Giáo án dự giờ môn Địa lý 9 - Tiết 25, Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ

- Tích hợp kiến thức toán học: Dãy núi Trường Sơn Bắc vuông góc với hai hướng gió chính của hai mùa. Mùa đông đón gió mùa đông bắc gây mưa lớn. Mùa hạ lại chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn với gió Tây Nam khô nóng, thu đông hay có bão.

- Tích hợp kiến thức Vật Lí: (sự ngưng tụ) gió Tây bản chất là gió mát, độ ẩm lớn khi đến dãy Trường Sơn bị chặn lại ở phía Tây. Không khí bốc lên cao gặp điều kiện nhiệt độ hạ bị ngưng tụ tạo thành mây trút hết mưa bên sườn Tây, vượt dãy Trường Sơn sang phía đông bị biến tính tăng nhiệt độ (xuống 100m nhiệt độ tăng thêm 10C), giảm độ ẩm. Do vậy ở sườn Đông khô, nóng, ít mưa. Hiện tượng này gọi là hiệu ứng phơn Tây Nam hay gió mùa Tây nam biến tính

 ( Dân địa phương gọi là gió Lào )

GV: Trong mỗi mùa ở mỗi sườn của dãy Trường Sơn sẽ có một kiểu khí hậu riêng khác biệt với sườn đối diện

- Tích hợp kiến thức văn học: Do có sự khác biệt đó đã tạo cảm hứng sáng tác cho rất nhiều nhà thơ trong đó có nhà thơ Phạm Tiến Duật đã viết nên bài thơ: “Trường Sơn Đông - Trương Sơn Tây”. Bài thơ là bức tranh mô tả tuyệt vời sự khác biệt về thiên nhiên giữa 2 sườn của dãy Trường sơn

 

doc8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dự giờ môn Địa lý 9 - Tiết 25, Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.
Ngày giảng: 
 TIẾT 25 - Bài 23: VÙNG BẮC TRUNG BỘ 
I.Mục tiêu bài học 
 Sau bài học học sinh cần nắm được những nội dung sau:
 1. Kiến thức: 
 - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của vùng Bắc Trung Bộ.
 - Hiểu và trình bày đặc điểm của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm dân cư - xã hội vùng Bắc Trung Bộ. Những thuận lợi và khó khăn, giải pháp khắc phục.
 - Vận dụng kiến thức các môn học: lịch sử, toán, vật lí, âm nhạc, văn học, giáo dục công dân...để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học.
 2. Kỹ năng:
 - Rèn kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ, biểu đồ, phân tích bảng số liệu.
 - Sưu tầm tài liệu có liên quan đến bài học.
 - Sử dụng bản đồ, lược đồ, Át lát để phân tích và trình bày về đặc điểm tự nhiên của vùng.
3. Thái độ:
 - Có ý thức bảo vệ môi trường, các di sản văn hóa của nước ta và thế giới.
  - Có ý thức phòng chống thiên tai, có tinh thần đoàn kết và ý trí vượt khó vươn lên.
II. Các phương tiện dạy học 
a. Giáo viên:
- Máy chiếu, máy tính, bài giảng Powerpoint
- Tài liệu tham khảo : Sách giáo khoa địa 9, sách giáo viên địa 9, SGK Vật lí 6, GDCD 7 – 9, Lịch sử 7, tài liệu hình ảnh tải từ mạng Internet.
- Kiến thức về môn toán,vật lí, văn học, lịch sử, giáo dục công dân, âm nhạc
b. Học sinh: Nghiên cứu trước bài ở nhà 
- Sách giáo khoa địa lí 9,Vật lí 6, GDCD 7 – 9, Lịch sử 7
- Át lát địa lí Việt Nam 
- Kiến thức thuộc các môn học toán, vật lí, văn học, lịch sử, giáo dục công dân, âm nhạc, mĩ thuật
III. Tiến trình bài học 
1. Ổn định tổ chức: 1 phút ( Kiểm tra sĩ số ): 9B: 35
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới:
 	Khởi động: GV cho HS quan sát lược đồ các vùng kinh tế ở Việt Nam và hỏi: Chúng ta đã được học mấy vùng kinh tế? Đó là những vùng kinh tế nào? HS trả lời. GV chốt kiến thức. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu một vùng kinh tế nằm ở dải đất miền trung đó là vùng Bắc Trung Bộ.
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: (Cá nhân/nhóm - 8 phút)
- Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ hành chính của vùng Bắc Trung Bộ và dựa át lát địa lí Việt Nam.
+ Kể tên các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ (Gồm 6 tỉnh)
Giáo viên thuyết trình và lưu ý cho học sinh cách nhớ tên các tỉnh thành: Thanh - Nghệ - Tĩnh - Bình - Trị - Thiên
- Quan sát bảng số liệu thống kê (trình chiếu) cho biết về diện tích và dân số của vùng ? 
GV: Tích hợp môn toán: Vận dụng kiến thức toán học so sánh vùng Bắc Trung Bộ với các vùng kinh tế đã học (Lớn hơn vùng đồng bằng sông Hồng, nhưng nhỏ hơn vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ.)
Quan sát lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ:
+ Cho biết giới hạn vùng Bắc Trung Bộ?( Kéo dài từ đâu đến đâu?)
( Là dải đất hẹp ngang. Kéo dài theo chiều Bắc-Nam. Nơi hẹp nhất là Quảng Bình gần 50 km)
+ Xác định trên bản đồ vị trí tiếp giáp của vùng?
HS xác định trên bản đồ 
GV: Ngoài phần đất liền vùng còn có vùng biển rộng, giàu tiểm năng 
-Vị trí địa lí của vùng có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế xã hội?
+ Cửa ngõ hành lang Đông - Tây của các nước tiểu vùng sông MêKông ra biển Đông( Lào, thái Lan, Mian ma) và ngược lại
GV: Mở rộng về hành lang kinh tế Đông tây
*Chuyển ý: Vị trí địa lí của vùng có ý nghĩa rất quan trọng. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có đặc điểm gì nổi bật? Có thuận lợi và khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế xã hội?
Hoạt động 2: Cá nhân – Nhóm(22 phút)
-GV cho HS quan sát lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ:
+ Dựa vào ước hiệu là màu sắc cho biết đi từ Tây sang đông vùng có các dạng địa hình nào?
( Địa hình có sự phân hóa từ Tây sang Đông hay từ nội địa ra biển )
- Tích hợp kiến thức môn Mĩ Thuật: 
 Giáo viên trình chiếu bằng màu sắc những khu vực địa hình như: núi, đồng bằng để Hs nhận biết các dạng địa hình của vùng
+ Xác định trên bản đồ một số dãy núi lớn của vùng?
HS xác định trên bản đồ. 
GV chuẩn kiến thức. 
+ Địa hình của vùng có thuận lợi gì đối với sự phát triển kinh tế, xã hội?
(Phía Tây: Trồng rừng, chăn nuôi gia súc
Phía Đông: Trồng cây lương thực )
GV: Đồng bằng nhỏ hẹp do các dãy núi đâm ngang ra biển chia cắt đồng bằng thành từng ô. Lớn nhất là đồng bằng Thanh Hóa: 2900Km2 
GV: Cho HS quan sát biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của Đồng Hới (Quảng Bình)
- Nhận xét về chế độ nhiệt và mưa? 
- Từ đó kết luận vê khí hậu của Bắc Trung Bộ?(Có mấy mùa? Đặc điểm các mùa?)
- Tại sao khí hậu của Bắc Trung Bộ nóng, khô vào mùa hạ, mưa nhiều vào mùa thu đông ?( Do ảnh hưởng của dải Trường Sơn Bắc)
- Dải Trường Sơn Bắc có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của Bắc trung Bộ? 
GV: Trình chiếu lược đồ vùng BTB có các hướng gió mùa di chuyển và giải thích bằng hình ảnh minh họa 
- Tích hợp kiến thức toán học: Dãy núi Trường Sơn Bắc vuông góc với hai hướng gió chính của hai mùa.  Mùa đông đón gió mùa đông bắc gây mưa lớn. Mùa hạ lại chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn với gió Tây Nam khô nóng, thu đông hay có bão.
- Tích hợp kiến thức Vật Lí: (sự ngưng tụ) gió Tây bản chất là gió mát, độ ẩm lớn khi đến dãy Trường Sơn bị chặn lại ở phía Tây. Không khí bốc lên cao gặp điều kiện nhiệt độ hạ bị ngưng tụ tạo thành mây trút hết mưa bên sườn Tây, vượt dãy Trường Sơn sang phía đông bị biến tính tăng nhiệt độ (xuống 100m nhiệt độ tăng thêm 10C), giảm độ ẩm. Do vậy ở sườn Đông khô, nóng, ít mưa. Hiện tượng này gọi là hiệu ứng phơn Tây Nam hay gió mùa Tây nam biến tính
 ( Dân địa phương gọi là gió Lào )
GV: Trong mỗi mùa ở mỗi sườn của dãy Trường Sơn sẽ có một kiểu khí hậu riêng khác biệt với sườn đối diện 
- Tích hợp kiến thức văn học: Do có sự khác biệt đó đã tạo cảm hứng sáng tác cho rất nhiều nhà thơ trong đó có nhà thơ Phạm Tiến Duật đã viết nên bài thơ: “Trường Sơn Đông - Trương Sơn Tây”. Bài thơ là bức tranh mô tả tuyệt vời sự khác biệt về thiên nhiên giữa 2 sườn của dãy Trường sơn 
-  Tích hợp kiến thức âm nhạc: 
Sự khác biệt về khí hậu ở 2 sườn dãy Trường Sơn Bắc còn tạo cảm hứng sáng tác âm nhạc của nhiều nhạc sĩ:
+ Bài thơ “Trường sơn Đông – trường sơn Tây” đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc và được nhiều thế hệ biết đến với bài hát cùng tên
+Bài hát: “Sợi nhớ, sợi thương” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu 
GV hát cho HS nghe một đoạn của bài hát 
- Đặc điểm khí hậu của vùng có gì khác so với các vùng đã học?
Mùa đông: Từ Hoành Sơn trở vào nhiệt độ tăng dần, mùa đông không lạnh như miền Bắc 
GV: Cho HS quan sát một số hình ảnh trình chiếu về thiên tai
HS thảo luận theo bàn 
- Cho biết những khó khăn của vùng do khí hậu gây ra? Biện Pháp? 
( Khó khăn: Nhiều thiên tai: Bão, lũ, hạn hán, cháy rừng, gió Lào, cát lấn...
Biện pháp: Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dựng hồ chứa nước,...)
- Hs quan sát hình ảnh công trình thủy lợi Hưng Lợi - Nghệ An
- Tích hợp môn giáo dục công dân: 
 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai như trồng nhiều cây xanh,tuyên truyền để mọi người cùng hiểu và có biện pháp thực hiện ....
 GV: Cho học sinh liên hệ thực tế bản thân em đã làm gì để chia sẻ với đồng bào cả nước nói chung và đồng bào miền trung nói riêng khi họ gặp khó khăn như: Bão, lũ( Ủng hộ các bạn vùng bão,lũ như: sách, vở, quần, áo)
*Chuyển ý: Với đặc điểm địa hình, khí hậu như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến sông ngòi của vùng?
- Quan sát lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ và dựa vào ước hiệu 
+ Nhận xét mạng lưới sông ngòi ở vùng Bắc Trung Bộ? Đặc điểm các sông? Hướng chảy?
+ Kể tên một số con sông lớn?
-   Tích hợp kiến thức lịch sử ( Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên những con sông lớn ở vùng Bắc Trung Bộ đã đi vào lịch sủ và gắn liền với những chiến công hiển hách của quân và dân ta: sông Mã, sông Bến Hải, sông Gianh, sông Thạch Hãn ...).   
Giáo viên  nhấn mạnh như vậy đến đây các em thấy rõ ràng: Đặc điểm khí hậu, địa hình còn chi phối đến cả đặc điểm của sông ngòi..
GV: Chuyển ý 
Quan sát lược đồ TN vùng BTB
- Kể tên các loại tài nguyên chủ yếu của vùng Bắc trung Bộ?
- Nhận xét sự phân bố khoáng sản giữa phía Bắc và Nam dãy Hoành Sơn
- Quan sát biểu đồ H23. 2 phóng to nhận xét tài nguyên rừng giữa phía Bắc và Nam dãy Hoành Sơn?
GV: Tích hợp môn toán học:So sánh được tỉ lệ rừng của vùng Bắc Hoành sơn và nam Hoành Sơn( Bắc hoành Sơn: 61%, nam Hoành Sơn: 39%)
- Các tài nguyên trên là cơ sở để phát triển những ngành kinh tế nào?(lâm nghiệp, khai thác khoáng sản )
GV: Cho HS quan sát 1 số hình ảnh trình chiếu về cảnh đẹp của Vùng bắc Trung Bộ 
- Vùng còn có tài nguyên nào khác? 
- Kể tên một số cảnh quan đẹp để phát triển du lịch của vùng? 
( Bãi biển: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm
Vườn quốc gia: Bến En, Pù Mát
Di tích lịch sử :Thành nhà Hồ, Thành cổ quảng Trị, , nhà lưu niện Bác Hồ, địa đạo Vĩnh Mốc, thành cổ Quảng Trị, Nghĩa trang Trường Sơn, ngã ba Đồng Lộc  ) Công trình kiến trúc: Cố đô Huế
 -Giáo viên thuyết trình: Bãi biển Thiên Cầm theo tục truyền xưa: Vua Hùng trên đường xuống phương Nam, đến đây nghe sóng vỗ vào hang vọng ra âm thanh vẳng lại như tiếng đàn bay lơ lửng trong không gian, nên nhà vua đặt tên là Thiên Cầm ( đàn Trời ). Bãi biển cách thị xã Hà Tĩnh 30km.) 
Vườn quốc gia: Bến En(Thanh Hóa), Vũ Quang 
GV: Nhiều điểm du lịch được công nhận là di sản thế giới
- Tích hợp di sản 
- Em hãy kể tên các di sản thế giới của vùng ?
HS kể tên . Gv chuẩn kiến thức 
GV: Cho HS Quan sát hình ảnh trình chiếu trên bảng 
+ Thành nhà hồ
+ Nhã nhạc cung đình Huế 
+Quần thể di tích cố đô Huế 
+ Động Phong Nha- Kẻ Bàng 
Từ đó khẳng định đây là 4 di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới 
GV: Cho HS liên hệ địa phương xã Chí Đám về các di sản 
- Tích hợp kiến thức môn Giáo dục công dân : Phát triển du lịch có vai trò bảo tồn các di sản của nước nhà, địa phươn , giáo dục lòng yêu quê hương đất nước
GV: Chuyển ý: Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng vùng có nhiều tiềm năng phát 
triển,  đặc biệt là sự quyết tâm, tinh thần lao động cần cù, dũng cảm của người dân nơi đâyvà để giúp các em nắm được vài nét nổi bật về dân cư - xã hội của vùng chúng ta cùng tìm hiểu nội dung phần tiếp theo
Hoạt động 3: Cá nhân (10phút)
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh trình chiếu về một số dân tộc 
+ Kể tên một só dân tộc chủ yếu của vùng ?
- GV cho HS quan sát tiếp bảng 23.1 phóng to.
+ Nhận xét sự phân bố dân cư và hoạt động kinh tế giữa phía đông và Tây của vùng?
+ Tại sao có sự khác biệt đó? (Do địa hình) 
+ So sánh với trung du và miền núi Bắc Bộ? 
(Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ người kinh và các dân tộc ít người sống đan xen còn vùng Bắc Trung Bộ sống khác biệt)
- GV cho HS quan sát bảng 23.2 phóng to
+Nhận xét sự chênh lệch các tiêu chí của vùng so với cả nước? (Tiêu chí nào cao hơn? Tiêu chí nào thấp hơn?)
+ Đặc điểm dân cư như trên có thuận lợi, khó khăn gì cho vùng trong quá trình phát triển kinh tế? (Lực lượng lao động dồi dào, người dân có truyền trống lao động cần cù, dũng cảm, giàu nghị lực, hiếu học, kinh nghiệm trong đấu tranh với thiên nhiên. Trình độ phát triển kinh tế xã hội còn thấp so với cả nước.)
GV: Mở rộng về tiềm năng con người của vùng.
-Tích hợp kiến thức lịch sử: (GV:Bắc Trung Bộ trong quá khứ cũng như hiện tại người dân phải hứng chịu nhiều đau thương, mất mát:                          
+Thời kì Phong kiến: chiến tranh Đàng Trong- Đàng Ngoài; Trịnh- Nguyễn phân tranh.
+  Trong kháng chiến chống Mĩ thì đây là chiến trường khốc liệt nhất với các địa danh: Vĩ tuyến 17, Khe Sanh,  Đường 9 Nam Lào, Thành Cổ Quảng Trị...
- Tích hợp kiến thức môn Giáo Dục Công Dân (Để giáo dục ý thức vượt khó vươn lên)
+ Trong điều kiện khó khăn khắc nghiệt của vùng nhưng con người nơi đây rất hiếu học, tỉ lệ người lớn biết chữ cao hơn trung bình cả nước (91,3%). Nhiều HS đỗ Đại học với điểm cao đặc biệt là trường chuyên Lam Sơn- Thanh Hóa 
- Tích hợp môn lịch sử: Đây là quê hương của nhiều nhân vật, danh nhân kiệt xuất. Gv: yêu cầu học sinh kể tên một vài tấm gương tiêu biểu (chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp,danh nhân Phan Bội Châu...)
- Giáo viên thuyết trình: mặc dù đời sống người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn song với sự nỗ lực, truyền thống cần cù, giàu nghị lực cùng với hàng loạt các dự án sẽ mở ra cho vùng có nhiều cơ hội để phát triển. Các dự án lớn đã được triển khai (Việc hoàn thành đường Hồ Chí Minh và  hầm đường bộ dài gần 7 km qua đèo Hải Vân;khu kinh tế mở Lao Bảo, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn – Thanh Hoá; nhiệt điện Vũng Áng...) giúp cho việc khai thác có hiệu quả nguồn lực tự nhiên của vùng, từng bước cải thiện đời sống nhân dân , xoá đói giảm nghèo...  
GV: Kết luận toàn bài 
1.Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ: 
- Giới hạn : Là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp đến  dãy Bạch Mã
- Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Bắc: Giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng 
+ Phía Tây: Giáp Lào 
+Phía Nam: Giáp duyên hải Nam Trung Bộ 
+Phía Đông : Biển Đông 
- Ý nghĩa: 
+ Là cầu nối giữa miền Bắc với Miền Nam
+ Cửa ngõ ra biển của các nước láng giềng: Lào..
+ Phát triển tổng hợp kinh tế trên biển và đất liền 
2.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
a. Điều kiện tự nhiên 
* Địa hình: Phân hóa từ Tây sang Đông 
- Phía Tây: Miền núi, đồi, gò
- Phía Đông : Đồng bằng,cồn cát, biển, đảo 
* Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa ẩm 
- Mùa hạ: Nóng, khô
- Mưa nhiều vào mùa thu đông
- Mùa đông: Lạnh,có mưa
* Sông ngòi 
- Nhỏ, ngắn, dốc.=> Do địa hình 
- Lũ vào mùa thu đông, lên nhanh, rút nhanh 
b. Tài nguyên thiên nhiên 
- Nhiều tài nguyên 
+ Khoáng sản : Tập trung chủ yếu ở Bác Hoành Sơn( Sắt: Thạch Khê- Hà Tĩnh.Croom: Cổ Định- Thanh Hóa ..)
+ Rừng : Bắc Hoành Sơn: 61%
 Nam Hoành Sơn: 39%
+ Du lịch : Có nhiều tiềm năng để phát triển cả du lịch tự nhiên và nhân văn 
3. Đặc điểm dân cư, xã hội 
- Là địa bàn cư trú của 25 dân tộc khác nhau: Thái, Bru, Vân Kiều, Tày, Kinh....
- Dân cư, hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía đông và tây của vùng 
=> Do địa hình 
- Trình độ phát triển kinh tế xã hội còn thấp so với cả nước, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn đặc biệt là ở vùng cao, biên giới, hải đảo.
4. Củng cố: 
- GV tóm tắt những nội dung chính của bài học 
- HS làm bài tập 
4.1) Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm nào?
	a. Tháng 12 năm 1993
	b. Tháng 12 năm 1994
	c. Tháng 12 năm 1995
	d. Tháng 12 năm 1996
Đáp án đúng: a
4.2) §©y lµ ®Þa danh lÞch sö c¸ch m¹ng næi tiÕng cña tØnh Qu¶ng TrÞ, bao gåm 15 ch÷ c¸i. H·y cho biÕt tªn cña ®Þa danh nµy( Thành Cổ Quảng Trị)
4.3) Hãy nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triên kinh tế, xã hội của vùng Bắc Trung Bộ 
5. Dặn dò:
- Học bài 
- Sưu tầm tư liệu về vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 
- Chuẩn bị bài : Vùng Bắc Trung Bộ ( phần tiếp theo)
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

File đính kèm:

  • docGIAO AN DAY.doc
  • pptBai 23 Vung Bac Trung Bo.ppt
  • docPHIEU MO TA HO SO DAY HOC CUA GIAO VIEN.doc
  • docPHIEU THONG TIN VE NHOM DU THI.doc
Giáo án liên quan