hiện PL có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, gđ 1 là tiền đề của gđ 2, gđ 2 là hệ quả phát sinh tất yếu từ gđ 1. Trong trường hợp xuất hiện gđ 3 – gđ không bắt buộc, vì nó chỉ xuất hiện khi cá nhân, tổ chức vi phạm PL và cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp bằng cách ra QĐ buộc chủ thể vi phạm PL phải thực hiện đúng PL.
* Hoạt động 2
Thảo luận nhóm
GV: Nêu VD sgk, yêu cầu HS thảo luận phân tích từng dấu hiệu của hành vi vi phạm: 
+ Thứ nhất: Là hành vi trái PL
* Hành động cụ thể: Bạn A chưa đến tuổi được phép tự điều khiể xe máy mà đã lái xe đi trên đường và hai bố con bạn A đều đi xe ngược chiều qui định.
* Không hành động: Người kinh doanh không nộp thuế cho nhà nước( trái PL về thuế).
+ Thứ 2: Do người có năng lực travhs nhiệm pháp lí thực hiện.
(GV giải thích năng lực trách nhiệm pháp lí? Người nào dù đủ năng lực trách nhiệm pháp lí và không đủ năng lực trách nhiệm pháp lí – làm rõ dấu hiệu thứ 2 theo nội dung và phân tích VD sgk).
+ Thứ 3: Người vi phạm PL phải có lỗi.
GV nêu câu hỏi: Theo em bố bạn A có biết đi xe vào đường ngược chiều là vi phạm PL không? Hành động của bố bạn A có thể dẫn đến hậu quả như thế nào? Hành động đó là cố ý hay vô ý?
* Nguyên nhân nào dẫn đến hành động vi phạm PL?
- HS: Đại diện trình bày.
- GV: Nhận xét, bổ xung, kết luận.
c. Các giai đoạn thực hiên pháp luật
- Giai đoạn 1: Giữa cá nhân, tổ chức hình thành quan hệ xh do PL điều chỉnh (gọi là qh PL).
HS nêu VD sgk.
- Giai đoạn 2: Cá nhân, tổ chức tham gia qh PL, thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình.
HS nêu VD sgk.
- Trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm PL và cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp bằng cách ra QĐ buộc chủ thể vi phạm PL phải thực hiện đúng PL. ( g đ 3) không phải là gđ bắt buộc.
HS nêu VD sgk.
KL: Quá trình thực hiện PL, chỉ đạt hiệu quả khi mỗi cá nhân, ỉô chức, đặc biệt là các cơ quan , công chức nhà nước tham gia vào các qhệ PL đều chủ động, tự giác thực hiện đúng đắn quyền và nghĩa vụ của mình theo HP và PL.
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
a) Vi phạm pháp luật
- Thứ nhất: Là hành vi trái PL
+ Hành vi có thể là hành động cụ thể, làm những việc không được làm theo qui định PL. ( Bạn A chưa đến tuổi được phép tự điều khiển xe máy mà đã lái xe đi trên đường và hai bố con bạn A đều đi ngược chiều qui định).
+ Hành vi không hành động: Không làm những việc phải làm theo qui định PL. (người kinh doanh không nộp thuế cho nhà nước).
- Thứ 2: Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
* Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng nhận thức được hành vi và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
(Người đủ 18 tuổi trở lên không mắc các bệnh về thể chất…)
* Phân tích VD sgk.
- Thứ 3: Người vi phạm PL phải có lỗi.
+ Người vi phạm PL có thể cố ý hoặc vô ý.
+ Có 2 nguyên nhân: Khách quan ( Thiếu PL, PL không còn phù hợp với thực tế - điều kiện KT-XH khó khăn). Chủ quan: Coi thường PL, cố ý vi phạm, không hiểu biết về PL. Chủ quan là chính, vì vậy ý thức con người quan trọng nhất tuân thủ PL hay vi phạm PL, từ đó giáo dục HS nâng cao hiểu biết PL.
 4. Củng cố – hệ thống bài học
 Nắm vững: - Các giai đoạn thực hiện PL.
 - Hành vi vi phạm PL.
 5. Hướng dẫn về nhà
 Câu hỏi sgk tr 26, đọc tiếp bài 2.

File đính kèm:

  • docTiet 5-CD12.doc