Giáo án giảng dạy Vật lý 11 – Bài 28. Lăng kính

II. Đường truyền của tia sáng qua lăng kính

1.Tác dụng tán sắc ánh sáng trắng

2.Đường truyền của tia sáng qua lăng kính

- Tia ló ra khỏi lăng kính luôn lệch về đáy lăng kính so với tia tới.

- Góc tạo bởi tia ló và tia tới gọi là góc lệch D.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2878 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy Vật lý 11 – Bài 28. Lăng kính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
	Tên bài: LĂNG KÍNH
	Số tiết: 1 PPCT: 55
	Giáo viên: Trần Đăng Chiến – THPT Lê Quý Đôn
	Ngày soạn: 28/02/ 2015. 
	Ngày dạy: 06/3/2015
-----–¶—-----
BÀI 28: LĂNG KÍNH
MỤC TIÊU
Kiến thức
Biết được cấu tạo của lăng kính.
Nêu được hai tác dụng của lăng kính:
+ Tán sắc chùm ánh sáng trắng;
+ Làm lệch về phía đáy một chùm tia sáng đơn sắc.
Viết được các công thức về lăng kính;
Nêu được công dụng của lăng kính.
Kĩ năng
Vẽ được đường truyền ánh sáng qua lăng kính;
Giải được các bài tập đơn giản về lăng kính.
Thái độ
Có hứng thú học Vật lý.
Có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác.
Có tinh thần hợp tác trong việc học tập môn Vật lý.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
- Giáo án điện tử
- Bài tập trắc nghiệm củng cố
- Dụng cụ: phấn màu, thước kẻ
Học sinh
Các kiến thức liên quan: khúc xạ ánh sáng, ánh sáng trắng, .
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ (5 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Trình chiếu các câu hỏi trắc nghiệm . 
Trả lời câu hỏi ra bảng cá nhân.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo lăng kính (5 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Cho học sinh xem hình ảnh cầu vồng, tại sao có cầu vồng? Chiếu video ánh sáng qua lăng kính. Khối trong suốt đó được gọi là gì? Nó có những đặc điểm nào?
Giới thiệu lăng kính, nhấn mạnh các khái niệm cạnh, đáy, hai mặt bên của lăng kính.
Giới thiệu góc chiết quang A, chiết suất n.
Ghi nhớ các khái niệm.
Ghi bài
Tiết 55 - Bài 28: LĂNG KÍNH
I.Cấu tạo của lăng kính
- Định nghĩa: (SGK)
- Đặc trưng của lăng kính về phương diện quang học:
+ Góc chiết quang A 
 + Chiết suất n.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về lăng kính, tác dụng của lăng kính đối với ánh sáng truyền qua nó (10phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Làm thí nghiệm với phần mềm Crocodile. 
 Hiện tượng đó là hiện tượng gì?
Tia sáng qua lăng kính như thế nào? 
Hướng dẫn học sinh vẽ đường truyền ánh sáng qua lăng kính.
Giới thiệu góc lệch D
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1.
Quan sát.
Hiện tượng tán sắc ánh sáng.
Nhận xét đường truyền của tia sáng qua lăng kính.
Vẽ đường truyền ánh sáng qua lăng kính.
Nghe giảng.
Trả lời câu hỏi.
II. Đường truyền của tia sáng qua lăng kính
1.Tác dụng tán sắc ánh sáng trắng
2.Đường truyền của tia sáng qua lăng kính
- Tia ló ra khỏi lăng kính luôn lệch về đáy lăng kính so với tia tới.
- Góc tạo bởi tia ló và tia tới gọi là góc lệch D.
Hoạt động 4: Tìm hiểu các công thức lăng kính (15phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Giới thiệu các công thức của lăng kính.
Hướng dẫn cho HS chứng minh các công thức của lăng kính.
Chia lớp thành 4 nhóm để giải bài tập. chiếu một chùm tia sáng hẹp vào cạnh AB của lăng kính có chiết suất n=1,41. Tính góc lệch D khi:
Nhóm 1: i=400,A=600
Nhóm 2: i=450,A=600
Nhóm 3: i=500,A=600
Nhóm 4: i=50,A=60
Đại diện các nhóm HS lên bảng chứng minh.
Thảo luận chứng minh theo nhóm.
Thảo luận tính toán theo nhóm.
Nhóm treo kết qua lên.
III.Các công thức lăng kính
Chú ý:
1. D=Dm 
khi i=i’; r=r’=A/2.
2. Khi i,A rất nhỏ thì 
 D=(n-1)A
3. Nếu lăng kính đặt trong môi trường có chiết suất nmt thì ta phải thay n bằng n/nmt . 
Hoạt động 5: Tìm hiểu về các ứng dụng của lăng kính (5phút) 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Giới thiệu các công dụng của lăng kính.
Chiếu flash về ứng dụng của lăng kính.
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C3.
Xem SGK và ghi nhớ các công dụng của lăng kính.
Làm thí nghiệm về phản xạ toàn phần cho hai trường hợp.
Trả lời câu hỏi C3.
IV. Công dụng của lăng kính
1.Máy quang phổ
Lăng kính là bộ phận chính của máy quang phổ.
2.Lăng kính phản xạ toàn phần.
 Hoạt động 6: Vận dụng, củng cố (5phút) 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
 Cho HS làm bài tập trắc nghiệm.
Trả lời các câu trắc nghiệm.
Hoạt động 7: Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Về làm các bài tập trong SGK và sách bài tập.
Yêu cầu Học sinh soạn bài “Thấu kính mỏng”.
Ghi bài tập về nhà .
Ghi những chuẩn bị cho bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docBai_28_Lang_kinh_20150725_100938.doc