Giáo án giảng dạy môn địa lý 11 bài 11: Khu vực Đông nam á (tiết 1) tự nhiên, dân cư và xã hội
Phát triển kinh tế biển:
+ GTVT biển: xây dựng các cảng biển, các tuyến đường hàng hải quốc tế => thuận tiện giao lưu, trao đổi hàng hóa.
+ Khai thác khoáng sản: đặc biệt là dầu mỏ ở thềm lục địa (Việt Nam, Indonexia, Malaixia )
+ Nuôi trồng – đánh bắt hải sản: Là nơi gặp gỡ của nhiều dòng biển, nơi hội tụ của nhiều luồng sinh vật biển => nguồn tài nguyên dồi dào.
+ Du lịch biển: nhiều bãi tắm vũng vịnh đẹp. Biển không bị đóng băng => phát triển du lịch quanh năm
GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY MÔN ĐỊA LÝ 11 GVHD: Cô Trần Nguyễn Ngọc Phương SVTT: Nguyễn Ngọc Mai Bài 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á (tiết 1) TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI MỤC TIÊU BÀI HỌC Kiến thức Biết và phân tích được tính thống nhất về đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á. Biết và phân tích được đặc điểm kinh tế-xã hội và những ảnh hưởng của các đặc điểm đó đến sự phát triển kinh tế của khu vực. Đánh giá được ảnh hưởng của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện xã hội đến phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á. Kỹ năng - Khai thác kiến thức từ lược đồ, bản đồ, tư liệu trong bài. THIẾT BỊ DẠY HỌC Hình ảnh, bản đồ, biểu đồ trong SGK. Hình ảnh và phim về khu vực Đông Nam Á Bản đồ thế giới HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Ổn định lớp. Bài mới Dẫn nhập: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Cho HS xem một số hình ảnh/clip giới thiệu về Đông Nam Á. Cho HS xem Bản đồ Thế Giới, yêu cầu xác định vị trí địa lý, giới hạn của khu vực. + Diện tích 4,5 triệu km2 + Nằm ở phía đông nam châu Á. Hầu như hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến. + Là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Tiếp giáp: + Phía Bắc giáp Trung Quốc + Phía Tây Bắc giáp Ấn Độ, Băngladet. + Các mặt còn lại giáp các biển và đại dương. Biển Đông, biển Xulu, Xulavedi, Moluc, Banđa, Araphura, Giava, Andaman Các đại dương: Ấn Độ dương (phía Tây – Tây Nam), Thái Bình Dương (phía Đông). - GV hỏi: Dựa vào lược đồ Các nước trên thế giới, kể tên các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. + Khu vực Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia, được chia thành 2 bộ phận Đông Nam Á lục địa: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma. Đông Nam Á hải đảo: Malaixia, Indonexia, Brunei, Philippin, Singapo, Đông Timo. - GV hỏi: Vị trí địa lí, lãnh thỗ có ảnh hưởng gì đến việc phát triển khu vực Đông Nam Á ? + Nằm ở vị trí giao thoa giữa các nền văn hóa lớn => giao lưu văn hóa, đa dạng màu sắc văn hóa dân tộc => du lịch nhân văn. + Là điểm nút giao nhau của TBD và ÂĐD => dễ dàng giao thông bằng đường biển, hội tụ nhiều luồng sinh vật. + Nằm gần các quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh(TQ, NB) => học hỏi kinh nghiệp, hợp tác cùng phát triển. - GV hỏi: Nêu ý nghĩa của biển và đại dương đối với sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực? Phát triển kinh tế biển: + GTVT biển: xây dựng các cảng biển, các tuyến đường hàng hải quốc tế => thuận tiện giao lưu, trao đổi hàng hóa. + Khai thác khoáng sản: đặc biệt là dầu mỏ ở thềm lục địa (Việt Nam, Indonexia, Malaixia) + Nuôi trồng – đánh bắt hải sản: Là nơi gặp gỡ của nhiều dòng biển, nơi hội tụ của nhiều luồng sinh vật biển => nguồn tài nguyên dồi dào. + Du lịch biển: nhiều bãi tắm vũng vịnh đẹp. Biển không bị đóng băng => phát triển du lịch quanh năm Hoạt động 2: - Điều kiện tự nhiên có sự khác nhau giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. - Gv chia nhóm tìm hiểu các điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo + Địa hình. + Sông ngòi. + Khí hậu. + Đất đai. + Khoáng sản. + Sinh vật. - GV các nhóm trình bày. Chuẩn kiến thức. Địa hình: ĐNA lục địa Núi chạy theo hướng TB – ĐN, B-N. Có các đồng bằng xen kẽ giữa các núi, các đồng bằng ven biển. ĐNA hải đảo Núi chạy theo hường vòng cung, nhiều núi lửa. chủ yếu lá đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Sông ngòi ĐNA lục địa Có nhiều sông lớn: Mêkông, Hồng, Mênam ĐNA hải đảo Xhỉ có sông trên các đảo lớn. Khí hậu ĐNA lục địa Nằm hoàn toàn trong đới nhiệt đới gió mùa. Riêng Bắc VN và Bắc Mianma: có mùa đông lạnh. ĐNA hải đảo Hầu hết nằm trong đới khí hậu xích đạo. Riêng Philipin có một phần nhiệt đới, một phần xích đạo. Khoáng sản ĐNA lục địa Fe, thiếc, than, 1 ít dầu mỏ ĐNA hải đảo Chủ yếu là dầu mỏ. Đất đai – sinh vật ĐNA lục địa Đất màu mỡ, nhiều phù sa, đất feralit. Phổ biến rừng nhiệt đới, có hệ thủy hải sản phong phú ĐNA hải đảo Đất màu mỡ chủ yếu do dung nham bồi đắp. Có các HST rừng nhiệt đới, rừng xích đạo, hải sản phong phú. Hoạt động 3: - GV hỏi: Các điều kiện tự nhiên như trên có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế khu vực Đông Nam Á? + Thuận lợi: phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đánh bắt thủy hải sản, lâm nghiệp, chế biến – khai thác thủy hải sản, phát triển kinh tế biển + Khó khăn: thiên tai, mất rừng, cạn kiệt tài nguyên Cụ thể: Khí hậu: nóng ẩm, mưa nhiều, hệ đất trồng phong phú => phát triển nông nghiệp nhiêt đới. Tài nguyên biển: phát triển kinh tế biển Tài nguyên khoáng sản: phát triển CN khai khoáng Tài nguyên rừng: rừng nhiệt đới ẩm với đa dạng sinh học cao, tuy nhiên đang có nguy cơ thu hẹp. Thiên tai: +Nằm kề sát “Vành đai lửa Thái Bình Dương”. + Là “Cái rốn” của nhiều cơn bão nhiệt đới. + Động đất, sóng thần => cần khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên. Hoạt động 4: - Cho HS xem biểu đồ thể hiện quy mô dân số => rút ra nhận xét về quy mô dân số khu vực. - Cho HS xem biểu đồ tỉ suất gia tăng dân số của khu vực Đông Nam Á => nhận xét. - Cho HS xem biểu đồ tháp tuổi của khu vực Đông Nam Á => nhận xét. - Cho HS xem lược đồ phân bố dân cư => sự phân bố dân cư của khu vực Đông Nam Á. - GV yêu cầu HS trình bày các đặc điểm xã hội của khu vực Đông Nam Á. +Nhiều thành phần dân tộc. +Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn. +Có nhiều nét tương đồng về phong tục tập quán, văn hóa Cho HS xem các hình ảnh về các dân tộc, các lễ hội văn hóa. - GV hỏi: Đặc điểm dân cư – xã hội có thuận lợi và trở ngại gì đối với sự phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á? +Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, truyền thống sản xuất lâu đời phong phú thêm màu sắc văn hóa giữa các quốc gia trong khu vực. +Trở ngại: Sức ép dân số lên các vấn đề kinh tế, giáo dục, y tế, môi trường; xung đột sắc tộc, chất lượng lao động còn hạn chế, tình hình xã hội chưa thật ổn định. Tự nhiên 1.Vị trí địa lý và lãnh thổ a. Vị trí địa lý - Diện tích 4,5 triệu km2 - Nằm ở phía đông nam châu Á. - Là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. - Tiếp giáp: + Phía Bắc giáp Trung Quốc + Phía Tây Bắc giáp Ấn Độ, Băngladet. + Các mặt còn lại giáp biển và đại dương. b. Lãnh thổ - Gồm 11 nước. Bao gồm 2 bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. 2. Điều kiện tự nhiên Có sự khác biệt giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. (kèm phụ lục) Đánh giá các điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á Khí hậu: nóng ẩm, mưa nhiều, hệ đất trồng phong phú => phát triển nông nghiệp nhiêt đới. Tài nguyên biển: phát triển kinh tế biển Tài nguyên khoáng sản: phát triển CN khai khoáng Tài nguyên rừng: rừng nhiệt đới ẩm với đa dạng sinh học cao, tuy nhiên đang có nguy cơ thu hẹp. Thiên tai: +Nằm kề sát “Vành đai lửa Thái Bình Dương”. + Là “Cái rốn” của nhiều cơn bão nhiệt đới. + Động đất, sóng thần cần khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên. Dân cư và xã hội Dân cư Dân số đông, mật độ cao Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao, đang có chiều hướng giảm. Kết cấu dân số trẻ. Phân bố dân cư không đồng đều Xã hội Nhiều thành phần dân tộc. Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn. Có nhiều nét tương đồng về phong tục tập quán, văn hóa ĐÁNH GIÁ Đông Nam Á hải đảo chủ yếu có khí hậu gì? Xích đạo. Chí tuyến. Ôn đới. Nhiệt đới Dân cư của khu vực Đông Nam Á chủ yếu tập trung ở đâu? Đồng bằng châu thổ các sông lớn. Ven biển. Ở các đô thị lớn. Tất cả ý trên 3. Nêu những trở ngại từ các đặc điểm dân cư –xã hội đối với sự phát triển kinh tế trong khu vực Đông Nam Á? HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP Về nhà học bài, xem trước Tiết 2: Kinh tế. PHỤ LỤC ĐNÁ lục địa ĐNÁ hải đảo Địa hình Núi chạy theo hướng TB – ĐN, B-N. Có các đồng bằng xen kẽ giữa các núi, các đồng bằng ven biển. Núi chạy theo hường vòng cung, nhiều núi lửa. chủ yếu lá đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Sông ngòi Có nhiều sông lớn: Mêkông, Hồng, Mênam Chỉ có sông trên các đảo lớn. Khí hậu Nằm hoàn toàn trong đới nhiệt đới gió mùa. Riêng Bắc VN và Bắc Mianma: có mùa đông lạnh. Hầu hết nằm trong đới khí hậu xích đạo. Riêng Philipin có một phần nhiệt đới, một phần xích đạo. Khoáng sản Fe, thiếc, than, 1 ít dầu mỏ Chủ yếu là dầu mỏ. Đất – sinh vật Đất màu mỡ, nhiều phù sa, đất feralit. Phổ biến rừng nhiệt đới, có hệ thủy hải sản phong phú Đất màu mỡ chủ yếu do dung nham bồi đắp. Có các HST rừng nhiệt đới, rừng xích đạo, hải sản phong phú
File đính kèm:
- Dia_11dong_nam_a_20150726_045008.doc