Giáo án giảng dạy Lớp 1 Tuần 23

Thủ công

KẺ CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU

I.MỤC TIÊU:

- Biết cách kẻ đoạn thẳng.

- Kẻ được ít nhất 3 đoạn thẳng cách đều. Đường kẻ rõ và tương đối thẳng.

II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

GV: Mẫu vẽ, thước, bút

HS: bút chì, thước, vở

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc35 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 969 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng dạy Lớp 1 Tuần 23, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan sát tranh và trả lời nội dung tranh.
- HS lên bảng gạch chân tiếng chứa vần vừa học.
- 1, 2HS đọc câu ứng dụng.
- HS đọc câu ứng dụng ( cá nhân, lớp).
- HS luyện viết trong vở tập viết.
- HS đọc tên bài luyện nói.
- HS luyện nói theo tranh.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS đồng thanh đọc lại bài.
- 3HS thi đua, lớp cỗ vũ.
- HS nhận xét.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Có kĩ năng đọc, viết, đếm các số đến 20.
- Biết cộng(không nhớ) các số trong phạm vi 20.
- Biết giải bài toán.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:Nội dung luyện tập.
Học sinh:Vở bài tập, bảng con.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
 - Cho HS nêu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
 - Nhận xét, tuyên dương.
 - Gọi 3 HS lên bảng vẽ đoạn thẳng dài: 10 cm, 15 cm, 17 cm.
 - Nhận xét,.
Bài mới:
Giới thiệu bài: 
 - GV: Hôm nay học bài “Luyện tập chung”.
 - Ghi bảng.
Thực hành:
* Bài 1: Điền số từ 1 đến 20 vào ô trống
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
 - GV nêu yêu cầu bài 1.
 - GV bao quát lớp.
 - Gọi 1HS lên bảng sửa bài.
 - Nhận xét, ghi điểm.
 - Chỉ bảng cho HS đọc lại số trong BT1.
* Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống
11
 + 2 + 3
14
 + 1 + 2
15
 + 3 + 1
 - Gọi HS nêu yêu cầu bài 2.
 - GV hỏi: Bài này thực hiện như thế nào?
 - Gọi 3HS sửa bài trên bảng.
 - Nhận xét, ghi điểm.
* Bài 3: Một hộp có 12 bút xanh và 3 bút đỏ. Hỏi hộp đó có tất cả bao nhiêu cái bút?
 - Gọi HS đọc đề toán.
 - GV:
 + Đề bài cho biết gì? (12 bút xanh và 3 bút đỏ).
 + Bài toán hỏi gì?( Có tất cả bao nhiêu cái bút?)
 - Gọi 1HS lên bảng tóm tắt:
Có: 12 bút xanh
Có: 3 bút đỏ
Có tất cả:  bút?
 - Gọi 1HS khác giải bài toán.
 - Nhận xét, ghi điểm.
* Bài 4: Điền số thích hợp vào ô trống(theo mẫu)
13
1
2
3
4
5
6
14
 - GV hướng dẫn: Lấy số ở ô đầu tiên cộng cho từng số ở ô trống hàng trên và ghi kết quả vào ô trống hàng dưới.
 - GV cho HS làm bài và sửa bài.
 - Nhận xét, sửa chữa.
 Tương tự, cho HS làm bảng 2.
4. Củng cố: Trò chơi: “Ai nhanh hơn”?
 - Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên thi đua giải toán nhanh.
 + GV đọc đề toán cho HS: “Có 5 quả bóng xanh và 6 quả bóng vàng. Hỏi có tất cả mấy quả bóng?
 + Nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết:
 - Dặn HS: Làm lại các bài còn sai.
 - Chuẩn bị: Luyện tập chung.
 - Nhận xét tiết học.
Hát.
- Học sinh nêu, HS khác nhận xét.
- 3HS vẽ bảng lớp, lớp vẽ vào nháp.
- Nhận xét và kiểm tra lại.
- HS nhắc lại
- Học sinh điền vào ô trống.
- 1Học sinh sửa bài trên bảng lớp, HS khác nhận xét.
- HS đọc lại
- HS nêu yêu cầu BT1
- HS nêu
- Học sinh làm bài.
- 3HS sửa ở bảng lớp, HS khác nhận xét, sửa chữa.
- Học sinh đọc đề.
- Trả lời
- 1Học sinh tóm tắt và 1HS giải bài.
- Lớp nhận xét và sửa ở bảng lớp.
- HS làm BT3 và sửa bài.
- Học sinh chia 3 dãy, mỗi dãy cử 2 bạn lên thi đua(1 HS viết tóm tắt, 1HS giải toán).
- Nhận xét.
Thứ tư ngày 30 tháng 01 năm 2013
Học vần
Ôn tập
I- Mục tiêu: Sau khi học xong bài này HS có khả năng:
- Đọc được các vần; các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 91 đến bài 97.
- Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 91 đến bài 97.
- Nghe hiểu và kể lại được một đọan truyện theo tranh truyện kể: “Chú Gà Trống khôn ngoan”
* HS khá, giỏi kể được 2 – 3 đoạn truyện theo tranh.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng ôn như SGK.
- Bảng lớp kẻ ôli hướng dẫn HS viết chữ.
III- Hoạt động dạy học:
Tiết 1
Họat động của giáo viên
Học sinh
1.ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 2-4HS đọc các từ ngữ: lưu loát, chỗ ngoặt, nhọn hoắt, đoạt giải.
 - Gọi 2-3HS đọc câu ứng dụng:
“Thoắt một cái, Sóc Bông đã leo lên ngọn cây. Đó là chú bé hoạt bát nhất của cánh rừng”.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 - GV đọc từ cho HS viết: lưu loát, nhọn hoắt.
 - GV nhận xét, tuyên dương.
 - Nhận xét chung phần KTBC.
3. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 - GV cho HS xem tranh minh họa cái loa, phiếu bé ngoan khai thác khung đầu bài: oa, oan.
 + GV yêu cầu HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?
 + GV nhận xét, tuyên dương.
 + GV lần lượt chốt lại nội dung tranh và rút ra vần oa, oan. 
 + GV ghi bảng khung đầu bài vần oa, oan. Cho HS đọc lại.
 b. Ôn tập:
 GV treo bảng ôn như SGK(trang 30) cho HS quan sát.
* Các vần vừa học:
 - Gọi HS lên bảng chỉ vần vừa học trong tuần trên bảng ôn.
 + GV đọc âm cho HS chỉ.
* Ghép âm thành vần:
 - GV lần lượt điền vần đúng vào các ô trống ở bảng ôn.
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại.
* Đọc từ ngữ ứng dụng:
 - GV ghi từ ứng dụng lên bảng:
Khoa học ngoan ngoãn khai hoang 
 - GV giải nghĩa sơ từ ứng dụng.
 - GV đọc mẫu từ ứng dụng.
 - GV sửa phát âm sai.
 * Hướng dẫn HS viết:
 - GV lần lượt vừa viết mẫu trên khung ôli vừa nêu quy trình: ngoan ngoãn, khai hoang.
 - GV nhận xét, sửa chửa.
4. Củng cố:
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài.
5. Tổng kết:
 GV nhận xét tiết học.
- Hát vui
- 2-4HS đọc, HS khác nhận xét.
- 2-3HS đọc câu ứng dụng, HS khác nhận xét.
- HS viết bảng con.
- HS xem tranh và trả lời câu hỏi.
- HS đọc bài.
- HS lên bảng chỉ vần vừa học trong tuần
+ HS chỉ chữ
+ HS vừa chỉ chữ vừa đọc âm.
- HS lần lượt ghép vần từ các âm ở cột dọc và âm ở dòng ngang.
- HS đọc lại bảng ôn đã hoàn chỉnh(cá nhân, lớp).
- 4HS tự đọc từ ứng dụng
- HS đọc lại từ ứng dụng(cá nhân, lớp).
- HS quan sát và viết bảng con
- HS đọc bài tiết 1
TIẾT 2
Họat động của giáo viên
Học sinh
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
 - Cho 1-2HS lên bảng chỉ và đọc vần vừa ôn.
3. Luỵên tập:
 a. Luyện đọc
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài tiết 1
 - Đọc các câu ứng dụng:
 + Cho HS xem tranh để giới thiệu các câu ứng dụng:
“Hoa đào ưa rét
Lấm tấm mưa bay
Hoa mai chỉ say
Nắng pha chút gió
Hoa đào thắm đỏ
Hoa mai dát vàng”.
 + GV ghi bảng câu ứng dụng.
 + GV đọc mẫu câu ứng dụng.
 + GV chỉnh sửa phát âm ( khuyến khích HS đọc trơn).
 b. Luyện viết:
 - GV nêu yêu cầu luyện viết trong vở tập viết: ngoan ngoãn, khai hoang.
 - GV bao quát lớp, nhắc nhở tư thế ngồi và nối nét.
 c. Kể chuyện: Chú Gà Trống khôn ngoan.
 - GV giới thiệu tên truyện: Chú Gà Trống khôn ngoan.
 - GV kể tóm tắt câu truyện cho HS nghe( vừa kể vừa chỉ vào tranh).
 + Tranh 1: Một chú gà trống ngủ trên cây rất cao, một con Cáo đã từ lâu rất thèm thịt Gà. Nó luôn tìm cách lừa Gà để ăn thịt.
 + Tranh 2: Cáo lân la đến gần gốc cây và nói:
 Này anh Gà Trống, anh đã nghe được tin gì chưa? Từ ngày hôm nay, tất cả các loài sống trên trái đất sẽ hòa thuận không làm hại đến nhau nữa. Anh hãy nghe tôi, xuống đây đi tôi quyết không động đến anh đâu.
 Gà đáp: Thế thì vui quá nhỉ!
 + Tranh 3: Gà vừa nói vừa ngó nghiêng xuống đất, đề phòng. Cáo tinh mắt, nhìn thấy liền hỏi:
 Anh Gà Trống, anh nhìn gì thế?
 Gà đáp tỉnh bơ:
 Có hai con chó săn đang chạy đến đây đấy.
 + Tranh 4: Cáo nghe nói, mặt không còn hạt máu, cụp đuôi chạy thẳng.
 Gà Trống thấy vậy kêu Cáo lại: Cậu chạy đi đâu đấy? Cậu vừa nói từ đây các loài không xâu xé nhau nữa cơ mà?
 Cáo vừa chạy vừa nói cho đỡ thẹn: Nhưng tôi sợ nếu chúng chưa biết tin hòa bình lại ăn thịt tôi mất.
 - GV kể lại lần 2, vừa kể vừa kết hợp hỏi cho HS nhớ từng đoạn:
 + Con Cáo nhìn lên cây thấy gì?
 + Cáo nói gì với Gà Trống?
 + Gà Trống nói gì với Cáo?
 + Nghe Gà Trống nói xong Cáo đã làm gì? Vì sao Cáo làm như vậy?
 - GV bao quát lớp, giúp đỡ các nhóm.
 - Gọi 2-3 HS kể lại truyện theo tranh.
 - GV nhận xét, tuyên dương HS.
 4. Củng cố, dặn dò:
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài.
 - Cho 2HS thi đọc bài trên bảng.
 - GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
 5. Tổng kết:
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà học bài và xem bài kế tiếp: “uê – uy”.
- 2HS chỉ và đọc lại các vần vừa ôn.
- HS đọc lại bài tiết 1(đồng thanh).
- HS quan sát tranh và trả lời nội dung tranh.
- 2HS đọc câu ứng dụng
- HS đọc câu ứng dụng(đồng thanh, tổ, cá nhân).
- HS luyện viết trong vở tập viết.
- HS đọc tên câu chuyện
- HS lắng nghe
- HS kể chuyện trong nhóm.
- 2-3HS kể trước lớp, HS khác nhận xét.
- HS đọc bài.
- 2HS thi đọc, lớp nhận xét.
Tự nhiên - xã hội
CÂY HOA
I. Mục tiêu:
- Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây hoa.
- Chỉ được thân, lá, rễ, hoa của cây hoa.
* HS khá, giỏi: Kể về một số cây hoa theo mùa: ích lợi, màu sắc, hương thơm.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được GD.
Kĩ năng kiên định: từ chối lời rủ rê hái hoa nơi công cộng.
Kĩ năng tư duy phê phán: hành vi bẻ cây, hái hoa nơi công cộng.
Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.
III. Các phương pháp/ KT DH tích cực có thể sử dụng.
Thảo luận nhóm/ cặp.
Trò chơi.
Trình bày 1 phút.
IV.Chuẩn bị:
Giáo viên: Hình ảnh cây hoa ở bài 23.
Học sinh:1 số cây hoa.
V.Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: Cây rau.
 - GV lần lượt hỏi:
 + Cây rau gồm những bộ phận nào?
 + Vì sao chúng ta cần ăn rau?
 + Khi ăn rau cần chú ý điều gì?
 - Nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời tốt.
Bài mới:
a) Giới thiệu bài: ( khám phá)
* Các em đã biết gì về cây hoa ?
- GV: Để hiểu rõ về cây hoa, hôm nay chúng ta học bài “Cây hoa”.
- Ghi bảng.
b)Hoạt động 1: Quan sát cây hoa.
 * Mục tiêu: Học sinh biết chỉ và nói đúng tên các bộ phận của cây hoa. Phân biệt được các loại hoa.
 * Cách tiến hành: 
 - Cho học sinh quan sát cây hoa mà mình mang tới lớp(hoặc tranh SGK).
 + Cây hoa được trồng ở đâu?
 + Chỉ rõ các bộ phận của cây hoa.
 - Cho học sinh trình bày.
 - Nhận xét, tuyên dương.
 - Kết luận: Các cây hoa đều có rễ, thân, lá và hoa, có nhiều loại hoa khác nhau, mỗi loại có màu sắc và mùi hương riêng.
c) Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
 * Mục tiêu: Kể được tên một số loài hoa và biết ích lợi của việc trồng hoa.
 * Cách tiến hành: 
 - Giáo viên chia nhóm, cho học sinh thảo luận.
 + Kể tên các loại hoa mà em biết.
 + Hoa được dùng để làm gì?
 - Giáo viên cho từng nhóm lên hỏi và trả lời.
 - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm.
 - GV đặt câu hỏi cho cả lớp:
 + Kể tên các loại hoa trong bài(SGK trang 48, 49).
 + Kể các loại hoa khác mà em biết?
 + Hoa được dùng để làm gì?
 - Nhận xét, tuyên dương.
 - Kết luận:
 + Các loại hoa có trong bài: hoa hồng, dâm bụt, hoa mua, hoa huệ, hoa đồng tiền.
 + Các loại hoa khác: hoa bí đỏ, hoa vạn thọ, hoa giấy, hoa sen,
 + Hoa được trồng để: làm hàng rào(dâm bụt), làm nước hoa(hoa hồng), làm cảnh, trang trí(hoa lan, hoa huệ,), ướp trà(hoa sen),
Củng cố:
 - Hỏi lại tựa bài.
 - Hỏi: Cây hoa gồm những bộ phận nào?
 - Nhận xét, tuyên dương.
 - Trò chơi: Đố bạn hoa gì?
+ Mỗi đội cử 1 bạn lên thi đua.
+ GV bịt mắt HS lại và giao cho mỗi em một loại hoa khác nhau.
+ Đại diện nhóm nào gọi tên nhanh và đúng sẽ thắng.
Kết luận chung: Cây hoa có rất nhiều ích lợi. Vì vậy chúng ta không nên ngắt hoa, bẻ cành ở nơi công cộng.
Tổng kết:
 - Dặn HS: Thực hiện tốt điều được học.
 - Chuẩn bị bài: Cây gỗ.
 - Nhận xét tiết học.
Hát.
- HS phát biểu
- Nhận xét
- Trả lời.
- HS nối tiếp nhắc tựa bài
- Học sinh quan sát cây hoa và thảo luận nhóm 4HS theo các yêu cầu của giáo viên.
- HS trình bày trước lớp, nhận xét và bổ sung cho nhau.
- Học sinh quan sát tranh: 1 em đọc câu hỏi, 1 em trả lời bổ sung.
- HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS phát biểu
- Nhận xét
- HS nhắc tựa bài
- Trả lời
- Nhận xét
- Học sinh chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên tham gia.
- Nhận xét.
Thủ công
KẺ CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU
I.MỤC TIÊU:
- Biết cách kẻ đoạn thẳng.
- Kẻ được ít nhất 3 đoạn thẳng cách đều. Đường kẻ rõ và tương đối thẳng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
GV: Mẫu vẽ, thước, bút
HS: bút chì, thước, vở 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Cách sử dụng kéo, bút chì, thước kẻ
- Tiết Thủ công vừa qua em học bài gì?
- Nêu công dụng và cách sử dụng bút chì, kéo, thước kẻ.
- Nhận xét.
3.Bài mới: Kẻ các đoạn thẳng cách đều
a.Giới thiệu bài:
Giới thiệu ghi bảng tựa bài.
b. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét.
 - Gắn mẫu vẽ nêu câu hỏi.
+ Đoạn thẳng có mấy điểm
+ Đọc tên các đoạn thẳng
+ Đoạn thẳng AB và CD cách nhau mấy ô?
A._______________________________.B
1
2
C._______________________________.D
- GV chốt: Hai đầu đoạn thẳng có 2 điểm, mỗi đoạn thẳng cách nhau 2 ô.
 c. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành
* Cách kẻ đoạn thẳng:
- GV vừa làm mẫu vừa giải thích:
Lấy 2 điểm A, B bất kì trên dòng kẻ ngang.
Đặt thước qua 2 điểm A, B, giữ thước bằng tay trái.
Tay phải cầm viết nối từ A->B, ta được đoạn thẳng AB.
* Kẻ 2 đoạn thẳng cách đều:
Từ đoạn thẳng AB đếm xuống 2 ô, đánh dấu ghi C, D. Nối lại ta được đoạn thẳng CD cách đều với AB.
d. Hoạt động 3: Thực hành
- Hướng dẫn HS vẽ bảng con.
 - Cho HS thực hành vào vở
 - Nhắc nhỡ HS kẻ từ trái sang phải.
 - Quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - Nhận xét vở của HS.
4.Củng cố:
Hôm nay em học bài gì?
Chấm 1 số vở của HS.
Thi đua: vẽ đoạn thẳng AB.
5.Nhận xét, dặn dò:
Về tập vẽ thêm.
Tiết sau: Cắt, dán hình chữ nhật
Nhận xét lớp, tuyên dương.
- Hát.
- 1HS trả lời.
- 3HS nêu.
- 3-4HS lặp lại.
- HS quan sát.
- HS nêu
- Vẽ bảng con.
- Vẽ vào vở 
- HS nêu
- Mỗi lượt 3HS thi đua.
Thứ năm ngày 5 tháng 02 năm 2015
Học vần
 Bài 98: uê - uy
I- Mục tiêu:
 - Đọc được: uê, uy, bông huệ, huy hiệu; từ và đoạn thơ ứng dụng.
 - Viết được: uê, uy, bông huệ, huy hiệu.
 - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: “Tàu hỏa, tàu thủy, ô tô, máy bay”
II- Đồ dùng dạy học
 - GV: SGK, bảng lớp kẻ ôli hướng dẫn HS viết.
 - HS: Bảng con, vở tập viết.
III- Họat động dạy học
TIẾT 1 
Họat động của giáo viên
Học sinh
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 - Gọi 2- 4 HS đọc từ ứng dụng trên bảng con: khoa học, ngoan ngoãn, khai hoang.
 - GV nhận xét, tuyên dương hoặc ghi điểm.
 - Gọi 1-2HS đọc các câu ứng dụng: 
“Hoa đào ưa rét
Lấm tấm mưa bay
Hoa mai chỉ say
Nắng pha chút gió
Hoa đào thắm đỏ
Hoa mai dát vàng”.
 - GV nhận xét,.
 - GV đọc từ cho HS viết: khai hoang, khoa học.
 - GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS viết đúng đẹp.
 - GV nhận xét chung phần KTBC.
3. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 - GV giới thiệu: Hôm nay chúng ta học thêm hai vần mới đó là vần uê - uy. Trước tiên chúng ta học vần uê.
 - GV cài (viết) lên bảng vần: uê.
 b. Dạy vần mới:
 ►Vần uê:
 * Nhận diện vần
 - GV viết vần uê lên bảng và hỏi: vần uê được tạo nên từ những chữ nào?
 - GV nhận xét, tuyên dương.
 - Cho HS tìm và cài bảng cài vần uê: Các em tìm và cài vần uê.
 - GV nhận xét, gọi HS cài đúng đẹp minh họa.
* Đánh vần
 - GV đánh vần mẫu: u – ê - uê
 - GV sửa phát âm.
 - GV hỏi: có vần uê ghép thêm âm gì và dấu gì để được tiếng huệ?
 - GV nhận xét, tuyên dương.
 - GV viết tiếng huệ.
 - Cho HS phân tích tiếng huệ.
 - GV đánh vần mẫu: hờ- uê – huê– nặng – huệ.
 - GV lắng nghe( sửa phát âm sai).
 - Cho HS xem tranh giới thiệu từ khóa: bông huệ
 - GV viết từ khóa lên bảng
 - Cho HS đọc lại:
u – ê - uê
hờ - uê – huê – nặng – huệ 
bông huệ
 - GV chỉnh sửa phát âm ( nhịp đọc của HS).
►Vần uy:
 Tiếp theo chúng ta học vần uy.
 - GV viết vần uy lên bảng và hỏi cho HS trả lời: vần uy được tạo nên từ những âm nào?.
 - GV nhận xét, tuyên dương và chốt lại: vần uy được tạo nên từ âm u và y.
 - Cho HS so sánh: uy và uê
 + Giống: bắt đầu bằng u
 + Khác: uy kết thúc bằng y, uê kết thúc bằng ê.
 - GV đánh vần mẫu: u - y – uy
 - GV sửa phát âm.
 - Tương tự như vần uê GV cho HS tìm thêm âm h ghép với vần uy để có tiếng huy. GV hỏi cấu tạo tiếng huy.
 - GV đánh vần mẫu tiếng khóa: hờ - uy –huy.
 - GV chỉnh sửa phát âm.
 - Cho HS xem tranh giới thiệu từ khóa: huy hiệu.
 - Ghi bảng từ khóa.
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài.
* Đọc từ ngữ ứng dụng
 - GV ghi từ ứng dụng lên bảng.
Cây vạn tuế tàu thủy
Xum xuê khuy áo
 - GV có thể giải thích từ ứng dụng, đọc mẫu.
 - GV sửa phát âm.
 * Hướng dẫn viết:
 - GV lần lượt vừa viết mẫu vần và từ khóa: uê, uy, bông huệ, huy hiệu vừa nêu quy trình viết( lưu ý nét nối giữa các con chữ).
 - GV nhận xét, sửa chửa. 
4. Củng cố:
 - GV hỏi lại: Chúng ta vừa học vần gì?
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài.
5. Tổng kết:
 GV nhận xét tiết học.
- 2-4HS đọc bài, HS khác nhận xét. 
- 2HS đọc câu ứng dụng, HS khác nhận xét.
- HS viết bảng con
- HS đọc trơn
- HS trả lời
- HS khác nhận xét.
- HS cài vần uê.
- HS đánh vần trên bảng cài vần uê ( cá nhân, lớp).
- HS phát biểu
- HS khác nhận xét.
- HS tìm và ghép tiếng huệ.
- HS phân tích cấu tạo tiếng huệ
- HS đánh vần (cá nhân, lớp).
- HS quan sát tranh và trả lời: Tranh vẽ bông gì?
- HS đọc trơn từ khóa.
- HS đọc lại bài( cá nhân, lớp).
- HS phát biểu
- HS tìm và cài vần uy, nêu cấu tạo vần.
- HS so sánh
- HS đánh vần trên bảng cài.
- HS ghép tiếng huy và nêu cấu tạo tiếng huy 
- HS đánh vần
- HS xem tranh và trả lời: Tranh vẽ gì?
- HS đọc trơn từ khóa
- HS đọc bài(cá nhân, lớp).
- HS nhẩm đọc, lên bảng gạch chân tiếng chứa vần vừa học.
- HS đọc từ ứng dụng( đọc trơn).
- HS đọc lại.
- HS viết bảng con.
- HS nêu
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Học sinh
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 - Gọi 1-2HS đọc lại bài trên bảng.
 - GV nhận xét, tuyên dương.
3. Luyện tập:
 a. Luyện đọc
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài tiết 1.
 - Đọc câu ứng dụng:
 + Cho HS xem tranh để giới thiệu câu ứng dụng: 
“Cỏ mọc xanh chân đê
Dâu xum xuê nương bãi
Cây cam vàng thêm trái
Hoa khoe sắc nơi nơi”.
 + Ghi câu ứng dụng lên bảng.
 + GV chỉnh sửa phát âm.
 + GV đọc mẫu câu ứng dụng.
b. Luyện viết:
 - GV nêu yêu cầu luyện viết trong vở tập viết: uê, uy, bông huệ, huy hiệu.
 - GV bao quát lớp, nhắc nhỡ tư thế ngồi viết, cách nối nét.
 c. Luyện nói:
 - Cho HS xem tranh giới thiệu chủ đề luyện nói: “Tàu hỏa, tàu thủy, ô tô, máy bay”.
 - GV đặt hệ thống câu hỏi giúp HS luyện nói:
 + Em thấy gì trong tranh?
 + Em được đi ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay chưa? Em đi khi nào?
 - GV nhắc nhỡ HS nói trọn câu.
4. Củng cố, dặn dò:
 - GV hỏi lại tựa bài.
 - Cho HS đọc lại bài.
 - Trò chơi: Viết nhanh, đúng(đẹp).
 + 3HS đại diện 3 tổ thi viết nhanh và đúng tiếng chứa vần uê (uy ) trên bảng lớp.
 + Đại diện tổ nào viết được nhiều tiếng trong vòng 3 phút thì tổ đó thắng và được khen.
 + GV nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Tuyên dương HS học tốt, nhắc nhỡ HS học chưa tốt.
- HS đọc lại bài.
- HS đọc bài tiết 1
- HS quan sát tranh và trả lời nội dung tranh.
- HS lên bảng gạch chân tiếng chứa vần vừa học.
- 1, 2HS đọc câu ứng dụng.
- HS đọc câu ứng dụng ( cá nhân, lớp).
- HS luyện viết trong vở tập viết.
- HS đọc tên bài luyện nói.
- HS luyện nói theo tranh.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS đồng thanh đọc lại bài.
- 3HS thi đua, lớp cỗ vũ.
- HS nhận xét.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được cộng, trừ nhẩm, so sánh các số trong phạm vi 20.
- Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết giải toán có nội dung hình học.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:Bảng lớp ghi sẵn nội dung BTï.
2.Học sinh:Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
 - Cho HS làm bài ở bảng con
11 + 3 = 14 + 5 =
 - Nhận xét, ghi điểm.
 - Cho HS giải toán:
Có : 14 hòn bi
Thêm : 4 hòn bi
Có tất cả:  hòn bi?
 - Nhận xét,.
 - Nhận xét chung phần KTBC.
Bài mới: 
Giới thiệu bài: 
 - GV giới thiệu: Học bài Luyện tập chung.
 - Ghi bảng.
Hoạt động 1: Thực hành.
* Bài 1: Tính
a) 12 + 3 =15 15 + 4 =19 8 + 2 =10 14 + 3 =17
 15 – 3 =12 19 – 4 = 15 10 – 2 =8 17 – 3 =14
b) 11 + 4 + 2 =17 19 – 5 – 4 =10 14 + 2 – 5 =11
 - Cho HS nêu yêu cầu bài 1.
 - Cho HS làm bài và chữa bài. Lưu ý: tính toán cẩn thận khi làm bài.
 - Nhận xét, ghi điểm.
 - Chỉ bảng cho HS đọc lại BT1.
* Bài 2:
 a) Khoanh vào số lớn nhất: 14, 18, 11, 15
 b) Khoanh vào số bé nhất: 17, 13, 19, 10
 - GV nêu yêu cầu bài 2.
 - Hướng dẫn: Trong các số đó con xem số nào là bé nhất (lớn nhất) thì khoanh vào.
 - Gọi 2HS lên bảng sửa bài.
a) số lớn nhất: 18
b) số bé nhất: 10
 - Nhận xét, tuyên dương.
* Bài 3: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 4cm.
 - Cho HS đọc yêu cầu và làm bài.
 - Lưu ý điều g

File đính kèm:

  • docGiao_an_lop_1_tuan_23_nam_2014_2015.doc