Giáo án GDCD 6 (Mô hình trường học mới Việt Nam) - Chương trình cả năm

BÀI 5: GIAO TIẾP CÓ VĂN HOÁ

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

– Có thể tổ chức cho học sinh hát các bài hát hoặc chơi trò chơi hay quan sát tranh ảnh có liên quan đến chủ đề bài học, sau đó thảo luận về ý nghĩa bài hát, trò chơi, tranh ảnh, Từ đó giáo viên dẫn dắt giới thiệu bài.

– Đồng thời, để tìm hiểu kinh nghiệm của học sinh về hành vi giao tiếp có văn hoá, có thể tổ chức cho học sinh chia sẻ theo cặp hoặc theo nhóm về những trải nghiệm của các em trong quá khứ khi nhận được những hành vi giao tiếp có/không có văn hoá của người khác.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Để tổ chức cho học sinh tìm hiểu, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới, sách Hướng dẫn học Giáo dục công dân 6 đã thiết kế nhiều hoạt động khác nhau :

1. Chào hỏi

a) Mục đích : Trò chơi “Chào hỏi” được tổ chức để học sinh tìm hiểu về các quy tắc chào hỏi. b) Phương pháp, kĩ thuật dạy học : trò chơi

 c) Cách tiến hành : Có thể tổ chức cho học sinh chơi theo lớp, hoặc theo nhóm, nếu lớp đông học sinh. Nên tổ chức cho học sinh chơi ở ngoài sân trường, xa khu lớp học để tránh gây ồn ào, ảnh hưởng đến giờ học của các lớp khác.

d) Kết luận : Chào hỏi là việc đầu tiên cần làm khi giao tiếp. Chào hỏi phụ thuộc nhiều yếu tố : đối tượng giao tiếp ; hoàn cảnh, không gian, thời gian, tính chất giao tiếp; tính chất mối quan hệ, tuổi tác, dân tộc, tôn giáo tín ngưỡng, giới tính, phong tục tập quán địa phương, Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào, cách chào hỏi phải thể hiện sự tôn trọng, chân thành, thiện chí.

2. Tìm hiểu các biểu hiện của hành vi giao tiếp có văn hoá

a) Mục đích : Học sinh xác định, nhận dạng được các biểu hiện của hành vi giao tiếp có văn hoá.

b) Phương pháp, kĩ thuật dạy học : làm bài tập cá nhân, thảo luận nhóm

c) Cách tiến hành :

– Học sinh làm bài tập cá nhân để xác định các biểu hiện của hành vi giao tiếp có văn hoá.

– Trên cơ sở đó, học sinh thảo luận nhóm để xác định những phẩm chất làm nền tảng cho hành vi giao tiếp có văn hoá.

d) Kết luận :

– Các biểu hiện của hành vi giao tiếp có văn hoá : (1) Nói năng lịch sự, tế nhị, (3) Giọng nói vừa đủ nghe, không nói quá to hoặc quá nhỏ, (4) Cách nói giản dị, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng giao tiếp, (5) Chăm chú lắng nghe khi người khác nói, (8) Luôn chú ý tìm ra những điểm hay, điểm tốt của người khác để khen ngợi và học hỏi, (11) Tôn trọng đối tượng giao tiếp và nhu cầu của họ, (12) Biết tự đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và cảm thông với họ, (15) Chân thành, cầu thị khi giao tiếp, (16) Luôn nhã nhặn, mỉm cười khi giao tiếp, (18) Chào hỏi khi gặp gỡ, (19) Biết cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ việc gì, dù nhỏ, (20) Biết xin lỗi khi làm phiền người khác, (23) Quan tâm hỏi han, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người khác.

 

doc34 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án GDCD 6 (Mô hình trường học mới Việt Nam) - Chương trình cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y để tạo cảm xúc : có thể nghe qua máy tính, giáo viên hát trực tiếp hoặc cho học sinh hát Sau đó thảo luận các câu hỏi. 
 4. Thảo luận, phân biệt hành vi biết ơn và không biết ơn Lưu ý trong hoạt động này nên để cho học sinh giải thích vì sao lại có lựa chọn hành vi này mà không phải lựa chọn hành vi khác. Khi yêu cầu học sinh viết đoạn văn khoảng 500 chữ, giáo viên lưu ý học sinh phải viết cả về sự ca ngợi lòng biết ơn cũng như phê phán những người sống vô ơn. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Thực hành nói lời cảm ơn Hãy nhắc nhở các em ghi lại những lần mình đã biết nói cảm ơn, lúc nào mình đã quên nói lời cảm ơn. 
2. Thực hiện những việc làm thể hiện lòng biết ơn Học sinh nói về những việc các em có thể làm, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh để thể hiện lòng biết ơn của bản thân. (Ghi nhớ : Hành động vì lòng biết ơn phải luôn làm ta thoải mái, dễ chịu, nếu không, hành động đó mất đi ý nghĩa của nó). 
3. Làm tập san “Uống nước nhớ nguồn” Tập san này có thể thực hiện trước để phục vụ cho giờ học trên lớp. 
4. Làm quà tặng Giáo viên có thể hướng dẫn các em làm quà tặng hoặc lựa chọn quà tặng sao cho phù hợp với người được tặng. Hãy để các em có thể giải thích vì sao mình chọn món quà đó và tặng cho ai. 
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Sưu tầm Giao cho học sinh về sưu tầm câu ca dao nói về lòng biết ơn mà mình thích. Nên trang trí sản phẩm này và hãy sử dụng nó khi cần phải tỏ lòng biết ơn ai đó. 
2. Suy ngẫm Với câu hỏi làm thế nào để ghi nhận công lao của người khác dành cho mình, giáo viên hướng dẫn các em chỉ nói về chính mình, trong điều kiện của bản thân đã, đang và sẽ thể hiện như thế nào. Người ích kỉ luôn chỉ nghĩ về mình, người khác làm cho mình thì họ cho là sự đương nhiên hoặc họ luôn trách móc mọi người đã không nghĩ đến họ. Chính vì thế những người ích kỉ rất ít nghĩ đến sự biết ơn. 
 BÀI 5: GIAO TIẾP CÓ VĂN HOÁ
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
– Có thể tổ chức cho học sinh hát các bài hát hoặc chơi trò chơi hay quan sát tranh ảnh có liên quan đến chủ đề bài học, sau đó thảo luận về ý nghĩa bài hát, trò chơi, tranh ảnh,Từ đó giáo viên dẫn dắt giới thiệu bài. 
– Đồng thời, để tìm hiểu kinh nghiệm của học sinh về hành vi giao tiếp có văn hoá, có thể tổ chức cho học sinh chia sẻ theo cặp hoặc theo nhóm về những trải nghiệm của các em trong quá khứ khi nhận được những hành vi giao tiếp có/không có văn hoá của người khác. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Để tổ chức cho học sinh tìm hiểu, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới, sách Hướng dẫn học Giáo dục công dân 6 đã thiết kế nhiều hoạt động khác nhau : 
1. Chào hỏi 
a) Mục đích : Trò chơi “Chào hỏi” được tổ chức để học sinh tìm hiểu về các quy tắc chào hỏi. b) Phương pháp, kĩ thuật dạy học : trò chơi 
 c) Cách tiến hành : Có thể tổ chức cho học sinh chơi theo lớp, hoặc theo nhóm, nếu lớp đông học sinh. Nên tổ chức cho học sinh chơi ở ngoài sân trường, xa khu lớp học để tránh gây ồn ào, ảnh hưởng đến giờ học của các lớp khác. 
d) Kết luận : Chào hỏi là việc đầu tiên cần làm khi giao tiếp. Chào hỏi phụ thuộc nhiều yếu tố : đối tượng giao tiếp ; hoàn cảnh, không gian, thời gian, tính chất giao tiếp; tính chất mối quan hệ, tuổi tác, dân tộc, tôn giáo tín ngưỡng, giới tính, phong tục tập quán địa phương, Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào, cách chào hỏi phải thể hiện sự tôn trọng, chân thành, thiện chí. 
2. Tìm hiểu các biểu hiện của hành vi giao tiếp có văn hoá 
a) Mục đích : Học sinh xác định, nhận dạng được các biểu hiện của hành vi giao tiếp có văn hoá. 
b) Phương pháp, kĩ thuật dạy học : làm bài tập cá nhân, thảo luận nhóm 
c) Cách tiến hành : 
– Học sinh làm bài tập cá nhân để xác định các biểu hiện của hành vi giao tiếp có văn hoá. 
– Trên cơ sở đó, học sinh thảo luận nhóm để xác định những phẩm chất làm nền tảng cho hành vi giao tiếp có văn hoá. 
d) Kết luận : 
– Các biểu hiện của hành vi giao tiếp có văn hoá : (1) Nói năng lịch sự, tế nhị, (3) Giọng nói vừa đủ nghe, không nói quá to hoặc quá nhỏ, (4) Cách nói giản dị, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng giao tiếp, (5) Chăm chú lắng nghe khi người khác nói, (8) Luôn chú ý tìm ra những điểm hay, điểm tốt của người khác để khen ngợi và học hỏi, (11) Tôn trọng đối tượng giao tiếp và nhu cầu của họ, (12) Biết tự đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và cảm thông với họ, (15) Chân thành, cầu thị khi giao tiếp, (16) Luôn nhã nhặn, mỉm cười khi giao tiếp, (18) Chào hỏi khi gặp gỡ, (19) Biết cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ việc gì, dù nhỏ, (20) Biết xin lỗi khi làm phiền người khác, (23) Quan tâm hỏi han, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người khác. 
– Hành vi giao tiếp có văn hoá là biểu hiện của các phẩm chất sau đây : (1) Tự trọng, (2) Tôn trọng người khác, (3) Khiêm tốn, (4) Giản dị, (5) Trung thực, (9) Nhân ái, (10) Khoan dung. 
3. Ý nghĩa của hành vi giao tiếp có văn hoá 
a) Mục đích : Học sinh hiểu được ý nghĩa của hành vi giao tiếp có văn hoá. 
b) Phương pháp, kĩ thuật dạy học : chia sẻ trải nghiệm, phân tích trường hợp điển hình. c) Cách tiến hành : 
– Trước hết, giáo viên tổ chức cho học sinh hồi tưởng và chia sẻ về 1 – 2 hành vi giao tiếp có văn hoá mà các em đã thực hiện ; cảm xúc, thái độ của người nhận được hành vi đó và cảm xúc của em sau khi thực hiện hành vi. Bước này nhằm giúp học sinh cảm nhận được những cảm xúc tích cực mà hành vi giao tiếp có văn hoá mang lại cho cả người cho và người nhận. Lưu ý : Có thể có tình huống sư phạm là học sinh không nhớ hoặc không để ý đến cảm xúc, thái độ của đối tượng giao tiếp. Trong trường hợp này giáo viên không nên ép học sinh mà chỉ hỏi cảm xúc của các em sau khi đã thực hiện hành vi đó (Các em có thấy vui, thấy hài lòng, thấy thanh thản không,). 
– Bước tiếp theo, học sinh tiến hành thảo luận nhóm phân tích “Chuyện xảy ra trên đường phố” để học sinh cảm nhận được sự khó chịu, không hài lòng, những tổn thương về thể xác và tinh thần của đối tượng khi bị đối xử thiếu văn hoá. 
– Sau cùng, giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh giữa ảnh hưởng của hành vi giao tiếp có văn hoá và thiếu văn hoá. Từ đó thảo luận nhóm để rút ra ý nghĩa của hành vi giao tiếp có văn hoá. Khi nêu câu hỏi thảo luận cho học sinh, giáo viên có thể gợi ý thêm : Hành vi giao tiếp có văn hoá mang lại điều gì cho: 
+ Đối tượng giao tiếp ? + Chủ thể giao tiếp ? 
+ Mối quan hệ giữa hai bên ? 
+ Kết quả giao tiếp, thương lượng, hợp tác, giải quyết mâu thuẫn ? 
d) Kết luận : Hành vi giao tiếp có văn hoá mang lại niềm vui, sự hài lòng cho cả đối tượng giao tiếp và chủ thể giao tiếp ; làm cho các cuộc tiếp xúc trở nên nhẹ nhàng, dễ chịu hơn, góp phần xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, hiểu biết lẫn nhau giữa con người với con người ; góp phần thúc đẩy hợp tác, thương lượng và giải quyết mâu thuẫn một cách hiệu quả. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Sách Hướng dẫn học Giáo dục công dân 6 có hướng dẫn một số hoạt động thực hành, với mục đích, phương pháp dạy học, cách tiến hành và những nội dung giáo viên cần kết luận sau khi kết thúc hoạt động như sau : 
1. Liên hệ thực tế 
a) Mục đích : Hoạt động liên hệ thực tế nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng phê phán, đánh giá với những hành vi giao tiếp của học sinh của lớp, của trường, của địa phương. 
b) Phương pháp, kĩ thuật dạy học : thảo luận lớp 
c) Cách tiến hành : 
– Giáo viên nêu yêu cầu : 
+ Em có nhận xét gì về hành vi giao tiếp của các bạn học sinh trong lớp, trong trường, ở địa phương mình hiện nay ? 
+ Chúng ta cần có thái độ như thế nào khi chứng kiến các hành vi đó ? 
– Học sinh suy nghĩ cá nhân và chia sẻ ý kiến. 
– Giáo viên tổng kết các ý kiến và kết luận. 
d) Kết luận : 
– Một bộ phận thanh thiếu niên học sinh hiện nay còn có một số hành vi giao tiếp thiếu văn hoá như :
 + Nói tục, chửi thề 
+ Vô lễ với người lớn tuổi 
+ Thích sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn 
– Chúng ta cần có thái độ lên án, phản đối những hành vi giao tiếp thiếu văn hoá trên. 
2. Xử lí tình huống 
a) Mục đích : nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng lựa chọn cách ứng xử phù hợp với hành vi giao tiếp có văn hoá. 
b) Phương pháp, kĩ thuật dạy học : xử lí tình huống
c) Cách tiến hành : 
– Giáo viên giao nhiệm vụ xử lí tình huống, mỗi nhóm một tình huống. 
– Học sinh thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ. 
– Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả. 
d) Kết luận : Tình huống 1 : nên chọn cách ứng xử (B) Tình huống 2 : nên chọn cách ứng xử (C) Tình huống 3 : nên chọn cách ứng xử (C) 
3. Đóng vai 
a) Mục đích : nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng lựa chọn và thực hiện hành vi giao tiếp có văn hoá trong một số tình huống quen thuộc, phổ biến với các em. 
b) Phương pháp, kĩ thuật dạy học : đóng vai 
c) Cách tiến hành :
 – Giáo viên giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai ứng xử trong một tình huống. – Học sinh thảo luận nhóm, xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai.
 – Mỗi tình huống, giáo viên mời 1 nhóm lên đóng vai. 
– Thảo luận sau mỗi tiểu phẩm đóng vai : 
+ Em có nhận xét gì về hành vi ứng xử của các bạn trong tiểu phẩm vừa xem ? Hành vi đó đã có văn hoá chưa ? Vì sao ? 
+ Theo em, cần điều chỉnh lại hành vi đó như thế nào cho có văn hoá hơn ? 
d) Kết luận : 
Tình huống 1 : Tiến nên chủ động đỡ bạn ấy ngồi dậy và xin lỗi. 
Tình huống 2 : Hoa nên nén giận, bình tĩnh nói cho các bạn ấy biết rằng việc xem trộm nhật kí của người khác là sai, là vi phạm quyền bí mật riêng tư của người khác ; rằng Hoa rất bực với việc làm đó của các bạn và yêu cầu các bạn lần sau không được như vậy nữa. 
4. Trải nghiệm và chia sẻ 
a) Mục đích : nhằm rèn luyện cho học sinh khả năng tự đánh giá, tự điều chỉnh hành vi và kĩ năng bày tỏ ý kiến. 
 b) Phương pháp, kĩ thuật dạy học : tự liên hệ, thảo luận theo cặp 
c) Cách tiến hành : 
– Giáo viên nêu yêu cầu tự liên hệ : Trong cuộc sống hằng ngày, em đã bao giờ gặp những tình huống tương tự chưa ? Khi đó em đã giao tiếp, ứng xử như thế nào trong tình huống đó ? Bây giờ nếu gặp lại tình huống như vậy, em sẽ thay đổi, điều chỉnh lại cách ứng xử của mình như thế nào ? 
– Học sinh hồi tưởng lại và chia sẻ với bạn ngồi bên về những trải nghiệm của mình. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Các hoạt động vận dụng gợi ý trong sách Hướng dẫn học Giáo dục công dân 6 nhằm giúp học sinh ứng dụng bài học trong cuộc sống thực tiễn, cụ thể là : 
– Lập kế hoạch để rèn luyện hành vi giao tiếp có văn hoá của bản thân một cách cụ thể, rõ ràng. 
– Thực hiện các hành vi giao tiếp có văn hoá theo kế hoạch đã xây dựng, ghi lại cảm xúc của bản thân và thái độ của đối tượng giao tiếp khi đó ; chia sẻ với bạn bè về những cảm xúc đó. 
– Viết thông điệp để kêu gọi bạn bè và mọi người hãy giao tiếp, ứng xử có văn hoá với nhau. Như vậy ba hoạt động này được sắp xếp theo yêu cầu nâng cao dần : từ việc lập kế hoạch thực hiện hành vi giao tiếp có văn hoá của bản thân, đến việc thực hiện hành vi giao tiếp có văn hoá và cuối cùng là vận động mọi người cùng thực hiện. 
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Để giúp học sinh mở rộng hiểu biết về hành vi giao tiếp có văn hoá, có thể giao cho học sinh thực hiện các yêu cầu sau : 
1) Tìm và viết những câu nói thể hiện hành vi giao tiếp có văn hoá trong một số tình huống. Với mỗi tình huống, giáo viên có thể gợi ý 1 – 2 ví dụ để định hướng cho học sinh hoàn thành nốt phần còn lại (kĩ thuật Hoàn tất một nhiệm vụ) 
 2) Sưu tầm và viết bài viết ngắn khoảng 2 – 3 trang về thực trạng hành vi giao tiếp có văn hoá của học sinh THCS hiện nay nói chung hoặc của học sinh trường em/địa phương em nói riêng. 3) Sưu tầm một số quy tắc giao tiếp có văn hoá của một số dân tộc ở Việt Nam và trên thế giới. Để thực hiện yêu cầu (2) và (3), giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm thông tin qua báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, mạng internet hoặc qua phỏng vấn những đối tượng khác nhau. 
BÀI 6: THỰC HIỆN TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trao đổi cảm nhận của em khi tham gia giao thông Hoạt động này nhằm khai thác kinh nghiệm của học sinh khi tham gia giao thông. Giáo viên khai thác kinh nghiệm thực tiễn của các em thông qua trải nghiệm thực tế, thông qua cảm nhận khi xem vô tuyến về tình hình giao thông hay bằng các kênh thông tin khác. Giáo viên gợi mở để học sinh nói lên suy nghĩ của mình, biết phê phán và quyết tâm hành động. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I - NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TAI NẠN GIAO THÔNG 
1. Quan sát các bức ảnh và liên hệ Hãy để học sinh tưởng tượng mình đang là người tham gia giao thông như được mô tả trong các ảnh. Nếu vậy có nguy cơ gì xảy ra ? Giáo viên nên gợi ý về một số nguy cơ có thể xảy ra khi tham gia giao thông nếu học sinh có vẻ khó trả lời. Một số gợi ý có thể : 
Hình 1 : Mất nhiều thời gian Ô nhiễm môi trường, có hại cho sức khoẻ Tâm lí khó chịu, dễ cáu giận 
Hình 2 : Nguy hại đến tính mạng Gây thiệt hại tài sản nhà nước 
Hình 3 : Nguy cơ thiệt hại đến tính mạng Hình 4 : Gây cản trở giao thông Nguy cơ tai nạn giao thông 
2. Tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông Cho học sinh đọc thông tin. Học sinh liệt kê các nguyên nhân, sau đó nên chia thành 2 nhóm nguyên nhân cơ bản : nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, trong mỗi nhóm có những nguyên nhân cụ thể nào. Cho dù nguyên nhân khách quan hay chủ quan thì cùng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. 
Có thể hướng dẫn học sinh làm theo bảng như sau : Nguyên nhân Hậu quả 
Chủ quan : Ý thức tham gia giao thông của người dân là yếu tố quyết định : 
- Không chấp hành nghiêm Luật Giao thông 
- Điều khiển xe khi say rượu 
- Không đội mũ bảo hiểm 
- Chở người quá quy định 
- Vi phạm hành lang an toàn giao thông ... Tai nạn giao thông gia tăng Kinh tế xã hội sa sút Nhiều gia đình bất hạnh Không nhận được sự tôn trọng của bạn bè quốc tế Sống trong sự bất an, sợ hãi ... 
 Khách quan : 
- Điều kiện giao thông - Đường sá hư hỏng, chật, khúc cua 
- Xe quá tải, quá khổ 
- Phương tiện giao thông gia tăng ... 
3. Thảo luận về các loại hình giao thông và nguyên nhân tai nạn Cho học sinh thảo luận về các phương tiện giao thông được sử dụng trong mỗi loại hình giao thông để học sinh hình dung rõ hơn về những sai phạm có thể gây nên tai nạn 
Ví dụ : Đường thủy : phương tiện là tàu thủy, phà, thuyền Mỗi loại thường được quy định tải trọng hoặc số lượng người cũng như hàng hoá tối đa được chuyên chở. Vì sao phải có quy định này ? Vì sao lại phải mặc áo phao ?  Say đây là bảng gợi ý về các nguyên nhân tai nạn tương ứng với mỗi loại hình giao thông. 
Giáo viên và học sinh hãy bổ sung vào bảng sau : Loại hình Nguyên nhân tai nạn Đường bộ Ý thức chấp hành Luật Giao thông hạn chế Điều khiển xe khi say rượu Không đội mũ bảo hiểm Chở số lượng người quá quy định . Đường thuỷ Ý thức chấp hành Luật Giao thông hạn chế Điều khiển tàu khi say rượu Không mặc áo phao Chở số lượng người và hàng hoá quá quy định  Đường sắt Ý thức chấp hành Luật Giao thông hạn chế Điều khiển tàu khi say rượu Lái quá tốc độ Vi phạm hành lang an toàn giao thông Thiếu biển báo ở các đường giao cắt  
II - CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN VÀ VĂN HOÁ THAM GIA GIAO THÔNG 
Hoạt động từ 1 đến 6 Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các quy định của pháp luật với người tham gia giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Để tìm hiểu ý nghĩa của biển báo giao thông, bên cạnh các biển báo được giới thiệu trong tài liệu này, giáo viên và học sinh nên bổ sung những biển báo mà ở địa phương các em hay quan sát thấy, hoặc những địa điểm mà các em tham gia giao thông có những biển báo nào các em cũng có thể đề xuất thêm. Về tìm hiểu ý nghĩa của các biển báo, giáo viên nên tổ chức dưới dạng trò chơi, câu đố để các em hào hứng hơn. 
7. Tìm hiểu hành vi văn hoá khi tham gia giao thông Ý thức tham gia giao thông thể hiện thông qua hành vi có văn hoá. Có những hành vi văn hoá tham gia giao thông được quy định bởi pháp luật (ví dụ : không chở đồ cồng kềnh) nhưng có những hành vi văn hoá do ý thức văn hoá mà mỗi cá nhân cảm nhận cần phải hành động như thế nào (nhường chỗ cho trẻ em, phụ nữ có thai). 
Chính vì vậy, bên cạnh việc tuân thủ quy định của Luật Giao thông, mỗi cá nhân cần có văn hoá khi tham gia giao thông. Điều này thể hiện : 
- Nhường chỗ cho người già, trẻ em, phụ nữ có thai khi đi xe buýt 
- Không bấm còi inh ỏi 
- Biết nhường đường, không vượt ẩu 
- Không chạy xe luồn lách, ảnh hưởng đến người cùng tham gia giao thông 
- Không bật nhạc quá to trên ôtô ...
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Đố bạn ! Các biển báo sau đưa ra thông tin : 7 8 9 4 5 6 
Hình 1 : cấm mô tô Hình 2 : cấm bấm còi Hình 3 : chú ý đường hai chiều 
Hình 4 : chú ý có trẻ em Hình 5 : chú ý giao nhau với đường sắt không có rào chắn 
Hình 6 : cấm xe tải, xe khách Hình 7 : chú ý công trường 
Hình 8 : giới hạn tốc độ 40 km/h Hình 9 : chú ý đường trơn trượt. 
2. Bình luận Hoạt động này đòi hỏi các em ngẫm nghĩ hoặc hình dung ra xem điều gì đã làm cho một người vi phạm luật giao thông, đó có thể là sự không chú ý, mải suy nghĩ, đó có thể là do thấy đường vắng đó có thể là vì quá vội... Sau khi nhìn nhận lại nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm của mình cũng như của người khác, cho học sinh thảo luận xem mình nên như thế nào để không vi phạm và tự giác tuân thủ Luật Giao thông. 
3. Bày tỏ thái độ của bản thân 
Hình 1 : vượt rào 
Hình 2 và 4 : đi bộ qua đường không đúng phần đường 
Hình 3 : ngồi lên nóc tàu hoả 
Hình 5 : tàu, thuyền chở quá tải, hành khách không mặc áo phao 
Hình 6 : bám tàu khi tàu đang chạy. 
4. Tuân thủ Luật Giao thông : Cả hai hình : 
– Ôtô, xe máy và xe thô sơ đi đúng phần đường của mình. 
– Người đi bộ đi trên vỉa hè. 
BÀI 7: CUỘC SỐNG HOÀ BÌNH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hát bài “Trái đất này là của chúng mình” (nhạc : Trương Quang Lục, thơ : Định Hải) hoặc bài “Thiếu nhi thế giới liên hoan” hay một bài hát nào đó có nội dung liên quan đến chủ đề bài học. Sau đấy, tổ chức cho học sinh chia sẻ về nội dung, ý nghĩa bài hát. Rồi từ đó, giới thiệu vào bài mới. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Để giúp học sinh tìm hiểu kiến thức của bài, có thể tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động cụ thể như sau : 
1. Chia sẻ trải nghiệm về sự bình yên và bất an 
a) Mục đích : Giúp học sinh trải nghiệm được khi nào các em thường thấy bình yên, khi nào thấy bất an. 
b) Phương pháp, kĩ thuật dạy học : trải nghiệm, thảo luận theo cặp 
c) Cách tiến hành : 
– Giáo viên yêu cầu học sinh hồi tưởng lại và chia sẻ về những tình huống các em thường thấy bình yên, thảnh thơi, thư giãn, không lo lắng hay buồn phiền gì và về những giây phút mà em cảm thấy rối bời, tức giận, bất an trong lòng. 
– Học sinh chia sẻ trong nhóm 
– Mời một vài học sinh chia sẻ trước lớp. 
d) Kết luận : Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta thấy có cảm giác bình yên, thư thái, thảnh thơi (ví dụ như : khi làm được một việc tốt, khi hoàn thành được một công việc khó khăn, khi được người khác yêu thương, quan tâm,), nhưng cũng có khi ta cảm thấy trong lòng bất an, tức giận, rối bời (ví dụ như : khi bị đe dọa, bị xúc phạm, khi không hoàn thành được nhiệm vụ,). 
2. Đọc và suy ngẫm quan niệm về cuộc sống hoà bình 
a) Mục đích : Giúp học sinh biết được thế nào là cuộc sống hoà bình. 
b) Phương pháp, kĩ thuật dạy học : thảo luận nhóm 
c) Cách tiến hành : Hoà bình là một khái niệm rộng và khó. Học sinh thường chỉ hiểu hoà bình theo nghĩa hẹp là tình trạng không có chiến tranh, xung đột vũ trang. Vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho học sinh : 
– Tự nghiên cứu quan niệm về cuộc sống hoà bình trong sách Hướng dẫn học. 
– Thảo luận nhóm về : 
 + Các biểu hiện cụ thể của cuộc sống hoà bình ? 
+ Đối lập với cuộc sống hoà bình là gì ? 
– Chia sẻ ý kiến giữa các nhóm. 
d) Kết luận : Theo nghĩa hẹp, cuộc sống hoà bình là tình trạng không có chiến tranh, xung đột vũ trang. Theo nghĩa rộng, cuộc sống hoà bình là không có bạo lực, chiến tranh, xung đột vũ trang ; là việc biết lắng nghe, biết chấp nhận sự khác biệt, có sự công bằng và giao tiếp thân thiện ; là trạng thái bình yên, thanh thản bên trong mỗi con người cùng với sức mạnh của lẽ phải và chân thực. 
3. Tìm hiểu về giá trị của cuộc sống hoà bình
a) Mục đích : Giúp học sinh hiểu được giá trị của cuộc sống hoà bình
b) Phương pháp, kĩ thuật dạy học : quan sát, 

File đính kèm:

  • docGiao_an_mon_Giao_duc_cong_dan_mo_hinh_truong_hoc_moi_Viet_nam.doc