Giáo án GDCD Lớp 7 - Tiết 1 đến 6 - Năm học 2015-2016 - Hà Thị Giang

TUẦN 4 - TIẾT 4:

Ngày soạn:1/09/2015

Bài 11 TỰ TIN

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh :

1. Kiến thức:

- Nêu được một số biểu hiện của tính tự tin.

- Nêu được ý nghĩa của tính tự tin.

2. Kĩ năng:

- Biết thể hiện sự tự tin trong những công việc cụ thể.

CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng phân tích, so sánh biểu hiện của tự tin và thiếu tự tin.

- Kĩ năng xác định giá trị của sự tự tin.

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin.

- Kĩ năng tự nhận thức bản thân về lòng tự tin.

3. Thái độ:

- Tin ở bản thân mình, không a dua, dao động trong hành động.

II. CHUẨN BỊ

1.Thầy: SGK,Giao án,tình huống,truyện đọc

2.Trò:Chuẩn bị trước bài mới,Các ví dụ, tình huống,

IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1.Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.Trả bài kiểm tra học kỳ,nhận xét bài kiểm tra

3. Bài mới.

*Giới thiệu GV nêu một tấm gương về lòng tự tin sau đó khái quát vào vào bài.

 - GV ghi đầu bài lên bảng.

* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc

- GV cho HS đọc.

? Bạn Hà học tiếng Anh trong điều kiện và hoàn cảnh như thế nào?

? Hà đã đạt được thành tích gì trong học tập?

? Do đâu mà Hà lại giỏi Tiếng Anh như vậy?

? Em có cảm nhận gì về đức tính của Hà?

? Hãy tìm những biểu hiện của sự tự tin ở Hà?

- GV kể thêm cho HS một số tình huống về sự tự tin. VD: Chuyện “ Hai bàn tay” – Tình huống GDCD – tr 31. 1. Truyện đọc: “Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xin-ga-po”

+ Điều kiện học tập: Góc học tập là căn gác nhỏ, sách ít, đài cát xét cũ bố mẹ

+ Thành tích: Là học sinh giỏi.

+ Do: Tự học, nói chuyện với người nước ngoài.

_ HS trả lời

+ Biểu hiện sự tự tin của Hà: Nói chuyện với khách thoải mái, tự tin và chững chạc. Tự tin kể cho người nước ngoài về truyền thuyết Hồ Gươm.

 

doc19 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD Lớp 7 - Tiết 1 đến 6 - Năm học 2015-2016 - Hà Thị Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cảnh của bản thân,gia đình và xã hội.
? Biểu hiện của sông giản dị? Và trái với giản dị ?
-TL:Sống giản dị:
- Không xa hoa lãng phí,không cầu kỳ kiểu cách.
- Không chaỵ theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.
- Thẳng thắn,chân thật,gần gúi với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
Trái với giản dị:
-Sống xa hoa lãng phí
phô trương về hình thức,học đòi trong ăn mặc,cầu kỳ trong cử chỉ sinh hoạt giao tiếp.
Thảo luận nhóm(4 nhóm)
Cử đại diện trình bày,bổ xung
-Cho HS thảo luận nhóm
? tìm 5 biểu hiện của sóng giản dị và không sống giản dị của học sinh?
- HS tự liên hệ.
Kết luận
? ý nghĩa của sống giản dị?
TL: Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người.Người sống giản dị sễ được mọi người xung quanh yêu mến,cảm thông và giúp đỡ.
? Theo em em cần làm gì để mình trở thành người sống giản dị.(rèn luyện tính giản dị như thế nào?)
- HS tự liên hệ.
2.Nội dung bài học
a.Khái niệm:Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện ,hoàn cảnh của bản thân,gia đình và xã hội.
b.Biểu hiện : Không xa hoa lãng phí,không cầu kỳ kiểu cách.
-Trái với giản dị:Sống xa hoa lãng phí phô trương về hình thức,học đòi trong ăn mặc,cầu kỳ trong cử chỉ sinh hoạt giao tiếp.
c.ý nghĩa :Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người.Người sống giản dị sễ được mọi người xung quanh yêu mến,cảm thông và giúp đỡ.
HĐ3:Hướng dẫn giải bài tập.
Yêu càu HS làm BT a, d GK trang 5,6
- Làm bài tập cá nhân.
- Lên bảng trình bày.
- Nhận xét bổ xung.
- cho HS chơi trò chơi :tìm các câu ca dao tục ngũ nói về đức tính giản dị (thời gian 5')
3.Bài tập
Bài tập a:
- Bức tranh 3 thể hiện đức tính giản dị.các bạn Hs mặc đồng phục tác phong nhanh nhẹn vui tươi thân mật.
Bài tập d: HS tự liên hệ
 4. Củng cố,dặn dò:
- Muốn trở thành người có đức tính giản dị chung ta phải rèn luyện như thế nào?
 - Học bài cũ ,Sưu tầm cd, tn dn nói về tính giản dị, Làm các bài tập còn lại ở SGK/6
- Chuẩn bị bài mới:Trung thực.
Rút kinh nghiệm
Ký duyệt tuần 1
Ngày
TUẦN 2 - TIẾT 2 :	
Ngày soạn:18/08/2015	
 BÀI 2: 	 Trung Thực
I. Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức
- Giúp hs hiểu thế nào là trung thực
-Nêu được mốt số biểu hiện của tính trung thực
-Nêu được ý nghĩa của sống trung thực?.
2. Kỹ năng
	- Giúp Hs biết phân biệt hành vi trung thực và hành vi thiếu trung thực trung cuộc sống hàng ngày.
- Biết tự kiểm tra,nhận xét đánh giá hành vi của mình và người khác ,
- Trung thực trong học tập và cuộc sống hàng ngày.
* Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài:
-Kn phân tích,so sánh
-KN tư duy phê phán
-KN giải quyết vấn đề
KN tự nhận thức giá trị bản thân.
3.Thái độ
- Hình thành ở HS thái độ quý trọng và ủng hộ những việc làm trung thực ,phản đối, đấu tranh với những hành vi thiếu trung thực trong học tập và cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
	1. GV : SGK,SGV GDCD 7 ,tranh ảnh,chuyện kể,tục ngữ ca dao nói về trung thực.
	2. HS : SGK,vở ghi,tục ngữ ca dao.
III. Tiến trình bài giảng:
	 1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là sống giản dị? Cho ví dụ.Liên hệ bản thân
Đáp: Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện ,hoàn cảnh của bản thân,gia đình và xã hội.HS tự liên hệ
 3. Bài mới.
 	 Đặt vấn đề: Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới.
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu truyện đọc.
Cho HS đọc truyện
? Bra-man-tơ đã đối xử với Mi-ken-lăng-giơ ntn?
->Không ưa thích,kình địch,chơi xấu,làm giảm danh tiếng,làm hại sự nghiệp...
? Vì sao Bra-man-tơ có thái độ như vậy ?
- > Sợ danh tiếng của Mi-ken-lăng-giơ khi nổi tiếng sẽ lấn át mình. 
? Mi-ken-lăng-giơ đã có thái độ ntn trước những việc Bra-man-tơ đã làm với mình?
-> Oán giận,tức giận.
Công khai đánh giá Bra-man-tơ là người vĩ đại.
Công khai đánh giá cao Bra-man-tơ là người vĩ đại.
? Vì sao Mi-ken-lăng-giơ lại xử sự như vậy ?
-> Ông là người thẳng thắn,tôn trọng và nói sự thật,đánh giá đúng sự việc.
? Theo em ông là người ntn?
-> Ông là người trung thực,tôn trọng chân lí.
Kết luận
Yêu cầu HS rút ra bài học.
1.Truyện đọc
“Sự công minh,chính trực của một nhân tài”
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài học.
? Thế nào là trung thực ? ví dụ?
->Trung thực là luôn tôn trọng sự thật,tôn trọng chân lí,lẽ phải;
? Biểu hiện của chân thực?
->sống ngay thẳng,thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
? Biểu hiện của hành vi trái với trung thực?
->Trái với trung thực là dối trá,xuyên tạc bóp méo sự thật,ngược lại chân lí.
? ý nghĩa của trung thực? 
- >Trung thực là đức tính quý báu của mỗi người.Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá,làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và xẽ được mọi người tin yêu,kính trọng.
? Là HS em cần rèn luyện tính trung thực ntn?
->Tôn trọng ủng hộ những người trung thực,sống ngay thẳng,thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.Phê phán lên án những hành vi thiếu trung thực....
-Yêu cầu HS giải thích câu tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng”
-HS giải thích
Kết luận
2.Nội dung bài học
a.Khái niệm:Trung thực là luôn tôn trọng sự thật,tôn trọng chân lí,lẽ phải; 
b: Biểu hiện: sống ngay thẳng,thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
- Trái với trung thực là dối trá,xuyên tạc bóp méo sự thật,ngược lại chân lí.
c ý nghĩa:
- Trung thực là đức tính quý báu của mỗi người.
- Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá,làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu,kính trọng.
HĐ3:Hướng dẫn giải bài tập.
- Yêu cầu HS làm BT a, d GK trang 8
- Làm bài tập cá nhân.
- Lên bảng trình bày.
- Nhận xét bổ xung
- cho HS chơi trò chơi :tìm các câu ca dao tục ngũ nói về trung thực(thời gian 5')
-Chia nhóm chơi
3.Bài tập
Bài tập a:
- Hành vi thể hiện đức tính trung thực:4,5,6
Bài tập b: Che dấu sự thật của người bệnh để họ có hi vọng để chữa bệnh
 4 Củng cố,dặn dò:
	- Yêu cầu Hs khái quát nd toàn bài bằng sơ đồ tư duy (hoạt động nhóm).
 	- Học bài
	- Làm các bài tập còn lại.	
- Chuẩn bị bài mới:Tự trọng
+ Đọc bài
+ trả lời câu hỏi
+ Sưu tầm cao dao tục ngữ,truyện ,tấm gương tự trọng.
	 Rút kinh nghiệm
Ký duyệt tuần 2
Ngày
TUẦN 3 -TIẾT 3:	
Ngày soạn: 25/08/2015
 BÀI 3: 	 Tự trọng
	I. Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức
- Giúp hs hiểu thế nào là tự trọng.
- Nêu được một số biểu hiện của lòng tự trọng.
- Nêu được ý nghĩa của tự trọng đối với việc nâng cao phẩm giá con người.
2. Kỹ năng
-Biết thể hiện tự trọng trong học tập,sinh hoạt. các mối quan hệ.
-Biết phân biệt những việc làm thể hiện sự tự trọng với những việc làm thiếu tự trọng
*Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài:
-Kn phân tích,so sánh
-KN thể hiện sự tự tin
-KN ra quyết định
- KN tự nhận thức giá trị bản thân.
3.Thái độ
- Tự trọng ; không đồng tình với những hành vi thiếu tự trọng
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên : SGK,SGV GDCD 7 ,tranh ảnh,chuyện kể,tục ngữ ca dao nói về tự trọng.
	2. Học sinh : SGK,vở ghi,tục ngữ ca dao.
III. Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ :
? Thế nào là trung thực ? Cho ví dụ.
Đáp:Trung thực là luôn tôn trọng sự thật,tôn trọng chân lí,lẽ phải; 
	 3. Bài mới.
 Đặt vấn đề: Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới.
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu truyện đọc.
Cho HS đọc truyện bằng cách phân vai
- Một em đọc lời dẫn.1 em đọc lời thoại cảu ông giáo,1 em đọc lời thoại của Rô-be,em đọc lời thoại của Sác-lây,
? Hành động của Rô-be qua câu chuyện trên?
-> Hành động của Rô-be 
+Là em bé mồ côi nghèo khổ đi bán diêm
+ C ầm đồng tiền vàng đổi lấy tiền lẻ trả lại người mua diêm
+bị xe chẹt và bị thương nặng Rô-be đã nhờ em mình trả lại tiền cho khác
? Vì sao Rô-be lại nhờ em mình trả tiền cho người mua diêm?
-> vì Rô-be muốn giữ đúng lời hứa,
? Em có nhận xét gì về hành động của Rô-be?
-> Có ý thức trách nhiêm cao,giữ đúng lời hứa,tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình...
? Việc làm đó thể hiện đức tính gì?
-> Hành động của Rô-be thể hiện đức tính tự trọng.
? Hành động của Rô-be tác động đến tác giả ntn?
-> Hành động của Rô-be đã làm thay đổi tình cảm cảu tác giả.Từ chỗ nghi ngờ, không tin đến sững sờ tim se lại vì hối hận và cuối cùng ông nhận nuôi Sác-lây
Kết luận.
- Yêu cầu HS rút ra bài học.
1.Truyện đọc
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài học.
? Thế nào là tự trọng?ví dụ?
- Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách,biết điều chỉnh hành vi cá nhân cuả mình cho phù hợp chuẩn mực xã hội.
? Biểu hiện của tự trọng?
- Cư xử đàng hoàng đúng mực biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình,không để người khác phải nhắc nhở ,chê trách
? Biểu hiện của hành vi trái với tự trọng?
-HS liên hệ.
? ý nghĩa của tự trọng? 
- Tự trọng là phẩm chất đạo đức cao quý của mỗi người...
? Là HS em cần rèn luyện tính tự trọng ntn?
-Tôn trọng ủng hộ những người tự trọng ,sống ngay thẳng,thật thà và Cư xử đàng hoàng đúng mực biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình,không để người khác phải nhắc nhở ,chê trách
-Yêu cầu HS giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch,rách cho thơm
2.Nội dung bài học
a. Khái niệm
- Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách,biết điều chỉnh hành vi cá nhân cuả mình cho phù hợp chuẩn mực xã hội.
b. Biểu hiện:Cư xử đàng hoàng đúng mực biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình,không để người khác phải nhắc nhở ,chê trách 
c. ý nghĩa:Tự trọng là phẩm chất đạo đức cao quý của mỗi người...
HĐ3 :Hướng dẫn giải bài tập.
Yêu cầu HS làm BT a, d GK trang 11,12
- Làm bài tập cá nhân.
- Lên bảng trình bày.
- Nhận xét bổ xung.
3.Bài tập
Bài tập a:
- Hành vi thể hiện đức tính tự trọng :1,2
Bài tập b: HS tự liên hệ
 4. Củng cố,dặn dò:
	- Yêu cầu Hs khái quát nd toàn bài bằng sơ đồ tư duy .
 	- Học bài
	- Làm các bài tập còn lại.	
- Chuẩn bị bài mới: Tự tin
+ Đọc nội dung bài
+ Trả lời các câu hỏi.
+ Xem trước các bài tập.
+ Tìm các câu ca dao tục ngữ ,truyện đọc về đức tính tự tin
 BÀI 4: 	ĐẠO ĐỨC VÀ KỶ LUẬT
(đọc thêm)
 Rút kinh nghiệm
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt tuần 3
Ngày
TUẦN 4 - TIẾT 4:
Ngày soạn:1/09/2015	
Bài 11 TỰ TIN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh :
1. Kiến thức: 
- Nêu được một số biểu hiện của tính tự tin.
- Nêu được ý nghĩa của tính tự tin.
2. Kĩ năng:
- Biết thể hiện sự tự tin trong những công việc cụ thể.
CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng phân tích, so sánh biểu hiện của tự tin và thiếu tự tin.
- Kĩ năng xác định giá trị của sự tự tin.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin.
- Kĩ năng tự nhận thức bản thân về lòng tự tin.
3. Thái độ:
- Tin ở bản thân mình, không a dua, dao động trong hành động.
II. CHUẨN BỊ
1.Thầy: SGK,Giao án,tình huống,truyện đọc
2.Trò:Chuẩn bị trước bài mới,Các ví dụ, tình huống, 
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1.Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.Trả bài kiểm tra học kỳ,nhận xét bài kiểm tra
3. Bài mới.
*Giới thiệu GV nêu một tấm gương về lòng tự tin sau đó khái quát vào vào bài.
	- GV ghi đầu bài lên bảng.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc
- GV cho HS đọc.
? Bạn Hà học tiếng Anh trong điều kiện và hoàn cảnh như thế nào?
? Hà đã đạt được thành tích gì trong học tập?
? Do đâu mà Hà lại giỏi Tiếng Anh như vậy?
? Em có cảm nhận gì về đức tính của Hà?
? Hãy tìm những biểu hiện của sự tự tin ở Hà?
- GV kể thêm cho HS một số tình huống về sự tự tin. VD: Chuyện “ Hai bàn tay” – Tình huống GDCD – tr 31.
1. Truyện đọc: “Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xin-ga-po”
+ Điều kiện học tập: Góc học tập là căn gác nhỏ, sách ít, đài cát xét cũbố mẹ
+ Thành tích: Là học sinh giỏi.
+ Do: Tự học, nói chuyện với người nước ngoài.
_ HS trả lời
+ Biểu hiện sự tự tin của Hà: Nói chuyện với khách thoải mái, tự tin và chững chạc. Tự tin kể cho người nước ngoài về truyền thuyết Hồ Gươm...
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
? Vậy em hiểu tự tin là gì?
? Em hãy lấy một số ví dụ thể hiện sự tự tin?
? Nêu một số ví dụ thể hiện thiếu tự tin? 
- GV đưa ra các câu hỏi để HS thảo luận:
+ Nhóm 1: Người tự tin chỉ một mình quyết định công việc, không cần hợp tác với ai, em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
+Nhóm 2: Trong hoàn cảnh nào con người cần có tự tin? Nêu VD 1 tình huống và cách ứng xử?
+Nhóm 3: Để có suy nghĩ và hành động một cách tự tin, con người cần có phẩm chất và điều kiện gì nữa?
- GV giải thích câu tục ngữ trong SGK.
? Tự tin có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân?
?Tự tin khác với tự cao, tự đại và khác tự ti như thế nào?
? Em hãy tìm một số tình huống cần phải có tự tin của HS?
? HS cần rèn luyện như thế nào để được đức tính tự tin ?
- GV cho HS đọc nội dung bài học.
2. Nội dung bài học:
a.Khái niệm
- Tự tin là tin tưởng vào khả năng của mình, chủ động trong mọi việc; dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn không hoang mang, dao động; cương quyết dám nghĩ, dám làm.
- VD: Mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước đông người; không lúng túng, sợ sệt khi đối mặt với những khó khăn mà bình tĩnh tìm cách giải quyết...
- Luôn lo sợ, túng lúng, mất bình tĩnh khi đứng trước đông người..
+ Cần có sự hợp tác vì nó giúp ta thêm sức mạnh
+ Khó khăn, trở ngại..
+ Kiên trì, tích cực, chủ động.
b. Ý nghĩa:
- Tự tin giúp ta có thêm sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo làm nên sự nghiệp lớn.
- Tự cao, tự đại là quá đề cao năng lực của bản thân.
- Tự ti: Quá hạ thấp mình, không dám tin vào bản thân.
- VD:
+ Tự giải quyết lấy các công việc của mình trong học tập, lao động, trong các hoạt động, trong cuộc sống cá nhân.
+ Khi gặp bài khó việc khó, không nản lòng, không chùn bước.
+ Không phụ thuộc dựa dẫm vào người khác...
c.Rèn luyện
- Chủ động,tự giác học tập,tích cực tham gia các hoạt động của tập thể và xã hội
- Khắc phục tính rụt rè,dựa dẫm,tự ti,ba phải
- Tin ở bản thân mình, không a dua, dao động trong hành động.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn giải bài tập
- GV đưa bảng phụ BTb:
+ Gọi HS làm.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong vở bài tập
3.Bài tập
Bài tập b: đồng ý với ý 1, 3, 4, 5, 6, 8
 -Làm bài trong vở bài tập
4.Củng cố,dặn dò
- HS đọc nội dung bài học.
- Học kĩ nội dung bài học.
- Làm bài tập còn lại, liên hệ rèn tính tự tin.
- Chuẩn bị bài mới : - Chuẩn bị bài mới: Yêu thương con người.
+ Đọc nội dung bài
+ Trả lời các câu hỏi.
+ Xem trước các bài tập.
+ Tìm các câu ca dao tục ngữ ,truyện đọc về yêu thương con người.
Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt tuần 4
Ngày:
TUẦN 5 - TIẾT 5:
Ngày soạn:	08/09/2015	 
Chủ đề 2:Quan hệ với người khác
BÀI 5: 	YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI (T1)
A. Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức:
 - Giúp hs hiểu được thế nào là yêu thương con người
- Nêu được các biểu hiện yêu thương con người
2. Kỹ năng: 
-Biết thể hiện lòng yêu thương con người với mọi người xung quanh bằng những việc làm cụ thể.
*:Các kỹ năng sống cơ bản
-KN xác định giá trị,trình bày suy nghĩ, phân tích so sánh,tư duy phê phán, giao tiếp
3.Thái độ
- Quan tâm đến mọi người xung quanh;không đồng tình ủng hộ với thái độ thờ ơ , lạnh nhạt và những hành vi độc ác với con người.
B. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên :SGK,SGV GDCD 7 ,tranh ảnh,chuyện kể,tục ngữ ca dao nói về yêu thương con người.
	2. Học sinh : SGK,vở ghi,tục ngữ ca dao.
C. Tiến trình bài giảng:
	 1.Ổn định tổ chức	
 2. Kiểm tra bài cũ :
 ? Là HS em cần rèn luyện tính tự trọng ntn?
Đáp án:
-Tôn trọng ủng hộ những người tự trọng ,sống ngay thẳng,thật thà 
- Cư xử đàng hoàng đúng mực biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình,không để người khác phải nhắc nhở ,chê trách.
3. Bài mới.
 	 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu truyện đọc.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Cho hs tìm hiểu truyện đọc.
Yêu cầu HS đọc truyện
?Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín vào thời gian nào?
- Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín vào tối 30 Tết năm 1962
? Hoàn cảnh gia đình chị Chín ntn?
- Hoàn cảnh gia đình chị Chín:Chồng mất,chị có 3 con nhỏ,không công ăn việc làm ổn định...
? Những cử chỉ và lời nói thể hiện sự quan tâm yêu thương của Bác đối với gia đình chị Chín?
- Bác đã âu yếm đến bên các cháu xoa đầu...
? Thái độ của gia đình chị đối với Bác ntn?
- Xúc động rơm rớm nước mắt...
?Ngồi trên xe về Phủ Chủ tịch thái độ của Bác ntn?Theo em Bác nghĩ gì?
- Bác dăm chiêu suy nghĩ...
? Việc làm của Bác thể hiện đức tính gì?
- Lòng yêu thương mọi người
Kết luận:Bác luôn dành tình yêu thương cho mọi người.Bác quan tâm chăm sóc từ em nhỏ đến người già,...
1.Truyện đọc.
“Bác Hồ đến thăm người nghèo”
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài học.
Cho HS tìm hiểu Nội dung bài học
? Yêu thương con người là thế nào?
Cho HS liên hệ bản thân
?Trái với yêu thương con người?
- Vô cảm,không quan tâm giúp đỡ người khác...
 Tổ chức cho HS tìm hiểu các biểu hiện yêu thương con người.
2.Nội dung bài học
a. Khái niệm
 - Yêu thương con người là quan tâm giúp đỡ,làm những điều tốt đẹp cho người khác...
b. Biểu hiện:Sẵn sàng giúp đỡ,chia sẻ,thông cảm với khó khăn của người khác;dìu dắt nâng đỡ những người có lỗi lầm,giúp họ tìm ra con đường đúng đắn;biết hi sinh quyền lợi của bản thân cho người khác
Đ3:Hướng dẫn giải bài tập.
Gợi ý HS tìm những mẩu chuyện của bản thân hoặc những người xung quanh đã thể hiện yêu thương con người
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi nhanh mắt nhanh tay
Tìm các câu ca dao tục ngữ nói về lòng yêu thương con người
- HS:chia tổ,lên trình bày
- Các nhóm nhận xét ,kết luận
Kết luận, cho điểm.
3.Bài tập
- Bài tập : HS tự liên hệ
4. Củng cố,dặn dò:
	- Yêu cầu Hs khái quát nội dung bài 
 	- Cho HS sắm vai,đọc truyện đọc
	- Học bài
	- Làm các bài tập trong vở bài tập	
- Chuẩn bị bài mới:Yêu thương con người(tiếp)
+Tìm hiểu tiếp nội dung bài học
+ Xem trước bài tập còn lại
	 Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
Ký duyệt tuần 5
Ngày
TUẦN 6 - TIẾT 6:
Ngày soạn:	15/09/2015	 
 BÀI 5: 	YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI (T2)
A. Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức
- Nêu được ý nghiã của yêu thương con người
2. Kỹ năng
-Biết thể hiện lòng yêu thương con người với mọi người xung quanh bằng những việc làm cụ thể.
*:Các kỹ năng sống cơ bản
-KN xác định giá trị,trình bày suy nghĩ,phân tích so sánh,tư duy phê phán, giao tiếp
 3.Thái độ
- Quan tâm đến mọi người xung quanh;không đồng tình ủng hộ với thái độ thờ ơ,lạnh nhạt và những hành vi độc ác với con người.
B. Chuẩn bị:

File đính kèm:

  • docBai_1_Song_gian_di.doc