Giáo án GDCD 8 - Tiết 25, Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

Hoạt động 3: Tìm hiểu Nội dung bài học 10p

Cách tiến hành: Sdpp thảo luận, sdđd

GV: Tổ chức cho HS thảo luận lớp, tìm hiểu nội dung quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân.

- Ai là người thực hiện ?

- Thực hiện vấn đề gì ?

- Vì sao ?

- Để làm gì ?

- Dưới hình thức nào ?

HS: Tranh luận, trả lời.

GV: Tổng kết theo nội dung và bổ sung thêm các ý cần thiết.

GV: Chốt lại nội dung bài học (chiếu lên máy hoặc ghi lên bảng phụ.

HS: Ghi bài.

GV: Nhắc HS học kĩ nội dung lý thuyết.

GV: Cho HS làm bài tập củng cố phần này (bài 4 SGK).

(GDKNS)

Nhận xét sự giống nhau và khác nhau về quyền khiếu nại, quyền tố cáo.

GV: Gợi ý cho HS dựa vào bảng của phần trên để trả lời.

HS: Dựa vào phương án lựa chọn, ghi vào bảng.

HS: cả lớp nhận xét.

GV: Nhận xét đánh giá ý kiến tốt.

 

doc8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 8 - Tiết 25, Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 18 ;Tiết 25 
Tuần dạy : 26 
QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
CỦA CÔNG DÂN
I.Mục tiêu :
1.Kiến thức:
*HS Biết được quyền khiếu nại tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, biết phân biệt được quyền khiếu nại và tố cáo. 
*HS hiểu thế nào là quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân 
Biết cách thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo
Nêu được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc đảm bảo vả thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo. 
2. Kĩ năng.
*HS thực hiện thành thạo:
- Biết phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và không đúng quyền khiếu nại và tố cáo.
- Biết cách ứng xử phù hợp với các tình huống cần khiếu nại và tố cáo.
- HS biết cách bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân, hình thành ý thức đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật.
 *HS thực hiện được:
- GDKN: phân tích so sánh giữa 2 quyền khiếu nại và tố cáo; tư duy phê phán những hành vi trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống hoặc làm hại người khác; ra quyết định, ứng xử khi thấy có những hành vi trái pháp luật trong thực tế.
3. Thái độ:
*Thĩi quen:
- Thận trọng khách quan khi xem xét sự việc có liên quan đến quyền khiếu nại, tố cáo
*Tính cách:
- Đề cao trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện hai quyền này.
II. Nội dung học tập:
III.Chuẩn bị:
 1 Giáo viên: Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận, phiếu học tập, bút dạ.
 2 Học sinh: Giấy khổ lớn , bút dạ.
IV.Tổ chức các hoạt động học tập:
 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện HS.
 2.Kiểm tra miệng : 5p
 Nêu các loại tài sản nhà nước và lợi ích công cộng? Liên hệ bản thân đã thực hiện qui định của pháp luật như thế nào? (7đ)
 * Tài sản nhà nước gồm :
 - Đất đai, rừng núi.
 - Sông hồ, nguồn nước, tài nguyên: Biển, Thềm lục địa, vùng trời.
 - Vốn tài sản cố định do nhà nước xây dựng.
 Thế nào là lợi ích công cộng ? (đánh dấu ü vào ô đúng)(3đ)
¨ Lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội.
¨ Lợi ích chung dành cho xã hội
¨ Lợi ích chung dành cho cá nhân
 3. Tiến trình bài học: 
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài
TH: Vợ chồng anh T và chị M sống cùng thôn với Hạnh, T lười lao động hay đánh đập vợ con nhiều lần chị M bị chồng đánh có lần phải đi cấp cứu tại bệnh viện, gia đình làng xóm khuyên ngăn T nhưng không được. Hạnh rất bất bình và thắc mắc không biết tại sao chính quyền địa phuông không có biện pháp đối với T để bảo vệ chị M. Để hiểu và giải đáp thắc mắc đó hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu phần Đặt vấn đề 10p
Cách tiến hành: Sdpp đóng vai, thảo luận (GDKNS)
HS đọc phần đặt vấn đề SGK.
Phân vai cho HS đóng các tình huống trong phần Đặt vấn đề
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
Nhóm 1: Nghi ngờ có ngươi 2 buôn bán và sử dụng ma tuý, em sẽ xử lý như thế nào ?
Hs : tố cáo 
Nhóm 2: Phát hiện thấy người lấy cắp xe đạp của bạn em sẽ xử lý như thế nào?
Hs : hô (la) lên hoặc báo người lớn, công an
Nhóm 3: Theo em, anh H phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình ?
 Hs : đóng vai
HS: Thảo luận
HS: Cử đại diện nhóm trình bày
HS: cả lớp thảo luận
GV: Nhận xét, giải đáp.
1. Em có thể báo cho cơ quan nhà nước để theo dõi. Nếu đúng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xử lí theo pháp luật
2. Em sẽ báo cho cơ quan công an hoặc nhà trường để giải quyết theo quy định của PL
3. Anh H có quyền khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền để cơ quan có trách nhiệm yêu cầu người giám đốc phải giải thích lí do đuổi việc để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình
GV: Qua 3 tình huống đó em rút ra được bài học gì?
HS: Khi biết cơ quan tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật làm thiệt hại đến lợi ích cá nhân, tập thể, nhà nước thì chúng ta phải khiếu nại, tố cáo để bảo vệ quyền lợi chginh1 đáng của mình và tránh thiệt hại cho xã hội.
Vậy khi nào chúng ta có quyền khiếu nại và tố cáo?
GV chuyển ý.
Hoạt động 3: Tìm hiểu Nội dung bài học 10p
Cách tiến hành: Sdpp thảo luận, sdđd
GV: Tổ chức cho HS thảo luận lớp, tìm hiểu nội dung quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân.
- Ai là người thực hiện ?
- Thực hiện vấn đề gì ?
- Vì sao ?
- Để làm gì ?
- Dưới hình thức nào ?
HS: Tranh luận, trả lời.
GV: Tổng kết theo nội dung và bổ sung thêm các ý cần thiết.
GV: Chốt lại nội dung bài học (chiếu lên máy hoặc ghi lên bảng phụ.
HS: Ghi bài.
GV: Nhắc HS học kĩ nội dung lý thuyết.
GV: Cho HS làm bài tập củng cố phần này (bài 4 SGK).
(GDKNS)
Nhận xét sự giống nhau và khác nhau về quyền khiếu nại, quyền tố cáo. 
GV: Gợi ý cho HS dựa vào bảng của phần trên để trả lời.
HS: Dựa vào phương án lựa chọn, ghi vào bảng.
HS: cả lớp nhận xét.
GV: Nhận xét đánh giá ý kiến tốt.
Khiếu nại
Tố cáo
Giống nhau :
-Điều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được qui định trong hiến pháp.
-Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
-Là phương tiện để công dân tham gia quản lý nhà nước, xã hội.
Khiếu nại
Tố cáo
Khác nhau
-Người khiếu nại là người trực tiếp bị hại
-Là mọi công dân
-Mục đích: ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích nhà nước, tổ chức, cơ quan và công dân.
GV: Chuyển ý
Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa của quyền khiếu nại và tố cáo 10p
Cách tiến hành: Sdpp thảo luận
GV: Cho HS tìm hiểu ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
GV: Đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận.
Câu hỏi 1: Vì sao hiến pháp qui định công dân có quyền khiếu nại và tố cáo?
GV: Gợi ý HS dựa vào 2 bảng trên để phân tích.
HS: Trình bày ý kiến cá nhân.
HS: Cả lớp thảo luận
GV: Nhận xét, giải đáp và tổng kết ý kiến của HS. Chúng ta phải thấy được thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo là biện pháp để công dân đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Là hình thức để công dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước khi thi hành công vụ.
HS: Ghi bài
GV: Nhắc nhở HS học kĩ nội dung.
GV: Quyền khiếu nại, tố cáo đươcï thực hiện bằng những hình thức nào?
GV: Khi thực hiện quyền khiếu nại tố cáo cần trung thực, khách quan, thận trọng.
GV: Giới thiệu cho HS trách nhiệm của nhà nước, công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.
GV: Ghi rõ điều 74 (hiến pháp năm 1992) lên bảng phụ hoặc chiếu lên máy.
HS: Đọc 1 lần qui định điều 74 cho cả lớp nghe.
HS: Trả lời các câu hỏi qua nghiên cứu điều 74 hiến pháp 1992.
-Trách nhiệm của cơ quan giải quyết khiếu nại tố cáo như thế nào?
-Trách nhiệm của người khiếu nại và tố cáo?
-Ngoài Hiến pháp 1992, Quốc hội còn ban hành luật gì? có hiệu lực từ bao giờ? Có nội dung gì? 
HS: Cả lớp trao đổi.
HS: Phát biểu ý kiến cá nhân
GV: Ghi bài 
GV: Nhấn mạnh, chuyển ý 
GV: Trách nhiệm của công dân.
-Tích cực học tập, nâng cao hiểu biết về pháp luật nói chu ng, luật khiếu nại, tố cáo nói riêng.
-Người có thẩm quyền giải quyết phải trung thực, khách quan thận trọng.
-Người khiếu nại, tố cáo không được vu khống, vu cáo làm hại người khác.
GV: Cho HS làm bài tập củng cố phần này.
Em đồng ý với ý kiến nào sau đây nói về trách nhiệm của công dân và HS 
 -Nâng cao trình độ hiều biết về pháp luật 
-Bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân 
-Sử dụng đúng đắn quyền khiếu nại tố cáo X 
-Khách quan, trung thực khi làm việc X 
-Lợi dụng để vu khống, trả thù 
-Cùng với người lớn phòng chống tệ nạn xã hội X 
-Ngăn ngừa tội ác 
-Nhờ người đại diện bảo vệ quyền lợi cho bản thân 
HS: Làm việc độc lập
HS: Cả lớp tranh luận
GV: Gợi ý học sinh trả lời và giải thích vì sao đúng, sai?
GV: Nhận xét đánh giá, cho điểm HS
GV: Cho HS liên hệ bản thân
HS: Nêu những việc cần phải làm của lứa tuổi học sinh THCS.
 GV: là HS cần phải làm gì đối với các quyền khiếu nại tố cáo?
- Nâng cao hiểu biết pháp luật 
- Học tập, lao động, rèn luyện đạo đức.
Hoạt động 5: Làm bài tập 5p
Cách tiến hành: Sdpp gqth (GDKNS)
GV: Phát phiếu học tập
GV: Cho bài tập 3 (SGK trang 52)
Hãy nhận xét và phát biểu suy nghĩ của mình về các ý kiến sau.
(a) Thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo là tham gia quản lý nhà nước, quản lí xã hội.
(b) Thực hiện quyền khiếu nại tố cáo không phải là tham gia quản lí nhà nước mà chỉ để bảo vệ lợi ích của bản thân công dân.
HS: Trả lời vào phiếu.
GV: Thu phiếu 5 HS hoàn thành nhanh nhất
GV: Đọc kết quả từng học sinh
HS: Cả lớp trao đổi thảo luận
GV: Nhận xét đưa ra đáp án đúng.
GV: Kết luận hoàn chỉnh của bài tập
Thực hiện tốt quyền khiếu nại tố cáo là tham gia quản lý nhà nước, quản lí xã hội và bảo vệ lợi ích của công dân.
I. Đặt vấn đề.
II. Nội dung bài học.
1. Thế nàò quyền khiếu nại, tố cáo của công dân?
Quyền khiếu nại: 
Là quyền công dân đề nghị cơ quan tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, hành vi quyết định kỉ luật khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật hoặc xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình
VD: Khiếu nại khi mình bị cơ quan kỉ luật oan, khi không được nâng lương đúng thời hạn, khi không được bố trí việc làm đúng hợp đồng lao động đã kí
b. Quyền tố cáo là:
- Quyền công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về vụ việc việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân.
VD: Tố cáo khi phát hiện thấy có hành vi tham ô tài sản của Nhà nước, nhận hối lộ, buôn bán, vận chuyển ma túy, cưỡng đoạt tài sản của công dân
* Quyền khiếu nại và tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản luật công dân. 
2. Hình thức của khiếu nại và tố cáo:
Có thể khiếu nại, tố cáo trực tiếp hoặc gián tiếp
3. Trách nhiệm nhà nước công dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo:
- Nhà nước:
Phải đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo: kiểm tra cán bộ công chức Nhà nước có thẩm quyền xem xét khiếu nại, tố cáo trong thời hạn pháp luật quy định; xử lí nghiêm minh các hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tập thể và công dân; nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo, hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác
- Trách nhiệm của công dân: phải trung thực khách quan, thận trọng và đúng quy định
III. Bài tập.
Đáp án:
Câu a: Bổ sung thêm bảo vệ quyền lợi công dân.
Câu b: Bổ sung thêm là tham gia quản lý nhà nước.
 4. Tổng kết: 5p
GV: Tổ chức cho HS trò chơi sắm vai.
GV: Đưa ra tình huống
-Công dân có trách nhiệm tố cáo với cơ quan có trách nhiệm về những hành vi làm ô nhiễm môi trường, phá hoại tài nguyên thiên nhiên.
 (Chặt phá rừng trái phép, làm cháy rừng.dùng mìn, chất nổ, điện đánh bắt cá )
(1) Bài tập 1 SGK trang 52.
HS: Tự xây dựng kịch bản, lời thoại, phân vai.
HS: 1 nhóm thực hiện.
HS: Cả lớp nhận xét tình huống.
GV: Nhận xét về việc đóng vai của nhóm và giúp các em liên hệ bản thân.
5. Hướng dẫn học sinh ï học tập :
*Đối với tiết học này:
 -Học bài kết hợp SGK trang 50.
 -Làm bài tập còn lại SGK trang 52.
*Đối với tiết học này:
Học thuộc các bài từ tiết 19 đến tiết 25 chuận bị tuần 26 kiểm tra 1 tiết. 
V.Phụ lục;
VI.Rút kinh nghiệm:
*Nội dung	
* Phương pháp	
* Sử dung thiết bị dạy học	

File đính kèm:

  • docBai_13_Phong_chong_te_nan_xa_hoi.doc