Giáo án giảng dạy Lớp 2 - Tuần 22

Tập đọc

Bài 43 :Một trí khôn hơn trăm trí khôn

I. Mục đích yêu cầu :

- Đọc: Đọc lưu loát cả bài . Đọc đúng các từ khó dễ lẫn do phương ngữ . Biết đọc nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các cụm từ . Phân biệt được lời nhân vật với lời người dẫn chuyện

- Hiểu: Hiểu nghĩa các từ ngữ : cuống quýt , đắn đo , thình lình , coi thường , trốn đằng trời , buồn bã , quý trọng .

 - Hiểu nội dung :Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, nhanh nhẹn của Gà rừng. Đồng thời khuyên chúng ta phải biết khiêm tốn, không nên kiêu căng, coi thường người khác.

II.Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài

- Kĩ năng tư duy sáng tạo.

- Kĩ năng ra quyết định.

- Kĩ năng ứng phó với căng thẳng.

 

doc25 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 893 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng dạy Lớp 2 - Tuần 22, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huộc lỗi , con chuột , tuột tay , con bạch tuộc ,...
- Nhận xét các từ bạn viết .
- Lắng nghe giới thiệu bài 
- Nhắc lại tên bài .
-Lớp lắng nghe giáo viên đọc .
-3 em đọc lại, lớp đọc thầm tìm hiểu bài
-Đoạn văn trích có 3 nhân vật là Gà Rừng , Chồn và bác thợ săn .
- Gà Rừng và Chồn đang dạo chơi thì chúng gặp bác thợ săn. Chúng sợ hãi trốn vào cái hang. Bác thợ săn thích chí và tìm cách bắt chúng .
- Đoạn văn có 4 câu .
- Chợt , Một , Nhung , Ông , Có , Nói ,vì đây là các chữ đầu câu .
- Có mà trốn đằng trời .
- Trong dấu ngoặc kép .
- Viết vào bảng con các chữ : cánh đồng , thựo săn , cuống quýt , nấp , reo lên , đằng trời , thọc.
- Lớp thực hành viết từ khó vào bảng con 
- Nghe để chép bài vào vở .
-Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì .
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm.
- Chia thành 2 nhóm . 
- Các nhóm thảo luận sau 5 phút 
- Mỗi nhóm cử 1 bạn phất cờ để giành quyền trả lời .
-Reo 
+ giằng , gieo , giải , nhỏ , ngỏ .
- Các nhóm khác nhận xét chéo .
- Bình chọn nhóm thắng cuộc 
- Nhắc lại nội dung bài học .
-Về nhà viết lại chữ sai.
Thủ công:
Tiết 22 : Gấp, cắt, dán phong bì (t2)
I. Mục tiêu :
- HS thực hành gấp, cắt, dánù phong bì. 
II. Chuẩn bị :
Mẫu một số phong bì. 
Quy trình gấp, cắt và dán phong bì có hình vẽ minh hoạ cho từng bước . 
Giấy thủ công và giấy nháp khổ A4 , bút màu , kéo cắt , thước .. .
III. Các hoạt động dạy và học :	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HSø
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
-Giáo viên nhận xét đánh giá. 
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta tiếp tục“ Gấp cắt dán phong bì“
 b) Khai thác:
*Hoạt động3 : Yêu cầu thực hành gấp cắt dán phong bì.
- Gọi 1 hoặc 2 em lên bảng nêu lại các bước gấp cắt dán phong bì thư .
-GV tổ chức cho các em tập gấp, cắt, dán phong bì thư để hoàn thành sản phẩm .
-Cho HS trưng bày sản phẩm, GV chọn những sản phẩm đẹp để tuyên dương trước lớp . 
-Nhận xét đánh giá tuyên dương các sản phẩm HS .
 3) Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học bài và chuẩn bị dụng cụ cho tiết sau kiểm tra chương II “ Gấp cắt dán “ . 
-Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
-Lớp theo dõi giới thiệu bài 
-Hai em nhắc lại tên bài học .
 -Hai em nhắc lại cách cắt gấp cắt dán phong bì thư .
- Thực hành cắt, gấp, cắt, dán phong bì.
- Trưng bày sản phẩm trước lớp .
- Nhận xét bình chọn những sản phẩm đẹp .
-Chuẩn bị dụng cụ tiết sau đầy đủ để tiết sau Kiểm tra .
Thứ tư ngày 15 tháng 2 năm 2012
Toán: 
Tiết 108 : Bảng chia 2
I. Mục tiêu : 
- Học sinh biết :Dựa vào bảng nhân 2 để lập bảng chia 2 . 
-Thực hành chia trong phạm vi 2 ( trong bảng ) .
- Áp dụng bảng chia 2 giải toán có lời văn bằng một phép tính chia .
II.Chuẩn bị : 
- Các tấm bìa mỗi tấm có 2chấm tròn .
III. Các hoạt động dạy và học :	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Kiểm tra bài cũ:
-Chấm vở bài tập ở nhà. 
-Nhận xét đánh giá phần bài cũ .
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
-Hôm nay chúng ta tìm hiểu Bảng chia 2
 b) Khai thác:
* HĐ1/ Lập bảng chia 2:
- Gắn 2 tấm bìa lên bảng và nêu bài toán : Mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn . Hỏi tất cả có bao nhiêu chấm tròn ?
-Hãy nêu phép tính thích hợp để tìm số chấm tròn có trong 2 tấm bìa ?
- Nêu bài toán : Trên các tấm bìa có tất cả 4 chấm tròn . Biết mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn . Hỏi tất cả có mấy tấm bìa ?
-Hãy nêu phép tính thích hợp để tìm số tấm bìa bài toán yêu cầu ?
- Viết bảng phép tính 4 : 2 = 2 yc HS đọc phép tính .
- GV có thể hướng dẫn lập bảng chia bằng cách cho phép nhân và yêu cầu viết phép chia dựa vào phép nhân đã cho nhưng có số chia là 2 .
* HĐ2/ Học thuộc bảng chia 2:
- Yêu cầu lớp nhìn bảng đồng thanh đọc bảng chia 2 vừa lập .
- Yêu cầu tìm điểm chung của các phép tính trong bảng chia 2 .
- Có nhận xét gì về kết quả của các phép chia trong bảng chia 2 ?
- Chỉ vào bảng và yêu cầu HS chỉ và đọc số được đem chia trong bảng các phép tính của bảng chia 2 .
- Yêu cầu học sinh học thuộc bảng chia 2 
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng bảng chia 2 
 * HĐ3) Luyện tập:
Bài 1: -Nêu bài tập 1.
-Hướng dẫn một ý thứ nhất . 
chẳng hạn: 12 : 2 = 6 
-Yêu cầu học sinh tương tự đọc rồi điền ngay kết quả ở các ý còn lại .
-Yêu cầu học sinh nêu miệng 
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 : -Yêu cầu nêu đề bài 2
- Tất cả có bao nhiêu cái kẹo ?
- 12 cái kẹo được chia đều cho mấy bạn?
- Muốn biết mỗi bạn được nhận mấy cái kẹo ta làm như thế nào ? 
-Yêu cầu lớp thực hiện vào vở .
-Mời một học sinh lên giải .
-Gọi em khác nhận xét bài bạn . 
+Nhận xét ghi điểm học sinh 
Bài 3 - Gọi học sinh đọc bài 3 .
-Yêu cầu đọc thầm và tìm cách giải 
- Hướng dẫn: Để làm đúng bài này ta phải thực hiện phép chia để tìm kết quả sau đó nối kết quả phép chia với số chỉ kết quả của nó .
-Mời 1 học sinh lên bảng giải .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét ghi điểm 
 3) Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu hai em nêu về bảng chia 2 .
- 5 HS nộp vở.
-Vài học sinh nhắc lại tên bài
-Lớp quan sát lần lượt từng em nhận xét về số chấm tròn trong 2 tấm bìa .
- Hai tấm bìa có 4 chấm tròn .
- 2 x 2 = 4 
- Phân tích bài toán và đại diện trả lời : 
- Có tất cả 2 tấm bìa 
- Phép tính 4 : 2 = 2 
- Lớp đọc đồng thanh : Bốn chia hai bằng hai .
- HS thực hiện.
- Các phép chia trong bảng chia 2 đều có dạng số chia cho 2 .
- Các kết quả lần lượt là : 1 , 2 ,3 , 4 ,5 , 6, 7 ,8 ,9 , 10 .
- Tự học thuộc lòng bảng chia 2 
-Cá nhân thi đọc , các tổ thi đọc , các bàn thi đọc với nhau .
- Đọc đồng thanh bảng chia 2 .
- Một học sinh nêu yêu cầu bài 1 .
-Cả lớp thực hiện làm mẫu ý 1 
-Dựa vào bảng chia 2 vừa học sinh điền và nêu công thức bảng chia 2.
- Lần lượt từng em nêu miệng kết quả điền để có bảng chia 2 .
- Một học sinh nêu bài tập 2 .
- Có tất cả 12 cái kẹo .
- 12 cái kẹo chia đều cho 2 bạn .
- Thực hiện phép tính chia 12 : 2 .
- Một em lên bảng giải bài 
Giải
Mỗi bạn nhận được số kẹo là :
12 : 2 = 6 ( cái kẹo )
 Đ/ S : 6 cái kẹo
-Một em đọc đề bài 3 , lớp đọc thầm .
-Cả lớp nghe giảng sau đó làm vào vở .
-Một học sinh lên bảng giải bài
- Hai em ngồi cạnh nhau đổi chéo vở cho nhau , nghe giáo viên đọc chữa bài .
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài 
Tập đọc:
Bài 44 :Cò và Cuốc
I. Mục đích yêu cầu : 
- Đọc: Đọc trơn cả bài đọc đúng các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ . Đọc đúng các từ : cuốc , trắng phau phau , thảnh thơi . 
-Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu ø giữa các cụm từ . Biết thể hiện giọng đọc vui tươi, nhẹ nhàng 
-Hiểu : Hiểu nghĩa các từ mới : cuốc , trắng phau phau , thảnh thơi ...
- Hiểu nội dung bài : Khuyên mỗi chúng ta phải lao động vất vả mới có ngày thảnh thơi ,sung sướng. 
II.Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài.
Kĩ năng tự nhận thức: xác định giá trị bản thân.
Kĩ năng thể hiện sự cảm thơng.
III.Chuẩn bị 
-Tranh minh họa bài tập đọc . 
- Bảng phụ viết các từ , các câu cần luyện đọc .
IV. Các hoạt động dạy và học :	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc bài “Một trí khôn hơn trăm trí khôn”
-Nhận xét đánh giá ghi điểm từng em .
2.Bài mới 
 HĐ1) Giới thiệu bài:
-Treo tranh và hỏi: “Em biết gì về các loài chim có trong tranh ?
- Cò và cuốc hai loài chim cùng kiếm ăn trên đồng ruộng nhưng chúng có những đặc điểm khác nhau. Hôm nay các em sẽ tìm hiểu về đặc điểm đó . 
 HĐ2) Luyện đọc:
 1/ Đọc mẫu lần 1 : chú ý đọc nhấn giọng kể vui , nhẹ nhàng .
 2/ Hướng dẫn phát âm từ khó : 
- Yc HS nêu các từ khó phát âm yêu cầu đọc 
-Trong bài có những từ nào khó phát âm ?
-Mời nối tiếp nhau đọc từng câu . 
- Đọc mẫu sau đó yêu cầu các em đọc lại .
- Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh 
3/ Luyện đọc đoạn :Yc HS tìm cách ngắt giọng ở các câu dài .
- Hướng dẫn giọng đọc:
- Giọng cò : dịu dàng vui vẻ .
- Giọng cuốc : ngạc nhiên , ngây thơ .
- Chia nhóm mỗi nhóm 3 em yêu cầu đọc bài trong nhóm .
- Theo dõi học sinh đọc bài .
4/ Thi đọc :
- Tổ chức để các nhóm thi đọc cá nhân .
- Nhận xét cho điểm .
 HĐ3) Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Yêu cầu một em đọc bài. 
 -Cò đang làm gì ?
- Khi đó cuốc hỏi cò điều gì ?
- Cò nói gì với cuốc ?
- Vì sao cuốc lại hỏi cò như vậy ?
- Cò trả lời cuốc như thế nào ?
- Câu trả lời của cò chứa đựng một lời khuyên , lời khuyên ấy là gì ?
- Nếu con là cuốc con sẽ nói gì với cò ?
 3) Củng cố - Dặn dò:
- Gọi một em đọc lại cả bài .
- Em thích loài chim nào ? Vì sao ?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn học thuộc bài và xem trước bài mới.
-2 em lên đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc theo yêu cầu . 
- Con cò màu trắng , rất đẹp ,chim cuốc màu nâu hay ở bờ ruộng .
- Lắng nghe và nhắc lại tên bài .
-Lắng nghe đọc mẫu và đọc thầm theo.
- vất vả , vui vẻ , bẩn , dập dờn , thảnh thơi , kiếm ăn , trắng phau phau ,...
- 3 - 5 em đọc cá nhân sau đó lớp đọc đồng thanh các từ khó đã nêu.
 -Mỗi em đọc 1 câu cho đến hết bài .
 - Tìm cách đọc luyện đọc các câu .
-Em sống trong bụi cây dưới đất , / nhìn lên trời xanh , / thấy các anh chị trắng phau phau/ đôi cánh dập dờn như múa , không nghĩ , / cũng có lúc chị khó nhọc thế này .//
Phải có lúc vất vả lội bùn / mới có khi thảnh thơi bay lên trời cao .//
- Lần lượt từng bạn trong nhóm đọc bài, các bạn khác theo dõi chỉnh sửa cho nhau 
- Các nhóm luyện đọc trong nhóm .
-Thi đọc cá nhân ( mỗi nhóm cử 2 bạn).
- -Một em đọc bài , lớp đọc thầm theo.
- Cò đang lội ruộng bắt tép .
- Chị bắt tép vất vả thế chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng hay sao ? 
- Cò nói :“ Khi làm việc ,ngại gì bẩn hả chị .”
- Vì hằng ngày cuốc vẫn thấy cò bay trên trời cao , trắng phau phau trái ngược hẳn với cò bây giờ đang lội bùn bắt tép .
- Phải có lúc vất vả , lội bùn thì mới có khi thảnh thơi bay lên trời cao .
- Phải chịu khó lao động thì mới có được sung sướng .
- Em hiểu rồi , em cảm ơn chị .
- Một em đọc lại cả bài .
-Trả lời theo suy nghĩ cá nhân .
-Về nhà học thuộc bài.
- Xem trước bài mới . 
Chính tả (Nghe - viết ) :
Tiết 44 :Cò và Cuốc
I. Mục đích yêu cầu : 
- Nghe - viết lại chính xác không mắc lỗi đoạn Cò đang .... hở chị trong bài : “ cò và cuốc “ . 
-Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt r / d / gi ; dấu hỏi / dấu ngã .
- Củng cố kĩ năng dùng dấu câu .
II. Chuẩn bị : 
-Tranh vẽ minh hoạ bài . 
- Bảng phụ chép sẵn các bài tập . 
III. Các hoạt động dạy và học :	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-3 HS viết.
- Lớp thực hiện viết vào bảng con . 
-Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ.
2.Bài mới: 
 HĐ1) Giới thiệu bài
-Bài viết hôm nay các em sẽ nghe viết một đoạn trong bài “ Cò và cuốc “ 
 HĐ2) Hướng dẫn nghe viết : 
1/Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết 
- Treo bảng phụ bài viết GV đọc mẫu .
- Đoạn văn này ở trong bài nào ?
- Đoạn trích này là lời nói chuyện của ai với ai ?
- Cuốc hỏi cò điều gì ?
Cò trả lời cuốc ra sao ?
2/ Hướng dẫn cách trình bày :
- Đoạn viết có mấy câu ? 
- Đọc các câu nói của cò và cuốc ?
- Câu nói của cò và cuốc được đặt sau dấu nào ?
- Cuối câu nói của cò và cuốc được ghi dấu gì 
- Các chữ đầu câu văn viết ra sao ? 
3/ Hướng dẫn viết từ khó :
- Tìm những từ có thanh hỏi , thanh ngã ? 
- Yc lớp viết bảng con các từ khó vừa nêu.
- Mời hai em lên viết trên bảng lớp, sau đó đọc lại
- Nhận xét và sửa những từ học sinh viết sai .
HĐ3) Viết chính tả 
- Đọc cho học sinh viết bài vào vở .
* Soát lỗi chấm bài :
- Đọc lại chậm rãi để học sinh dò bài 
-Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét.
HĐ4) Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1: - Yêu cầu một em đọc đề .
- Bài này yêu cầu ta làm gì ?
- Chia lớp mỗi nhóm 4 em ,mỗi nhóm một tờ giấy và một bút da,ïcác nhóm thảo luận làm bài vào tờ giấy. 
- Gọi đại diện các nhóm đọc các từ tìm được .
- Mời nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Nhận xét và ghi điểm học sinh.
Bài 2 : - Gọi 1 em đọc yêu cầu của bài 
* Tròchơi : Chia lớp thành 2 đội nêu yêu cầu 
- Yêu cầu học sinh trong nhóm mỗi em nói một từ nếu đúng được 1 điểm nói sai không có điểm .
- Yêu cầu lớp nhận xét bài nhóm của bạn .
-Giáo viên nhận xét đánh giá cuộc thi .
 3) Củng cố - Dặn dò:
- giã gạo , ngã ngửa , bé nhỏ , ngõ xóm 
-Nhận xét bài bạn . 
-Lớp lắng nghe giới thiệu bài. 
-Hai em nhắc lại tên bài.
-Lắng nghe GV đọc mẫu, một em đọc lại 
- “Cò và cuốc “
- Đoạn văn là lời nói chuyện giữa cò và cuốc 
- Chị bắt tép vất vả thế chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng hay sao ? 
- Cò nói :“ Khi làm việc ,ngại gì bẩn hả chị .”
- Đoạn văn có 5 câu 
-Một em đọc .
- Dấu hai chấm , xuống dòng gạch đầu dòng .
- Dấu hỏi .
- Viết hoa chữ “ Cò , Cuốc , Chị , Khi “ .
-Ruộng , hỏi , vất vả , bắn bẩn .
- Hai em lên viết từ khó.
- Thực hành viết vào bảng con các từ vừa nêu .
-Nghe giáo viên đọc để chép vào vở .
-Nghe để soát và tự sửa lỗi bằng bút chì 
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm 
- Một em đọc yêu cầu đề bài .
- Tìm những tiếng có thể ghép với các tiếng trong bài .
- Thảo luận làm vào tờ giấy: riêng : riêng chung , ở riêng ; giêng : tháng giêng , giêng hai ; dơi : con dơi ; rơi : đánh rơi ; dạ : vâng dạ rẻ : rẻ tiền , rẻ rúng , mở : mở cửa , mở khoá ; mỡ : mỡ lợn , rán mỡ ,...
- Các nhóm khác nhận xét bài nhóm bạn 
- Một em đọc yêu cầu .
-Học sinh chia ra 2 đội .
- Lần lượt từng người nói một tiêng theo yêu cầu .
- Ví dụ : Tiếng có âm đầu bằng âm r ? 
- riíu ra ríu rít , rung rinh , reo , rọ , rá ..
- Nhận xét bài bạn và ghi vào vở .
Tự nhiên xã hội:
Tiết 22 :cuộc sống xung quanh (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết : Kể tên một số nghề nghiệp và nói được những hoạt động sinh sống của người dân ở thành phố . 
- Học sinh gắn bó và yêu mến quê hương. 
II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thơng tin quan sát về nghề nghiệp của người dân địa phương.
Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thơng tin: phân tích, so sánh nghề nghiệp của người dân ở thành thịu và nơng thơn.
Phát triển kĩ năng hợp tác trong quá trình thực hiện cơng việc.
III. Chuẩn bị :
- Tranh ảnh SGK và ảnh HS sưu tầm. 
IV. Các hoạt động dạy và học :	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài
-Ở tiết học trước các em đã biết được các ngành nghề ở miền núi và nông thôn . Còn ở thành phố có những ngành nghề nào , tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu phần 2 của bài “ Cuộc sống xung quanh “
*Hoạt động 1 :Kể tên một số ngành nghề ở thành phố. 
- Yêu cầu lớp thảo luận theo cặp để kể tên một số ngành nghề ở thành phố mà em biết .
 - Từ đó em rút ra được kết luận gì ?
*Hoạt động 2 : Quan sát và kể tên một số ngành nghề của người dân thành phố .
-Yêu cầu làm việc theo nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau :
- Mô tả lại những gì em nhìn thấy trong hình vẽ 
-Nói tên ngành nghề của người dân trong hình vẽ đó ?
- Lắng nghe nhận xét bổ sung về ý kiến của học sinh các nhóm .
* Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế 
- Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp để biết bạn mình sống ở huyện nào .
- Những người dân nơi bạn sống làm nghề gì. Hãy mô tả lại công việc của họ cho cả lớp biết .
 *Hoạt động 4 : Trò chơi bạn làm nghề gì.
 - Phổ biến cách chơi . 
-Gọi một học sinh lên GV gắn tên một ngành nghề bất kì sau lưng học sinh đó .
- Yêu cầu các em ngồi dưới nói 3 câu mô tả đặc điểm của nghề đó .
- Yêu cầu bạn trên bảng phải nói được tên nghề đó nếu đúng sẽ được chỉ bạn khác lên thay . 
 3) Củng cố - Dặn dò:
-Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Xem trước bài mới .
- Hai em nhắc lại tên bài .
- HS nêu tên các ngành nghề ở thành phố mà em biết chẳng hạn như : Công an , bác sĩ , công nhân , giám đốc 
- Ở thành phố có nhiều ngành nghề khác nhau .
- Lớp quan sát các hình treo trên bảng và nêu .
Hình 1,2. Hình chụp về một bến cảng có nhiều tàu thuyền , xe cộ qua lại .Người làm việc ở đây có thể là lái xe , bốc vác , công nhân , hải quan ,...
Hình 3 . Chụp một khu chợ có rất nhiều người đang bán hàng , mua hàng , Người dân ở đây làm nghề buôn bán 
-Hình 4 . Nói về một nhà máy . Người dân 
-Hình 5 . Vẽ một khu nhà , trong đó có nhà trẻ , bách hóa , giải khát . Người dân ở đây làm công việc giữ trẻ , bán hàng ăn ,...
-Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn hoặc nhóm chiến thắng .
- HS thực hiện.
- Một em lên bảng chơi thử .
- Lớp tiến hành chơi trò chơi “ Bạn làm nghề gì ?” 
-Về nhà học thuộc bài và xem trước bài mới 
Thứ năm ngày 16 tháng 02 năm 2012
Toán:
Tiết 109 :Một phần hai
I. Mục tiêu :
- Giúp HS :Bước đầu nhận biết được một phần hai .Biết đọc , viết .
II. Chuẩn bị : 
- Các hình vuông , hình tròn , hình tam giác đều giống như hình vẽ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Chấm vở bài tập ở nhà.
-Nhận xét đánh giá bài học sinh .
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
-Hôm nay các em sẽ làm quen với một dạng số mới đó là “ Một phần hai “
 b) Khai thác bài : 
* HĐ1/ Giới thiệu “ Một phần hai ”
- Cho HS quan sát hình vuông như hình vẽ trong sách sau đó dùng kéo cắt hình vuông ra thành hai phần bằng nhau và giới thiệu : “ Có 1 hình vuông chia thành 2 phần bằng nhau , lấy đi một phần , còn lại một phần hai hình vuông “
“ Có 1 hình tròn chia thành 2 phần bằng nhau , lấy đi một phần , còn lại một phần hai hình tròn“
“ Có 1 hình tam giác chia thành 2 phần bằng nhau lấy đi một phần , còn lại một phần hai hình tam giác “
Trong toán học để thể hiện một phần hai hình tròn một phần hai hình vuông một phần hai hình tam giác người ta dùng số “ Một phần hai “ 
- Viết là : một phần hai còn gọi là một nửa. 
HĐ2) Luyện tập:
Bài 1: -Gọi HS

File đính kèm:

  • docBS tuan 22.doc
Giáo án liên quan