Giáo án dự thi giáo viên giỏi cấp Thành phố môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 56: Bếp lửa - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Kim Dung

HĐ 1: Giao nhiệm vụ tìm hiểu chung về văn bản

- Máy chiếu chân dung nhà thơ Bằng Việt

? Hãy nêu những hiểu biết về tác giả Bằng Việt ?

GV bổ sung: Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, thường khai thác nhiều kỉ niệm và ước mơ của của tuổi trẻ nên gần gũi với bạn đọc trẻ, nhất là trong nhà trường. Một số thông tin chính về tác giả Bằng Việt chúng ta cần ghi nhớ để làm bài văn nghị luận về tác giả tác phẩm ở kì II

? Bếp lửa được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?

Lưu ý hoàn cảnh sáng tác có ý nghĩa và tác động lớn đến dòng cảm xúc trong bài thơ

 

docx12 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 3329 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dự thi giáo viên giỏi cấp Thành phố môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 56: Bếp lửa - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Kim Dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP THÀNH PHỐ
NĂM HỌC 2018-2019
Họ tên giáo viên: Nguyễn Thị Kim Dung
Ngày sinh: 02/6/1992
Trường: THCS Nam Sơn
Ngày dạy: 7.11.2018
Tiết 56: BẾP LỬA
A. Mục tiêu bài học
- Kiến thức: 
 - Có được những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
 - Hiểu được bài thơ gợi nhớ những kỉ niệm về tình bà cháu, thể hiện tình cảm chân thành của người cháu đối với bà. Đó là những cảm xúc chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh.
 - Thấy được sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dụng hình ảnh khơi gợi liên tưởng, kết hợp giữa miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm một cách nhuần nhuyễn.
- Kĩ năng: 
 - Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.
 - Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước.
 - Tư tưởng: Giáo dục tình cảm gia đình, tình quê hương, tình đất nước.
B. Đồ dùng- Phương tiện
 - Sách chuẩn kiến thức, bài soạn.
 - Sưu tầm và nghiên cứu các văn bản, tranh ảnh.
 - Máy chiếu, thước kẻ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp
2. Kiểm tra: Đọc thuộc lòng hai khổ thơ đầu bài “ Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận và nêu nội dung chính của hai khổ thơ đó
3. Bài mới: 
? Lớp 7 chúng ta đã được học một tác phẩm nói về tình bà cháu ? Nhắc lại tên VB ?
Trong cuộc đời của mỗi người, kỷ niệm tuổi thơ bao giờ cũng đẹp đẽ thân thương và chứa chan tình nghĩa. Bởi vì những khái niệm đó thường gắn bó với những người ruột thịt gần gũi : mẹ, cha, ông, bà, anh, chị, em 
 Với Xuân Quỳnh, kỷ niệm tuổi thơ ấy là hình ảnh người bà giản dị hiện về qua âm thanh tiếng gà trưa. Còn với Bằng Việt, kỷ niệm tuổi thơ là hình ảnh người bà thân yêu qua hình ảnh “bếp lửa”. Tình bà cháu trong bài thơ như một dòng sông, dòng sông êm đềm và trong vắt, một dòng sông chở đầy kỉ niệm. Hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu bài thơ 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ 1: Giao nhiệm vụ tìm hiểu chung về văn bản
- Máy chiếu chân dung nhà thơ Bằng Việt 
? Hãy nêu những hiểu biết về tác giả Bằng Việt ? 
GV bổ sung: Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, thường khai thác nhiều kỉ niệm và ước mơ của của tuổi trẻ nên gần gũi với bạn đọc trẻ, nhất là trong nhà trường. Một số thông tin chính về tác giả Bằng Việt chúng ta cần ghi nhớ để làm bài văn nghị luận về tác giả tác phẩm ở kì II
? Bếp lửa được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
Lưu ý hoàn cảnh sáng tác có ý nghĩa và tác động lớn đến dòng cảm xúc trong bài thơ
? Với tình cảm của người cháu về bà như thế, ta đọc với giọng như thế nào cho phù hợp?
- Cách đọc: diễn cảm, giọng thiết tha trân trọng, chú ý cách ngắt nhịp, những câu cảm thán, câu dựng dấu chấm lửng.
GV: Đọc mẫu từ đầu đến “trên những cánh đồng xa”.
- Gọi 2 HS đọc tiếp theo đến hết. Nhận xét và uốn nắn cách đọc cho HS.
- GV yêu cầu hs giải nghĩa từ khó trong bài: Chiến khu?
? Quan sát vào bài thơ cho cô biết bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
? Hãy xác định bố cục bài thơ?
- GV chiếu bố cục
HĐ 2: Giao nhiệm vụ tìm hiểu văn bản
- Máy chiếu khổ thơ đầu
- Một...chờn vờn ... sớm
 Một... ấp iu ... đượm
Cháu .... nắng mưa
? Hình ảnh nào được nhắc tới trong khổ thơ ? Nhắc mấy lần?
? Vậy là tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
? Ngoài hình ảnh bếp lửa thì chúng ta còn thấy hình ảnh của bà, vậy hình ảnh bếp lửa và bà được tác giả nói đến thông qua những từ ngữ nào?
? Từ “ chờn vờn”, “ấp iu” thuộc từ loại gì?
-Từ “chờn vờn” vừa giúp ta hình dung làn sương sớm bay nhè nhẹ tỏa quanh bếp lửa chờn vờn, lập lòe trong làn sương sớm, vừa gợi được cái mờ nhoà của hình ảnh kí ức theo thời gian.
- “ấp iu” gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chăm chút của người nhóm lửa, giữ lửa
- Nồng đượm-> gợi cảm giác thân quen,ấm áp)
? Theo em tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nữa?
GV: Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ đã gợi lên cuộc đời nhiều vất vả lo toan đồng thời thể hiện niềm thương yêu của tác giả với bà.
? Từ đó cho biết nghệ thuật điệp ngữ, cách dùng từ láy và biện pháp tu từ ẩn dụ trong 3 câu thơ đầu đã có tác dụng gì?
GV: Bếp lửa là hình ảnh quen thuộc, gần gũi với nếp sinh hoạt từ bao đời nay ở làng quê Việt Nam. Sự hồi tưởng được bắt đầu bằng một hình ảnh thân thương, ấm áp => đây vừa là hình ảnh thực, vừa là hình ảnh mang ý nghĩa hiểu tượng Bếp lửa ấy khơi nguồn nhớ thương của đứa cháu đối với bà. Vì những lo toan âm thầm, lặng lẽ của người bà vùng quê nghèo gắn liền với bếp lửa . Khi đi học ở nơi xa xứ hình ảnh bếp lửa như đem lại một sự ấm áp, thân thương cho tác giả về người bà tần tảo sớm hôm, rộng hơn nữa là nỗi nhớ quê hương, đất nước của tác giả.
- GV chuyển: Ba tiếng “một bếp lửa” trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, với một hình ảnh quen thuộc trong mọi gia đình. Hình ảnh bếp lửa thập ấm áp giữa cái lạnh của “chờn vờn sương sớm”,thật thân thương với bao nhiêu tình cảm “ấp iu nồng đượm”. Hình ảnh bếp lửa rất tự nhiên, đánh thức dòng cảm xúc hồi tưởng của cháu về bà. Chúng ta cùng đi tìm hiểu dòng hồi tưởng ấy qua khổ thơ 2,3,4
Khổ 2
- Yêu cầu HS đọc các khổ thơ 2, 3,4,5
? Nhớ đến quá khứ tác giả nhớ đến những thời điểm nào trong quá khứ.
Thảo luận nhóm 
GV chia lớp làm 4 nhóm
Nhóm 1: Tìm hiểu khổ thơ thứ 2
Nhóm 2: Tìm hiểu khổ thơ thứ 3
Nhóm 3: Tìm hiểu khổ thơ thứ 4
Nhóm 4: Tìm hiểu khổ thơ thứ 5
Các nhóm chỉ ra nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ, nêu tác dụng của biện pháp NT đó?
GV gọi nhóm 1 trình bày
? Tác giả nhớ đến cuộc sống tuổi thơ đói mòn đói mỏi, khô rạc ngựa gầy. Vậy em hiểu như thế nào là đói mòn đói mỏi và khô rạc ngựa gầy?
? Khi nhớ lại cuộc sống tuổi thơ cảm xúc của tác giả như thế nào?
? Vậy là tác giả đã sử dụng thành ngữ “ Đói mòn đói mỏi” và từ ngữ gợi hình “khô rạc ngựa gầy” nhằm nói lên điều gì?
? Những hình ảnh thơ này gợi cho em nhớ đến sự kiện lịch sử nào của đất nước ? 
GV nhận xét HĐ tổ 1
GV tich hợp: Năm nhà thơ lên 4 tuổi khoảng cuối năm 1944 đầu 1945, có cái gian khổ chung của thời kháng chiến chống Pháp, chứng kiến bóng đen ghê rợn của nạn đói Ất Dậu, đã có tới hơn 2 triệu nguời chết đói,xác người chết ngập phố phường. Tình trạng chết cả nhà, cả dòng họ, cả xóm, thậm chí cả làng không còn một người diễn ra ở không ít địa phương miền Bắc lúc bấy giờ. Cái đói ám ảnh văn chương một thời, đói đến nỗi phải ăn cả đất sét trong văn Ngô Tất Tố, ăn cám trong văn Kim Lân, những trăn trở về miếng ăn luôn dằn vặt trang viết của Nam Cao... Đến nỗi nhà thơ Chế Lan Viên đã tổng kết bằng câu thơ đau đớn, xót xa đến nghẹn ngào: “Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ”
Khi viết bài thơ này là năm 1963, đã 19 năm trôi qua mà đứa cháu vẫn cảm thấy sống mũi còn cay vì khói, vì khó nhọc hay vì 1 thời thơ ấu sống với những gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn.
GV bình: Nhớ lại dòng kỉ niệm, xoáy sâu trong tiềm thức lay mạnh cả thể xác con người,đọc đến đây người đọc cũng cảm thấy cay cay sống mũi bởi đây là cảm xúc chung của bất cứ người dân nào khi nhớ lại nạn đói năm Ất Dậu
Khổ 3
GV chuyển ý: Hình ảnh bếp lửa, hình ảnh bà của những sương khói mịt mờ lại tiếp tục thổi bùng lên kỉ niệm của tuổi thiếu niên trên quê hương , đó là những kỉ niệm gì
- Yêu cầu nhóm 2 trình bày
GV: Trong “ Tám năm ròng.” cùng với chiều dài của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc cùng với bà, bếp lửa thì những kỉ niệm của tác giả còn gắn liền với những âm thanh gì?
GV: Tiếng chim tu hú lúc mơ hồ văng vẳng từ những “cánh đồng xa” lúc gần gũi nghe như “ sao mà tha thiết thế” tiếng tu hú như than thở sẻ chia. Có lúc gióng giả, dồn dập: “ kêu hoài” Tác giả nhiều lần nhắc đến tiếng chim tu hú vậy là đã sử dụng BPNT điệp ngữ.
? Tiếng chim tu hú đã gợi nhớ những kỉ niệm về bà như thế nào?
GV nhận xét HĐ tổ 2
GV: Bà không chỉ là người bà mà còn là người cha, người mẹ hiện diện trong sự lớn lên của cháu.
Vẫn cứ liên quan đến bếp lửa và bà, nhưng giờ đây còn vấn vít tiếng chim tu hú.Nhà thơ chìm đắm trong suy tưởng để trò chuyện với tu hú, trách sao tu hú sao không đến ở cùng bà, đỡ đần bà.
Khổ 4
GV yêu cầu nhóm 3 trình bày
Tuổi thơ của cháu sống bên bà, một già, một trẻ sống gần nhau nên rất hiểu nhau. Những năm tháng bên bà cháu còn nhận ra nhiều phẩm chất đáng quý ở bà 
? Lời dặn của bà cho ta biết thêm phẩm chất gì ở người phụ nữ tưởng chừng yếu đuối này ?
? Lời dặn của bà đã vi phạm phương châm hội thoại nào mà chúng ta đã học ở phần tiếng việt?
GV nhận xét tổ 3
GV: Cách nói của bà thể hiện bà luôn vững vàng vượt qua những khốc liệt của chiến tranh, làm tròn hậu phương để người ra trận yên lòng. 
Khổ 5
GV yêu cầu nhóm 4 trình bày
Rồi sớm bếp lửa 
Một ngọn lửa
Một ngọn lửa
? Từ hình ảnh bếp lửa giờ đã chuyển đổi sang một biểu tượng khác trong khổ thơ thứ 5. Đó là gì? 
GV: Từ hình ảnh bếp lửa thực được nhen lên bằng rơm, củi, ở đó còn có ngọn lửa thiêng trong lòng bà: Ngọn lửa của tình yêu thương, niềm tin, sức sống thầm lặng mà mãnh liệt. Trong kí ức của người cháu, bà không chỉ có tình yêu thương bao la vô bờ bến mà còn có những phẩm chất tốt đẹp. Đó là hình ảnh những người mẹ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp hiện lên thật là đẹp đẽ, lớn lao: nuôi nấng, dạy bảo cháu với cả tình yêu thương trìu mến. Bao vất vả lo toan bà chịu đựng hết, không muốn cho những đứa con xa biết đến những khó khăn, thiếu thốn của bà cháu ở nhà mà ảnh hưởng đến công tác kháng chiến.
Khổ 6
- GV yêu cầu HS đọc khổ 6
? Từ lòng biết ơn vô hạn, nhà thơ đã suy ngẫm gì về cuộc đời bà, những gì còn được nhóm lên từ bếp lửa của bà ? 
(nhóm bếp lửa, nhóm niềm yêu thương, nhóm chung vui, nhóm tâm tình)
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng gì?
Gv bình
- Nhóm bếp lửa..: Là nhóm ngọn lửa, ảnh sáng & hơi ấm có thật.
- Nhóm niềm yêu: truyền cho cháu niềm yêu thương ruột thịt.
- Nhóm..chung vui:Bà mở rộng tấm lòng gắn bó với làng xóm, quê hương.
- Nhóm tâm tình: Nhóm lên lòng tin, ước mơ hoài bão của cháu về tương lai)
GV bình: Từ bếp lửa bình dị quen thuộc người cháu đã nhận ra bao điều “ kì diệu và thiêng liêng”. Ngọn lửa từ bàn tay bao bọc yêu thương của bà đã nuôi lớn tuổi thơ cháu không chỉ về thể chất mà về cả tâm hồn. Điệp từ nhóm với 4 chi tiết, hình ảnh giúp ta hiểu thêm bếp lửa không chỉ là ngọn lửa bình thường mà được nhóm lên từ trong lòng bà là ngọn lửa của sự sống, của tình yêu thương. Nhờ ngọn lửa ấy cứ bồi đắp cao dần, rồi tỏa sáng mà người cháu tự thấy mình có được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống: được đi học nước ngoài, tiếp nhận những điều tốt đẹp..
HĐ 3: Giao nhiệm vụ luyện tập 
- GVgọi HS đọc diễn cảm bài thơ.
- Giới thiệu về tác giả dựa vào SGK
- Năm 1963, khi ấy Bằng Việt là sinh viên đang du học tại Liên Xô và mới bắt đầu đến với thơ. 
- HS trả lời
- HS chú ý
- HS nghe
- HS đọc
- HS giải thích nghĩa: Vùng căn cứ của lực lượng cách mạng hay lực lượng kháng chiến
- Thể thơ: 8 chữ kết hợp bảy chữ , chín chữ một cách linh hoạt.
- HS trả lời
* Bố cục: 4 phần 
+ Ba dòng đầu (khổ thứ nhất): Hình ảnh bếp lửa khơi niềm cảm xúc.
+ Bốn khổ thơ tiếp theo: Hồi tưởng những kỷ niệm sống bên bà và hình ảnh bà gắn với bếp lửa.
+ Khổ thứ sáu: Những suy ngẫm về cuộc đời bà.
+ Khổ thơ cuối: Nỗi nhớ bà không nguôi mặc dù cháu đã đi xa.
- Bếp lửa, 2 lần
- Điệp ngữ: Một bếp
lửa
- “ Chờn vờn”, “ ấp iu”
- Từ láy tượng hình
- H/a ẩn dụ: : nắng mưa
-> thời gian kéo dài cùng nỗi vất vả của bà
- Khơi nguồn cho dòng hồi tưởng về bà
- HS nghe
- HS đọc các khổ thơ 2, 3,4
- Lên 4 tuổi( thời thơ ấu), thời niên thiếu (8 năm ròng ở cùng bà)
Nhóm 1:
- NT: Từ ngữ gợi hình đói mòn đói mỏi , khô rạc ngựa gầy 
- Tác dụng: nhấn mạnh cuộc sống thiếu thốn cơ cực
- Đói kéo dài, triền miên, kiệt sức....
- Gầy đến nỗi chỉ còn da bọc xương
- Sống mũi còn cay, xúc động , ngậm ngùi.
- Cuộc sống nghèo đói, khổ cực 
- Nạn đói năm 1945
- HS nghe
HS nghe
- HS nghe
_ HS nghe
- NT: Điệp từ: Chim tu hú, liệt kê
- TD: Nhấn mạnh kỉ niệm cuộc sống thời niên thiếu bên bà và bếp lửa
- Tiếng chim tu hú
- HS trả lời
- HS đọc
Bà: + Kể chuyện.
 + bảo cháu nghe
 + dạy cháu làm.
 + Chăm cháu học
- Thành ngữ: Cháy tàn cháy rụi, từ ngữ gợi hình ảnh
- TD: Thể hiện sự khốc liệt của chiến tranh, nổi bật hình ảnh bà vượt qua tất cả gian khổ
- Tần tảo,giàu đức hi sinh, chịu thương, chịu khó.
- Vi phạm phương châm về chất.
- HS nghe
NT: Điệp ngữ một ngọn lửa, chuyển đổi hình tượng
TD: Nhấn mạnh tình yêu thương của bà với cháu, niềm tin cháu sẽ thành công trong cuộc đời
- Điệp ngữ :Một ngọn lửa
- chuyển đổi hình tượng. Từ hình ảnh bếp lửa thực được nhen lên bằng rơm, củi, ở đó còn có ngọn lửa thiêng trong lòng bà
HS đọc
- Nhóm bếp .. nồng đượm
- Nhóm niềm ngọt bùi
- Nhóm chung vui
- Nhóm tuổi nhỏ
- Điệp ngữ nhóm, ẩn dụ
HS nghe
HS nghe
HS đọc diễn cảm
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả:
- Bằng Việt, sinh 1941
- Quê ở Hà Tây
- Là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
b. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác 1963, khi tác giả đang học ngành luật ở nước ngoài.
2. Đọc hiểu chú thích, bố cục
a. Đọc, hiểu chú thích
- Thể thơ: 8 chữ
b. Bố cục: 4 phần 
II. Tìm hiểu văn bản
1. Khơi nguồn kỉ niệm 
- Sử dụng điệp ngữ, từ láy tượng hình, ẩn dụ
à H/ả bếp lửa ấm ấp thân thuộc gần gũi bình yên.
2.Hình ảnh bếp lửa và những kỉ niệm về bà.
* Tuổi ấu thơ (4 tuổi)
-Thành ngữ, từ ngữ gợi hình, hình ảnh tả thực, kể,tả, bộc lộ cảm xúc
- Tuổi thơ thiếu thốn, đói khổ, nhọc nhằn nhưng đậm hình bóng bếp lửa của bà.
*Thời niên thiếu(8 tuổi)
- Điệp ngữ gợi kỉ niệm, liệt kê
- Bà là thế giới tình thương luôn hiện bên cạnh sự lớn lên của cháu, tình bà ấm áp bên “bếp lửa” 
* Kỉ niệm về bà trong kháng chiến
- Thành ngữ, giọng thơ tâm tình
- Bà là hiện thân của người phụ nữ VN với những phẩm chất đáng quý: tần tảo,giàu đức hi sinh, chịu thương, chịu khó 
* Người cháu trưởng thành
-NT: Điệp ngữ, chuyển đổi hình tượng
-Bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người giữ lửa, truyền lửa: Ngọn lửa của tình yêu thương, niềm tin.
3.Suy ngẫm về bà và bếp lửa. 
- Điệp từ, ẩn dụ:
- Bà nhóm dậy cả một cuộc đời ấm no, hạnh phúc & những niềm tin, những kỉ niệm ngọt ngào tuổi thơ.
* Luyện tập:
- Đọc diễn cảm bài thơ.
* Củng cố : - Cho HS làm một số câu hỏi trắc nghiệm
 - Liên hệ bản thân về tình bà cháu
4. Giao nhiệm vụ về nhà 
- Học thuộc bài thơ, nắm vững nội dung, nghệ thuật của bài.
- Soạn tiếp phần 4: “ Nỗi nhớ bà khôn nguôi của tác giả khi xa quê hương”
- Chuẩn bị: “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ 

File đính kèm:

  • docxBai 11 Bep lua_12701834.docx
Giáo án liên quan