Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lý Lớp 9 - Phần: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Phòng GD&ĐT Long Thành

Câu 18 (Mã câu 26910): Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. An Giang. B. Hà Giang. C. Hậu Giang. D. Kiên Giang.

Câu 19 (Mã câu 26913): Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có kiểu khí hậu

 A. ôn đới gió mùa. B. cận nhiệt gió mùa.

 C. nhiệt đới ẩm gió mùa. D. cận xích đạo nóng ẩm.

Câu 20 (Mã câu 26915): Vì sao nói Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa trọng điểm lớn nhất cả nước?

 A. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

 B. Diện tích đất mặn, đất phèn lớn.

 C. Nông dân có kinh nghiệm trong canh tác.

 D. Lúa nước có diện tích canh tác lớn nhất cả nước.

Câu 21 (Mã câu 26921): Phương châm “sống chung với lũ” ở Đồng bằng sông Cửu Long nhằm

 A. khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ mang lại.

 B. thích nghi với sự biến đổi của khí hậu.

 C. thay đổi tốc độ dòng chảy của sông.

 D. giảm bớt các thiệt hại do lũ mang lại.

Câu 22 (Mã câu 26922): Biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là

 A. nhiệt độ trung bình năm tăng.

 B. xâm nhập mặn vào mùa khô.

 C. mùa khô không rõ rệt.

 D. mực nước ngầm hạ thấp.

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 777 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lý Lớp 9 - Phần: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Phòng GD&ĐT Long Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT LONG THÀNH
DANH SÁCH CÂU HỎI
MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tất cả) ; (Danh sách 50 câu)
(Danh sách có 5 trang)
Câu 1 (Mã câu 9073): Vùng Đồng bằng sông Cửu Long không tiếp giáp với nơi nào?
	A. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.	B. Campuchia, biển Đông.
	C. Đông Nam Bộ, biển Đông.	D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 2 (Mã câu 9076): Trở ngại lớn nhất cho việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là
	A. độ cao địa hình thấp nên thường xuyên chịu tác động xâm nhập mặn của nước biển.
	B. đất thiếu chất dinh dưỡng, khó thoát nước, mùa khô sâu sắc.
	C. phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn; mùa khô sâu sắc.
	D. mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt gây trở ngại cho việc cơ giới hóa.
Câu 3 (Mã câu 9079): Biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là
	A. nhiệt độ trung bình năm tăng.	B. xâm nhập mặn vào mùa khô.
	C. mùa khô không rõ rệt.	D. mực nước ngầm hạ thấp.
Câu 4 (Mã câu 12537): Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng
A. 15 000km2	B. 20 000km2	C. 30 000km2	D. 40 000km2
Câu 5 (Mã câu 12550): Đồng bằng sông Cửu Long được tạo nên bởi phù sa của hệ thống sông nào?
A. Đồng Nai.	B. Mê Công.	C. Thái Bình.	D. Sông Hồng.
Câu 6 (Mã câu 12598): Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm
	A. cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
	B. lúa lớn nhất cả nước.
	C. chăn nuôi gia súc lớn nhất cả nước.
	D. cây thực phẩm lớn nhất cả nước.
Câu 7 (Mã câu 12602): Trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là
	A. Thành phố Cần Thơ.	B. Thành phố Cà Mau.
	C. Thành phố Mĩ Tho.	D. Thành phố Cao Lãnh.
Câu 8 (Mã câu 17052): Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng
A. 20 000km2 	B. 30 000km2	C. 40 000km2	D. 50 000km2
Câu 9 (Mã câu 17053): Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là
	A. đất phèn.	B. đất mặn.
	C. đất phù sa ngọt.	D. đất cát ven biển.
Câu 10 (Mã câu 17055): Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay của Đồng bằng sông Cửu Long là
	A. xây dựng hệ thống đê điều.	B. chủ động chung sống với lũ.
	C. tăng cường công tác dự báo lũ.	D. đầu tư cho các dự án thoát nước.
Câu 11 (Mã câu 17056):  Hàng xuất khẩu chủ lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
	A. gạo, xi măng, vật liệu xây dựng.
	B. gạo, hàng may mặc, nông sản.
	C. gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả.
	D. gạo, hàng tiêu dung, hàng thủ công.
Câu 12 (Mã câu 17058):  Bên cạnh là vựa lúa số 1 của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long còn phát triển mạnh
A. nghề rừng.	B. giao thông.	C. du lịch.	D. thuỷ hải sản.
Câu 13 (Mã câu 17060): Ngành công nghiệp có điều kiện phát triển nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long là
	A. sản xuất hàng tiêu dùng.	B. dệt may.
	C. chế biến lương thực thực phẩm.	D. giày da.
Câu 14 (Mã câu 26906): Về vị trí địa lí, vùng Đồng bằng sông Cửu Long giáp với?
	A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, biển.
	B. Duyên hải Nam Trung Bộ, biển.
	C. Đông Nam Bộ, Campuchia, biển.
	D. Campuchia, Lào, Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 15 (Mã câu 26907): Khó khăn nào không phải của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
	A. Diện tích đất nhiễm mặn, phèn lớn. 
	B. Thiếu nước trong mùa khô.
	C. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền. 
	D. Bão và áp thấp nhiệt đới. 
Câu 16 (Mã câu 26908): Ở Đồng bằng sông Cửu Long, đất phù sa ngọt phân bố chủ yếu ở đâu?
	A. Vùng ven biển. 
	B. Ven sông Tiền và sông Hậu. 
	C. Giáp Cam-pu-chia. 
	D. Nằm trên Bán đảo Cà Mau.
Câu 17 (Mã câu 26909): Ý nào sau đây không đúng với tự nhiên vùng Đồng bằng Sông Cửu Long?
	A. Khoáng sản phong phú. 
	B. Địa hình thấp và bằng phẳng.
	C. Khí hậu cận xích đạo. 
	D. Diện tích tương đối rộng. 
Câu 18 (Mã câu 26910): Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. An Giang.	B. Hà Giang.	C. Hậu Giang.	D. Kiên Giang.
Câu 19 (Mã câu 26913): Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có kiểu khí hậu 
	A. ôn đới gió mùa. 	B. cận nhiệt gió mùa.
	C. nhiệt đới ẩm gió mùa.	D. cận xích đạo nóng ẩm.
Câu 20 (Mã câu 26915): Vì sao nói Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa trọng điểm lớn nhất cả nước?
	A. Thị trường tiêu thụ rộng lớn. 
	B. Diện tích đất mặn, đất phèn lớn.
	C. Nông dân có kinh nghiệm trong canh tác.
	D. Lúa nước có diện tích canh tác lớn nhất cả nước.
Câu 21 (Mã câu 26921): Phương châm “sống chung với lũ” ở Đồng bằng sông Cửu Long nhằm
	A. khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ mang lại.
	B. thích nghi với sự biến đổi của khí hậu.
	C. thay đổi tốc độ dòng chảy của sông.
	D. giảm bớt các thiệt hại do lũ mang lại.
Câu 22 (Mã câu 26922): Biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là
	A. nhiệt độ trung bình năm tăng. 
	B. xâm nhập mặn vào mùa khô.
	C. mùa khô không rõ rệt. 
	D. mực nước ngầm hạ thấp.
Câu 23 (Mã câu 26923): Ý nào sau đây không đúng với tự nhiện vùng Đồng bằng Sông Cửu Long?
	A. Diện tích tương đối rộng	B. Địa hình thấp và bằng phẳng
	C. Khí hậu cận xích đạo	D. Khoáng sản phong phú
Câu 24 (Mã câu 26931): Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có chung biên giới với
A. Lào.	B. TháiLan.	C. Campuchia.	D. TrungQuốc.
Câu 25 (Mã câu 26932): Điều kiện tự nhiên giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển kinh tế biển thuận lợi, vì
	A. vùng biển giàu hải sản. 
	B. giáp vùng kinh tế Đông Nam Bộ.
	C. có chung biên giới với Campuchia. 
	D. quan hệ hợp tác với các nước Tiểu vùng sông MêCông.
Câu 26 (Mã câu 26935): Theo niên giám thống kê năm 2016, diện tích và dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long lần lượt là 40.816 km2 và 17,7 triệu người. Vậy mật độ dân số của vùng là
A. 433 người/km2.	B. 126 người/km2.	C. 207 người/km2.	D. 994 người/km2.
Câu 27 (Mã câu 26943): Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay là gì?
	A. Xây dựng hệ thóng đê điều. 
	B. Chủ động chung sống với lũ.
	C. Tăng cường công tác dự báo lũ. 
	D. Đầu tư cho các dự án thoát nước.
Câu 28 (Mã câu 26945): So với các vùng khác, đặc điểm không phải của Đồng bằng sông Cửu Long là
	A. năng suất lúa cao nhất cả nước 
	B. diện tích và sản lượng lúa cả năm cao nhất.
	C. bình quân lương thực theo đầu người cao nhất 
	D. vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước.
Câu 29 (Mã câu 26947): Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước vì
	A. ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm của vùng phát triển mạnh nhất.
	B. có địa hình là đồng bằng, đất phù sa, mạng lưới sông ngòi dày đặc, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, con người có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp
	C. có nhiều đất phù sa và thường xuyên được bồi đắp khi lũ về.
	D. được nhà nước đầu tư xây dựng thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước.
Câu 30 (Mã câu 69596): Đầu mối giao thông quan trọng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là
	A. Cà Mau. 
	B. Cao Lãnh. 
	C. Cần Thơ . 
	D. Kiên Giang.
Câu 31 (Mã câu 69600): Bình quân lương thực theo đầu người của vùng nào sau đây cao nhất nước?
	A. Đông Nam Bộ.	B. Đồng bằng sông Cửu Long .
	C. Đồng bằng sông Hồng.	D. Bắc Trung Bộ.
Câu 32 (Mã câu 77564): Biện pháp nào sau đây không đặt ra ở Đồng bằng sông Cửu Long
	A. cải tạo đất phèn, đất mặn.
	B. đắp đê chống lũ ven sông Tiền, sông Hậu và kênh rạch.
	C. bảo vệ rừng tràm và rừng ngập mặn.
	D. đầu tư lớn cho các dự án thoát lũ.
Câu 33 (Mã câu 77565): Điểm khác về du lịch tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long so với các vùng khác
	A. du lịch vườn quốc gia.	B. du lịch sông nước, miệt vườn.
	C. du lịch biển đảo.	D. du lịch các di tích lịch sử.
Câu 34 (Mã câu 77569): Giao thông giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu văn kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long là 
	A. vận tải đường bộ.	B. vận tải đường thủy.
	C. vận tải đường sắt.	D. vận tải đường hàng không.
Câu 35 (Mã câu 77572): Khu vực dịch vụ ở đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các ngành chủ yếu là
	A. khách sạn, nhà hàng, xuất nhập khẩu, thương mại.
	B. thương mại, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông.
	C. Xuất nhập khẩu,vận tải thủy, du lịch.
	D. vận tải thủy, du lịch, bưu chính viễn thông.
Câu 36 (Mã câu 77985):  Các dân tộc sinh sống chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm
	A. Người Kinh, người Tày, người Nùng, người Thái.
	B. Người Kinh, người Gia Rai, người Ê Đê, người Ba Na.
	C. Người Kinh, người Khơ me, người Chăm, người Hoa.
	D. Người Kinh, người Giáy, người Dao, người Mông.
Câu 37 (Mã câu 78001): Loại hình chợ đặc trưng của vùng đồng bằng Sông Cửu Long là
A. chợ đêm.	B. chợ gỗ.	C. chợ nổi.	D. chợ phiên.
Câu 38 (Mã câu 78017): Yếu tố tự nhiên chính nào làm cho cơ cấu cây trồng của Đồng bằng sông Cửu Long khác với Đông Nam Bộ?
A. Địa hình. 	B. Khí hậu. 	C. Đất đai. 	D. Nguồn nước.
Câu 39 (Mã câu 78022): Ngành nào trong các ngành sau đây không phải là ngành dịch vụ chủ yếu của Đồng bằng sông Cửu Long? 
	A. Xuất khẩu nông sản. 	B. Bưu chính viễn thông. 
	C. Vận tải thuỷ. 	D. Du lịch sinh thái.
Câu 40 (Mã câu 109287): Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là
	A. Đông Nam Bộ
	B. Đồng bằng sông Hồng
	C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ
	D. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng
Câu 41 (Mã câu 163964): Hoạt động du lịch nào có tiềm năng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Mạo hiểm.	B. Tắm biển	C. Sinh thái.	D. Văn hóa.
Câu 42 (Mã câu 163966): Loại khoáng sản chủ yếu của Đồng bằng sông Cửu Long đang được khai thác là gì?
	A. Đá vôi, dầu khí.	B. Dầu khí, than bùn.
	C. Đá vôi, than bùn.	D. Dầu khí, titan.
Câu 43 (Mã câu 163967): Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc tỉnh (TP) nào?
A. Đồng Tháp.	B. Cần Thơ.	C. An Giang.	D. Cà Mau.
Câu 44 (Mã câu 163968): Tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Cà Mau.	B. Đồng Tháp.	C. Bến Tre.	D. An Giang.
Câu 45 (Mã câu 163971): Khó khăn nào không phải của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
	A. Diện tích đất nhiễm mặn, phèn lớn. 
	B. Thiếu nước trong mùa khô.
	C. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền. 
	D. Bão và áp thấp nhiệt đới. 
Câu 46 (Mã câu 163972): Ý nào sau đây không đúng với phần thượng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long?
	A. Phần lớn bề mặt có nhiều vùng trũng rộng lớn.
	B. Bị ngập nước vào mùa mưa trên diên tích rộng.
	C. Thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển.
	D. Khu vực tương đối cao (2-4m so với mực nước biển).
Câu 47 (Mã câu 168196): Cho bảng số liệu:
Diện tích và sản lượng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, năm 2017.
Đồng bằng sông Cửu Long
Cả nước
Diện tích (nghìn ha)
4185,3
7705,2
Sản lượng (triệu tấn)
23,6
42,7
 Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
	A. Diện tích và sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long gần bằng ½ cả nước.
	B. Diện tích và sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long đứng thứ 2 cả nước.
	C. Diện tích và sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long đều lớn hơn 60% cả nước.
	D. Diện tích và sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long chiếm 54,3% và 55,3% cả nước.
Câu 48 (Mã câu 169149): Đâu không phải là thế mạnh về tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long ?
	A. Đồng bằng rộng lớn, khá bằng phẳng, đất phù sa châu thổ màu mỡ.
	B. Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm, lượng mưa dồi dào.
	C. Biển và hải đảo có nguồn hải sản phong phú.
	D. Khoáng sản đa dạng và giàu có, trữ lượng phong phú.
Câu 49 (Mã câu 169150): Lợi thế lớn nhất cho phát triển thủy sản nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long là
	A. vùng biển rộng, ấm, nhiều ngư trường lớn.
	B. nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa sông ven biển.
	C. các ao hồ nước ngọt.
	D. sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, các vùng trũng ngập nước.
Câu 50 (Mã câu 169151): Đâu không phải là thế mạnh về dân cư, lao động ở Đồng bằng sông Cửu Long ?
	A. Nguồn lao động dồi dào, cần cù.
	B. Có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
	C. Trình độ lao động cao, có chuyên môn tốt.
	D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

File đính kèm:

  • doc03_TracNghiem_VungDBSCL.doc