Giáo án GDCD 10 - Tiết 28, Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Công Cường

HĐ1. Tìm hiểu lòng yêu nước là gì?

- Yêu nước là 1 tình cảm tự nhiên đã có từ lâu đời, yêu nước là phẩm chất quan trọng nhất của người công dân đối với Tổ quốc. Nó được lớn dần lên cùng với sự mở rộng quan hệ của con người đối với đất nước, tình yêu đất nước được củng cố, được kế thừa những giá trị tinh hoa và được nâng cao mãi mãi.

- Tổ chức thảo luận lớp:

 Em hãy đọc và nhận xét tình cảm của tác giả đối với Tổ quốc được thể hiện qua các đoạn thơ sau:

“Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận tại sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”

 (Lý Thường Kiệt)

“Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta, như vợ như chồng

Ôi Tổ quốc! nếu cần ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông”.

 (Chế Lan Viên)

 Nhận xét, bổ sung ý kiến đó chính là sự thể hiện của lòng yêu nước. Vậy lòng yêu nước là gì?

 - Kết luận và cho HS ghi bài vào vở.

- Đặt tiếp câu hỏi:

* Những hình ảnh được nhắc đến trong bài hát “Việt Nam quê hương tôi” mà em cảm thấy gần gũi, thân thương.

* Những hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì?

- Giải thích: Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình cảm bình dị nhất và gần gũi nhất đối với con người như yêu gia đình, người thân, yêu những thành quả lao động, yêu nơi mình sinh ra lớn lên, gắn bó những kỉ niệm thời thơ ấu. Tình cảm ban đầu đó dần dần phát triển thành tình cảm gắn bó với làng xóm, quê hương và được nâng lên lòng yêu nước, yêu nhân dân, yêu nhân loại.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 10 - Tiết 28, Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Công Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GDCD 10 Năm học: 2015 - 2016	 Nguyễn Công Cường – THPT số 1 Phù Mỹ
Ngày soạn: 12/03/2016
Tiết: 28 	Bài dạy: 	Bài 14
CƠNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (tiết 1)
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
	Nêu được thế nào là lòng yêu nước và các biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước Việt Nam.
2. Kĩ năng: 
	- Biết tham gia các hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước phù hợp với khả năng của bản thân.
	- Kĩ năng sống: Trình bày suy nghĩ
3. Thái độ: Yêu quý, tự hào về quê hương, đất nước, dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
	- SGK GDCD lớp 10; Tranh ảnh, clip . . . về truyền thống yêu nước; Các bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ, băng cát-sét, băng hình, câu chuyện, tấm gương , . . . về tình yêu quê hương, đất nước.
	- Phương án tổ chức lớp học: Thảo luận
2. Chuẩn bị của HS:
	- SGK GDCD 10
	- Các bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ, băng cát-sét, băng hình, câu chuyện, tấm gương , . . . về tình yêu quê hương, đất nước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tình hình lớp:	(1 phút) Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh. 	
2. Kiểm tra bài cũ: 	(3 phút)
Thế nào là sống hòa nhập? Biểu hiện của sống hòa nhập?
| Dự kiến trả lời:
- Sống hoà nhập là sống gần gũi, chan hoà không xa lánh mọi người, không gây mâu thuẫn, bất hoà với người khác, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.
- Biểu hiện của sống hoà nhập:
	+ Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, gần gũi, vui vẻ, cởi mở, chan hoà với mọi người.
	+ Không xa lánh, bè phái, gây mâu thuẫn mất đoàn kết với người khác.
	+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức, đồng thời vận động bạn bè và mọi người cùng tham gia.
3. Giảng bài mới: 
- Giới thiệu bài: (3 phút)
	Cho HS nghe băng bài hát: “Việt Nam quê hương tôi”.
Sau khi HS nghe xong bài hát, GV đặt câu hỏi:
+ Các em có nhận xét gì về nội dung của bài hát?
+ Tình cảm của tác giả thể hiện như thế nào qua bài hát đó?
+ Em có suy nghĩ gì và cảm xúc gì khi nghe bài hát?
	Đặt vấn đề: Mỗi người đều có Tổ quốc của mình. Việt Nam là Tổ quốc của chúng ta. Đó là tên gọi đất nước ta một cách thiêng liêng, trìu mến. Là công dân của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúng ta phải có trách nhiệm như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mình.
Chúng ta cùng tìm hiểu tiết 1 bài “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
- Tiến trình tiết dạy:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
15/
18/
|HĐ1. Tìm hiểu lòng yêu nước là gì?
- Yêu nước là 1 tình cảm tự nhiên đã có từ lâu đời, yêu nước là phẩm chất quan trọng nhất của người công dân đối với Tổ quốc. Nó được lớn dần lên cùng với sự mở rộng quan hệ của con người đối với đất nước, tình yêu đất nước được củng cố, được kế thừa những giá trị tinh hoa và được nâng cao mãi mãi.
- Tổ chức thảo luận lớp:
F Em hãy đọc và nhận xét tình cảm của tác giả đối với Tổ quốc được thể hiện qua các đoạn thơ sau:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”
 (Lý Thường Kiệt)
“Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc! nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông”.
 (Chế Lan Viên)
ð Nhận xét, bổ sung ý kiến Ø đó chính là sự thể hiện của lòng yêu nước. Vậy lòng yêu nước là gì?
 - Kết luận và cho HS ghi bài vào vở.
- Đặt tiếp câu hỏi:
* Những hình ảnh được nhắc đến trong bài hát “Việt Nam quê hương tôi” mà em cảm thấy gần gũi, thân thương.
* Những hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì?
- Giải thích: Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình cảm bình dị nhất và gần gũi nhất đối với con người như yêu gia đình, người thân, yêu những thành quả lao động, yêu nơi mình sinh ra lớn lên, gắn bó những kỉ niệm thời thơ ấu. Tình cảm ban đầu đó dần dần phát triển thành tình cảm gắn bó với làng xóm, quê hương và được nâng lên lòng yêu nước, yêu nhân dân, yêu nhân loại.
|HĐ 2. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
- Thảo luận cả lớp: Em hiểu gì về truyền thống yêu nước của dân tộc?
Ä Nhận xét, cho học sinh ghi bài
- Lấy ví dụ chứng minh những biểu hiện lòng yêu nước của dân tộc ta?
ð Nhận xét, bổ sung và cho học sinh ghi bài
ð Kết luận bằng ý kiến của Bác Hồ về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
“ dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước . . .”.
- Đưa các hình ảnh thể hiện quyết tâm chống quân thù của nhân dân ta để HS khắc sâu về truyền thống yêu nước của dân tộc.
- Bản thân em rút ra bài học gì để giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc?
ð Liệt kê ý kiến, nhận xét.
- HS trình bày ý kiến cá nhân.
- Cả lớp cùng trao đổi.
* Khẳng định nền độc lập dân tộc của đất nước, nếu ai đó xâm phạm đến thì quyết đem tất cả khả năng kể cả tính mạng để bảo vệ.
- Dựa vào kết quả thảo luận và SGK trả lời
- Ghi bài vào vở.
- Trả lời ý kiến cá nhân
* “Trai tráng, thiếu nữ, luỹ tre, biển cả, phi lao .”
* Nó rất gần gũi, bình dị mà rất đỗi thân thương
- Phát biểu ý kiến cá nhân:
+ Dân tộc ta có lòng nồng nàn yêu nước
+ Truyền thống yêu nước tạo nên sức mạnh cho dân tộc trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. .. 
- Phát biểu ý kiến cá nhân
1. Từ Bà Triệu, Đinh, Lê, Lý, Trần, . . . khi giặc xâm lăng, cả dân tộc đứng lên chống giặc.
Đó là:
Tình yêu thương đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc; Đoàn kết kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm. . . .
- Ghi bài vào vở
- Ra sức học tập, rèn luyện đạo đức, tác phong.
- Tôn trọng truyền thống dân tộc . . .
- HS cả lớp cùng thực hiện
1. Lòng yêu nước:
a) Lòng yêu nước là gì?
Lòng yêu nước là tình yêu quê hương đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.
b) Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam:
 Yêu nước là truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dt Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác của dân tộc
 * Biểu hiện lòng yêu nước:
- Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.
- Tình yêu thương đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc.
- Lòng tự hào dân tộc chính đáng.
- Đoàn kết kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm.
- Cần cù và sáng tạo trong lao động.
Các tín đồ Phật Giáo đang biểu tình 
Ngày 11/6/1963 hịa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gịn.
Đội nữ dân quân Thủ Dầu Một tải đạn ra chiến trường Du kích xã Hịa Hiệp (Tuy Hịa) phá ấp chiến lược
4/
|HĐ 3. Củng cố, luyện tập:	
- Tổ chức cho HS chơi: thi hát, đọc thơ, kể chuyện, sưu tầm tục ngữ, ca dao về tình yêu quê hương, đất nước. (Hình thức tổ chức: Hái hoa dân chủ).
Ä Qua tiết học này, chúng ta cần hiểu được: Thế nào là lòng yêu nước? Biểu hiện của lòng yêu nước? Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:	(1 phút)
- Bài tập: Học bài cũ, làm các bài tập trong SGK
- Chuẩn bị bài mới: Xem tiếp phần còn lại của bài 14; liên hệ các hoạt động XD và bảo vệ quê hương của thanh niên và nhân dân địa phương.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
......................................................................................

File đính kèm:

  • docTiết 28 (Bài 14).doc
Giáo án liên quan