Giáo án GDCD 6 - Chương trình HKI

Tiết 6: Bài 5: TÔN TRỌNG KỈ LUẬT

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: Giúp HS:

- Hiểu thế nào là tôn trọng, kỉ luật.

- Nêu được ý nghĩa và sự cần thiết phải tôn trọng kỉ luật.

- Biết được tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình, tập thể và xã hội.

2. Kĩ năng:

 - Từ đánh giá được ý thức tôn trọng kỉ luật của bản thân và bạn bè

 - Có kí năng chấp hành tốt nề nếp gia đình và nội quy của nhà trường, những quy định chung của đời sống cộng đồng.

3. Thái độ:

Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về ý thức, thái độ tôn trọng, kỉ luật.

B. Chuẩn bị:

- SGK, SGV, giáo án, nội quy HS

- Những câu chuyện về thể hiện tốt tính kỉ luật

- Bảng phụ, phiếu học tập.

C. Phương pháp: Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, cá nhân, động não tư duy.

D.Tiến trình lên lớp

1. ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

? Lễ độ là gì?

? Hãy nêu những biểu hiện lễ độ của bản thân em trong cuộc sống?

3. Bài mới:

- Giới thiệu bài:

GV yêu cầu HS đọc nội quy nhà trường và cho HS liên hệ bản thân với việc thực hiện nội quy của trường, lớp.

GV nhận xét phần liên hệ của HS.

GV dẫn dắt: Trong một trường học, một lớp học hay một tổ chức nào đó đều có những quy định chung. Nếu chúng ta không tuân theo những quy định đó sẽ dẫn đến tình trạng lộn xộn. Kỉ luật là vấn đề vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Vậy kỉ luật là gì? Phải tôn trọng kỉ luật như thế nào sẽ là nội dung bài học hôm nay.

- Bài mới

 

doc36 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án GDCD 6 - Chương trình HKI, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hốt.
HS: làm bài 2.
? Em đã tiết kiệm như thế nào?
I. Truyện đọc: Thảo và Hà
1. Suy nghĩ của Thảo:
- Không sử dụng tiền công đan giỏ của mình để đi chơi.
- Dành tiền đó để mua gạo
à việc làm của Thảo thể hiện tính tiết kiệm.
2. Suy nghĩ và hành vi của Hà:
- Trước khi đến nhà Thảo đề nghị mẹ thưởng tiền để liên hoan với các bạn
- Sau khi đến nhà Thảo
Thấy việc làm của Thảo, Hà khóc, ân hận, tự hứa quyết định tiết kiệm trong tiêu dùng.
3. Biểu hiện của tiết kiệm
- Tiết kiệm thời gian
- Tiết kiệm công sức
- Tiết kiệm sức khỏe
- Tiết kiệm tiền của
4. Biểu hiện của lãng phí
- Sống xa hoa
- Lãng phí thời gian, công sức, tiền của, sức khỏe.
II. Nội dung bài học
1. Tiết kiệm: 
Là biết sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải, vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
2. Ý nghĩa: 
Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng lao động của bản thân mình và của người khác.
Tiết kiệm sẽ đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội.
III. Bài tập
1. Bài tập 1: 
- Năng nhặt chặt bị.
- Góp gió thành bão.
- Của bền tại người.
2. Bài tập 2:
Em đã tiết kiệm như thế nào?
* Ở nhà:
- Ăn mặc giản dị, không phô trương, lãng phí
- Tiết kiệm điện, nước
- Sử dụng hợp lý để học tập và giúp đỡ bố mẹ việc nhà
- Tiêu dùng đúng mức
- Tận dụng đồ cũ
* Ở trường:
- Giữ gìn bàn ghế
- Tắt điện, tắt quạt khi ra về
- Tiết kiệm nước
- Giữ gìn tài sản của lớp, trường.
Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò ( 4 phút) 
1. Củng cố: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học
2. Dặn dò:
- Học theo nội dung bài học
- Làm bài tập b, c (SGK/8)
- Sưu tầm những câu thành ngữ, tục ngữ nói về tiết kiệm
	 Kiểm tra 15 phút
Câu hỏi
Caau 1: Thế nào là siêng năng? 
Câu 2: Tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào? 
Câu 3: Nêu những việc làm cuả em thể hiện tính tiết kiệm ( ở nhà, ở trường )?
* Ở nhà:
- Ăn mặc giản dị, không phô trương, lãng phí
- Tiết kiệm điện, nước
- Sử dụng hợp lý để học tập và giúp đỡ bố mẹ việc nhà
- Tiêu dùng đúng mức
- Tận dụng đồ cũ
* Ở trường:
- Giữ gìn bàn ghế
- Tắt điện, tắt quạt khi ra về
- Tiết kiệm nước
- Giữ gìn tài sản của lớp, trường.	
Ngày soạn: 15/9/2013	
Ngày giảng: 17/9/2013 ( lớp 6 b)
Ngày giảng: 21/9/2013 ( lớp 6 a ) 
 Tiết 5: BÀI 4: LỄ ĐỘ	
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Hiểu được thế nào là lễ độ.
- Hiểu được ý nghĩa của việc cư xử lễ độ đối với mọi người.
2. Kĩ năng: 
- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về lễ độ trong giao tiếp ứng xử. 
- Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp thể hiện lễ độ trong các tình huống giao tiếp 
- Biết cư xử lễ độ vơi mọi người xung quanh.
3. Thái độ: Đồng tình, ủng hộ các hành vi cư xử lễ độ với mọi người, không đồng tình với những hành vi thiếu lễ độ.
B. Chuẩn bị
- Thầy: Giáo án + Bảng phụ + Phiếu học tập
- HS: Đọc trước bài, chuẩn bị bài.
C. Phương pháp: Thảo luận nhóm, cá nhân, tập thể, giải quyết vấn đề.
D.Tổ chức dạy và học. 
1. Ổn định tổ chức( 1 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
? Em hiểu thế nào là tiết kiệm? Ý nghĩa của tiết kiệm trong cuộc sống? 
3. Bài mới
- Giới thiệu bài: ( 2 phút) 
Trong cuộc sống chúng ta phải có những phép tắc khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Lễ độ là một yêu cầu cần thiết đối với mỗi người khi giao tiếp. Lễ độ là 1 phẩm chất đạo đức cần có. Vậy lễ độ là gì, biểu hiện của lễ độ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
- Bài mới:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: ( 10 phút)
 * Mục tiêu: Hướng dẫn HS phân tích, tìm hiểu truyện “Em Thủy”
* Cách thực hiện: Hoạt động cá nhân, thảo luận.
HS: đọc truyện
GV: hướng dẫn HS thảo luận theo lớp, theo câu hỏi.
?1. Kể lại việc làm của Thủy khi khách tới nhà?
?2. Nhận xét cách cư xử của bạn Thủy? Cách cư xử ấy biểu hiện đức tính gì?
HS: trao đổi - đại diện nhóm trả lời.
GV: Chốt.
Hoạt động 2: ( 8 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS nhận biết những biểu hiện của lễ độ, hành vi của lễ độ, những hành vi trái với lễ độ
* Cách thực hiện: GV Chia nhóm theo tổ, mỗi tổ thực hiện theo nhóm nhỏ (bàn).
- Tổ 1 + 3: Tìm hiểu lễ độ với ông ba, cha mẹ, anh chị em, cô dì, chú bác, 
người già, người lớn tuổi.
- Tổ 2 + 4: Tìm hành vi biểu hiện lễ độ và thiếu lễ độ.
HS: Thảo luận, cử nhóm trưởng ghi ra bảng phụ à cử người đại diện trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV: chốt các ý cơ bản
GV: Nhận xét phần thảo luận của các nhóm.
GV: Nêu thêm câu hỏi để HS trao đổi, liên hệ bản thân
? Bản thân em đã thể hiện đức tính lễ độ như thế nào khi ở nhà cũng như ở trường?
HS: tự liên hệ
GV: Chốt vấn đề: Như vậy trong cuộc sống hàng ngày chúng ta cần thể hiện sự lễ độ. Lễ độ sẽ giúp chúng ta có quan hệ với mọi người xung quanh tốt đẹp hơn.
Hoạt động 3: ( 8 phút) 
*Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học.
* Cách thực hiện: GV Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học (trang 9-10 SGK)
HS: Trình bày.
GV: Tóm tắt ý cơ bản
GV: Yêu cầu HS giải thích thành ngữ:
- Đi thưa về gửi
- Trên kính, dưới nhường
HS giải thích
- Trên kính dưới nhường: Đối với bề trên phải kính trọng, đối với bề dưới phải nhường nhịn.
Hoạt động 4: ( 8 phút ).
* Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức làm bài tập.
* Cách thực hiện: Làm việc cá nhân.
HS: trình bày
GV: nhận xét, đánh giá
GV: Giải thích tình huống (ghi trên bảng phụ)
GV: Đánh giá, cho điểm.
I. Truyện đọc: “Em Thủy”
1. Việc làm của Thủy khi khách tới nhà
- Giới thiệu khách với bà
- Kéo ghế mời khách ngồi
- Đi pha trà
- Thủy xin phép bà nói chuyện với khách
- Thủy tiễn khách khi khách ra về
2. Nhận xét
- Thủy nhanh nhẹn, lịch sự khi tiếp khách
- Thủy biết chào hỏi, thưa gửi niềm nở khi khách đến
- Thủy nói năng lễ phép làm vui lòng khách đến và để lại một ấn tượng đẹp
- Thủy là một cô bé ngoan, lễ độ.
3. Biểu hiện của lễ độ:
- Đối với ông bà, cha mẹ: Tôn kính, biết ơn vâng lời.
- Đối với anh chị em ruột: Quý trọng, đoàn kết, hòa thuận.
- Đối với chú bác, cô dì: Quý trọng, gần gũi, chào hỏi đúng phép.
- Đối với người già cả lớn tuổi: Kính trọng, lễ phép.
a. Hành vi thể hiện lễ độ:
- Chào hỏi lễ phép
- Đi xin phép, về chào hỏi
- Kính thầy, yêu bạn
- Gọi da, bảo vâng
b. Hành vi trái với lễ độ:
- Cãi lại bố mẹ
- Nói trống không
- Hay ngắt lời người khác
- Lời nói cộc lốc, xấc xược.
II. Nội dung bài học
1. Lễ độ: là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác
2. Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, quý mến của mình đối với mọi người.
3. Lễ độ là biểu hiện người có văn hóa, có đạo đức giúp cho quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn góp phần làm cho xã hội văn minh hơn.
- Đi thưa về gửi: là con cháu khi đi phải xin phép, khi về phải chào.
III. Bài tập:
1. Bài tậpý a. (SGK/11)
- Có lễ độ: 1, 3, 5, 6
- Thiếu lễ độ: 2, 4, 7, 8
Ý b: 
Trả lời.
- Chú bảo vệ gọi Thanh lại và hỏi như vậy vì 
Bạn Thanh vào cơ quan của mẹ mà không xin phép cũng không bảo gì đối với chú bảo vệ.
- Cách trả lời của bạn Thanh chưa lễ độ.
- Nếu em là Thanh em sẽ nói với chú bảo vệ rằng: “ Cháu xin lỗi chú vì cháu chưa xin phép chú. Cháu là con mẹ.... cháu muốn vào chỗ mẹ cháu lấy chìa khóa có được không ạ”
Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò: 5 phút.
1. Củng cố:
- HS nhắc lại nội dung bài học
- GV: Chốt 
2. Dặn dò: 
- Học bài, làm bài tập b, c (SGK/11)
- Chuẩn bị bài: Tôn trọng kỉ luật.
Ngày soạn: 25/9/2013	
Ngày giảng: 08/10/2013 
 Tiết 6: Bài 5: TÔN TRỌNG KỈ LUẬT
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Hiểu thế nào là tôn trọng, kỉ luật.
- Nêu được ý nghĩa và sự cần thiết phải tôn trọng kỉ luật.
- Biết được tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình, tập thể và xã hội.
2. Kĩ năng:
	- Từ đánh giá được ý thức tôn trọng kỉ luật của bản thân và bạn bè
	- Có kí năng chấp hành tốt nề nếp gia đình và nội quy của nhà trường, những quy định chung của đời sống cộng đồng.
3. Thái độ:
Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về ý thức, thái độ tôn trọng, kỉ luật.
B. Chuẩn bị:
- SGK, SGV, giáo án, nội quy HS
- Những câu chuyện về thể hiện tốt tính kỉ luật
- Bảng phụ, phiếu học tập.
C. Phương pháp: Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, cá nhân, động não tư duy...
D.Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
? Lễ độ là gì? 
? Hãy nêu những biểu hiện lễ độ của bản thân em trong cuộc sống?
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
GV yêu cầu HS đọc nội quy nhà trường và cho HS liên hệ bản thân với việc thực hiện nội quy của trường, lớp.
GV nhận xét phần liên hệ của HS.
GV dẫn dắt: Trong một trường học, một lớp học hay một tổ chức nào đó đều có những quy định chung. Nếu chúng ta không tuân theo những quy định đó sẽ dẫn đến tình trạng lộn xộn. Kỉ luật là vấn đề vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Vậy kỉ luật là gì? Phải tôn trọng kỉ luật như thế nào sẽ là nội dung bài học hôm nay.
- Bài mới
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện “Giữ luật lệ chung”
HS: Đọc diễn cảm truyện
GV: hướng dẫn HS thảo luận theo câu hỏi
? Bác Hồ đã tôn trọng kỉ luật như thế nào?
HS: trả lời
HS: Quan sát tranh sgk, nhận xét
GV: Chốt
? Việc thực hiện đúng những quy định chung nói lên đức tính gì của Bác?
HS: Trả lời.
GV nhấn mạnh: Mặc dù là chủ tịch nước nhưng mọi cử chỉ của Bác Hồ đã thể hiện sự tôn trọng kỉ luật chung được đặt ra cho mọi công dân
GV tiếp tục nêu câu hỏi cho HS trao đổi
?1. Hãy nêu 1 số quy định luật lệ chung trong nhà trường cũng như ngoài nhà trường? 
HS: Thảo luận - trả lời.
GV: Chốt ý kiến
? Em hiểu thế nào là kỉ luật, tôn trọng kỉ luật
HS: trao đổi ý kiến
GV: ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng
HS: nhận xét, bổ sung
GV: kết luận: ở đâu cũng có những quy định, luật lệ chung, đó là kỉ luật. Thực hiện đúng và tự giác những quy định chung ở mọi nơi, mọi lúc là tôn trọng kỉ luật.
Hoạt động 2: Hoạt động thảo luận nhóm.
* Cách thực hiện:
GV: phát phiếu học tập cho 4 tổ
HS: thảo luận làm bài trên phiếu
Các tổ cử người đại diện trình bày, sau đó nhận xét chéo.
GV: chốt đáp án đúng
* Kết luận: Nhờ sự tôn trọng kỉ luật, cá nhân, tập thể và xã hội mới phát triển được. Vì vậy chúng ta phải tôn trọng kỉ luật.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học.
? Đọc SGK
? Bài học gồm mấy nội dung? Tóm tắt nội dung đó.
HS trả lời
GV nhận xét, bổ sung
GV: nhấn mạnh: 
- Tính kỉ luật được đặt trong một tổ chức, một tâp thể, gia đình, lớp học, nhà trường, cá nhân phải tuân theo những quy định mà tập thể đề ra.
- Chúng ta biết tôn trọng kỉ luật thì tập thể sẽ có sức mạnh, kỉ cương, nề nếp.
- Cao hơn kỉ luật là pháp luật. Tôn trọng kỉ luật là bước đầu có ý thức thực hiện pháp luật.
? Hãy nêu rõ sự biểu hiện của em về khẩu hiệu sau: Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài tập
 HS làm việc cá nhân - trình bày
GV:Nêu yêu cầu bài 2:
Có ý kiến cho rằng thực hiện nếp sống kỉ luật làm con người mất tự do. Em có đồng ý với ý kiến đó không? 
HS: Suy nghĩ - trả lời.
GV: Chốt 
I. Truyện đọc: “Giữ luật lệ chung”.
1. Bác đã tôn trọng kỉ luật chung:
- Bỏ dép trước khi vào chùa.
- Đi theo sự hướng dẫn của vị sư.
- Đến mỗi gian thờ và thắp hương.
- Qua ngã tư, gặp đèn đỏ, Bác báo chú lái xe dừng lại, khi đèn xanh bật lên mới đi.
- Bác nói “Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông.
2. Việc thực hiện đúng những quy định chung nói lên đức tính: Tôn trọng kỉ luật của Bác.
3. * Quy định của nhà trường: Nội quy HS, điều lệ đội Thiếu niên Tiền Phong.
* Quy định ngoài nhà trường: Quy định nơi công cộng: vườn hoa, công viên, rạp chiếu phim, những quy định về đi đường.
4. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây:
a,Chỉ có trong nhà trường mới có kỉ luật
b,Kỉ luật làm con người gò bó mất tự do.
c,Nhờ có kỉ luật, lợi ích của mọi người được đảm bảo.
d, Không có kỉ luật mọi việc vẫn tốt
e,Tôn trọng kỉ luật chúng ta mới tiến bộ, trở nên người tốt.
g, ở đâu có kỉ luật, ở đó có nề nếp
+ Đáp án đúng: c, e, g
II. Nội dung bài học:
1. Tôn trọng kỉ luật: sgk.
2. Mọi người đều tôn trọng kỉ luật thì cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có nề nếp, kỉ cương.
3. Tôn trọng kỉ luật không những bảo về lợi ích của cộng đồng mà còn bảo vệ lợi ích của bản thân.
àPháp luật là những điều chung do Nhà nước đặt ra, tất cả mọi người đều phải thực hiện.
III. Bài tập:
1. Bài tập 1: (SGK/13)
+ Đáp án đúng: ý b, e,g
2. Bài tập 2:
Không vì: nếu không có kỉ luật thì việc mình làm sẽ ảnh hưởng xấu đến người khác, công việc không hiệu quả, mọi thứ không có trật tự...
Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò.
1. Củng cố bài học:
HS nhắc lại nội dung bài học theo yêu cầu của GV.
2. Dặn dò:
- Học thuộc bài, làm bài tập b.
- Sưu tầm các câu danh ngôn, tục ngữ, ca dao nói về tôn trọng kỉ luật. 
Ngày soạn: 05/10/2013
Ngày giảng: 8/10/2013 
 Tiết 7: BÀI 6: BIẾT ƠN
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp HS:
Hiểu được thế nào là lòng biết ơn và những biểu hiện của lòng biết ơn. Ý nghĩa của việc rèn luyện lòng biết ơn.
2. Kĩ năng:
- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lòng biết ơn.
- Biết thể hiện sự biết ơn ông bà, thầy giáo,cô giáo, các vị anh hùng, liệt sĩ.. của bản thân bằng những việc làm cụ thể.
3. Thái độ: 
- Có ý thức tự nguyện làm những việc thể hiện sự biết ơn đối với cha mẹ, thầy giáo cũ và thầy giáo đang giảng dạy.
- Quý trọng những người đã quan tâm giúp đỡ mình.
B. Chuẩn bị
1 Giáo viên: - SGK, SGV, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập
 - Ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn.
2. Học sinh: Đọc bài, chuẩn bị bài ở nhà.
C. Phương pháp: Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, cá nhân, động não tư duy...
D.Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Em hiểu tôn trọng kỉ luật nghĩa là như thế nào? Tôn trọng kỉ luật có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Bản thân em đã thực hiện tôn trọng kỉ luật như thế nào?
3. Giới thiệu bài:
Hàng năm cứ đến ngày 10/3 âm lịch, người dân cả nước lại nô nức về dự ngày giỗ tổ Hùng Vương. Việc làm đó thể hiện lòng biết ơn các vua Hùng đã có công dựng nước. Vậy lòng biết ơn là gì, biểu hiện như thế nào. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó.
4. Bài mới:
 Hoạt động của Thầy và Trò
 Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện: “Thư của một HS cũ”.
HS đọc
GV nêu câu hỏi cho HS trao đổi.
? Vì sao chị Hồng không quên người thầy giáo cũ dù đã hơn 20 năm?
? Chị Hồng đã có việc làm gì để tỏ lòng biết ơn thầy?
HS trao đổi, nhận xét, bổ sung
GV chốt lại ý kiến
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:
* Cách thực hiện: chia lớp thành 4 nhóm lớn theo tổ. 
* Nội dung thảo luận:
?1(Nhóm 1). Chúng ta cần biết ơn những ai? Vì sao lại phải biết ơn?
?2(Nhóm 2). Hãy nêu một số việc làm thể hiện lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ.
?3(Nhóm 3): Tìm hành vi trái với lòng biết ơn. Nếu người thân có hành vi đó thì em có thái độ như thế nào?
?4(Nhóm 4): Tìm những câu ca dao tục ngữ nói về lòng biết ơn.
- HS: Thảo luận, cử đại diện ghi kết quả ra phiếu học tập.
- Cử đại diện trình bày.
 Nhận xét chéo àbổ sung ý kiến.
- GV: Đánh giá phần thảo luận của các nhóm.
Hoạt động 3: Nội dung bài học: 
GV: Từ các tình huống trên, em hiểu như thế nào là lòng biết ơn? Ý nghĩa của lòng biết ơn.
- HS: Trao đổi.
- GV: Chốt lại vấn đề.
- GV: Cho học sinh giải thích câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
- HS: Giải thích
Hoạt động 4: Bài tập:
HS: Làm việc cá nhân
GV: Nêu tình huống (Bảng phụ)
Yêu cầu: Tổ 1+3: Ứng xử tình huống 1.
 Tổ 2+4: Ứng xử tình huống 2.
- Các tổ cử đại diện trình bày.
- HS: Nhận xét.
- GV: Đánh giá cho điểm.
I. Truyện đọc
1. Đọc truyện: “Thư của một HS cũ”
* Nhận xét.
a. Chị Hồng không quên người thầy giáo cũ vì:
- Chị quen viết tay trái, thầy Phan sửa bằng cách thường xuyên cầm tay phải chị để hướng dẫn chị viết
- Thầy khuyên: Nét chữ là nết người.
b. Việc làm và ý nghĩ của chị Hồng
- Ân hận vì làm trái lời thầy
- Chị quyết tâm thực hiện lời dạy của thầy Phan: tập viết tay phải.
- Hơn 20 năm sau chị vần nhớ ơn thầy và đã viết thư thăm thầy.
3. Chúng ta cần biết ơn.
- Tổ tiên, ông bà, cha mẹ: những người đã sinh thành nuôi dưỡng chúng ta.
- Thầy cô đã dạy dỗ chúng ta.
- Những người giúp ta lúc hoạn nạn khó khăn. Những người đã mang đến cho ta điều tốt lành.
- Biết ơn các anh hùng liệt sĩ, những người đã có công trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ tổ quốc, xây dựng đất nước.
- Biết ơn Đảng, Bác Hồ đã đem lại độc lập tự do, ấm no hạnh phúc cho dân tộc.
4. Việc làm thể hiện lòng biết ơn các Anh hùng liệt sĩ:
- Xây dựng nhà tình nghĩa.
- Trao tặng sổ tiết kiệm.
- Phong tặng danh hiệu.
- Quy tập mộ liệt sĩ.
- Nuôi dỡng các bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
5. Biểu hiện trái với lòng biết ơn, vô ơn, bội nghĩa, bạc tình.
Nếu người thân có thái độ như vậy chúng ta cần phân tích giảng giải để cho người thân nhận ra việc sai trái đó.
6. Các câu ca dao tục ngữ: 
- “ Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
 Một lòng thờ mẹ kính cha.
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
- “Con người có tổ có tông.
Như cây có cội, như sông có nguồn”.
II. Nội dung bài học
1. Biết ơn là gì (SGK-tr 15)
2. Ý nghĩa của lòng biết ơn (SGK- tr15)
* Tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
- NĐ: Ăn quả thơm ngon phải nhớ tới người trồng cây, chăm sóc cây.
- NB: Ngày hôm nay chúng ta được hưởng thụ cái gì thì phải nhớ tới người làm ra thành quả cho ta hưởng.
III. Bài tập:
1. Bài tập 1 (SGK – Trang 15).
2. Bài tập 2: Ứng xử:
* Tình huống
a. Cả 2 bạn học sinh cùng bước vào cổng trường gặp cô giáo không dạy lớp mình. Một bạn quay mặt đi. Trong tình huống này em sẽ nói với bạn điều gì?
b. Sắp đến ngày 20/11, em dự định sẽ làm gì để thể hiện sự biết ơn Thầy cô giáo.
Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò: 
1. Củng cố bài: 
 	 Học sinh đọc lại phần nội dung bài học.
2. Dặn dò:
- Học thuộc bài.
- Làm bài tập b (SGK/15).
- Chuẩn bị bài: Yêu thiên nhiên, sống hòa nhập với thiên nhiên
Ngày soạn: 13/10/2013
Ngày giảng: 22/10/2013
 Tiết 8
 BÀI 7: YÊU THIÊN NHIÊN – SỐNG HÒA HỢP VỚI THIÊN NHIÊN
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
	- Nêu được thế nào là yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên
	- Hiểu được vì sao phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên
	- Nêu được một số biện pháp cần phải làm để bảo vệ thiên nhiên.
2. Kĩ năng:
- Biết nhận xét,đánh giá hành vi của bản thân và người khác đối với thiên nhiên
- Biết cách sống hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên.
- Biết bảo vệ thiên nhiên và tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động mọi người bảo vệ thiên nhiên. 
3. Thái độ: 
- Có thái độ yêu thiên nhiên, tích cực bảo vệ thiên nhiên.
- Biết phản đối những hành vi phá hoại thiên nhiên.
B. Chuẩn bị
- SGK – SGV – Giáo án, bảng phụ.
- Tranh ảnh về cảnh thiên nhiên.
- Các câu ca dao ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Tranh ảnh về sự phá hoại rừng.
C. Phương pháp: Phân tích, giải quyết vấn đề,thảo luận, hoạt động cá nhân, tập thể..
D. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là lòng biết ơn? Ý nghĩa của lòng biết ơn?
3.Giới thiệu bài:
- GV: Cho học sinh quan sát tranh ảnh về cảnh thiên nhiên.
- HS: Quan sát, nhận xét, nêu cảm xúc về cảnh thiên nhiên đó.
4. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tranh “ Một ngày chủ nhật bổ ích”
* Cách thực hiện:
HS: Đọc diễn cảm truyện sgk.
GV: Hướng dẫn học sinh: Thảo luận nhóm, chia lớp thành 4 nhóm.
* Nội dung thảo luận:
- Nhóm 1: Qua tranh trên cảnh thiên nhiên được mô tả như thế nào? Nêu cảm xúc của em sau khi đi thăm quan 1 số nơi danh lam thắng cảnh của đất nước.
- Nhóm 2: Thiên nhiên bao gồm những gì? Thiên nhiên cần thiết cho cuộc sống con người như thế nào?
* Nhóm 3: Nêu biện pháp bảo vệ thiên nhiên. Bản thân em phải làm gì để bảo vệ thiên nhiên.
- Nhóm 4: Nếu thấy hoật động làm ô nhiễm, phá hoại môi trường, các em phải làm gì?
HS: Làm ra phiếu HT à trình bàyànhận xét chéoà giáo viên chốt, nhận xét kết quả của các nhóm.
GV: Kết luận: Thiên nhiên là tài sản rất quý giá của dân tộc và nhân loại, có ý nghĩa vô cùng quan trọng với con người và sự phát triển các lĩnh vực kinh tế – xã hội. Nếu thiên nhiên bị tàn phá

File đính kèm:

  • doclich_6_2016.doc