Giáo án Đồ dùng trong gia đình

HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định – gây hứng thú

- Cho trẻ ngồi 3 hàng ngang trước màn hình.

- Cô đọc câu đố: Nghe vẻ

Miệng tròn lòng trắng phau phau

Đựng cơm, đựng thịt bé ăn hàng ngày?

- Cái chén là đồ dùng ở đâu? Dùng để làm gì?

HOẠT ĐỘNG 2: Làm quen với nhóm chữ cái e -ê

*Làm quen chữ cái e:

- Nhìn xem trên màn hình cô có hình ảnh gì đây?

- Để chỉ hình ảnh cái chén, phía dưới cô có từ “Cái chén”

- Cô ghép từ, đọc từ 1 lần.

- Bạn nào giỏi lên tìm cho cô 1 chữ cái đã học rồi trong từ cái chén?

- Cô giới thiệu chứ cái mới: Đây là chữ cái e hôm nay cô sẽ cho các con làm quen. Con những chữ cái còn lại các con sẽ được làm quen ở những giờ sau.

- Cô có chữ cái e to hơn để các con dễ nhìn.

- Cô phát âm 2 lần.

 

doc20 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 9974 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đồ dùng trong gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hế sa long cho khách ngồi.
+ Tủ quần áo/ Tủ quần áo của con rất gọn gàng, ngăn nắp.
- Cho trẻ chơi Kidsmart
- Làm quen với việc nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6
- Ôn lại kiến thức cũ
Thứ tư
- Cung cấp từ mới:
+ Bàn ghế/ Nhà con có bộ bàn ghế ăn cơm
+ Quà/ Thứ bảy này cha về mua quà cho con.
+ Thích/ Cả nhà con rất thích xem hoạt hình Tom và Jerry.
- Trò chơi học tập: “Đây là cái gì? Làm bằng gì?”
- Làm quen với kĩ năng “nhảy lò cò”, cách chơi “kéo co”.
- Ôn lại kiến thức cũ
Thứ năm
- Cung cấp từ mới:
+ Dì/ Dì Út con có mái tóc rất dài.
+ Đi làm/ Cha mẹ con đi làm ở Thành Phố.
+ Quét nhà/ Con rất thích giúp mẹ quét nhà, rữa chén.
- Xem phim hoạt hình.
- Làm quen với bài hát “Ba vẫn thương con như ngày xưa”
- Ôn lại kiến thức cũ
Thứ sáu
- Cung cấp từ mới:
+ Bà ngoại/ Bà ngoại con nấu ăn rất ngon.
+ Ông ngoại/ Ông ngoại con hay chở con đi học.
+ Anh - Chị/ Con rất thích chơi với anh (chị) của con.
- Chơi “Truyền tin”
- Trò chuyện về ngôi nhà của bé.
- Ôn lại kiến thức cũ
9
Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ 
- Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ.
- Cho trẻ đi vệ sinh.
*Nêu gương cuối ngày.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.
- Cô tiến hành trả trẻ tận tay phụ huynh.
- Trước khi về cô kiểm tra điện nước và khóa cửa cẩn thận.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ hai ngày 03 tháng 11 năm 2014
HỌP MẶT ĐẦU TUẦN
I/ YÊU CẦU:
- Cháu biết kể lại việc làm 2 ngày nghĩ.
- Nắm được tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần
- Biết được chủ đề mới trong tuần mình sắp học.
II/ TIẾN HÀNH
- Trẻ kể lại việc làm của 2 ngày nghĩ, cô nhận xét.
- Cô giáo dục nhẹ cháu làm những công việc nhỏ giúp cha mẹ.
- Nhắc trẻ những việc trẻ không nên làm.
- Đọc thơ : “Cháu hứa với cô”
- Trẻ đoán thời tiết trong ngày?
- Hỏi trẻ hôm nay thứ mấy?
- Hát bài “sáng thứ hai”
- Cô nêu tiêu chuẩn bé ngoan:
+ Đi học đều, đúng giờ.
+ Móng tay chân cắt ngắn, chà sạch.
+ Không xả rác trong lớp và ngoài sân.
+ Chú ý lên cô. Không nói leo.
+ Trả lời to, rõ, tròn câu.
+ Biết đoàn kết nhóm chơi. Chơi không làm ồn
+ Biết lấy cất đồ dùng đúng chỗ.
- Đọc thơ “Giữa vòng gió thơm”
- Hát “Ba vẫn thương con như ngày xưa”
- Cô giới thiệu chủ đề nhánh mới: “Đồ dùng trong gia đình?”
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài : PHÂN LOẠI ĐỒ DÙNG THEO CÔNG DỤNG, 
CHẤT LIỆU
I/ YÊU CẦU:
- Trẻ biết kể tên, phân loại được 1 số đồ dùng theo công dụng và chất liệu.
- Biết yêu quí, bảo vệ, giữ gìn đồ dùng trong gia đình gọn gàng, ngăn nắp.
- Qua đó trẻ biết giữ gìn các loại đồ dùng có chất liệu dễ vở.
II/ CHUẨN BỊ:
- Giáo án trình chiếu
- 1 số đồ dùng để nấu, để ăn, để uống, 3 cái giỏ.
- Tích hợp: làm quen với toán, âm nhạc.
III/ TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định – giới thiệu bài
- Cho trẻ hát bài “ cả nhà thương nhau”
- Hôm qua lúc chiều con ăn cơm cùng ai?
- Khi ăn cơm con giúp mẹ dọn những đồ dùng gì?
- Ăn cơm xong con làm gì?
- Con lấy gì để đựng nước?
- Uống nước, xúc miệng xong con làm gì?
- Con dùng gì để lau mặt?
- Các loại đồ dùng con vừa kể, con thường thấy ở đâu?
- Đúng rồi, các đồ dùng này phục vụ cho chúng ta trong nhu cầu để nấu, để ăn, để uống. Thế các con có muốn biết những đồ dùng này làm bằng chất liệu gì và công dụng của nó như thế nào không?
- Vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau phân nhóm đồ dùng theo công dụng và chất liệu nhé!
HOẠT ĐỘNG 2: Phân loại đồ dung theo công dụng, chất liệu
- Con xem trên màn hình búp bê mua được những đồ dùng gì trong bếp của mẹ, các con gọi tên nhé! 
* Con đếm xem có mấy đồ dùng để nấu ăn?
- Cái nồi cơm điện này dùng để làm gì? 
- Nó làm bằng chất liệu gì?
- Nhà bạn nào có sử dụng nồi cơm điện?
- Cách sử dụng nó như thế nào?
- Tiếp tục: Cái xoong này dùng để làm gì?
- Nó làm bằng chất liệu gì?
- Nhà bạn nào có sử dụng loại xoong bằng Inoc?
- Cô có gì nữa đây?
- Cái chảo chống dính dùng để làm gì? Nó làm bằng chất liệu gì?
- Làm sao để nó sử dụng lâu bền?
- Nhà bạn nào có sử dụng chảo chống dính?
- Trên màn hình còn lại gì nào?
- Nồi hấp này làm bằng gì? Dùng để làm gì?
- Khi sử dụng xong ta cần làm gì?
* Các con xem cô có hình ảnh đồ dùng để làm gì đây?
Cái chén dùng để làm gì?
- Cái chén này làm bằng chất liệu gì?
- Nó sẽ như thế nào nếu như chúng ta làm rơi hay va chạm mạnh?
- Đúng rồi! Nó làm bằng sứ nên rơi xuống sẽ bị vỡ, vậy khi sử dụng các con phải cẩn thận nhé!
- Còn đây là cái gì?
- Dùng để làm gì?
- Đôi đữa này làm bằng chất liệu gì?
- Nó sẽ bị hư khi nào?
- Tiếp theo: Dĩa bằng sứ, muỗng bằng Inoc (Cô đặt câu hỏi tương tự)
- Chơi “uống nước chanh”
- Bạn nào giỏi kể cho cô nghe những loại đồ dùng nào dùng để uống?
- Bạn kể được bao nhiêu loại đồ dùng để uống?
- Con xem trên đây cô có gì?
- Cái ly dùng để làm gì? Nó làm bằng chất liệu gì?
- Con nhìn thấy bên trong có gì? Vì sao con thấy được nước bên trong?
- Đồ dùng làm bằng thủy tinh nếu con để rơi xuống hoặc va chạm mạnh nó sẽ thế nào?
- Nếu muốn bảo quản tốt cho ly không vở con phải làm sao?
- Tương tự, cô đặt câu hỏi với các đồ dùng để uống: Ca Bêca, bình trà, bình thủy.
* So sánh:
- Trốn cô…Trên bàn cô có gì?
- 2 đồ dùng này giống nhau ở điểm nào? Khác nhau ở điểm nào?
- Cho cháu so sánh Ca Bêca với ly thủy tinh.
- Ngoài những đồ dùng để nấu, để ăn, để uống trong gia đình con còn sử dụng đồ dùng gì nữa?
- Cô tóm ý, cho trẻ xem 1 số hình ảnh mở rộng trên màn hình.
HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi 
- Cho cháu chơi trò chơi: “Mua đồ dùng”
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 nhóm đi chợ chọn mua hàng. Mua xong về để theo công dụng của nhóm mình.
+ Nhóm 1 : Mua đồ dùng ăn uống. 
+ Nhóm 2 : Mua đồ dùng sinh hoạt. 
 + Nhóm 3: Mua đồ dùng cá nhân. 
- Cho cháu chơi: “Ai nói nhanh”
Cách chơi: 
+ Cô hỏi đồ dùng nào dễ bị vỡ khi rơi, va chạm mạnh? Dễ bị nóng chảy khi để gần lửa? Dễ bị móp méo khi rơi?
+ Trẻ giơ tay trả lời nhanh 
+ Vậy khi sử dụng con phải làm sao?
 * Kết thúc:
- Các con vừa tìm hiểu về gì?
- Các con ơi! Để có những đồ dùng này cha mẹ phải làm việc vất vã mới có tiền mua được. Riêng đối với gia đình đông con cha mẹ lại càng vất vã hơn rất nhiều vì cần nhiều đồ dùng hơn gia đình ít con. Chính vì vậy, các con phải cẩn thận khi sử dụng nhé!
- Cháu hát và vận động cùng cô
- Trẻ tự trả lời.
- Trẻ tự trả lời.
- Uống nước, xúc miệng.
- …ca.
- Con lau mặt…
- Khăn…
- Trong gia đình…
- Trẻ tự trả lời.
- Trẻ gọi tên đồ dùng.
- Trẻ đếm.
- Để nấu cơm.
- Trẻ tự trả lời.
- Trẻ tự trả lời.
- Trẻ tự trả lời.
- Để nấu canh, luộc rau, kho cá,…
- Trẻ tự trả lời.
- Trẻ tự trả lời.
- Trẻ tự trả lời.
- Để chiên cá…
- Trẻ tự trả lời.
- Trẻ tự trả lời.
- Trẻ tự trả lời.
- Nồi hấp.
- Làm bằng Inoc. Để chiên cá…
- Trẻ tự trả lời.
- Trẻ tự trả lời.
- Trẻ tự trả lời.
- Cái tô…
- Múc canh…
- Bằng đá.
- Bể…
- ………
- Đồ dùng để ăn…
- Trẻ chơi cùng cô.
- Trẻ tự kể…
- ………..
- Cái ly.
- Uống nước. Thủy tinh.
- Con thấy nước bên trong. Vì cái ly trong suốt, làm bằng thủy tinh.
- ……
- Con sử dụng cẩn thận.
- ………
- Ly thủy tinh, ca Inoc.
- Đều là đồ dùng để uống.
- Khác nhau : ……
- ……..
- Trẻ tự kể.
- Trẻ nghe cô nói cách chơi.
- Chơi theo yêu cầu của cô.
-Trẻ nghe cô nói cách chơi.
- Chơi theo yêu cầu của cô.
- ……….
IV/ HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI:
 Cùng cô mang các đồ dùng vào góc chơi.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 04 tháng 11 năm 2014
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài : LÀM QUEN E - Ê
I/ YÊU CẦU:
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm của chữ cái e, ê
- Biết so sánh sự giống và khác nhau giữa các chữ cái e- ê, hứng thú tham gia vào trò chơi.
- Biết giữ gìn và bảo vệ đồ dùng gia đình.
II/ CHUẨN BỊ:
- Giáo án trình chiếu.
- Mẫu chữ cái to a – ă – â; e – ê. cho cô.
- Bảng cài (của cô) có gắn nhiều chữ cái a – ă – â; e – ê số lượng đủ cho cả lớp.
- 10 vòng tròn to 
- 5 ngôi nhà có gắn chữ cái a – ă – â; e – ê xung quanh lớp.
- Tích hợp: Âm nhạc, thể dục, làm quen văn học.
III/ TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định – gây hứng thú
- Cho trẻ ngồi 3 hàng ngang trước màn hình.
- Cô đọc câu đố: Nghe vẻ…
Miệng tròn lòng trắng phau phau
Đựng cơm, đựng thịt bé ăn hàng ngày?
- Cái chén là đồ dùng ở đâu? Dùng để làm gì?
HOẠT ĐỘNG 2: Làm quen với nhóm chữ cái e -ê
*Làm quen chữ cái e:
- Nhìn xem trên màn hình cô có hình ảnh gì đây?
- Để chỉ hình ảnh cái chén, phía dưới cô có từ “Cái chén”
- Cô ghép từ, đọc từ 1 lần.
- Bạn nào giỏi lên tìm cho cô 1 chữ cái đã học rồi trong từ cái chén?
- Cô giới thiệu chứ cái mới: Đây là chữ cái e hôm nay cô sẽ cho các con làm quen. Con những chữ cái còn lại các con sẽ được làm quen ở những giờ sau.
- Cô có chữ cái e to hơn để các con dễ nhìn.
- Cô phát âm 2 lần. 
- Chữ cái e có mấy nét, đó là nét gì ? 
- Cô tóm ý.
- Đây là chữ cái e in hoa, đây là chữ cái e in thường và đây là chữ cái e viết thường.
- Lớp phát âm lại.
*Làm quen chữ cái ê
- Các con biết không chữ cái e khi ta cho đội nón lên thì sẽ thành chữ cái khác các con có muốn xem không?
- Cô gắn mũ lên chữ cái e biến thành chữ cái gì ?
- Cô sẽ cho các con làm quen chữ cái ê nhé.
- Cô phát âm 2 lần.
- Chữ cái ê có mấy nét ?
- Đó là những nét gì ?
- Mũ chữ cái ê giống hình ảnh gì ?
- Đây là chữ cái e in hoa, chữ ê in thường, chữ ê viết thường.
- Lớp phát âm lại.
*So sánh: e – ê
- Nhìn xem chữ cái nào xuất hiện ?
 Cô gắn 2 chữ cái to e – ê lên bảng:
 + Chữ e – ê giống nhau ở điếm nào?
 + Khác nhau ở điểm nào?
HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi với chữ cái.
* Trò chơi động. “Tìm nhà”
- Cho trẻ chơi “Tìm nhà”
- Cô nêu cách chơi: Cho trẻ lấy 1 chữ cái trên bảng cài cô đã chuẩn bị xung quanh lớp, trẻ đi tự do, khi cô bảo “tìm nhà...” trẻ chạy về ngôi nhà có mang chữ cái giống chữ cái trẻ chọn.
- Cho trẻ chơi 1- 2 lần.
* Trò chơi tĩnh. “Vòng quay lỳ diệu”
- Cho trẻ chơi “Vòng quay kỳ diệu”
- Cô nêu cách chơi: Cho trẻ về ngồi 3 hàng ngang trước màn hình, cô giới thiệu vòng quay có chứ các chứ cái a – ă – â; e – ê , và kim chỉ ở giữ. Cô lick chuột cho vòng quay, khi vòng quay dừng lại trẻ sẽ phát âm chứ cái mũi tên đang chỉ.
- Cho trẻ chơi 1 vài lần.
* Trò chơi động. “ Nhảy vòng ”
 - Trò chơi thứ 3 của chúng ta mang tên “Nhảy vòng”
- Cách chơi: Các con xem cô có bao nhiêu vòng tròn?
 Cô đặt 8-10 vòng tròn to ở giữa lớp, ở mỗi vòng tròn có gắn các chữ cái các con đã học, trên bảng cô có gắn một số thẻ chữ cái, cô mời 10 – 13 bạn lên chọn 1 thẻ chữ cái mà con thích cầm trên tay. 
 Các con vừa đi vừa hát xung quanh các vòng tròn này, khi nghe hiệu lệnh của cô các con sẽ nhảy vào vòng tròn có chứa chữ cái giống chữ cái con cầm trên tay, và nhớ là mỗi vòng tròn chỉ chứa 1 bạn thôi nhé! Cô sẽ đến kiểm tra từng vòng tròn và khi đó các con sẽ phát âm thật to chữ cái con đang giữ.
 Ai nhảy vào không đúng vòng tròn thì sẽ bị phạt nhảy lò cò xung quanh lớp. Các con hiểu cách chơi chưa?
- Cho cháu chơi 2-3 lần
- Cô cháu cùng kiểm tra lại
 Các con ơi thời gian dành cho trò chơi đã hết rồi . 
 Bây giờ cô cháu mình cùng sang bên góc sách truyện thực hiện quyển tập tô nhé !
- Trẻ giải câu đố.
- Trẻ tự trả lời…
- “Cái chén”.
- Cháu đọc từ ghép 
- Cháu tìm chữ “a”
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc xen kẽ (cô sửa sai cho trẻ)
- Có 1 nét ngang ở giữa và 1 nét cong tròn.
- Dạ muốn.
- “ ê ”
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc xen kẽ 
- Có 4 nét.
- Đó là: 1 nét ngang ở giữa, 1 nét cong tròn và 2 nét xiên ngắn ở trên đầu.
-Giống cái nón.
- Chữ cái e – ê 
- Trẻ đọc
 + Giống: đều có 1 nét ngang ở giữa và 1 nét cong tròn.
 + Khác: ê có 2 nét xiên ngắn ở trên đầu, e không có
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.
IV/ HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI:
- Dẹp đồ dùng, trẻ qua góc sách truyện xem tranh ảnh và từ ghép có chứ chữ cái 
e – ê .
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 05 tháng 11 năm 2014
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài : THÊM BỚT, CHIA NHÓM ĐỐI TƯỢNG CÓ SỐ LƯỢNG 6 
RA LÀM 2 PHẦN
I/ YÊU CẦU:
- Trẻ biết thêm bớt, chia nhóm đối tượng có số lượng 6 ra làm 2 phần.
- Biết thêm bớt, chia 6 đối tượng ra làm 2 phần với nhiều cách khác nhau.
- Giáo dục trẻ lấy cất đồ dùng gọn gang, trật tự trong giờ học.
II/ CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng có số lượng ít hơn và bằng 6 để xung quanh lớp.
- Mỗi trẻ 6 cây muỗng, thẻ số từ 1-6 (2 thẻ số 3) để vào rổ.
- Bảng toán cho trẻ.
- 3 rổ đồ dùng của cô: mỗi rổ 6 cây muỗng
- Đồ dùng của cô như của trẻ, nhưng to hơn.
- 3 bảng cài, 3 dĩa đựng đồ dùng, 9 cái vòng, thẻ số từ 1- 6 gắn trên bảng.
- Tích hợp: MTXQ, AN.
III/ TIẾN HÀNH :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ 
HOẠT ĐỘNG 1: Luyện tập nhận biết nhóm đồ vật có số lượng 6.
- Cô cho trẻ chơi “uống nước chanh”
- Các con vừa chơi trò chơi gì?
- Các con dùng gì để uống nước chanh?
- Ly là đồ dùng để làm gì?
- Đồ dùng để uống ngoài ly ra còn có gì nữa?
- Nhìn xem trên bàn cô có gì?
- Có mấy cái ca?
- Bạn nào giỏi lên tìm xung quanh lớp mình có những nhóm đồ dùng đồ chơi nào có số lượng là 6? Đặt thẻ số tương ứng?
- Tìm giúp cô nhóm đồ dùng có số lượng ít hơn 6 là 1? Là 2?
- Cô và lớp kiểm tra lại.
- Những đồ dùng này khi sử dụng xong con cần phải làm gì?
HOẠT ĐỘNG 2: Dạy trẻ chia 6 đối tượng ra làm 2 phần.
- Cho trẻ hát “múa cho mẹ xem”, đi lấy đồ dùng về 3 hàng ngang ngồi.
- Các con nhìn xem trong rổ mình có gì?
- Hãy đếm xem trong rổ con có bao nhiêu cây muỗng?
- Cô cũng có những cây muỗng giống của các con nè. Hãy đếm xem cô có bao nhiêu cây muỗng?
- Cô còn có 2 rổ đồ dùng nữa nè, các con đếm giúp cô xem có bao nhiêu cây muỗng nữa?
* Chia theo ý thích:
- Với 6 cây muỗng này cô có thể chia ra làm 2 phần theo nhiều kiểu khác nhau. Bây giờ các con xem cô chia nhé!
- Trên đây cô còn 2 rổ đồ dùng, cô mời 2 bạn sẽ lên chia, sao cho khác kiểu chia của cô và không giống kiểu chia của bạn.
- Các bạn còn lại cô sẽ cho các con chia 6 cây muỗng ra làm 2 phần theo ý thích của mình.
- Các con có nhận xét gì về kiểu chia của cô?
- Vậy kiểu chia của cô là mấy với mấy ?
- Bạn nào có kiểu chia giống kiểu chia 1-5 giơ tay lên cho cô xem nào?
- Trẻ giơ tay, cô kiểm tra – cho trẻ đếm lại 2 nhóm.
- Tương tự…
- Ai có nhận xét gì về kiểu chia của bạn A?
- Vậy kiểu chia này là kiểu chia gì?
- Bạn nào có kiểu chia giống kiểu chia 2-4 ?
- Còn kiểu chia của bạn B là kiểu chia nào?
- Đây là kiểu chia gì vậy?
- Những ai có kiểu chia giống kiểu chia của bạn B? giơ tay lên cho cô xem nào?
* Ngoài những kiểu chia trên bảng, bạn nào còn có kiểu chia khác nữa? (cô cho trẻ có kiểu chia 5-1, 4-2) tự giới thiệu về kiểu chia của mình, cô nhận xét)
* Rồi cô đến kiểu chia 1-5, nhóm 2-4 đổi vị trí nhóm đồ dùng thành kiểu chia 5-1, kiểu chia 4-2. 
 Cô đổi trở lại các nhóm chia như cũ và cất thẻ số.
- Cô nói: với số lượng 6 thì các con có các kiểu chia 1-5, 2-4, 3-3 (vừa nói cô vừa gắn thẻ số to tương ứng lên bảng)
- Vậy số lượng 6 có tất cả có mấy kiểu chia? Đó là những kiểu chia nào?
- Và nếu ta đổi vị trí nhóm đồ dùng thì ta được cách chia từ (1-5) thành (5-1), từ (2-4) thành (4-2)
- Ai cho cô biết số muỗng 2 phần này như thế nào với nhau? Và cùng bằng mấy?
- Vì sao bạn chia được 2 phần đều bằng 3 như vậy?
- À, đúng rồi! Vì số 6 là số chẵn nên ta mới chia được 2 phần bằng nhau, là cùng bằng 3 với 3.
* Chia theo yêu cầu:
- Các con hãy đếm lại xem có bao nhiêu cây muỗng?
- Hãy chia nhóm ở trên có 1 cây muỗng, vậy phải chia nhóm ở dưới có mấy cây muỗng? Vậy đây là kiểu chia nào?
 + Gộp nhóm!....Gộp nhóm 1 cây muỗng vào nhóm 5 cây muỗng, được tất cả bao nhiêu cây muỗng? 
 + 1 gộp 5 được mấy ?
- Các con hãy chia nhóm bên trái có số lượng tương ứng với số lượng trong câu hát: ‘Hai bàn tay của em đây em múa cho mẹ xem”. Vậy nhóm bên trái chia mấy cây muỗng? Còn nhóm bên phải chia mấy cây muỗng?
 + Đó là kiểu chia gì?
 + Hãy gộp nhóm 2 cây muỗng sang nhóm 4 cây muỗng, đếm xem có bao nhiêu cây muỗng?
 + Vậy 2 gộp thêm 4 được mấy?
- Các con hãy chia nhóm phía trên có 3 cây muỗng, nhóm phía dưới có mấy cây muỗng?
 + Đó là kiểu chia gì?
 + Gộp nhóm 3 cây muỗng vào nhóm 3 cây muỗng, đếm xem có mấy cây muỗng?
 + Vậy 3 gộp thêm 3 được mấy?
- Cô đang cầm thẻ số mấy?
 + Hãy chia cho cô nhóm bên trái có số lượng muỗng tương ứng với thẻ số cô cầm trên tay (5)
 + Vậy nhóm bên trái có mấy cây muỗng?
 + Phải ?
 + Có 6 cây muỗng, chia nhóm bên trái 5 cây muỗng, bên phải có 1 cây muỗng. Vậy 6 bớt 5 còn mấy?
 + Gộp nhóm 1 cây muỗng vào nhóm 5 cây muỗng, ta được mấy cây muỗng?
- Chia cho cô nhóm ở bên trên có số lượng tương ứng trong câu hát “bốn phương trời ta về đây chung vui”
 + Vậy chia nhóm ở trên có mấy cây muỗng?
 + Còn nhóm ở dưới có mấy cây muỗng?
 + Gộp nhóm 2 cây muỗng vào nhóm 4 cây muỗng, 2 gộp với 4 được mấy?
- Các con hãy đem tặng số muỗng này cho lớp cô Chi nhé!
- Bây giờ các con hãy đi cất đồ dùng, cô sẽ cho các con chơi 1 trò chơi.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập.
- Trò chơi “Thi xem đội nào nhanh”
 + Cách chơi: Trên đây cô có 3 cái bảng và 3 cái đĩa, mỗi cái dĩa đựng 6 đồ dùng trong gia đình. Cô mời 3 đội lên chơi, mỗi đội là 6 bạn đứng 3 hàng dọc trước vạch chuẩn, nhiệm vụ của 3 đội là sẽ cử lần lược từng thành viên bật qua 3 ô phía trước, chia nhóm đồ dùng này ra 2 phần và gắn lên bảng, mỗi lần bật tìm 1 đồ dùng sau đó về cuối hàng, bạn thứ 2 tiếp tục… đến bạn cuối cùng sẽ tìm đồ dùng và đặt thẻ số tương ứng. Đội nào tìm đúng và nhanh là đội thắng cuộc, các con biết cách chơi chưa?
- Các con hiểu cách chơi chưa? Trò chơi bắt dầu.
 + Cho trẻ chơi 2 lần
- Cháu chơi, cô bao quát, nhận xét.
- Trẻ chơi cùng cô.
- Trẻ tự trả lời.
- Ly.
- Trẻ tự trả lời..
- Trẻ tự kể.
- Ca.
- 6
- Trẻ tìm…
- Trẻ tự trả lời.
- Cháu đi lấy đồ dùng về hàng ngồi.
- Có muỗng, thẻ số.
- 6
- 6
- Cô chia theo kiểu (1-5) và đặt thẻ số tương ứng.
- Trẻ lên chia (2-4), (3-3)
- Trẻ tự chia theo ý thích.
- 1 phần có 1 cây muỗng, số 1; 1 phần có 5 cây muỗng, số 5.
- Kiểu chia (1-5)
- Trẻ giơ tay
- Trẻ tự trả lời.
- Trẻ tự trả lời.
- Trẻ tự giới thiệu về kiểu chia của mình.
- Trẻ xem cô thực hiện.
- Có 3 kiểu chia: 
(1-5) (2-4) (3-3)
- Cùng bằng nhau, và cùng bằng 3?
- Vì số 6 là số chẵn…
- Trẻ đếm.
- Trẻ chia và làm theo yêu cầu của cô…
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Trẻ cất đồ dùng, về ngồi hình chữ u.
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
 Cho cháu tiếp tục hoàn thành phần còn lại và tô màu lên 2 thân cây có số lượng quả bằng nhau.
Thứ năm ngày 06 tháng 11 năm 2014
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Đề tài : NHẢY LÒ CÒ
TCVĐ: KÉO CO
I/ YÊU CẦU:
- Dạy cháu biết đứng trên một chân, nhảy lò cò về đến đích. Khi nhảy không bỏ chân giữa chừng.
- Luyện khả năng giữ thăng bằng cơ thể trẻ.
- Biết tuân theo hiệu lệnh của cô.
II/ CHUẨN BỊ:
- 2 vạch chuẩn cách nhau 3m.
- Dây dài, mềm cho trẻ chơi kéo co.
 x x x x x x x x x x 
 x
 x
 x x x x x x x x x x 
- Băng nhạc, máy casset.
- Còi cho cô.
- Lớp rộng thoáng mát. 
- Tích hợp: LQVH, MTXQ.
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:	
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động.
- Cháu đọc thơ bài “Cả nhà vui”
- Các con vừa đọc bài thơ nói về gì?
- Cả nhà con vui khi nào?
- À, các con ơi! Không khí gia đình chúng ta sẽ càng hạnh phúc và ấm áp hơn khi mỗi ngày cả gia đình cùng quây quần bên nhau vào giờ ăn cơm. Cùng kể nhau nhau nghe những điều trông thấy, những niềm vui mà ta bắt gặp trên đường. Đó cũng là cơ hội để các con tỏ lòng hiếu kính với cha mẹ mình. Vì thế, trong bữa ăn các con hãy gắp thức ăn mới cha mẹ mình, cha mẹ sẽ rất là vui đó.
- Các con rất giỏi, nảy giờ ngồi trò chuyện cũng lâu rồi, bây giờ mình cùng khởi động cho khỏe nhé!
- Cô mở băng.
- Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi, chạy) rồi di chuyển thành 3 hàng ngang dãn cách đều theo hiệu lệnh của cô.
HOẠT ĐỘNG 2: Trọng động.
*Bài tập phát triển chung:
- Động tác tay vai 4: Đánh chéo 2 tay ra 2 phía trước, sau (2x8)
- Động tác lưng bụng 3: Nghiêng người sang bên (2x8) 
- Động tá

File đính kèm:

  • docDo dung trong gia dinhTuan 10.doc