Giáo án Giáo dục công dân 12 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 26

+ Muốn phát triển và tăng trưởng kinh tế cần phải có hệ thống pháp luật về kinh tế có khả năng kích thích sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng của xã hội:

 Trước hết, phải tạo ra khung pháp lý cần thiết cần thiết cho hoạt động KD.

 Pháp luật phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân.

 PL về thuế phải tạo ra động lực kích thích và thúc đẩy KD phát triển.

+ Nền kinh tế phát triển và tăng trưởng liên tục, ổn định là tiền đề cho sự phát triển bền vững của đất nước.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2375 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Tiết: 26 2323 1221212121211211121212 43 
Bài 9: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC (4 tiết )
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức: 
 - Hiểu được vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
 - Nắm được nội dung cơ bản của pháp luật trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2.Về kỹ năng: 
 Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
3.Về thái độ: 
 Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật về kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
B/ CHUẨN BỊ: 	- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
 	- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LƠP: TIẾT 1
I. Ổn định tổ chức lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới:
1)Đặt vấn đề: 
2)Triển khai các hoạt động:
a. hoạt động 1: Giới thiệu bài: 
Một đất nước phát triển bền vững là một đất nước có sự tăng trưởng liên tục và vững chắc về kinh tế, có sự bảo đảm ổn định và phát triển về văn hố, xã hội, có môi trường được bảo vệ và cải thiện, có nền quốc phòng và an ninh vững chắc.
 Trong sự phát triển bền vững của đất nước, phát luật có vai trò như thế nào? Bao gồm những nội dung gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong nội dung bài học này.
b. hoạt động 2: 
Hoạt động của thầy và trò
Trong lĩnh vực kinh tế
GV đặt vấn đề: Có người cho rằng, để phát triển kinh tế đất nước thì chỉ cần có các chủ trương, chính sách là đủ mà không cần phải có pháp luật. Em có đồng ý với ý kiến này không? Tại sao?
GV giảng:
Để tăng trưởng KT đất nước, NN sử dụng nhiều công cu, phương tiện, biện pháp khác nhau, trong đó, pháp luật được coi là phương tiện không thể thiếu. Chủ trương, chính sách là cần thiết nhưng không đủ để tạo ra một trật tự pháp lí cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Không có PL, SX - kinh doanh sẽ hỗn loạn, không ổn định và tất nhiên KT đất nước sẽ không thể tăng trưởng được.
GV giảng về cách thứ mà PL tác động đến sự tăng trưởng KT đất nước:
+ Muốn phát triển và tăng trưởng kinh tế cần phải có hệ thống pháp luật về kinh tế có khả năng kích thích sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng của xã hội:
­ Trước hết, phải tạo ra khung pháp lý cần thiết cần thiết cho hoạt động KD.
­ Pháp luật phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân.
­ PL về thuế phải tạo ra động lực kích thích và thúc đẩy KD phát triển.
+ Nền kinh tế phát triển và tăng trưởng liên tục, ổn định là tiền đề cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Nội dung kiến thức
1/Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước
a) Trong lĩnh vực kinh tế
 Thứ nhất, pháp luật tạo ra khung pháp lí cần thiết của họat động kinh doanh.
 Thứ hai, pháp luật ghi nhận và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của công dân để khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng trong xã hội.
 Thứ ba, thông qua các quy định về thuế, pháp luật khuyến khích các họat động kinh doanh trong những ngành, nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
IV. Củng cố:
Gv : Phát phiếu học tập cho học sinh về nội dung trong lĩnh vực kinh tế.
Hs : Làm bài vào phiếu học tập
Gv: Nhận xét bài làm của các em, sau đó khái quát nội dung đã học.
V. Dặn dò:
- Học bài , làm bài tập SGK
- Chuẩn bị trước phần tiếp theo
D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
............................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 26 CD12.doc