Giáo án GDCD 6 - Tiết 31, Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - Năm học 2011-2012

HĐ1: Tìm hiểu tình huống:

? Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hòa? Trước sự việc xảy ra, bà Hòa đã có những suy nghĩ và hành động như thế nào?

? Những hành vi của bà Hòa đúng hay sai? Vì sao?

GV: Cho HS đọc điều 73- HP 1992-sgk.

? Theo em, bà Hòa nên làm như thế nào để xác minh được T lấy trộm tài sản của mình mà không VP đến quyền bất khả xâm phạm đến chỗ ở của người khác?

GV: Cho HS đọc điều 124 - Bộ Luât Hình sự 1999.

HĐ2: Tìm hiểu NDBH:

? Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của CD?

? Trường hợp nào được pháp luật cho phép?

GV: Bất kì việc gì dù khẩn cấp hay không đều không được tự ý vào nhà nguwoif khác nếu chưa được sự đồng ý của chủ nhà hoặc chưa có quyết định của cơ quan pháp luật.

? Những hành vi nào VPPL về chỗ ở của CD?

? Những hành vi đó sẽ bị PL xử lí như thế nào?

? Em cần phải làm gì để thực hiện tốt quyền BKXP về chỗ ở của CD?

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 715 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 6 - Tiết 31, Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 31 Ngày soạn: 28 /03/2012
Tiết : 30 Ngày dạy: 05 / 04/ 2012
Bài 17: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở
I. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức.
 Giúp cho HS hiểu và nắm vững những nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được quy định trong Hiến Pháp của nước ta.
	2. kĩ năng.
 Biết phân biệt đâu là những hành vi vi phạm PL về chỗ ở của công dân. Biết bảo vệ chỗ ở của mình và không xâm phạm chỗ ở của người khác. Biết phê phán, tố cáo những ai làm trái PL, xâm phạm đến chỗ ở của người khác.
	3. Thái độ.
Có ý thức tôn trọng chỗ ở của người khác, có ý thức cảnh giác trong việc giữ gìn và bảo vệ chỗ ở của mình cũng như chỗ ở của người khác.
II. Chuẩn bị.
	- Hiến pháp 1992, Bộ luật Hình sự 1999, Bộ luật Tố tụng hình sự.
	- Các mẩu chuyện liên quan.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. KTBC: 
 ? Vì sao công dân được PL bảo hộ về TM, SK, TT, DD và NP? Hãy cho ví dụ về việc thực hiện tốt cũng như chưa tốt về quyền được PL bảo hộ về TM, SK, TT, DD và NP.
3. Bài mới: 
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1: Tìm hiểu tình huống:
? Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hòa? Trước sự việc xảy ra, bà Hòa đã có những suy nghĩ và hành động như thế nào?
? Những hành vi của bà Hòa đúng hay sai? Vì sao?
GV: Cho HS đọc điều 73- HP 1992-sgk.
? Theo em, bà Hòa nên làm như thế nào để xác minh được T lấy trộm tài sản của mình mà không VP đến quyền bất khả xâm phạm đến chỗ ở của người khác?
GV: Cho HS đọc điều 124 - Bộ Luâït Hình sự 1999.
HĐ2: Tìm hiểu NDBH:
? Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của CD?
? Trường hợp nào được pháp luật cho phép?
GV: Bất kì việc gì dù khẩn cấp hay không đều không được tự ý vào nhà nguwoif khác nếu chưa được sự đồng ý của chủ nhà hoặc chưa có quyết định của cơ quan pháp luật.
? Những hành vi nào VPPL về chỗ ở của CD?
? Những hành vi đó sẽ bị PL xử lí như thế nào?
? Em cần phải làm gì để thực hiện tốt quyền BKXP về chỗ ở của CD?
HĐ3: Liên hệ bản thân:
? Bản thân em có khi nào tự ý vào chỗ ở của người khác mà chưa được sự đồng ý của chủ nhà chưa?
? Học xong bài này, em rút ra được điều gì cho bản thân?
HĐ4: Luyện tập:
Cho HS thảo luận nhóm làm các bài tập trong SGK 
 Cho các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Mất gà mái mơ, bà Hòa nghĩ nhà T bắt trộm và chửi đổng suốt ngày.
- Mất quạt bàn, bà Hòa nghĩ nhà T lấy cắp, bà đã sang nhà T đòi khám xét nhà T.
- Sai. Vì làm như vậy là trái với PL.
- Quan sát theo dõi (bí mật); có thể báo với chính quyền địa phương để nhờ giúp đỡ (không được tự ý khám xét nhà người khác).
- Trả lời.
- Viện kiểm sát ra quyết định khám xét chỗ ở để phục vụ điều tra án...
- Tự tiện vào nhà người khác; vào nhà người khác để tìm kiếm những vật dụng cần thiết...
- Xử lí nghiêm theo quy định của PL.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Không được tự ý xâm phạm đến chỗ ở của người khác và phải biết bảo vệ chỗ ở của mình.
- HS làm bài, trình bày trước lớp. 
1. Tìm hiểu tình huống (sgk)
2. Nôi dung bài học:
a. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là 1 trong những quyền cơ bản của CD. Được quy định cụ thể: công dân có quyền được các cơ quan Nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người khác cho phép, trừ trườn hợp PL cho phép.
b. Chúng ta phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác, đồng thời phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình; phê phán, tố cáo người làm trái PL xâm phạm đến chỗ ở của người khác.
3. Bài tập:
Làm bài tập a, b, d - sgk.
4. Củng cố: 
Nhắc lại NDBH .
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài
- Làm các bài tập còn lại trong sgk
- Xem trước bài mới.
IV. RÚT KINH NGHIỆM .
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ký duyệt: 02 /04/2012
 TT 
 Trần Đức Ngọ

File đính kèm:

  • docgdcd6-31.doc