Đề cương ôn tập học kỳ II môn Địa lý Lớp 11 - Phạm Việt Anh

Trung Quốc đã thực hiện chiến lược gì phát triển công nghiệp? Những thành tựu đạt được từ chiến lược trên.

_Chiến lược phát triển công nghiệp

 +Chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường. Chủ động lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

 +Thực hiện chính sách mở cửa trao đổi hàng hoá, thu hút đầu tư nước ngoài ( năm 2004 thu hút đầu tư nước ngoài đạt 60,6 tỉ USD).

 +Quản lý sản xuất công nghiệp tại các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất.

 +Hiện đại hoá trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao cho các ngành công nghiệp.

 +Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, sau đó tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng truyền thống như: khai khoáng, luyện kim, chế tại máy, hoá chất.

 +Năm 1994 Trung Quốc thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung phát triền 5 ngành công nghiệp: chế tạo máy, địên tử, hoá dầu, sản xuất ôtô và xây dựng.

 +Phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao như: điện tử, cơ khí chính xác chế tạo máy bay. dặc biệt Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu V.

 +Phát triển các ngành vật liệu xây dựng, gốm sứ, dệt. dựa vào lực lượng lao động và nguồn nguyên liệu dồi dào ở địa phương.

_Thành tựu:

 +Sản lượng một số ngành công nghiệp tăng nhanh và có thứ bậc cao của thế giới như: than, thép, xi măng, phân đạm và điện.

 +Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao : điện tử, cơ khí chính xác, máy móc tự động. đạt nhiều thành tựu cao.

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ II môn Địa lý Lớp 11 - Phạm Việt Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HỌC KÌ 2 - MÔN ĐỊA LÝ LỚP 11
NHẬT BẢN 
Phân tích những thuận lợi và khó khăn về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản đến sự phát triển kinh tế ? Vì sao dân cư Nhật Bản tập trung đông ở vùng ven biển? 
a/ Thuận lợi: 
* Vị trí địa lý: 
+ Là một quần đảo nằm ở phía Đông châu Á, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với bên ngoài bằng đường biển và phát triển du lịch biển. 
+ Nằm gần các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á, giàu tài nguyên và đông dân, thuận lợi cho việc nhập khẩu nguyên liệu và buôn bán, trao đổi hàng hóa. 
* Điều kiện tự nhiên: 
+ Đồng bằng nhỏ hẹp nhưng đất đai màu mỡ 
+ Đường bờ biển dài (khoảng 29750 km) bị chia cắt bởi nhiều vũng vịnh thuận lợi cho xây dựng hải cảng, tàu bè trú ngụ; tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau tạo nên nhiều ngư trường lớn, rất thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển như dịch vụ cảng biển, giao thông, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. 
+ Địa hình núi với nhiều cảnh đẹp, suối khoáng nóng là điều kiện phát triển du lịch. 
+ Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, lượng mưa lớn. Phía bắc: khí hậu ôn đới, phía nam: khí hậu cận nhiệt đới tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. 
+ Sông ngòi nhỏ, ngắn, dốc có giá trị thủy điện. 
+ Tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích tự nhiên lớn là điều kiện phát triển lâm nghiệp và bảo vệ môi trường. 
Dân cư Nhật Bản tập trung đông ở vùng ven biển vì nơi đây tập trung các thành phố lớn với đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, biển có nhiều ngư trường lớn, rất thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển như dịch vụ cảng biển, giao thông, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các nước có nền kinh tế phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước ở khu vực Đông Nam Á 
b/ Khó khăn: 
+ Nằm ở đông á, giữa TBD, gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ cách xa đại lục khó khăn trong việc giao lưu đường bộ vs các nc và các bộ phận của lãnh thổ. 
+ Nghèo khoáng sản, thiếu nguyên liệu cho ngành công nghiệp nặng. 
+ Vị trí nằm ở vành đai lửa Thái Bình Dương nên hay có động đất, núi lửa, sóng thần, gây thiệt hại lớn cho đời sống và sản xuất. 
+ Địa hình chủ yếu là đồi núi (chiếm ¾ diện tích) giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn. 
+ Sông nhỏ, ngắn, dốc nên lượng nước cung cấp cho sản xuất, sinh hoạt còn thiếu.  
Chứng minh dân số Nhật Bản đang già hoá? 
-Tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi giảm nhanh chóng.( năm 1970: 23,9%, năm 1997: 15,3%, năm 2005: 13,9%) 
-Tỉ lệ người già từ 65 tuổi trở lên tăng nhanh chóng.(1970: 7,1%, 1997: 15,7%, 2005: 19,2%, dự báo năm 2025: 28,2%) 
-Đặc biệt, dự báo đến năm 2025, dân số Nhật Bản sẽ giảm khoảng 10,7 triệu người so với năm 2005 ( chỉ còn 117 triệu người so với 127,7 triệu người hiện nay). 
-Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp chỉ còn 0,1% vào năm 2005, tuổi thọ cao. 
Chứng minh Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao? 
-Sản lượng công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Hoa Kì. 
-NB chiếm vị trí hàng đầu thế giới về máy công nghiệp, thiết bị điện tử, người máy. Tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sp tơ tằm, tơ sợi tổng hợp, giấy in báo,... 
-Một số dẫn chứng: 
 +41% sản lượng tàu biển của thế giới. 
 +Sản xuất ra 25% sản lượng ô tô, xuất khẩu khoảng 45% số xe sản xuất ra. 
 +Sản xuất khoảng 60% lượng xe gắn máy của thế giới và xuất khẩu 50% số xe sản xuất ra 
 +Chiếm khoảng 22% sản phẩm công nghiệp tin học của thế giới
 +Đứng đầu thế giới về sản xuất vi mạch và chất bán dẫn. 
 +Đứng thứ hai trên thế giới về vật liệu truyền thông. 
 +Chiếm 60% tổng số rô bốt thế giới 
 +Nổi tiếng thế giới về kĩ thuật xây dựng các công trình ngầm, cầu biển, các tòa tháp, nhà cao tầng. 
- Một số ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp: chế tạo, sx điện tử, xây dựng và công trường công cộng, dệt.  
Những nét chính về nền nông nghiệp ở Nhật Bản ? 
a.Đặc điểm: 
- Giữ vai trò thứ yếu (1% trong GDP) 
- Diện tích đất nông nghiệp ít (14% lãnh thổ). 
- Phát triển theo hướng thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, tăng chất lượng nông sản 
- Đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản được chú trọng. 
b.Phân loại: 
- Trồng trọt:Lúa gạo là cây trồng phổ biến, chiếm 50% diện tích đất canh tác,chè,thuốc lá,dâu tằm là những cây trồng phổ biến. 
- Chăn nuôi: bò, lợn, gà theo phương pháp tiên tiến trong các trang trại. 
- Sản lượng hải sản đánh bắt (Cá thu,cá ngừ, tôm, cua) hàng năm lớn. 
- Nuôi trồng hải sản: Tôm, sò huyết, cua, rau câu, trai lấy ngọc...phát triển.
BÀI 3: TRUNG QUỐC 
Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển nông nghiệp và công nghiệp Trung Quốc? 
Miền Đông
Miền Tây
Thuận lợi
Khó khăn
Địa hình
Vùng núi thấp và các đồng bằng màu mỡ: ĐB Hoa Bắc, ĐB Đông Bắc, ĐB Hoa Trung... Độ cao: 1500 mét trở xuống 
Gồm nhiều dãy núi cao, hùng vĩ: Himalaya, Thiên sơn.  
-Các cao nguyên đồ sộ và bồn địa. Độ cao: 1500 mét trở lên. 
phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp ... 
giao thông Đông-Tây.. 
Khí hậu
-Phía Bắc ôn đới gió mùa. 
-Phía Nam cận nhiệt đới gió mùa. 
- Có nhiều mưa về màu hạ. 
- Ôn đới lục địa  
khắc nghiệt, ít mưa. 
phát triển nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng. Trồng cây ôn đới ở phía Bắc miền Đông, cây cận nhiệt ở phía nam. Cung cấp nc cho sx nông nghiệp. 
lũ lụt, bão, hạn hán. 
Miền Tây tạo nên những vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn. 
Sông ngòi 
Nhiều sông lớn: sông Trường Giang, Hoàng Hà, Tây Giang 
Là nơi bắt nguồn của nhiều hệ thống sông lớn 
Sông của Miền Đông có giá trị về thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông. 
 lũ lụt... 
Khoáng sản
Khí đốt, dầu mỏ, than, sắt, thiếc, mangan 
Nhiều loại than, sắt, dầu mỏ, thiếc, đồng.. 
phát triển công nghiệp khai khoáng 
Trình bày đặc điểm dân cư Trung Quốc? Giải thích vì sao dân cư của Trung Quốc chủ yếu tập trung ở miền Đông? 
*Dân số đông nhất thế giới, hơn 1.5 tỉ người (2005) chiếm 1/5 dân số thế giới  
• Gia tăng dân số nhanh, gân đây đã giảm, chỉ còn 0.6% (2005) 
• Dân tộc: trên 50 nhóm dân tộc, đông nhất là người hán(chiếm 90%) 
• Phân bố:dân cư tập trung đông ở miền đông, nhất là các Đông bằng châu thổ, thành phố lớn, miên tây thưa thớt. 
• Tỉ lệ dân thành thị của TQ là 37%(2005), miên đông là nơi tập trung các thành phố lớn như:Bắc Kinh, Thượng Hải, An Sơn, Trùng Khánh... 
* Miền Đông dân cư tập trung đông đúc là do có điều kiện tự nhiên thuận lợi; địa hình thấp, nhiều đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu ôn đới gió mùa và cạn nhiệt đới gió mùa. 
* Miền Tây dân cư thưa thớt là do điêu kiện tự nhiên không thuận lợi, địa hình núi cao hiểm trở, khí hậu lục địa khắc nghiệt, hoang mạc và bán hoang mạc, thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất... 
- Chính sách dân sô: mỗi gia đình chỉ có một con có tác dụng làm giảm nhanh tỉ xuất sinh và tỉ xuất gia tăng dân số tự nhiên Trung Quốc , năm 2005 chỉ còn 0.6%.
Trung Quốc đã thực hiện chiến lược gì phát triển công nghiệp? Những thành tựu đạt được từ chiến lược trên. 
_Chiến lược phát triển công nghiệp  
 +Chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường. Chủ động lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. 
 +Thực hiện chính sách mở cửa trao đổi hàng hoá, thu hút đầu tư nước ngoài ( năm 2004 thu hút đầu tư nước ngoài đạt 60,6 tỉ USD). 
 +Quản lý sản xuất công nghiệp tại các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất. 
 +Hiện đại hoá trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao cho các ngành công nghiệp. 
 +Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, sau đó tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng truyền thống như: khai khoáng, luyện kim, chế tại máy, hoá chất........ 
 +Năm 1994 Trung Quốc thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung phát triền 5 ngành công nghiệp: chế tạo máy, địên tử, hoá dầu, sản xuất ôtô và xây dựng. 
 +Phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao như: điện tử, cơ khí chính xác chế tạo máy bay. dặc biệt Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu V. 
 +Phát triển các ngành vật liệu xây dựng, gốm sứ, dệt.... dựa vào lực lượng lao động và nguồn nguyên liệu dồi dào ở địa phương. 
_Thành tựu: 
 +Sản lượng một số ngành công nghiệp tăng nhanh và có thứ bậc cao của thế giới như: than, thép, xi măng, phân đạm và điện. 
 +Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao : điện tử, cơ khí chính xác, máy móc tự động.... đạt nhiều thành tựu cao. 
Tại sao sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc lại tập trung ở Miền Đông và vùng duyên hải ven biển ?  
Vì miền Đông có nhiều thuận lợi trong phát triển công nghiệp. 
+ Vị trí địa lí: Dễ giao lưu với bên ngoài trong việc xuất nhập khẩu. 
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Địa hình bằng phẳng, nhiều khoáng sản, nguồn nước dồi dào,... 
+ Dân cư đông đúc: Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn 
+ Nguyên liệu từ nông nghiệp, thủy sản dồi dào (là miền có nông nghiệp trù phú). 
+ Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật mạnh 
+ Thu hút đầu tư nước ngoài. 
+ Là nơi tập trung các trung tâm công nghiệp lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và Hồng Kông... 
Khó khăn: nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, kĩ thuật... 
Trình bày những đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Trung Quốc? 
-Áp dụng nhiều chính sách, biện pháp để cải tạo trong nông nghiệp như: giao quyền sử dụng đất cho nông dân, cải tạo, xây dựng mới đường giao thông, phát triển hệ thống thủy lợi chống khô hạn và lũ lụt,.....nhằm tạo điều kiện khai thác tiềm năng lao động, tài nguyên của đất nước. 
-Sản xuất được nhiều loại nông sản có sản lượng và năng suất cao như: lương thực, bông, thịt lợn,.. 
-Ngành trồng trọt chiếm ưu thế hơn so với ngành chăn nuôi. 
-Cây lương thực chiếm vị trí quan trọng về diện tích và sản lượng. 
-Các vùng nông nghiệp tập trung trù phú ở miền đông và châu thổ các sông lớn. 
-Miền tây chủ yếu phát triển chăn nuôi gia súc lớn: Cừu, Lạc đà,... 
-Tuy nhiên, bình quân lương thực đầu người vẫn còn thấp. 
Vì sao sản xuất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở miền Đông Trung Quốc ? 
Nông nghiệp Trung Quốc tâp trung ở miền đông vì: 
- ĐKTN: đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu cận nhiệt và ôn đới gió mùa,... 
- ĐKKT-XH: dân cư đông đúc, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ lớn; dông dân, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển, sự hỗ trợ của công nghiệp,...
BÀI 4: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á. 
Câu 1. Trình bày về đặc điểm dân cư xã hội Đông Nam Á ? 
a/ Dân cư: 
-Dân số trẻ, số dân đông, mật độ dân số cao (124 người/km² - năm 2005) 
-Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trước đây khá cao, hiện nay đã có xu hướng giảm 
-Dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở đồng bằng và các vùng đất badan 
-Nguồn lao động dồi dào, số người trong độ tuổi lao động lớn, tuy nhiên trình độ tay nghề còn hạn chế. 
b/ Xã hội: 
-Các quốc gia đều có nhiều dân tộc gặp khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước 
-Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới (Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản, Âu - Mỹ) nên Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại 
-Có nhiều tôn giáo: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo,... 
-Nét tương đồng về phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa là cơ sở thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển. 
Câu 2. Những khó khăn về đặc điểm dân cư đến việc phát triển kinh tế ở khu vực Đông Nam Á ? 
-Dân số đông, mật dộ dân số cao thiếu việc làm thu nhập thấp. 
-Lao động có trình độ chuyên môn cao còn thiếu khó khăn trong việc phát triến các ngành công nghệ đòi hỏi trình độ cao. 
-Phân bố dân cư không đồng đều khai thác tài nguyên, nguồn lực ở miền núi gặp khó khăn, quản lí xã hội ở các vùng đông dân cũng gặp nhiều khó khăn, quản lí xã hội ở các vùng đông dân gặp nhiều trở ngại 
-Đa dân tộc, đa tôn giáo dễ nảy sinh các mâu thuẫn, xung đột cuất phát từ quyền lợi, định kiến về phong tục, tập quán, văn hóa, tôn giáo... dễ mất ổn định về an ninh, chính trị.. từ đó làm ảnh hưởng, làm chậm tốc độ phát triển kinh tế.
PHẦN THỰC HÀNH: 
Xem lại các bài thực hành của mỗi bài học. 
1. Bài 2/72: biểu đồ cột 
Nhận xét: 
So từ 1995 2005: sản lượng lương thực tăng. 
1995 2005: sản lượng lương thực có lúc tăng lúc giảm, cụ thế: 
+ 1995 1998: sản lượng lương thực giảm 
+ 1998 2002 : sản lượng lương thực tăng rất nhanh. 
+ 2002 2005: sản lượng lương thực giảm 
Bài 1/73: biểu đồ cột hoặc đường 
Nhận xét: GDP của Liên Bang Nga tăng giảm không ổn định. 
- Từ năm 1990 đến năm 2000 GDP của Nga giảm từ 967,3 tỉ USD xuấng còn 259,7 tỉ USD. 
-Từ năm 2000 đến năm 2004 liên tục tăng, từ 259,7 lên 582,4 tỉ USD. 
Nguyên nhân: Do khủng hoảng KT - CT và xã hội vào đầu thập kỉ 90. 
Trong những năm gần đây Nga đã lấy lại nhịp độ phát triển và tăng trưởng kinh tế. 
Bài 3/78: biểu đồ đường 
Nhận xét: 
Tốc dộ tăng GDP giai đoạn 1990 - 2005 chậm hơn rất nhiều so với giai đoạn 1950 -1973 
-Giai đoạn 1950 - 1973: tốc độ tăng GDP cao và có xu hướng giảm dần đều. 
-Giai đoạn 1990 - 2005: tốc độ tăng GDP không đều, lúc tăng, lúc giảm. 
Bài 1/84: vẽ biểu đồ miền hoặc cột đôi 
Bài 3/97: biểu đồ tròn 
Nhận xét:  
-Tỉ trọng xuất khẩu tăng lên từ năm 1985 đến năm 1995, sau đó lại giảm vào năm 2004. Nhưng nhìn chung từ năm 1985 đến năm 2004 tỉ trọng xuất khẩu tăng. 
-Tỉ trọng nhập khẩu giảm từ năm 1985 đến năm 1995, sau đó lại tăng vào năm 2004. 
-Nhưng nhìn chung cả thời kì giảm. 
 +Năm 1985 Trung Quốc nhập siêu. 
 +Các năm 1995, 2004 Trung Quốc xuất siêu. 
-Cán cân xuất nhập khẩu thể hiện sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc . 
-Cán cân xuất nhập khẩu Trung Quốc đã có sự thay đổi cơ bản: 
+ Năm 1985 tỉ trọng gái trị nhập khẩu còn lớn hơn tỉ trọng giá trị xuất khẩu Trung Quốc nhập siêu. 
+ Từ năm 1995 tỉ trọng giá trị xuất khẩu đã lớn hơn tỉ trọng giá trị nhập khẩu Trung Quốc trở nên xuất siêu.
-Tuy nhiên ta thấy mức chênh lệch giữa tỉ trọng giá trị xuất khẩu và tỉ trọng giá trị nhập khẩu của Trung Quốc không nhiều và có sự dao động .Cụ thể, năm 1995 mức chênh lệch giữa tỉ trọng giá trị xuất khẩu và tỉ trọng giá trị nhập khẩu là 7% thì năm 2004 chỉ còn 2,8%

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_dia_ly_lop_11_pham_viet_anh.doc