Giáo án dự thi GVG vòng thực hành môn Hóa 12 - Tiết 55, Bài 37: Luyện tập tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt (Tiết 1) - Biện Thị Tuyến

Hoạt động 2. Vận dụng kiến thức lý thuyết để hoàn thành phương trình phản ứng (5 phút)

Vẫn với hình thức thi giữa các đội, GV yêu cầu học sinh vận dụng lý thuyết chúng ta vừa ôn tập để hoàn thành một sơ đồ phản ứng.

 + Luật chơi vòng 2:

- Vòng vận dụng có một sơ đồ với 5 phương trình hóa học

- 3 nhóm cùng làm 5 phương trình

- Thời gian tối đa cho mỗi nhóm là 3 phút

- Các nhóm làm ra phiếu học tập, sau 3 phút các nhóm cùng dán kết quả lên bảng

- Với mỗi phương trình đúng được 10 điểm

- Giáo viên công bố đáp án

GV tổng kết số điểm mỗi nhóm sau 2 vòng thi

 

doc7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dự thi GVG vòng thực hành môn Hóa 12 - Tiết 55, Bài 37: Luyện tập tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt (Tiết 1) - Biện Thị Tuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 37 (Tiết 55, 56) 	 
LUYỆN TẬP TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA SẮT
VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT (tiết 1)
	GV: BIỆN THỊ TUYẾN, TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1
	Ngày dạy: 29/2/2016
	Lớp dạy: 12A15 – trường THPT Yên Phong số 1 - BN
I. Mục tiêu
	1. Về kiến thức
	a. Học sinh biết: Tính chất hóa học cơ bản của sắt và các hợp chất của sắt
	b. Học sinh hiểu
- Nguyên nhân hợp chất sắt (II) vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa, còn hợp chất sắt (III) chỉ có tính oxi hóa
* Trọng tâm: ôn tập tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt, làm bật lên mối quan hệ giữa các mức oxi hóa với tính oxi hóa khử của các hợp chất.
	2. Về kĩ năng
- Rèn khả năng phản xạ nhanh
- Rèn kỹ năng làm việc nhóm
- Rèn kỹ năng viết phương trình phản ứng
	- Kỹ năng giải bài tập cơ bản về sắt và hợp chất
	3. Về giáo dục tình cảm, thái độ
	Giới thiệu để học sinh biết một số hiện tượng trong thực tế
II. Phương pháp dạy học
	1. Phương pháp chia nhóm
	2. Đồng thời kết hợp với các phương pháp khác 
+ Phương pháp quy nạp
	+ Phương pháp dạy học nêu vấn đề
	+ Sử dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (giáo án điện tử)
III. Chuẩn bị
	1. Giáo viên chuẩn bị giáo án, Power Point, bảng phụ, bút viết, 
	2. Chia nhóm, phân công nhóm trưởng.
	3. Nhắc học sinh kê bàn ghế theo nhóm trước khi bắt đầu tiết học
	4. Học sinh chuẩn bị bài ở nhà + máy tính cầm tay
Lưu ý: Vì đối tượng học sinh là theo khối D, nên hệ thống kiến thức ôn tập cho học sinh ở mức cơ bản. 
IV. Tiến trình bài dạy
	1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số lớp. (1 phút)
	2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1. Củng cố lý thuyết tính chất hóa học của sắt và các hợp chất của sắt (20 phút)
- Giáo viên tổ chức ôn tập cho học sinh ở dạng trắc nghiệm, dưới hình thức thi giữa các đội
- Các đội chọn ra một nhóm trưởng thay mặt nhóm trả lời.
- Phần lý thuyết sẽ được củng cố qua vòng 1: khởi động
Luật chơi vòng 1: 	
	- Có 3 gói câu hỏi trắc nghiệm giành cho 3 nhóm.
 - Mỗi gói câu hỏi gồm 4 câu trắc nghiệm, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm 
	- Thời gian tối đa cho mỗi câu là 30 giây.
	- Các nhóm bốc thăm thứ tự trả lời
	 Phiếu 01- Gói câu hỏi 1
	 Phiếu 02- Gói câu hỏi 2
	 Phiếu 03- Gói câu hỏi 3
	- Sau khi đọc đề mỗi nhóm tự thảo luận và nhóm trưởng đưa ra đáp án cuối cùng
GV chiếu giáo án điện tử
Học sinh thảo luận nhóm rồi đưa ra kết quả.
Sau phần 1 giáo viên tổng kết kiến thức:
- Fe có cấu hình electron: [Ar]3d64s2
Tính chất hóa học đặc trưng của Fe là tính khử trung bình
- Fe có khả năng nhường 2e hoặc 3e, 
GÓI CÂU HỎI THỨ NHẤT
Câu 1. Cho cấu hình electron của sắt: 1s22s22p63s23p63d64s2 hay [Ar]3 d64s2. Số electron lớp ngoài cùng của sắt là: 
	A. 2	B. 8	C. 6 	D. 5 
Câu 2. Khi tham gia phản ứng, một nguyên tử sắt đã: 	A. Nhường 1 electron	B. Nhường 2 electron	
	C. Nhường 3 eletron	D. Nhường 2 hoặc 3 electron
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng:
 	A. Sắt là kim loại có tính khử mạnh	 
 B. Sắt là kim loại có tính khử trung bình
 	C. Sắt là kim loại có tính khử yếu	D. Sắt là kim loại có tính oxi hóa trung bình 
Câu 4. Sản phẩm thu được khi cho sắt tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư là:
A. FeSO4 + H2	B. Fe2(SO4)3 + H2
	C. Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O 	D. FeSO4 + SO2 + H2O
Sau phần 2 giáo viên tổng kết kiến thức:
- Fe (II) có tính chất hóa học đặc trưng là tính khử
GÓI CÂU HỎI THỨ HAI
Câu 1. Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (II) là:
	A. Tính khử
 B. Tính oxi hóa
	C. Tính bazơ 	
 D. Cả tính khử và tính oxi hóa
Câu 2. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào hợp chất của sắt không thể hiện tính khử 
A. 3FeO + 10HNO3 3Fe(NO3)3 + NO+ 5H2O
B. FeO + H2 Fe + H2O	
C. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3 	
D. 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3
Câu 3. Trong phản ứng: FeO + CO Fe + CO2. Vai trò của FeO là:
	A. Có tính khử	B. Có tính oxi hóa
	C. Có tính bazơ 	D. Cả tính khử và tính oxi hóa
Câu 4. Tính chất hóa học của sắt (II) hiđroxit [Fe(OH)2] là:
	A. Tính khử	B. Tính oxi hóa
	C. Tính bazơ 	D. Cả tính khử và tính bazơ
Sau phần 3 giáo viên tổng kết kiến thức:
Tính chất hóa học đặc trưng của Fe (III) là tính oxi hóa
GÓI CÂU HỎI THỨ BA
Câu 1. Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (III) là:
	A. Tính khử	B. Tính oxi hóa
	C. Tính bazơ 	D. Cả tính khử và tính oxi hóa
Câu 2. Màu của dung dịch muối sắt (III) là:
	A. Màu tím	B. Màu xanh nhạt
	C. Màu vàng 	D. Không màu
Câu 3. Cho bột Cu vào dung dịch muối FeCl3, sau đó lắc nhẹ một thời gian, dung dịch thu được có màu: 
	A. Đỏ	B. Trắng	C. Xanh	D. Tím
Câu 4. Cho sơ đồ: Fe + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O. Tổng hệ số của các chất phản ứng là: 
	A. 5	B. 9	C. 4 	D. 8 
GV: Sau khi kết thúc phần trả lời của từng nhóm, GV tổng kết lại kiến thức, và sau khi cả 3 nhóm đã hoàn thành phần trả lời chúng ta xây dựng được sơ đồ mối quan hệ giữa các mức oxi hóa của sắt và các hợp chất, từ đó suy ra tính oxi hóa và tính khử của sắt và hợp chất.
GV: Tổng hợp số điểm mà mỗi đội đạt được
KẾT LUẬN VỀ TÍNH OXI HÓA KHỬ CỦA SẮT VÀ HỢP CHẤT
 [Ar]3d64s2	 [Ar]3d6	 [Ar]3d5
 Tính khử Tính khử Tính oxi hóa
 + tính oxi hóa
Hoạt động 2. Vận dụng kiến thức lý thuyết để hoàn thành phương trình phản ứng (5 phút)
Vẫn với hình thức thi giữa các đội, GV yêu cầu học sinh vận dụng lý thuyết chúng ta vừa ôn tập để hoàn thành một sơ đồ phản ứng.
 + Luật chơi vòng 2: 
- Vòng vận dụng có một sơ đồ với 5 phương trình hóa học
- 3 nhóm cùng làm 5 phương trình
- Thời gian tối đa cho mỗi nhóm là 3 phút
- Các nhóm làm ra phiếu học tập, sau 3 phút 	các nhóm cùng dán kết quả lên bảng 
- Với mỗi phương trình đúng được 10 điểm
- Giáo viên công bố đáp án
GV tổng kết số điểm mỗi nhóm sau 2 vòng thi
Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau: 
Hướng dẫn
(1)	Fe + 2HCl FeCl2 + H2 
(2)	Mg + FeCl2 MgCl2 + Fe
(3)	2FeCl2 + Cl2 2FeCl3
(4)	2FeCl3 + Fe 3FeCl2
(5)	2Fe + 3Cl2 2FeCl3 
Hoạt động 3. Bài tập (15 phút)
Vẫn với hình thức thi giữa các đội, GV yêu cầu học sinh vận dụng lý thuyết chúng ta vừa ôn tập để làm bài tập.
	+ Luật chơi vòng 3: 	
	- Vòng 3 có 2 bài tập
	 + Bài 1: làm tối đa 2 phút
 + Bài 2: làm tối đa 3 phút
	- Các nhóm làm ra phiếu học tập, sau thời gian quy định các nhóm dán phiếu trả lời 
 lên bảng, giáo viên công bố đáp án và chữa
 - Nhóm nào đúng và xong đầu tiên được 30 điểm, xong thứ hai được 20 điểm, xong 
 thứ ba được 10 điểm. 	
Nếu sai hoặc không ra đáp án cuối cùng sẽ không được điểm, cũng không trừ điểm.
GV: ra câu hỏi, các nhóm thảo luận và làm
Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn m gam bột sắt trong khí clo dư thu được 32,5 gam muối. Tính m?
Sau khi các nhóm dán kết quả lên bảng, giáo viên chữa bài cho các nhóm và kết luận
Tình huống sai có thể: học sinh cho sản phẩm tạo thành là FeCl2.
Bài làm
 Sắt tác dụng với clo tạo muối sắt (III) clorua
 (mol)
PTHH: 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
 0,2 ...........................0,2 mol
 => m Fe = 0,2*56 = 11,2 (gam)
GV: ra câu hỏi, các nhóm thảo luận và làm
Bài 2. Hòa tan hoàn toàn 15,2 gam hỗn hợp bột A gồm MgO, FeO cần V lít dung dịch HCl 2M vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B trong điều kiện không có không khí thu được 31,7 gam muối khan. Tính V?
Sau khi các nhóm dán kết quả lên bảng, giáo viên chữa bài cho các nhóm và kết luận
Tình huống sai có thể có:
Học sinh tìm ra đúng số mol của HCl, nhưng lại tính thể tích cho chất khí
Tùy theo đặc điểm tình hình lớp mà có thể hướng dẫn học sinh làm theo cách 2
Cách 1.
Gọi số mol MgO, FeO là x, y (mol)
 MgO + 2HCl MgCl2 + H2O
 x............2x..................x (mol)
 FeO + 2HCl FeCl2 + H2O
 y...........2y..................y (mol)
Ta có hệ sau:
 (mol) =>(l)
Cách 2. Sử dụng bảo toàn khối lượng
 MgO + 2HCl MgCl2 + H2O
 FeO + 2HCl FeCl2 + H2O
Nhận xét thấy ở cả hai phản ứng, nHCl = 2nH2O.
Gọi nH2O = x mol => nHCl = 2x mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
 m oxit + mHCl = m muối + m H2O
 15,2 + 36,5 * 2x = 31,7 + 18 * x
 x = 0,3 (mol) => nHCl = 2x = 0,6 mol
 (lít)
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò (4 phút)
GV nhắc lại hệ thống kiến thức của bài
Tổng kết điểm qua các phần chơi. Trao giải cho đội có kết quả cao.
GV dặn dò học sinh
Giao bài tập về nhà : 1 – 6 (SGK- trang 165)
Nội dung 
 - Ôn tập tính chất hóa học của sắt và hợp chất
 - Viết PTHH minh họa các tính chất hóa học
 của sắt và hợp chất
 - Giải một số bài tập liên quan về sắt và hợp 
 chất
Rút kinh nghiệm
...................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................
Nhận xét của ban giám khảo
...................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP DỰ PHÒNG
GÓI CÂU HỎI THỨ NHẤT
Câu 1. Cho cấu hình electron của sắt: 1s22s22p63s23p63d64s2 hay [Ar]3 d64s2. Số electron lớp ngoài cùng của sắt là: 	A. 2	B. 8	C. 6 	D. 5 
Câu 2. Khi tham gia phản ứng, một nguyên tử sắt đã:
	A. Nhường 1 electron	B. Nhường 2 electron	
	C. Nhường 3 eletron	D. Nhường 2 hoặc 3 electron
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng:
 	A. Sắt là kim loại có tính khử mạnh	 B. Sắt là kim loại có tính khử trung bình
 	C. Sắt là kim loại có tính khử yếu	D. Sắt là kim loại có tính oxi hóa trung bình 
Câu 4. Sản phẩm thu được khi cho sắt tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư là:
A. FeSO4 + H2	B. Fe2(SO4)3 + H2
	C. Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O 	D. FeSO4 + SO2 + H2O
GÓI CÂU HỎI THỨ HAI
Câu 1. Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (II) là:
	A. Tính khử	B. Tính oxi hóa	C. Tính bazơ 	 D. Cả tính khử và tính oxi hóa
Câu 2. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào hợp chất của sắt không thể hiện tính khử 
	A. 3FeO + 10HNO3 3Fe(NO3)3 +NO+ 5H2O	B. FeO + H2 Fe + H2O	
C. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3 	D. 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3
Câu 3. Trong phản ứng: FeO + CO Fe + CO2. Vai trò của FeO là:
	A. Có tính khử	B. Có tính oxi hóa
	C. Có tính bazơ 	D. Cả tính khử và tính oxi hóa
Câu 4. Tính chất hóa học của sắt (II) hiđroxit [Fe(OH)2] là:
	A. Tính khử	B. Tính oxi hóa
	C. Tính bazơ 	D. Cả tính khử và tính bazơ
GÓI CÂU HỎI THỨ BA
Câu 1. Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (III) là:
	A. Tính khử	B. Tính oxi hóa
	C. Tính bazơ 	D. Cả tính khử và tính oxi hóa
Câu 2. Màu của dung dịch muối sắt (III) là:
	A. Màu tím	B. Màu xanh nhạt
	C. Màu vàng 	D. Không màu
Câu 3. Cho bột Cu vào dung dịch muối FeCl3, sau đó lắc nhẹ một thời gian, dung dịch thu được có màu: 
	A. Đỏ	B. Trắng	C. Xanh	D. Tím
Câu 4. Cho sơ đồ: Fe + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O. Tổng hệ số của các chất phản ứng là: 
	A. 5	B. 9	C. 4 	D. 8 
VÒNG 2: Hoàn thành các phương trình hóa học của các phản ứng theo sơ đồ sau: 
VÒNG 3:Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn m gam bột sắt trong khí clo dư thu được 32,5 gam muối. Tính m?
VÒNG 3:Bài 2. Hòa tan hoàn toàn 15,2 gam hỗn hợp bột A gồm MgO, FeO cần V lít dung dịch HCl 2M vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B trong điều kiện không có không khí thu được 31,7 gam muối khan. Tính V?

File đính kèm:

  • doc2. Bài soạn Luyện tập Fe + hợp chất của sắt (tiết 1).doc
  • doc1. Bìa giáo án.doc
  • ppt3. GA 12 luyện tập tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt (tiết 1).ppt