Giáo án GDCD 10 - Tiết 1+2, Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Công Cường

I. MỤC TIÊU:

- Về kiến thức:

 + Nhận biết được nội dung cơ bản của phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình.

 + Nêu được chủ nghĩa duy vật biện chứng là sự thống nhất hữu cơ giữa TGQ duy vật và PPL biện chứng.

- Về kĩ năng:

 Nhận xét , đánh giá được một số biểu hiện của PPL biện chứng hoặc PPL siêu hình trong cuộc sống hằng ngày.

- Về thái độ: Có ý thức trau dồi thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Chuẩn bị của GV:

- SGK, sách giáo viên GDCD lớp 10

- Bảng so sánh về PPL biện chứng và PPL siêu hình; Phiếu học tập.

- Phương án tổ chức lớp học: Đàm thoại, thảo luận nhóm.

2. Chuẩn bị của HS :

 - SGK GDCD lớp 10

 - Đọc chuyện “Thầy bói xem voi”

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1.On định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

 a) Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm là gì?

 b)Dựa vào cơ sở nào để phân chia các hệ thống thế giới quan trong triết học?

?Dự kiến trả lời:

a) - TGQ DV cho rằng, vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới VC tồn tại khách quan, độc lập đối với ý thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được .

 - TGQ DT cho rằng, ý thức là cái có trứơc và là cái sản sinh ra tự nhiên.

b) Dựa vào: Nội dung vấn đề cơ bản của triết học: Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào; Con người có thể nhận thức được thế giới khách quan hay không?

 3. Giảng bài mới:

- Giới thiệu bài: (1 pht)

 Ở tiết trước chúng ta đã biết thế nào là TGQ duy vật và TGQ duy tâm, hôm nay ta sẽ tìm hiểu tiếp những nội dung còn lại của bài.

 - Tiến trình tiết dạy:

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 10 - Tiết 1+2, Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Công Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GDCD 10 Năm học: 2015 - 2016	 Nguyễn Công Cường – THPT số 1 Phù Mỹ
Ngày soạn: 17/08/2015
Tiết : 1	Bài dạy: 	Bài 1:
ThÕ giíi quan duy vËt vµ ph­¬ng ph¸p luËn biƯn chøng
(tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Về kiến thức:
	+ Nhận biết được chức năng thế giới quan, phương pháp luận của Tiết học.
	+ Nhận biết đựơc nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
- Về kĩ năng:
	Nhận xét , đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc duy tâm trong cuộc sống hằng ngày.
- Về thái độ: Có ý thức trau dồi thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của giáo viên: 
	- SGK, SGV GDCD lớp 10.
- Bảng so sánh đối tượng nghiên cứu của triết học và các môn khoa học cụ thể, bảng so sánh về TGQ duy vật và TGQ duy tâm; Phiếu học tập
- Phương án tổ chức lớp học: Thuyết trình, giải thích, đàm thoại
	2. Chuẩn bị của HS:
	- SGK GDCD lớp 10
	- giấy khổ lớn, bút dạ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1.Oån định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp (1 phút)
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài:	(1 phút)
	Trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức, chúng ta cần có thế giới quan khoa học và phương pháp luận khoa học hướng dẫn. Triết học là môn khoa học trực tiếp cung cấp cho chúng ta những tri thức ấy. C.Mác cho rằng: “Không có triết học thì không thể tiến lên phía trứơc.”
	Tại sao C.Mác lại nói như vậy? Muốn hiểu rõ điều này. Chúng ta cùng tìm hiểu bài đầu tiên của chương trình: 
Bài 1 “THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG” (tiết 1)
- Tiến trình tiết dạy:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
15’
16’
|HĐ 1: Vai trò của THQ và PPL của triết học.
-(?) Trong nghiên cứu và học tập, chúng ta đã từng được tiếp xúc nhiều môn khoa học, em hãy chỉ ra và kể tên đối tượng nghiên cứu của những môn khoa học mà em đã biết? 
Ä Bổ sung, nhận xét.
- Ngoài các môn khoa học trên, còn có một môn khoa học nữa đó chính là Triết học. Vậy TH nghiên cứu vấn đề gì?
- Đưa bảng so sánh về đối tượng nghiên cứu của TH và các môn khoa học cụ thể:
Triết học
KH cụ thể
Những quy luật
Ví dụ
-(?) Triết học là gì?
-(?) Triết học có vai trò như thế nào?
- Nhận xét, giải thích thêm: Như ta biết, TGQ được hình thành, bao gồm các yếu tố của tất cả các hình thái ý thức xã hội(Triết học, khoa học, chính trị đạo đức, thẩm mỹ, tôn giáo . . .). Trong đó những quan điểm và niềm tin triết học tạo nên nền tảng của mỗi hệ thống thế giới quan.
ð Vậy thế giới quan là gì? Phương pháp luận là gì? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu.
|HĐ 2: TGQ duy vật và TGQ duy tâm
-(?) Em hãy cho biết quan niệm về thế giới qua các thời đại?
ðĐấy chính là TGQ có sự hoà quyện giữa các yếu tố cảm xúc và lý trí, lí trí và tín ngưỡng, hiện thực và tưởng tượng, cái thực và cái ảo, thần và người . ..
 - Dựa vào tri thức của các ngành khoa học, TH diển tả TGQ của con người dưới dạng một hệ thống các phạm trù, quy luật chung nhất.
-(?)Thế giới quan là gì? 
ØNhận xét
- Thảo luận: Về nguồn gốc loài người có những quan điểm khác nhau, hãy thảo luận theo bảng sau:
Quan điểm KH
Quan điểm T.giáo
. . . . . . . . 
. . . . . . . . . . .
Ø Nhận xét.
- Bất luận thế giới quan nào đều phải quan tâm giải quyết câu hỏi: Thế giới quanh ta là gì, có thực hay chỉ là ảo ảnh? Con người có nguồn gốc từ đâu, và con người có nhận thức được thế giới xung quanh không? . . . Những câu hỏi đó đều liên quan đến mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại . . . Đó là vấn đề cơ bản của các hệ thống thế giới quan, cũng chính là vấn đề cơ bản của Triết học.
- Hãy thảo luận và điền vào bảng dưới đây:
TGQ DV
TGQ DT
Q.hệ VC-YT
Ví dụ
ØNhận xét, rút ra kết luận.
- Nghe GV đặt vấn đề và thảo luận cả lớp,sau đó trả lời:
+Hoá học: nghiên cứu các chất..
+Sử học: nghiên cứu xã hội loài người, quốc gia. dân tộc . . . 
+Toán học: nghiên cứu mối quan hệ giữa các đại lượng và con số . . .
+Văn học: nghiên cứu ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật . . 
- Làm việc với sách giáo khoa
- Đối tượng nghiên cứu của TH là những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội, con người.
- HS làm việc cá nhân.
- Làm việc với SGK và trả lời
+ TH là hệ thống những quan điểm chung nhất về T.giới. ..
+ TH có vai trò là thế giơí quan là phương pháp luận chung . . .
- Thời cổ đại người ta coi thế giới là do thần linh tạo nên, con người phải phụ thuộc vào thần linh . . .
- Thời đại ngày nay, do khoa học phát triển F thế giới là tự nó hình thành, con người có nguồn gốc từ động vật . . .. 
- Dựa vào SGK để trả lời
- HS chia thành 4 nhóm. 2 nhóm qđ KH, 2 nhóm qđ TG.
- Sau đó cử đại diện lên bảng điền vào bảng phụ.
- Chia thành hai dãy, dãy bên trái thảo luận phần TGQ DV, dãy bên phải thảo luận TGQ duy tâm.
- Cử đại diện trình bày.
1. Thế giới quan và phương pháp luận:
a) Vai trò TGQ và PPL của Triết học:
- Khái niệm triết học:
Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.
- Vai trò: Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.
b) TGQ duy vật và TGQ duy tâm:
- Vấn đề cơ bản của TH:
+ Mặt thứ nhất: Giữa VC và YT, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào.
+ Mặt thứ hai: Con người có nhận thức được thế giới khách quan hay không?
- TGQ là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.
- TGQ DV cho rằng, vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới VC tồn tại khách quan, độc lập đối với ý thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được .
- TGQ DT cho rằng, ý thức là cái có trứơc và là cái sản sinh ra giới tự nhiên. 
7’
|HĐ 3. Củng cố, luyện tập: 	
	- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi (chữ in nghiêng) SGK Tr.7: “Vì sao các quan niệm sau đây của G. Béc-cơ-li . . . cảm giác được nó.)?” 
- Sau đó tổng kết tiết học.
4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (5 phút)
- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập 3 trong SGK.
- Đọc trước phần 1.c và phần 2 của bài 1.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
GDCD 10 Năm học: 2015 - 2016	 Nguyễn Công Cường – THPT số 1 Phù Mỹ
Ngày soạn: 22/08/2015
Tiết : 2	Bài dạy: 	Bài 1:
ThÕ giíi quan duy vËt vµ ph­¬ng ph¸p luËn biƯn chøng
(tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Về kiến thức:
	+ Nhận biết được nội dung cơ bản của phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình.
	+ Nêu được chủ nghĩa duy vật biện chứng là sự thống nhất hữu cơ giữa TGQ duy vật và PPL biện chứng.
- Về kĩ năng:
	 Nhận xét , đánh giá được một số biểu hiện của PPL biện chứng hoặc PPL siêu hình trong cuộc sống hằng ngày.
- Về thái độ: Có ý thức trau dồi thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của GV: 
- SGK, sách giáo viên GDCD lớp 10
- Bảng so sánh về PPL biện chứng và PPL siêu hình; Phiếu học tập.
- Phương án tổ chức lớp học: Đàm thoại, thảo luận nhóm..
2. Chuẩn bị của HS :
	- SGK GDCD lớp 10
	- Đọc chuyện “Thầy bói xem voi”
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1.Oån định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ:	(5 phút)
	a) Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm là gì?
	b)Dựa vào cơ sở nào để phân chia các hệ thống thế giới quan trong triết học?
|Dự kiến trả lời:
a) - TGQ DV cho rằng, vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới VC tồn tại khách quan, độc lập đối với ý thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được .
 - TGQ DT cho rằng, ý thức là cái có trứơc và là cái sản sinh ra tự nhiên. 
b) Dựa vào: Nội dung vấn đề cơ bản của triết học: Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào; Con người có thể nhận thức được thế giới khách quan hay không?
	3. Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài: (1 phút)
	Ở tiết trước chúng ta đã biết thế nào là TGQ duy vật và TGQ duy tâm, hôm nay ta sẽ tìm hiểu tiếp những nội dung còn lại của bài.
	- Tiến trình tiết dạy:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
16/
17/
|HĐ 1: PPL biện chứng và PPL siêu hình.
- Giải thích PPL: PPL là học thuyết về PP nhận thức KH và cải tạo thế giới (bao gồm 1 hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tịi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp cụ thể)
- Hoạt động theo nhóm: Y/c HS đọc truyện “Thầy bói xem voi”
- Gợi ý:
+ Nhóm 1+2: HS lưu ý cách xem xét và kết luận về con voi của các thầy bói như thế nào? Đúng hay sai? Vì sao?
+ Nhóm 3+4: HS lưu ý các sự vật, hiện tượng trong các câu tục ngữ, thành ngữ ở bài tập 5 SGK Tr.11
có liên hệ như thế nào? Tác động ra sao? Hoặc để tìm ra hung thủ 1 vụ án, các điều tra viên phải làm gì?
ð Nhận xét, bổ sung và kết luận bằng bảng so sánh.
|HĐ 2: 
- Hoạt động cá nhân.
- Sử dụng bảng so sánh (câm)
- 1 HS đọc câu chuyện “Thầy bói xem voi” phần tư liệu tham khảo.
- Nhóm 1+2: Cách nhìn nhận, đánh giá của các thầy bói là phiến diện, từng bộ phận, cô lập F kết luận sai
- Nhóm 3+4: Các sự vật trong các câu thành ngữ, tục ngữ khi sự vật này tác động thì kéo theo sự tác động lên sv thứ hai 
 Để tìm ra hung thủ thì cần phải thu thập chứng cứ, lời khai của nhân chứng, xâu chuỗi các dữ liệu  mới tìm ra được
- Đọc SGK, điền vào bảng so sánh những thông tin theo yêu cầu của bảng (phiếu học tập)
c) PPL biện chứng và PPL siêu hình:
PPL 
biện chứng
PPL 
siêu hình
Xem xét sv-ht:
- Trong sự ràng buộc, tác động lẫn nhau.
- Trong sự vận động và phát triển không ngừng.
Xem xét sv-ht:
- Phiến diện, trong trạng thái cô lập.
-Khơng vận động, khơng phát triển, áp dụng 1 cách máy mĩc đặc tính của sv này vào sv khác
2. Chủ nghĩa duy vật biện chứng – sự thống nhất hữu cơ giữa TGQ duy vật và PPL biện chứng:
Bảng so sánh
Thời gian
Đại biểu
Thế giới quan
Phương pháp luận
Ví dụ
Trước Mác
Phơbách . . .
Duy vật
Siêu hình
Hêghen . . .
Duy tâm
Biện chứng
Mác – Lênin 
Mác, Aêngghen, Lênin . . .
Duy vật 
Biện chứng
- Hãy nhận xét.
+ Các nhà Triết học trước Mác có những mặt tiến bộ và hạn chế gì?
+ Triết học Mác – Lênin đã khắc phục như thế nào những hạn chế của triết học trước Mác?
ð Bổ sung, kết luận.
- Nhận xét.
+ Các nhà Triết học trước Mác có những mặt tiến bộ và hạn chế . . .
+ Triết học Mác – Lênin đã khắc phục những hạn chế của triết học trước Mác ở những mặt sau: Th Mác đã khắc phục được những hạn chế về TGQ DT và PPL siêu hình; đồng thời kế thừa, cải tạo và phát triển các yếu tố DV và BC của các thế hệ thống Th trước đĩ, thực hiện được sự thống nhất hữu cơ giữa TGQ DV và PPL biện chứng.
- Các nhà triết học trước C.Mác khi có được THQ DV thì lại không vận dụng được TGQ ấy để XD phép biện chứng. Hoặc là, họ có được những tư tưởng biện chứng lại đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm.
- Trong triết học Mác, thế giới quan duy vật và PPLBC thống nhất hữu cơ với nhau, gắn bó với nhau, không tách rời nhau. 
5/
|HĐ 3: Củng cố, luyện tập:	
	- Hướng dẫn làm bài tập 4,5 SGK Tr.11
Ä Kết luận toàn bài: Bài này giúp chúng ta:
- Hiểu được vai trò thế giới quan, phương pháp luận của Triết học đối với nhận thức của con người
- Hiểu được nội dung cơ bản của TGQ DV và PPL BC.
- Vận dụng kiến thức trên để xem xét, lí giải một số sự vật, hiện tượng, quá trình thông thường trong quá trình học tập và cuộc sống hằng ngày.
	4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:	(1 phút)
	- Bài tập về nhà: Tùy vào tình hình từng lớp, GV có thể hướng dẫn học sinh viết tự luận hoặc trao đổi nhóm (bác bỏ – khẳng định) một số câu nói tiêu biểu của các nhà Triết học:
	+ Béc-cơ-li: “Không có sự vật nằm ngoài cảm giác” (Duy vật chủ quan).
	+ Khổng Tử: “Sống chết có mệnh, giàu sang do Trời” (Duy tâm khách quan).
	+ Hê-ra-clít: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông” (Quan điểm biện chứng).
	- Đọc trước bài 3 “Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất”.
	- Giấy khổ to, bút dạ, kéo, băng dính
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

File đính kèm:

  • docTiết 1,2 (Bài 1).doc
Giáo án liên quan