Giáo án Gia đình thân yêu của tôi

Trò chơi : “nối tranh đồ dùng tương ứng với các khu vực trong nhà’

Cô giới thiệu trò chơi, phổ biến rõ cách chơi luật chơi

Cô tổ chức cho trẻ chơi, cô bao quát, động viên, khuyến khích trẻ

Trò chơi: “Ai nhanh ai khéo”

Cô giới thiệu tên trò chơi. Phổ biến cc- lc rõ ràng( Bật qua các hộp chữ nhật lên lấy gạch về xây nhà. Đội nào nhiều và không phạm luật là thắng cuộc)

Tổ chức cho trẻ chơi

Trong quá trình trẻ chơi cô nâng dần mức độ, cô bao quát động viên trẻ.

Giáo dục trẻ biết giúp đỡ gia đình bằng những công việc vừa sức

* Kết thúc hoạt động:

 Cho cả lớp cùng hát và vận động “Nhà của tôi” kết hợp cất đồ dùng giúp cô

Trò chơi:vê đúng nhà

Yêu cầu: trẻ nhớ được các chữ cái đã học và về đúng ngôi nhà của mình.

Chuẩn bị: e ngôi nhà có gắn chữ o,ô,ơ e,ê và cá thẻ chữ o,ô,ơ,e,ê.

Cách chơi: cô mở chác hoạc cho trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh tìm nhà trẻ cầm thẻ chữ nào phải về đúng ngôi nhà có chữ ấy.

 

docx44 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1889 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Gia đình thân yêu của tôi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật hiện tượng.
- Rèn cho trẻ mạnh dạn trước đám đông. 
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh. Giáo dục trẻ có ý thức kỷ luật và tinh thần tập thể.
III. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ an toàn cho trẻ.
- Cô kiểm tra độ an toàn của trẻ trong khi chơi
IV. Cách tiến hành:
1. Quan sát thiên nhiên và trò chuyện về chủ đề: 
- Cô cho trẻ đi dạo quanh sân trường, vừa đi vừa hát các bài hát các bài hát, đọc các bài thơ về chủ đề “Gia đình”
- Cho trẻ trò chuyện và quan sát thiên nhiên, quan sát quang cảnh bầu trời và thời tiết trong ngày. Trẻ nhận ra sự thay đổi của thời tiết theo ngày.
- Trẻ tiếp xúc với thiên nhiên và quan sát các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên và ngoài xã hội.
- Trẻ biết cảm nhận về quang cảnh trong sân trường.
- Trẻ được vận động và vui chơi nhằm mục đích chuẩn bị tâm lí cho trẻ vào giờ học.
- Cô hướng trẻ vào chủ đề chơi. Cô giới thiệu hoạt động và dẫn trẻ đi tham quan xung quanh sân trường và trò chuyện cùng trẻ về nững người thân yêu trong gia đình cũng như tình cảm của thân. Cô đặt ra các câu hỏi và hỏi trẻ:
+ Trong gia đình các con có những đồ dùng gì? (Cô cho trẻ tự kể những đồ dùng mà gia đình trẻ có đình con có).
+ Đồ dùng để ăn là những đồ dùng gì? Và chất liệu của chúng là gì?
+ Đồ dùng để uống là những đồ dùng gì? Và chất liệu của chúng là gì?
+ Đồ dùng để vệ sinh là những đồ dùng gì? Và chất liệu của chúng là gì?
- Để có những đồ dùng trong gia đình được bền mỗi chúng ta là một thành viên trong gia đình thì phải biết bảo vệ và gìn giữ chúng.
2. Chơi trò chơi VĐ “Nhà bé ở đâu?”
a. Yêu cầu: 
- Trẻ nói được tên, địa chỉ và số điện thoại của gia đình.
- Biết luật chơi và cách chơi.
b. Chuẩn bị: 
- Tờ giấy ghi tên, địa chỉ, và số điện thoại của mỗi trẻ, mũ chóp.
- Sân bãi rộng và bằng phẳng.
c. Cách chơi: 
+ Cho trẻ đứng thành vòng tròn,. Nói với trẻ sẽ được chơi trò chơi “Bị lạc đường”. Trò chuyện với trẻ: “ Con cảm thấy như thế nào nếu bị lạc đường? Ai có thể giúp con tìm được đường về nhà? Con sẽ nói với họ như thế nào về nơi con sống “Địa chỉ”. Nó với bố mẹ đang ở đâu?”
- Hướng dẫn, gợi ý cho trẻ trả lời câu hỏi: “Con có thể nghĩ chú công an có thể giúp con không? Con có thể nói cho chú công an nơi của gia đình mình?”.
- Cho trẻ nhìn mũ chóp để không nhìn thấy và trò chơi “Lạc đường”.
3. Chơi trò chơi DG “Chồng nụ chồng hoa”
a. Yêu cầu: Rèn luyện sức khỏe, sự nhanh nhẹn, khéo léo của đôi tay, đôi chân và sự đoàn kết cho trẻ.
- Biết luật chơi và cách chơi.
b. Chuẩn bị: Sân rộng. Tinh thần và tư thế trẻ phải thoải mái.
c. Luật và cách chơi: 
+ Nếu bị bắt được, hoặc tự đứt đuôi hay bị ngã coi như thua cuộc.
+ Bốn trẻ chơi thành một nhóm: Hai trẻ chồng từng tay, hai trẻ khác làm nhiệm vụ nhảy. Sau đó trẻ ngồi đối diện nhau, hai chân duỗi chân và chồng từng chân lên nhau, hai người còn lại nhảy qua nhảy lại.
- Sau đó đổi lại và thay nhau chơi.
4. Chơi tự do:
+ Yêu cầu: Trẻ được tự do vui chơi, đoàn kết với bạn bè.
+ Chuẩn bị: Đồ chơi các loại như: Máy bay, lá cây, chong chóng, bóng…..
+ Cách chơi: Cô cho trẻ kể tên các đồ chơi xung quanh sân trường, cô hỏi trẻ: Cháu thích đồ chơi nào?
- Khi chơi các con phải như thế nào? Cô tổ chức cho trẻ chơi theo ý thích, bao quát và nhác nhở trẻ trong khi chơi để đảm bảo an toàn cho từng cháu.
- Trẻ chơi với bóng, cát, nhặt lá vàng, vẽ tự do trên sân…Cô quan sát và nhắc nhở trẻ khi chơi.
- Chơi với đồ chơi, thiết bị ngoài trời: Cầu trượt, xích đu..một cách hào hứng.
- Chăm sóc cây cối trong sân trường: Không hái hoa, bẻ cành…
- Chơi tự do: Trẻ chơi với bóng, cát, nhặt lá vàng, vẽ tự do trên sân…Cô quan sát và nhắc nhở trẻ khi chơi.
V. Kết thúc giờ chơi: 
- Nhận xét, thu dọn đồ dùng đồ chơi, vệ sinh và nhẹ nhàng đi vào lớp.
- Gần hết giờ, cô tập trung trẻ lại, cho trẻ đi rửa tay, xếp hàng, điểm danh lại sỉ số và dắt trẻ về lớp.
Hoạt động học
(CS14)
KPKH
Tìm hiểu về ngôi nhà của bé
(CS27)
PTNN
Thơ: Em yêu nhà em
HĐVC
(CS117, 64)
PTNT
Nhận biết gọi tên khối cầu, khối trụ, nhận dạng trong thực tế
(CS107)
PTNN
Tô chữ cái e,ê.
PTTM
- Hát và vận động: cả nhà thương nhau
- Nghe hát: ba ngọn nến lung linh 
(CS 100,1001)
PTTC
Ném xa bằng 2 tay chạy nhanh 15m 
Hoạt động góc 
(CS44,42, 39,83,84)
1. Góc đóng vai: Trò chơi gia đình: mẹ con, cách chăm sóc con:nấu ăn, cách bày món ăn trong gia đình, Trang trí sắp xếp dọn dẹp nhà cửa sạch đẹp, cửa hàng: Bán đồ dùng gia đình. Đưa con đi khám bệnh viện 
+ Yêu cầu: Trẻ được trải nghiệm các vai chơi, thể hiện được nội dung thông qua hành động chơi, vai chơi của mình, biết phối hợp cùng nhau. Biết tự phân công công việc phù hợp với vai đã chọn
+ Chuẩn bị: Một số đồ dùng đồ chơi gia đình, bác sĩ, đồ chơi bán hàng, nấu ăn.
2. Góc xây dựng: Xây dựng lắp ghép các kiểu nhà, các khuôn viên vườn cây vườn hoa….sắp xếp nhà cửa ngăn nắp gọn gàng
+ Yêu cầu: Trẻ biết sử dụng các khối hộp…cây xanh, hoa cỏ cây xây dựng lắp ghép nhà của bé với nhiều khu vực khuôn viên khác nhau. Biết cách bày trí sắp xếp gọn gàng ngăn nắp. Biết phối hợp cùng nhau xây dựng lắp ghép tạo thành 1 mô hình hoàn chỉnh mang tính sáng tạo
+ Chuẩn bị: Khối gỗ, các ngôi nhà, cây xanh, hoa, đồ chơi, các mảnh ghép đồ chơi….
3. Góc nghệ thuật: Vẽ, xé, dán, tô màu các kiểu nhà. Làm allbum về các kiểu nhà của bé.
+ Yêu cầu: Rèn luyện phát huy trí tưởng tượng sáng tạo, sự khéo léo của đôi bàn tay thông qua các hoạt động vẽ, nặn, xé dán, tô màu
Dùng đất nặn thể hiện được sản phẩm theo ý thích về chủ đề
Rèn luyên, phát triển khả năng ca hát, vận động theo nhạc và cách thể hiện cảm xúc âm nhạc thông qua các bài hát về chủ đề
+ Chuẩn bị: Bút chì, bút màu, hồ dán, đất nặn, kéo, sách báo cũ. Máy nhạc, băng đĩa các bài hát về chủ đề
4 Góc thiên nhiên: Trồng cây, chăm sóc cây cảnh, con vật ở góc thiên nhiên.
+ Yêu cầu: Trẻ có thói quen lao động đơn giản:chăm sóc con vật, cây cảnh, tưới cây, nhặt lá vàng, bắt sâu cho cây.
+ Chuẩn bị: Cuốc, xẻng, bình tưới cây…
5 Góc thư viện: Xem truyện tranh, kể chuyện theo tranh về chủ đề: 
+ Yêu cầu: Ôn luyện các kiến thức đã học. Rèn luyện cách mở sách, xem tranh, truyện…
+ Chuẩn bị: Một số tranh ảnh về chủ đề gia đình. Một số giấy bút để trẻ làm sách trang trí phòng tranh, sách làm quen với toán…
Thỏa thuận vai chơi: 
- Cô cho cả lớp hát: Nhà của tôi. Trò chuyện với trẻ về bài hát và chủ đề.
- cô gợi ý, giới thiệu các góc chơi, đồ dùng đồ chơi chuẩn bị ở các góc đó.
- Thỏa thuận về các góc chơi, vai chơi ,cách chơi và nội dung chơi
- Trẻ chọn góc chơi, phân vai chơi.
Trẻ về các góc chơi.
Quá trình chơi:
- Cô quan sát, gợi ý hướng dẫn trẻ chơi. Cô tạo tình huống ở các góc chơi nhằm mở rộng nội dung, chủ đề chơi. Tạo cho trẻ thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa các ban trong nhóm và giữa các nhóm chơi với nhau.
- Góc xây dựng: Cô đóng vai là người chủ công trình xây dựng chỉ đạo từng công việc cho các vai chơi khác và hướng trẻ lựa chọn nội dung cách bố trí hợp lý( Nếu trẻ còn lúng túng).
- Góc phân vai: Đặt câu hỏi gợi mở nội dung, hành động chơi, việc thể hiện vai chơi.
- Góc nghệ thuật: Gợi ý để trẻ làm nên các sản phẩm về chủ đề từ các nguyên vật liệu mở. Hát múa vận động dưới nhiều hình thức các bài hát về chủ điểm.
- Góc thư viện: Hướng trẻ nối tranh với số lượng tương ứng….theo các yêu cầu bài học để cũng cố và mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ. Cho trẻ đọc truyện tranh
Kết thúc- Nhận xét
- Cô đi dến từng góc yêu cầu trẻ tự nhận xét về quá trình chơi của mình sau đó cô nhận xét lại 
- Cho cả lớp cùng nhau tham quan và nhận xét về góc xây dựng
- Trẻ thu dọn đồ chơi vào các góc chơi gọn gàng.
- Cô nhận xét chung buổi hoạt động và động viên khuyến khích trẻ kịp thời.(Dùng cho 1 tuần)
Vệ sinh- ăn trưa- ngủ trưa
(CS15, 16)
- Cô cho trẻ đi vệ sinh và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn
- Cho trẻ về ngồi đúng chổ qui định, cô chia ăn đúng khẩu phần cho trẻ, cho trẻ nhận cơm và mời cô, bạn cùng ăn. Động viên trẻ ăn hết suất và rèn luyện một số thói quen văn minh trong ăn uống
- Cho trẻ đánh răng, rửa mặt trước khi đi ngủ, cô trải chiếu, trẻ tự lấy đồ dùng cá nhân rồi về đúng chổ qui định, cô giữ trật tự và bao quát trẻ trong giờ ngủ.
Hoạt động chiều
Trò chơi:vê đúng nhà
-Yêu cầu: trẻ nhớ được các chữ cái đã học và về đúng ngôi nhà của mình.
-Chuẩn bị: 5 ngôi nhà có gắn chữ o,ô,ơ e,ê và cá thẻ chữ o,ô,ơ,e,ê.
-Cách chơi: cô mở chác hoạc cho trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh tìm nhà trẻ cầm thẻ chữ nào phải về đúng ngôi nhà có chữ ấy. 
- Ôn: Thơ “Em yêu nhà em”
Ôn:- Nhận biết khối cầu khối trụ
- HĐVC
-Tô màu về ngôi nhà của bé . 
gì biến mất
Yêu cầu:trẻ nhận biết và ghi nhớ các đồ vật cô để trước mặt.
Chuẩn bị: 5-6 đồ vật đồ chơi quen thuộc ở các góc chơi
Luật chơi: không mở mắt khi cô giấu đồ vật
Cách chơi:cô cho trẻ ngồi hình chữ u cô xếp các đồ chơi ra trước mặt, cho trẻ nhìn và nói tên đồ chơi một lần sau đó trẻ nhắm mắt và cô hỏi trẻ cái gì biến mất trẻ nối lên được đồ chơi cô đã giấu.
Vệ sinh-Trả trẻ
(CS 18)
 - Trẻ biết cách rửa mặt mũi chân tay, đầu tóc gọn gàng, sắp xếp đồ dùng cá nhân chuẩn bị ra về. Cho trẻ tự tham gia vào các hoạt động mà trẻ yêu thích.
- Không nên để trẻ chạy nhảy nhiều, nhắc trẻ chào bố mẹ, chào cô khi đến lớp và khi ra về.
- Trao đổi với phụ huynh về một ngày hoạt động trong ngày của trẻ, nhắc phụ huynh mặc đồng phục và đeo khăn tay cho trẻ đầy đủ.
 Tổ khối duyệt Người lên kế hoạch
 Mai Thị Lài
Thứ hai ngày 28 tháng 10 năm 2013
 CHỦ ĐỀ NHÁNH: Ngôi nhà của gia đình
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH : Khám phá khoa học.
ĐỀ TÀI : Tìm hiểu về ngôi nhà của bé
I : Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết được địa chỉ của gia đình, biết nhà là nơi gia đình cùng chung sống, các khu vực trong và xung quanh nhà, những vật liệu và người làm nên ngôi nhà
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc
- Thái độ: Trẻ biết yêu quí và giữ gìn ngôi nhà gọn gàng, sạch sẽ
II : Chuẩn bị: Tranh các kiểu nhà, các đồ chơi gạch, túi cát….
III: Phương pháp: Quan sát- Đàm thoại- Luyện tập
IV : Tiến trình hoạt động:
* Mở đầu hoạt động:
Cô và trẻ cùng đọc thơ và trò chuyện về chủ đề
Khái quát giáo dục trẻ và dẩn dắt vào bài 
* Hoạt động trọng tâm:khám phá ngôi nhà
- Cô độc câu đố về ngôi nhà
“Nơi nào bé được sinh ra
 Nơi nào bé được lớn lên từng ngày”- Là gì?
Nhà con ở đâu? Thôn mấy? Xã nào? Huyện nào? Tĩnh nào?
Ngôi nhà dùng để làm gì?
Nhà của con là nhà gì?
Trong nhà có những khu vực nào ? thường để làm gì ?
Xung quanh nhà có những khu vực nào ?
- Cho trẻ xem tranh các kiểu nhà
Nhà gì ?
Được làm bằng những vật liệu gì ?
Ai làm nên ngôi nhà ?
Xung quanh nhà có gì ?
Cô khái quát giáo dục trẻ.cho trẻ đếm các ngôi nhà
Trò chơi : “nối tranh đồ dùng tương ứng với các khu vực trong nhà’
Cô giới thiệu trò chơi, phổ biến rõ cách chơi luật chơi
Cô tổ chức cho trẻ chơi, cô bao quát, động viên, khuyến khích trẻ 
Trò chơi: “Ai nhanh ai khéo”
Cô giới thiệu tên trò chơi. Phổ biến cc- lc rõ ràng( Bật qua các hộp chữ nhật lên lấy gạch về xây nhà. Đội nào nhiều và không phạm luật là thắng cuộc)
Tổ chức cho trẻ chơi
Trong quá trình trẻ chơi cô nâng dần mức độ, cô bao quát động viên trẻ.
Giáo dục trẻ biết giúp đỡ gia đình bằng những công việc vừa sức
* Kết thúc hoạt động:
 Cho cả lớp cùng hát và vận động “Nhà của tôi” kết hợp cất đồ dùng giúp cô
Trò chơi:vê đúng nhà
Yêu cầu: trẻ nhớ được các chữ cái đã học và về đúng ngôi nhà của mình.
Chuẩn bị: e ngôi nhà có gắn chữ o,ô,ơ e,ê và cá thẻ chữ o,ô,ơ,e,ê.
Cách chơi: cô mở chác hoạc cho trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh tìm nhà trẻ cầm thẻ chữ nào phải về đúng ngôi nhà có chữ ấy. 
Thứ ba ngày 29 tháng 10 năm 2013
 CHỦ ĐỀ NHÁNH: Ngôi nhà của gia đình
 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH : Phát triển ngôn ngữ
 ĐỀ TÀI : Thơ “Em yêu nhà em”
 I: Mục đích yêu cầu 
- Trẻ đọc thuộc bài thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả, thể hiện được sắc thái ngữ điệu của bài thơ.
- Trẻ biết và hiểu nội dung bài thơ: Không ở đâu bằng ở chính căn nhà của mình, là nơi ghi lại bao nhiêu kĩ niệm mình từng được sinh ra và lớn lên ở đó.
- Rèn kĩ năng đọc thơ rõ ràng, diễn cảm, phát âm chính xác các từ khó. “Hoa mơ, Ngào ngạt…”
- Thái độ: Trẻ biết yêu quí và có ý thức bảo vệ ngôi nhà của gia đình. Rèn cho trẻ có sự tập trung chú ý trong giờ học, vâng lời cô giáo.
II : Chuẩn bị : Tranh minh họa truyện, trang chỉ chữ. Giấy bút cho trẻ tô màu
III : Phương pháp : Trực quan, đọc diễn cảm, đàm thoại, luyện tập
IV : TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
* Mở đầu hoạt động:
Trẻ đứng xung quanh hát và vận động” Nhà của tôi”.
Trò chuyện với trẻ về chủ đề và bài hát.
Dẫn dắt giới thiệu bài thơ “Em yêu nhà em”
* Hoạt động trọng tâm :
Cô đọc cho trẻ nghe
- Cô đọc diễn cảm toàn bài thơ
- Đọc diễn cảm kết hợp tranh minh họa
- Trích dẫn giảng giải từng đoạn làm rõ nội dung, giải thích từ khó kết hợp tranh 
(Bài thơ nói về khung cảnh tươi đẹp và sự đầm ấm trong ngôi nhà của em, niềm tự hào và tình cảm yêu mến đối với ngôi nhà của mình)
Đàm thoại nội dung
- Tên bài thơ là gì?
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Cách ngắt nhịp của bài thơ?
- Khung cảnh xung quanh ngôi nhà như thế nào?
- Tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà của mình như thế nào?
- Hảy kể về ngôi nhà của con?
- Qua bài thơ con thấy tình cảm của bé đối với ngôi nhà của mình như thế nào?
- Các con phải như thế nào?
Khái quát lại nội dung, giáo dục trẻ.
Trẻ đọc thơ 
- Cô chỉ vào tranh chữ cho trẻ đọc từ một đến 2 lần
- Cho trẻ đọc thơ dưới mọi hình thức
Trong khi trẻ đọc cô quan sát sửa sai cho trẻ, lưu ý tới nhịp điệu ngữ điệu của bài thơ.
Cho trẻ tô màu ngôi nhà
Cô nhận xét- giáo dục trẻ
* Kết thúc hoạt động:
 Cho trẻ chơi trò chơi “trời mưa” rồi về ngôi nhà của mình
Thứ tư ngày 30 tháng 10 năm 2013
 CHỦ ĐỀ NHÁNH: Ngôi nhà của gia đình
 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH : Phát triển nhận thức
 ĐỀ TÀI : Nhận biết gọi tên khối cầu, khối trụ, nhận dạng trong thực tế.
 I: Mục đích yêu cầu 
- Trẻ nhận biết và gọi đúng tên khối cầu, khối trụ, nhận dạng được các khối đó trong thực thực tế.
- Rèn kĩ năng nhận dạng trong thực tế.
- Thái độ: Giáo dục trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật trong giờ học.Biết yêu quí và bảo vệ ngôi nhà của mình.
II : Chuẩn bị : Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng có khối cầu, khối trụ. Tranh về các hình khối
Đồ dùng của cô giống trẻ kích thước hợp lí.
III : Phương pháp : Làm mẫu, đàm thại, luyện tập
IV : TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
* Mở đầu hoạt động:
Cô và trẻ cùng đọc thơ “em yêu nhà em”
Trò chuyện về bài thơ, dẫn dắt vào bài.
* Hoạt động trọng tâm :
Ôn nhận biết các hình 
Cho trẻ chơi trò chơi “về đúng nhà”
( Ngôi nhà có đủ các hình dạng)
Nhận biết gọi tên khối cầu, khối trụ, nhận dạng khối trong thực tế
Cô lần lượt đưa các khối ra cho trẻ quan sát và tìm hiểu: Nhận biết gọi tên khối cầu, khối trụ.
- Đây là khối gì? - Khối cầu
- Các mặt của khối cầu như thế nào?
- Khối cầu có lăn được không? – Lăn được
- Khối cầu lăn về được mấy phía? – Lăn được về tất cả các phía
(Cô vừa hỏi vừa hướng dẫn trẻ)
Tương tự với khối trụ 
Luyện tập 
Cô phát rổ đồ chơi cho trẻ luyện tập: 
Tìm khối theo yêu cầu của cô.
- Chọn nhanh cho cô khối cầu.
- Chọn khối trụ giơ lên.
Tìm khối theo dấu hiệu cho trước
- Khối lăn được về tất cả các phía
- Khối lăn được về 2 phía
- Khối có 2 mặt là hình tròn
Trò chơi “Thi xem tổ nào nhanh”
Cho 3 tổ bật liên tục vào 3 vòng lên chọn khối theo yêu cầu
Cô nêu luật chơi, cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi
Cô bao quát trẻ chơi và động viên khuyến khích kịp thời
* Kết thúc hoạt động:
Cô và trẻ hát và vận động bài “Nhà của tôi”
Thứ năm ngày 31 tháng 10 năm 2013
 CHỦ ĐỀ NHÁNH: Ngôi nhà của gia đình 
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH : Phát triển thẩm mĩ.
ĐỀ TÀI : cả nhà thương nhau
I : Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhớ được tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung chính của bài hát
- Trẻ hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm đúng, nhịp nhàng theo bài hát
- Trẻ nắm được CC - LC và chơi nhiệt tình 
- Hát đúng cao độ, trường độ, tiết tấu, giai điệu bài hát, phản ứng nhanh khi chơi trò chơi
- Thái độ: Biết thể hiện niềm hạnh phúc và tình yêu đối với ngôi nhà của mình. Có ý thức bảo vệ ngôi nhà sạch đẹp gọn gàng.
II : Chuẩn bị: Đồ dùng của cô: Máy catsxet, băng nhạc theo chủ đề…
Đồ dùng của trẻ: Phách tre, vòng thể dục, trống lắc..
III: Phương pháp: Biểu diễn diễn cảm, dùng lời
IV : Tiến trình hoạt động
* Mở đầu hoạt động:
Cô cùng trẻ đi tham quan các kiểu nhà
( Nhà sàn, nhà gỗ, nhà xây)
Đọc từ, đếm tiếng, tìm chữ cái đã học
Cô khái quát lại- giáo dục trẻ
Dẫn dắt giới thiệu bài hát- tác giả
* Hoạt động trọng tâm:
 Dạy trẻ hát và vỗ theo phách
Hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm “ cả nhà thương nhau”
Cô hát lần 1 hoặc có thể bắt nhịp cho cả lớp hát và vỗ theo phách toàn bài hát
- Cô vừa hát xong bài hát gì?
- Bài hát do ai sáng tác?
- Nội dung bài hát nói lên điều gì?
Cô khái quát lại toàn bộ nội dung
Cô hát và vận động lần 2: Trẻ hát và vận động theo cô 
Bé trổ tài
Cho trẻ lên hát và gõ phách theo tiết tấu chậm dưới mọi hình thức ( Lớp, tổ, nhóm, cá nhân)
Trong lúc trẻ thể hiện cô mở nhạc, bao quát trẻ và có sự động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
Lớp mình học rất giỏi cô sẽ thưởng cho lớp mình một bài hát
Cô hát cho trẻ nghe
-cô hát lần một bài ba ngọn nến lung linh
Để bài hát thêm sinh đôg cô sẽ múa và hát bài cả nhà thương nhau mời một số bạn lên múa cùng cô.
* Kết thúc hoạt động:
 Lớp đọc bài thơ: “Em yêu nhà em”
ĐỀ TÀI : tập tô chữ cái e,ê
I, Mục Đích – Yêu Cầu:
- Trẻ nhận biết chữ cái “e, ê”. Phát âm đúng chữ cái “e, ê” 
- Biết tô chữ “e, ê” theo yêu cầu của cô.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi theo yêu cầu của cô.
- Trẻ có kỹ năng mở vở, kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi đúng.
- Trẻ có kỹ năng tô trùng khít lên chấm mờ chữ “e, ê” tô đúng chiều chữ, tô chữ rỗng không bị ra ngoài.
- Trẻ có phản xạ nhanh khi tìm chữ trong từ.
- Phát âm to, rõ ràng, chuẩn các chữ “e, ê”
- Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động tập tô chữ “e, ê”
- Giáo dục trẻ tính kiên trì, chịu khó, cẩn thận và giữ gìn bảo quản đồ dùng trong gia đình...
II, Chuẩn Bị:
1, Đồ dùng của cô:
- 1 Máy vi tính.
- Hình ảnh và chữ “ Bóng đèn”; “ Cái ghế”
- Chữ “e, ê” in thường và viết thường trên máy tính.
- Vở tô mẫu của cô.
- Cờ 30 cái có dán chữ “a, ă, â, e, ê”
- Phấn, bảng.
- Nhạc nhẹ
2, Đồ dùng của trẻ:
- Bàn ghế cho trẻ ngồi ( 2 trẻ 1 bàn) theo 3 dãy
- Vở tập tô, bút chì đen đủ cho số trẻ.
- Lô tô đồ dùng trong gia đình có dán chữ “ e, ê” phía mặt sau.
3, Địa Điểm:
- Ngồi học trong lớp
III, Cách Tiến Hành:
ổn định tổ chức
- Các con yêu quý, lớp lá 1 hôm nay mở hội thi tập tô chữ đẹp. - Về dự hội thi cô đã chuẩn bị các lô tô đồ dùng trong gia đình. Mỗi bạn sẽ lấy cho mình 1 lô tô đồ dùng nhé.
-Các con đã lấy được đồ dùng gì? Đồ dùng đó để làm gì? ( cái rèm, bếp ga, đĩa chén, ghế đệm, khăn...) là những đồ dùng trong gia đình , nên các con phải biết bảo quản và sử dụng chúng thật cẩn thận nhé để đồ dùng đó luôn đẹp và sạch mãi nhé.
- Đến với hội thi tô chữ đẹp hôm nay của lớp A4 các con mang đến những chữ gì ?
- Cô cho trẻ quay mặt đằng sau lô tô hỏi 3 – 4 trẻ cầm chữ gì?
 Ôn chữ “e, ê” :
- TC1: “ Ai nhanh ai đúng”
 + Cách chơi: Cô nói chữ cái nào lên thì trẻ giơ chữ cái đó lên và đọc to chữ cái đó .
 ( hỏi 3- 4 trẻ )
- TC2: “ Cướp Cờ”
 + Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội ( số trẻ bằng nhau). Cô cho trẻ ở 2 đội dứng vào vạch chuẩn bị. Khi nghe hiệu lệnh thì trẻ ở 2 đội chạy lên cướp cờ có chữ cô yêu cầu, rồi chạy về đập vào tay bạn tiếp theo cứ thế cho đến hết .
 + Luật chơi: Trẻ ở đội nào lấy cờ có chữ đúng và nhiều hơn là thắng
Dạy trẻ tập tô chữ “e, ê”:
* Dạy trẻ tập tô chữ “e”:
- Cô đọc câu đố;
 “Cái gì bật sáng trong đêm
 Giúp cho nhà dưới nhà trên sáng ngời” ?
 ( Bóng đèn)
- Cô cho trẻ xem trên máy tính có hình ảnh và từ “ Bóng đèn”
- Cho trẻ đọc từ và tìm chữ cái đã học ( chữ e )
- Cho trẻ quan sát chữ “e” to và phát âm chữ “e”
- Cô giới thiệu chữ “e” in thường và chữ “e” viết thường.
- Hỏi trẻ đặc điểm, cách sử dụng chữ “e” viết thường
 + Các con thấy chữ “ e” viết thường thường thấy ở đâu?
- Cô hướng dẫn trẻ tô chữ “e” viết thường
 + Lần 1: Cô tô không phân tích.
 + Lần 2: Cô tô và phân tích : Cô đặt bút gần sát dòng kẻ thứ 5 đưa xiên từ trái sang phải lên dòng kẻ thứ 3 vò

File đính kèm:

  • docxchu de gia diinh.docx
Giáo án liên quan