Giáo án GDCD 10 - Tiết 31, Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại

* Tích hợp kiến thức bộ môn sinh học để giải thích một số dịch bệnh hiểm nghèo.

VD : - HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người, khi bị virut HIV xâm nhập, virut phá hủy hồng cầu, bạch cầu, sức đề kháng của cơ thể không có sức chống lại, làm cơ thể yếu dần. Người nhiễm HIV vẫn sống cuộc sống bình thường, cơ thể cảm giác khỏe mạnh, không có dấu hiệu mắc bệnh.

– AIDS (hay còn gọi là SIDA) là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, khi cơ thể không còn khả năng miễn dịch chống lại các bệnh khác, cơ thể dễ mắc các bệnh thông thường nhưng cơ thể không có sức chống lại bệnh tật, người bệnh chết vì mắc các bệnh thông thường đó như lở loét da, tiêu chảy, ho.

-Bệnh H5N1: lây lan vi rút từ ăn gà bị bệnh, chăn nuôi chuồng trại chưa vệ sinh, thức ăn chăn nuôi có những chất độc hại.

- GV cho HS quan sát một số hình ảnh về các dịch bệnh.

* Tích hợp kiến thức môn Địa lí, hóa học :

? Nguyên nhân gây ra các dịch bệnh hiểm nghèo ?

- HS trả lời

+ Do môi trường sống ô nhiễm.

+ Người dân và nhà nước ít quan tâm và đề phòng dịch bệnh.

+Trình độ khoa học chưa phát triển dịch bệnh lan truyền nhanh và khó kiểm soát.

+ Kinh tế kém phát triển do vậy khó đề phòng và ngăn chặn dịch bệnh.

- GV bổ sung kiến thức :

+ Kiến thức hóa học :Các ô nhiễm từ rác vô cơ và rác hữu cơ làm cho đất bị chai đi, mất cấu trúc, biến đổi tính chất tự nhiên, dẫn đến việc giảm năng suất sinh học và cung cấp nhiều nhân tố độc hại cho môi trường sống, tác động đến chuỗi thức ăn của con người. Phân hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ gây độc hại cả trước mắt lẫn lâu dài

+Kiến thức địa lí : Dân cư càng đông thì nước càng thiếu, chất lượng không đảm bảo. Mỗi năm nhiều tấn rác được đổ ra biển. Số chất thải đổ ra hồ, ao, sông ngòi. lớn hơn gấp nhiều lần, gây ô nhiễm nguồn nước. Nước ngầm gần các bãi rác cũng chứa một lượng chất độc và vi sinh vật rất lớn và gây các dịch bệnh đường tiêu hóa.

 

doc15 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 2250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 10 - Tiết 31, Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 31 – Bài 15
CÔNG DÂN VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA NHÂN LOẠI
1. Mục tiêu bài học
a. Về kiến thức:
- Biết được một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân nói chung và công dân học sinh nói riêng trong việc tham gia góp phần giải quyết những vấn đề đó.
- Tích hợp kiến thức của bộ môn Địa lý, Hóa học....để hiểu được khái niệm môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và hậu quả; giải thích xu hướng biến đổi quy mô dân số và hậu quả của nó; Ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; Ô nhiễm môi trường tác nhân gây ra bệnh hiểm nghèo.
- Tích hợp kiến thức bộ môn Sinh học để giải thích một số dịch bệnh hiểm nghèo.
b, Kĩ năng :
 - Tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân để góp phần vào việc bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, phòng ngừa và đẩy lùi dịch bệnh hiểm nghèo.
- Tìm hiểu thông tin qua tư liệu tranh ảnh và video
- Có khả năng làm việc cá nhân và tập thể; phát huy tính tích cực học tập; phát huy năng lực và sự sáng tạo của HS.
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong dự án:
+ Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng về các vấn đề cấp thiết của nhân loại.
+ Tư duy: Tìm kiếm và xử lí thông tin để thấy được tính cấp thiết của các vấn đề bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh hiểm nghèo.
+ Làm chủ bản thân: Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm được giao trong nhóm học tập; biết trách nhiệm của học sinh đối với các vấn đề mang tính toàn cầu.
c, Thái độ	
Tích cực ủng hộ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ủng hộ những hoạt động góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay do nhà trường, địa phương tổ chức.
d. Năng lực hình thành:
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực hợp tác tìm hiểu về các vấn đề cấp thiết của nhân loại.
+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
2. Chuẩn bị của GV và HS
Giáo viên:
- SGK, thiết kế bài giảng, máy chiếu, bài soạn
- Sưu tầm tranh ảnh, băng hình về các hoạt động bảo môi trường, dân số, dịch bệnh hiểm nghèo
- Tranh ảnh, băng hình về các hoạt động bảo vệ môi trường, hạn chế bùng nổ dân số và dịch bệnh hiểm nghèo.
Học sinh : 
- HS: SGK, học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
- Sưu tầm một số hình ảnh về các vấn đề bảo vệ môi trường, bùng nổ dân số và dịch bệnh hiểm nghèo.
- Sách, vở, đồ dùng học tập.
- Các tư liệu cần tìm hiểu.
- Giấy A0, bút dạ.
3. Phương pháp
GV sử dụng kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực được áp dụng như : Thuyết trình, giảng giải, đàm thoại, liên hệ thực tế, thảo luận lớp; thảo luận nhóm; động não...
 4. Tiến trình bài dạy
a, Kiểm tra bài cũ 
Câu hỏi : Là thanh niên học sinh, em cần có trách nhiệm gì trong việc xây dựng tổ quốc ? 
 b, Nội dung bài mới:
- GV cho học sinh quan sát một số hình ảnh
- GV đặt câu hỏi: Qua những hình ảnh vừa xem em hãy cho biết nhân loại hiện nay đang đứng trước những vấn đề cấp thiết nào ảnh hưởng đến cuộc sống của con người ? 
- HS trả lời
- GV: Trong tiết học hôm nay Cô và các em sẽ cùng tìm hiểu về những vấn đề cấp thiết của nhân loại ngày nay đó là: Ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số và dịch bệnh hiểm nghèo? Vậy chúng ta là công dân học sinh cần phải có trách nhiệm như thế nào đối với các vấn đề cấp thiết nói trên? Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại.
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức cần đạt
- GV cho Hs tiến hành thảo luận nhóm
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao câu hỏi cho các nhóm.
Nhóm 1: Dựa vào kiến thức đã học của môn Địa Lý em hãy cho biết môi trường là gì? Em có nhận xét gì về thực trạng tài nguyên môi trường ở nước ta hiện nay ? 
Nhóm 2: Theo em nguyên nhân nào dẫn tới môi trường bị ô nhiễm? Dựa vào kiến thức môn hóa học, em hãy cho biết các chất nào gây ra ô nhiễm môi trường ? 
Nhóm 3: Liên hệ thực tế ở địa phương Nguyên Bình, người dân vẫn thường có những hành vi nào làm cho môi trường bị ô nhiễm? Em hãy nêu một số hoạt động của học sinh trường THPT Nguyên Bình góp phần bảo vệ môi trường ?
Nhóm 4: Là công dân học sinh, các em cần có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ môi trường ? Liên hệ với tình hình bảo vệ môi trường của HS trường THPT Nguyên Bình? 
- HS các nhóm thảo luận
- GV quan sát và hướng dẫn học sinh thảo luận
- HS cử đại diện nhóm trình bày
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận:
Nhóm 1: 
* Tích hợp kiến thức môn Địa Lý: 
Môi trường là không gian bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh về tình hình ô nhiễm môi trường và thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay.
- HS quan sát hình ảnh.
Nhóm 2 : 
* Tích hợp kiến thức môn Địa lí, Hóa học : GV cung cấp thêm kiến thức của môn Địa lý và môn Hóa học về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và các chất gây ô nhiễm môi trường.
(Kiến thức môn Địa lí :
+ Sự gia tăng dân số quá nhanh.
+ Khai thác tài nguyên thiên nhiên không hợp lí
+ Do ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của con người còn hạn chế.
+ Do sự phát triển của ngành công nghiệp) 
 (Kiến thức môn Hóa học : Các chất gây ô nhiễm môi trường:
+ Chất khí: CO2 gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên. SO2, NO2 các động cơ gây mưa axit phá hủy mùa màng, các tượng bằng thạch cao, kim loại. 
Khí CO từ các lò than gây ô nhiễm môi trường, khí sunfua từ miệng núi lửa....
+ Thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu gây ô nhiễm nguồn đất, nước......
+ Do tác nhân phóng xạ 
+ Do sinh vật gây bệnh
+ Do các chất thải rắn)
- GV cho hs quan sát một số hình ảnh.
Nhóm 3: 
- GV nhận xét, bổ sung thêm một số thông tin của địa phương Nguyên Bình :Vẫn còn hiện tượng lén lút khai thác tài nguyên khoáng sản, lén lút chặt phá rừng . một số người dân chưa ăn ở vệ sinh, chuồng gia súc để gần nhà, gần nguồn nước dẫn đến có nguy cơ lũ lụt, hạn hán, đất đai bị xói mòn, dòng sông bị ô nhiễm  ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người.
- GV chuyển ý :
- GV nêu câu hỏi :
? Bảo vệ môi trường là gì ?là thanh niên học sinh em cần phải có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ môi trường ?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV nhận xét, kết luận
- GV bổ sung thêm cho HS về trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc bảo vệ môi trường.
- HS suy nghĩ trả lời
- GV nhận xét, kết luận
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường của công dân học sinh. 
- GV cho Hs quan sát một số hình ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường của giáo viên và học sinh trường THPT Nguyên Bình.
- GV chuyển ý :
*Tích hợp kiến thức môn Địa lí : 
? Dựa vào kiến thức của môn Địa lý em hãy cho biết đặc điểm dân số của thế giới và hai nhóm nước phát triển và đang phát triển ?
- HS trả lời
- GV cung cấp kiến thức môn Địa lý.
+ Bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển.
+ Già hóa dân số ở các nước phát triển
? Thế nào là bùng nổ dân số ?
?Hậu quả của dân số tăng nhanh ?
- Hs trả lời
- GV bổ sung thêm kiến thức của môn Địa lý.
 (Gợi ý trả lời : Dân số tăng nhanh gây hậu quả lớn đến kinh tế, xã hội và môi trường. 
+ Về kinh tế: Khả năng tích lũy hạn chế; Khó đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
 + Xã hội: Giải quyết việc làm; nâng cao chất lượng cuộc sống; chăm sóc người già và trẻ em.
+ Môi trường: TNTN bị cạn kiệt; Ô nhiễm môi trường; Khônggian sống bị thu hẹp.
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh về hậu quả của bùng nổ dân số như ùn tắc giao thông ; ô nhiễm môi trường, gia tăng các tệ nạn xã hội ;.......
? Là công dân chúng ta cần phải làm gì để hạn chế sự bùng nổ dân số ? 
- HS trình bày
- GV bổ sung
- GV yêu cầu HS liên hệ trách nhiệm của bản thân trog việc hạn chế sự bùng nổ dân số. 
- HS tự liên hệ
- GV bổ sung
 Tham gia tuyên truyền chính sách dân số, không tảo hôn, có con ở tuổi vị thành niên, không quan hệ tình dục bừa bãi....
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh về việc thực hiện chính sách dân số.
- GV chuyển ý :
? Em hãy nêu các đại dịch có mức độ nguy hiểm trên toàn cầu hiện nay ?
- GV cung cấp cho HS một số thông tin về đại dịch HIV/AIDS, dịch SARS, dịch cúm gia cầm và yêu cầu HS nêu ý kiến về sự nguy hiểm và tác hại của dịch bệnh đối với cuộc sống con người và đời sống xã hội.
* Tích hợp kiến thức bộ môn sinh học để giải thích một số dịch bệnh hiểm nghèo.
VD : - HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người, khi bị virut HIV xâm nhập, virut phá hủy hồng cầu, bạch cầu, sức đề kháng của cơ thể không có sức chống lại, làm cơ thể yếu dần. Người nhiễm HIV vẫn sống cuộc sống bình thường, cơ thể cảm giác khỏe mạnh, không có dấu hiệu mắc bệnh.
– AIDS (hay còn gọi là SIDA) là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, khi cơ thể không còn khả năng miễn dịch chống lại các bệnh khác, cơ thể dễ mắc các bệnh thông thường nhưng cơ thể không có sức chống lại bệnh tật, người bệnh chết vì mắc các bệnh thông thường đó như lở loét da, tiêu chảy, ho.
-Bệnh H5N1: lây lan vi rút từ ăn gà bị bệnh, chăn nuôi chuồng trại chưa vệ sinh, thức ăn chăn nuôi có những chất độc hại... 
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh về các dịch bệnh.
* Tích hợp kiến thức môn Địa lí, hóa học :
? Nguyên nhân gây ra các dịch bệnh hiểm nghèo ?
- HS trả lời	
+ Do môi trường sống ô nhiễm. 
+ Người dân và nhà nước ít quan tâm và đề phòng dịch bệnh.
+Trình độ khoa học chưa phát triển dịch bệnh lan truyền nhanh và khó kiểm soát.
+ Kinh tế kém phát triển do vậy khó đề phòng và ngăn chặn dịch bệnh.
- GV bổ sung kiến thức :
+ Kiến thức hóa học :Các ô nhiễm từ rác vô cơ và rác hữu cơ làm cho đất bị chai đi, mất cấu trúc, biến đổi tính chất tự nhiên, dẫn đến việc giảm năng suất sinh học và cung cấp nhiều nhân tố độc hại cho môi trường sống, tác động đến chuỗi thức ăn của con người. Phân hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ gây độc hại cả trước mắt lẫn lâu dài 
+Kiến thức địa lí : Dân cư càng đông thì nước càng thiếu, chất lượng không đảm bảo. Mỗi năm nhiều tấn rác được đổ ra biển. Số chất thải đổ ra hồ, ao, sông ngòi... lớn hơn gấp nhiều lần, gây ô nhiễm nguồn nước. Nước ngầm gần các bãi rác cũng chứa một lượng chất độc và vi sinh vật rất lớn và gây các dịch bệnh đường tiêu hóa. 
? Mỗi công dân cần phải làm gì để góp phần phòng ngừa, đẩy lùi các dịch bệnh hiểm nghèo ? 
- GV yêu cầu HS tự liên hệ bản thân
- HS tự liên hệ bản thân như : cần phải tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh ; sông lành mạnh, tham gia tuyên truyền cho mọi người dân biết phòng tránh các dịch bệnh hiểm nghèo.
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh về trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống dịch bệnh hiểm nghèo.
- GV chốt lại kiến thức :
1. Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường
a, Ô nhiễm môi trường
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người như đất, nước, khí quyển, các loại tài nguyên trong lòng đất, dưới biển, trên rừngcó ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
- Thực trạng tài nguyên môi trường ở nước ta hiện nay:
+ Môi trường đất, nước, khí quyển đều bị ô nhiễm nặng nề.
+ Tài nguyên rừng, biển, khoáng sản, các giống loài động thực vật ngày một cạn kiệt do khai thác bừa bãi.
+ Thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường, hạn hán kéo dài.
+ Mưa lớn, bão lụt bất ngờ ập xuống, trái đất có xu hướng nóng dần lên.
b, Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường
- Bảo vệ môi trường thực chất là khăc phục mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa con người với tự nhiên, làm thế nào để hoạt động của con người không phá vỡ các yếu tố cân bằng của tự nhiên.
- Là thanh niên học sinh chúng ta có nghĩa vụ phải thực hiện tốt luật pháp và các chính sách của Nhà nước ta về bảo vệ môi trường, cụ thể:
+ Giữ gìn trật tự, vệ sinh lớp học, trường học, nơi ở và nơi công cộng, không vứt rác, xả nước thải bừa bãi.Tích cực tham gia tổng vệ sinh trường, lớp, nơi ở, đường làng, ngõ xóm, tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc.
+ Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ nguồn nước, các giống loài động thực vật, không đốt phá rừng 
+ Cần lên án đối với các hành vi làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường, phát hiện tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Sự bùng nổ về dân số va trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số.
a, Sự bùng nổ về dân số
- Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội.
- Hậu quả của bùng nổ dân số:
+ Làm phá vỡ các yếu tố cân bằng của tự nhiên, xã hội.
+ Làm cạn kiệt tài nguyên, suy thoái trầm trọng về kinh tế.
+ Gây ra nạn đói, dịch bệnh, thất nghiệp, suy thoái nòi giống, gây ô nhiễm môi trường, uy hiếp trực tiếp đến sự tồn tại của loài người.
b, Trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ dân số.
- Nghiêm chỉnh thực hiện Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của nhà nước.
- Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và mọi người xung quanh thực hiện tốt Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của Nhà nước.
3. Những dịch bểnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa, đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo.
a, Những dịch bệnh hiểm nghèo: 
Gồm những bệnh sau: lao, sốt rét, dịch tả, tim mạch, huyết áp, cúm gia cầm, thủy đậu, H5N1, H1N1, đặc biệt là AIDS, ưng thư.........
b, Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo.
- Tích cực rèn luyện thân thể, tập luyện thể dục thể thao, ăn uống điều độ, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe.
- Sống an toàn lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, tránh xa các hành vi có thể gây hại cho cuộc sống của bản thân và gia đình.
- Tích cực tham gia tuyên truyền phòng tránh các dịch bệnh hiểm nghèo, phòng chống ma túy.
c. Luyện tập, củng cố
Bài tập 1:
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu một số hoạt động Bảo vệ môi trường của trường THPT Nguyên Bình thông qua những hình ảnh mà các em sưu tầm được( sản phẩm thể hiện tại phụ lục 2).
Bài tập 2:
- GV giao chủ đề hùng biện : Thanh niên học sinh với việc bảo vệ môi trường.
- HS: thảo luận, thực hiện.
- GV: nhận xét, đánh giá.
( Sản phẩm thể hiện tại phụ lục 3 và video minh họa)
Bài tập 3: Đề kiểm tra kiến thức chủ đề liên môn (Phụ lục 4)
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CAO BẰNG
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT - CHỦ ĐỀ LIÊN MÔN- KHỐI 10
TRƯỜNG THPT NGUYÊN BÌNH
Họ và tên.......................................Lớp....................
Đề bài : Khoanh tròn vào đáp án đúng cho các câu trả lời sau: 
Câu 1: Việc tầng ôdôn bị mỏng đi và lỗ thủng tầng ôdôn ngày càng rộng có hậu quả là:
A. Làm khí hậu toàn cầu thay đổi theo hướng nóng dần lên
B. Làm tăng hiện tượng mưa axit ở khắp nơi trên thế giới
C. Về lâu dài hủy diệt sự sống, trước hết là gây ra nhiều căn bệnh ngoài da
D. Làm giảm lượng mưa trên bề mặt đất
Câu 2: Việc làm nào của con người là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng
 Trái Đất nóng lên?
A. Chặt cây rừng
B. Dùng nhiên liệu hóa thạch để tạo ra năng lượng
C. Xả rác bừa bãi
D. Cả ba việc làm trên
Câu 3: Trong thời đại ngày nay, vấn đề được coi là mang tính cấp thiết của nhân loại là:
A. Sự gia tăng nhanh dẫn đến bùng nổ dân số.
B. Sự biến đổi môi trường theo hướng tiêu cực
C. Vấn đề phòng ngừa, ngăn chặn chiến tranh và dịch bệnh hiểm nghèo
D. Tất cả các ý trên.
Câu 4: Hành vi nào sau đây giúp mỗi cá nhân phòng ngừa các dịch bệnh hiểm 
nghèo cho bản thân và cộng đồng?
A. Hạn chế giao tiếp với mọi người xung quanh
B.Có cuộc sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội
C. Chỉ cần giữ gìn vệ sinh trong gia đình là được.
D. Sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn để tăng cường sức đề kháng
Câu 5. Hậu quả của việc bùng nổ dân số đối với một quốc gia là:
A. Bổ sung thêm nguồn nhân lực dồi dào
B. Tạo tiểm lực kinh tế lớn
C. Gây sức ép về kinh tế, giáo dục, y tế.
D. Tạo tiềm lực bảo đảm quốc phòng vững chắc
Câu 6: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
A. Trọng nam khinh nữ
B. Con đàn cháu đống mới là gia đình hạnh phúc 
C. Có con trai mới có người nối dõi tông đường
D. Nam nữ bình đẳng
Câu 7: Tham gia giải quyết vấn đề toàn cầu là trách nhiệm của
A. Các chính phủ
B. Các tổ chức môi trường
C. Các tổ chức an ninh
D. Tất cả mọi người
Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu nào gây ra ô nhiễm môi trường?
A. Do ý thức của con người
B. Do pháp luật nước ta chưa xử lí nghiêm
C. Do bùng nổ dân số
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Bồng bồng cõng chồng đi chơi
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng
Chị em ơi cho tôi mượn cái gàu sòng
Để tôi tát nước múc chồng tôi lên.
Bài ca dao trên nói đến tệ nan nào ở nước ta ? 
A. Tảo hôn
B. Ma túy
C. Bùng nổ dân số
D. Mại dâm
 Câu 10: Nhà nước ta đã ban hành những văn bản pháp luật nào trong việc bảo vệ môi trường:
A. Luật bảo vệ tài nguyên môi trường
B. Luật phòng chống Ma túy
C. Luật bảo vệ và phát triền rừng
D. Luật thủy sản
d. Hướng dẫn HS học bài ở nhà
- Học bài cũ: cần nắm được
+ Những vấn đề cấp thiết của nhân loại ngày nay
+ Hiểu được trách nhiệm của công dân nói chung và công dân học sinh nói riêng trong việc tham gia góp phần giải quyết những vấn đề đó.
- Chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị nội dung ôn tập học kỳ II.
Phụ lục 1:
KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM CỦA HỌC SINH:
Phụ lục 2:
 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA HỌC SINH
Phụ lục 3:
KẾT QUẢ THUYẾT TRÌNH CHỦ ĐỀ : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
Kính thưa cô giáo và các bạn!
Ngày nay ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, không chỉ ở nước ta mà còn trên toàn thế giới. Bên cạnh việc phát triển đất nước chúng ta cần quan tâm đến việc bảo vệ môi trường
Ô nhiễm môi trường có thể hiểu là trạng thái môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, bức xạ, tiếng ồn... gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Vậy chúng ta tự hỏi ô nhiễm môi trường do đâu mà có, đó chính là do mỗi con người chúng ta chưa biết cách bảo vệ môi trường sống của mình, từ việc chặt phá rừng, đốt rác thải như túi ni lông cũng phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi người chúng ta. Đặc biệt hơn là những chất thải, rác thải từ các nhà máy chế biến thải ra như khói sẽ ảnh hưởng đến bầu không khí, nước thải từ các nhà máy sẽ ảnh hưởng tới môi trường nước và sức khỏe mỗi con người khi sử dụng nguồn nước đó.
Do vậy chúng ta cần bảo vệ môi trường bằng những việc làm thiết thực cụ thể như không vứt rác bừa bãi; vứt rác đúng nơi quy định; không chặt phá rừng bữa bãi; tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ hậu quả của ô nhiễm môi trường để người dân nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ môi trường. Đồng thời, cần lên án đối với các hành vi làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường, phát hiện tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Có thể nói rằng tình trạng ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn được xem là bài toán nan giải.
Vậy nên tôi và các bạn hãy chung tay bảo vệ môi trường vì môi trường Xanh – Sạch – Đẹp các bạn nhé.
Phụ lục 4
ĐÊ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

File đính kèm:

  • docBai_15_Cong_dan_voi_mot_so_van_de_cap_thiet_cua_nhan_loai.doc
Giáo án liên quan