Giáo án Địa lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Đặng Thị Hồng Bôn

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: -Học sinh hiểu được ý nghĩa của sự gia tăng dân số có ảnh hưởng tới sự phát

triển kinh tế xã hội, tới môi trường sống và chất lượng cuộc sống.

- Hiểu rõ vai trò của gia đình trong giáo dục thanh thiếu niên, trách nhiệm của vị thành niên trong quan hệ gia đình và cộng đồng.

- Hiểu được trách nhiệm của giới trong việc thực hiện sự bình đẳng giới, sự khác nhau giữa vai trò của nam giới và nữ giới.

2. Kĩ năng:

 - Hình thành phẩm chất, thói quen, kĩ năng sống cho học sinh.

 3. Thái độ

 - Giáo dục giới tính cho lứa tuổi vị thành niên nhằm đảm bảo sự phát triển lành

 mạnh cả về thể chất và tinh thần

4. Định hướng phát triển năng lực

 - Hs hình thành năng lực tư duy, hợp tác, giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Đối với giáo viên:

 -Tư liệu về dân số và sức khỏe sinh sản vị thành niên

2. Đối với học sinh:

 - Sưu tầm

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Tiến trình bài học

*Giới thiệu bài : Giúp các em nắm được một số kiến thức cơ bản như: sự phát triển tâm sinh lý; giáo dục giới tính; giáo dục sức khoẻ để từ đó có những hành vi tích cực trong chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao kỹ năng hoạt động xã hội, có văn hóa ứng xử tuổi học đường và biết cách bảo vệ bản thân. Đây cũng là hành trang cho các em bước vào cuộc sống

 

docx118 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Đặng Thị Hồng Bôn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ứng với khoảng cách các năm. 
 Vẽ lần lượt theo từng chỉ tiêu chữ không phải lần lượt theo các năm. Cách xác định các điểm giống như khi vẽ Bđ cột chồng.
Tô màu hay kẻ vạch. Thiết lập bảng chú giải
động 2: Nhận xét (10 phút)
1. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: phương pháp sử dụng số liệu, kĩ thuật phân tích bảng số liệu, kĩ thuật vẽ biểu đồ, kĩ thuật học tập hợp tác.
2. Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, cặp
HĐ của GV – HS
Nội dung
GV: Giải thích vì sao cơ cấu GDP thời kì 1991 - 2002 tỉ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm xuống? 
- Điều đó có ý nghĩa gì ?
 GV: hướng dẫn học sinh xem lại phần giải thích biểu đồ hình 6.1 ( bài 6) để giúp học sinh đưa ra các nhận xét phù hợp về sự chuyển dịch cơ cấu GDP từ biểu đồ đã vẽ.
- Tỷ trọng của khu vực kinh tế nào tăng nhanh?
- Chủ đề này phản ánh :
 - Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp từ 45% xuống còn 23,0% nói lên nước ta đang chuyển dần từng bước từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp .
 - Tỉ trọng của khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng tăng lên nhanh nhất. Thực tế này phản ánh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đang tiến triển . 
2. Nhận xét
- Nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh tỉ trọng (40,5% xuống còn 23%), nước ta chuyển dần từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp.
- Công nghiệp - xây dựng (23,8% tăng lên 38,5%):
+ Phản ánh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đang phát triển, do chính sách đổi mới là ngành khuyến khích phát triển.
- Dịch vụ biến động do:
+ Khủng hoảng tài chính khu vực cuối năm 1997.
+ Hoạt động kinh tế đối ngoại tăng trưởng chậm.
IV. TỔNG KÊT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết
- Nhận xét, đánh giá kết quả giờ thực hành.
2. Hướng dẫn học tập
- Hướng dẫn HS ôn kiến thức đã học từ bài 1 → 15, tiết 18 ôn tập.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
.........
.................
.........
.................
Ngày soạn: 8.10.2018 
Ngày dạy: 19.10.2018
Tuần 9. Tiết 18 ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 Củng cố lại kiến thức về dân cư, các hoạt động kinh tế nước ta.
2. Kĩ năng
 Xử lí số liệu.Vẽ biểu đồ, sử dụng bản đồ
* Các phương pháp , kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :
- Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm/ kĩ thuật các mảnh ghép.
3. Thái độ: Thực hiện chính sách dân số
4. Định hướng phát triển năng lực 
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ
* Mục tiêu cho HS hòa nhập:
1. Kiến thức
 Củng cố lại kiến thức về dân cư, các hoạt động kinh tế nước ta.
2. Kĩ năng
 Xử lí số liệu. Sử dụng bản đồ
3. Thái độ: Thực hiện chính sách dân số
II.CHUẨN BỊ 
1. GV: Bản đồ dân cư Việt Nam, bản đồ kinh tế chung Việt Nam
2. HS: Đồ dùng học tập, SGK . .
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định
2. Bài mới
Hoạt động dạy và học
Ghi bảng
Câu 1: Phân bố dân cư ở nước ta
* Dân tộc kinh: Phân bố chủ yếu ở đồng bằng, trung du và duyên hải.
* Các dân tộc ít người:
 Miền núi và cao nguyên là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người.
- Trung du và miền núi phía Bắc : Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao...
- Khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên : Ê-Đê, Gia rai, Bana, Cơho...
- Cực Nam trung bộ, Nam bộ : Người Chăm, Khơme, Hoa 
Câu 2. Nêu nguyên nhân, hậu quả và hướng khắc phục của sự gia tăng dân số quá nhanh của nước ta.
Nêu nguyên nhân, hậu quả và hướng khắc phục của sự gia tăng dân số quá nhanh của nước ta.
* Nguyên nhân: 
- Dân số trẻ và đông, số người trong độ tuổi sinh đẻ quá đông . 
- Nhiều người chưa có ý thức thực hiện kế hoạch hoá gia đình . . 
- Xuất phát từ nền sản xuất nông nghiệp. . . 	
- Y tế, khoa học kĩ thuật phát triển . . . .
* Hậu quả:	
- Khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm . . .	
- Gây sức ép cho các công trình công cộng , bảo vệ an ninh 
- Tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, môi trường ô nhiễm
* Hướng khắc phục:	
- Phân bố lại dân cư . . .
- Phát triển giáo dục. Thực hiện tố chính sách dân số . . .
Câu 3. HS liên hệ vai trò của sử dụng Internét trong cuộc sống của nhân dân ta
Việc phát triển Internet tác động như thế nào đến đời sống kinh tế – xã hội
-Tác động cả hai mặt
 + Tích cực: giúp cho thông tin liên lạc trong và ngoài nước được tiện lợi và nhanh chóng nhất . . .
 + Tiêu cực: có những thông tin hình ảnh bạo lực, đồi trụy. . .
Câu 4: Nền KT nước ta hiện nay có cơ cấu như thế nào?
Cơ cấu nền KT nước ta hiện nay nay
* Đa dạng
+ Chuyển dịch theo ngành ( Giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp. Tăng tỉ trọng công nghiệp xây dựng. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng có nhiều biến động)
+ Chuyển dịch theo lãnh thổ: Hình thành vùng KT gồm các vùng nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong đó có 3 vùng KT trọng điểm.
+ Chuyển dịch từ kinh trế nhà nước và tập thể sang nền KT nhiều thành phần( cá thể, tư nhân, liên doanh, hợp doanh. . )
Câu 5: Các nhân tố ảnh hưởng nào đã đến sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp Việt Nam.	
 Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp Việt Nam.
*CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN
1.Tài nguyên đất. 
2.Tài nguyên khí hậu 
3.Tài nguyên nước. Rất phong phú 
4.Tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng
* CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ XÃ HỘI
1.Dân cư và lao động nông thôn 
2.Cơ sở vật chất –kĩ thuật 
3. Chính sách phát triển nông nghiệp 
4. Thị trường trong và ngoài nước
Câu 6 : Cho biết về tình hình tài nguyên rừng nước ta hiện nay ? Chúng ta cần có những biện pháp gì trước tình hình
 ấy ? 
 Tình hình tài nguyên rừng nước ta hiện nay	 	
- Trước đây rất giàu nhưng hiện nay đã bị cạn kiệt ở nhiều nơi . . 
- Trong tình hình đó hiện nay chúng ta phải tiếp tục tu bổ khôi phục tái tạo rừng. Thực hiện phương thức nông-lâm kết hợp, giao đất giao rừng khoán sản phẩn đến từng hộ Gđ Đồng thới phải chọn lọc các cây trồng có hiệu quả KT cao phù hợp với khí hậu đất . . 
Câu 7 : Nêu những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp nước ta ?
 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp nước ta 
CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN
- Tài nguyên đa dạng là cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng, tạo cho công nghiệp phát triển cơ cấu đa nghành.
=> Các nguồn tài nguyên có trữ lựơng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trong điểm.
Sự phân bố các loại tài nguyên khác nhau tạo ra thế mạnh của từng vùng.
CÁC NHÂN TỐ XÃ HỘI
- Dân cư và lao động.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng.
- Chính sách phát triển công nghiệp.
- Thị trường
 THỰC HÀNH
Các bài thực hành SGK
Các bài tập vẽ biểu đồ SGK
Thực hiện: vẽ biểu đồ miền 
 Bảng 16.1: Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991-2002 (%) 
1991
1993
1995
1997
1999
2001
2002
Tổng số
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp-xây dựng
Dịch vụ
100,0
40,5
23,8
35,7
100,0
29,9
28,9
41,2
100,0
27,2
28,8
44,0
100,0
25,8
32,1
42,1
100,0
25,4
34,5
40,1
100,0
23,3
38,1
38,6
100,0
23,0
38,5
38,5
 Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991- 2002 và nêu nhận xét ?
 Nhận xét: 
- Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông lâm, ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23% nói lên nước ta đang chuyển dần từ nước nông nghiệp sang nước công nông nghiệp.
- Tỉ trọng của khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng tăng lên rất nhanh phản ánh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đang tiến triển mạnh 
IV. Hoạt động nối tiếp:
 Dặn dò: Về nhà học bài cũ, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
 - Ôn tập tất cả các bài đã học.
 - Hướng dẫn cách làm bài kiểm tra có phần trắc nghiệm và tự luận
V. Rút kinh nghiệm.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kí duyệt của Tổ
Ngày 15 tháng 10 năm 2018
Nhận xét:
Tổ Trưởng
Võ Thị Thu Hà
Ngày soạn: 16.10.2018
Ngày dạy: 25.10.2018
Tuần 10. Tiết 19
KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT
I. Mục đích của đề kiểm tra:
Sử dụng để đánh giá quá trình học tập của học sinh sau khi học xong các chủ đề: Địa lí dân cư và địa lí kinh tế Việt Nam; cho đối tượng học sinh có nhận thức trung bình là chủ yếu.
	II. Hình thức đề kiểm tra: Trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận
III. Ma trận đề kiểm tra:	
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vân dụng cao
Chủ đề 1
Địa lí dân cư 
 - Biết được quá trình đô thị hóa ở nước ta.
- Biết được đặc điểm về nguồn lao động và sức ép dân số đối với việc làm
 Hiểu và giải thích được sự phân bố dân cư nước ta. 
Số điểm: 3,0
Tỉ lệ: 30 %
Số câu: 6TN
Số điểm: 1,5 
Số câu: 1TL
Số điểm: 1,5 
Chủ đề 2
Địa lí kinh tế
- Biết được các nhân tố tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
- Biết được tình hình phát triển của ngành thủy sản, giao thông vận tải, BCVT và du lịch
- Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
- Phân tích được sự phát triển của ngành thủy sản, giao thông vận tải, BCVT và du lịch
Nhận xét được tình hình phát triển các ngành kinh tế nước ta. 
Phân tích được số liệu để nhận biết cơ cấu và tốc độ phát triển các ngành kinh tế nước ta
Số điểm: 7,0
Tỉ lệ: 70%
Số câu: 10TN
Số điểm: 2,5 
Số câu: 6TN
Số điểm: 1,5 
Số câu: 1TL
Số điểm: 2,5 
Số câu: 2TN
Số điểm: 0,5 
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ: 100 % 
Số điểm: 4,0 
Tỉ lệ: 40%
Số điểm: 3,0 
Tỉ lệ: 30%
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ: 25%
Số điểm: 0,5 
Tỉ lệ: 5%
IV. Đề kiểm tra:
I/ TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Chọn phương án đúng nhất (mỗi câu 0,25 điểm)
ĐỀ I
Câu 1. Nhận xét nào dưới đây không đúng với đô thị nước ta ? 
A. Quá trình đô thị hóa nước ta đang phát triển tăng tốc.
B. Chức năng chính của đô thị là công nghiệp và dịch vụ.
C. Phân bố tập trung ở đồng bằng ven biển .
D. Các đô thị nước ta có quy mô lớn.
Câu 2. Vấn đề bức xúc nhất ở các thành phố lớn của nước ta hiện nay là
A. thiếu việc làm. 	B. thiếu nhà ở.
C. ùn tắc giao thông.	 	D.môi trường ô nhiễm nặng. 
Câu 3. Hoạt động kinh tế ở quần cư đô thị là ngành
A. công nghiệp.	B. lâm nghiệp.
C. nông nghiệp.	D. ngư Nghiệp.
Câu 4. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế của Việt Nam lực lượng lao động trong ngành nào có xu hướng giảm nhiều nhất ? 
A. Nông, lâm, ngư nghiệp.	B. Dịch vụ, công nghiệp.
C. Công nghiệp, xây dựng.	D. Lâm nghiệp, ngư nghiệp.
Câu 5. Nguồn lao động nước ta có hạn chế lớn nhất là 
A. thể lực và tính kỷ luật trong lao động.	B. thể lực và trình độ chuyên môn.
C. tầm vóc và tác phong công nghiệp.	D. tầm vóc và khả năng tiếp thu KHKT.
Câu 6. Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay vì
A. chất lượng lao động không được nâng cao.
B. chủ yếu lao động tập trung ở thành thị.
C. nguồn lao động dồi dào trong khi điều kiện kinh tế chưa phát triển.	
D. mức thu nhập của người lao động thấp. 
Câu 7. Nền sản xuất nông nghiệp nước ta chủ yếu mang tính chất 
A. nhiệt đới ẩm gió mùa.	B. cận xích đạo.
C. cận nhiệt.	 	D. ôn đới.
Câu 8. Đất được sử dụng chủ yếu để trồng cây công nghiệp là
A. đất xám. 	B. đất feralit.
C. đất feralit và đất xám. 	D. đất phù sa.
Câu 9. Tài nguyên có ý nghĩa hàng đầu đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp là 
A. khí hậu.	B. đất.
C. nước.	 	D. sinh vật.
Câu 10. Tổng chiều dài đường sắt chính tuyến nước ta dài bao nhiêu km ? 
A. 1650 km.	B. 2632 km.
C. 3260 km.	D. 4600 km.
Câu 11. Tuyến đường bộ nào dài nhất nước ta ? 
A. Đường Hồ Chí Minh.	B. Quốc lộ số 6.
C. Quốc lộ 1A.	D. Quốc lộ 20.
Câu 12. Loại hình vận tải nào có khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn nhất nước ta ? 
A. Đường sông.	B. Đường biển.
C. Đường sắt.	D. Đường bộ.
Câu 13. Lĩnh vực có giá trị xuất khẩu chiềm tỉ trọng cao nhất nước ta là 
A. công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.	B. nông, lâm, thủy sản.
C. thủy sản.	D. công nghiệp nặng và khoáng sản.
Câu 14. Những mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong giá trị hàng hóa nhập khẩu của nước ta hiện nay là 
A. nguyên, nhiên, vật liệu.	B. máy móc, thiết bị, phụ tùng.	
C. hàng tiêu dùng.	D. thủy sản.
Câu 15. Nhận định nào sau đây là không đúng khi nhận xét về giá trị xuất, nhập khẩu hóa của nước ta giai đoạn 2000 – 2007 ? 
A. Giá trị xuất khẩu tăng .	B. Giá trị nhập khẩu tăng.
C. Nhập siêu qua các năm.	D. Xuất siêu qua các năm.
Câu 16. Trên thế giới nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường 
A. châu Á – Thái Bình Dương.	B. châu Âu.
C. Bắc Mỹ.	D. châu Phi.
Câu 17. Tình hình xuất khẩu thủy sản ở nước ta như thế nào ?
A. Không phát triển.	B. Chậm phát triển. 
C. Phát triển.	D. Phát triển vượt bậc.	
Câu 18. Loại hình vận tải nào sau đây có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa ở nước ta hiện nay?
A. Đường sắt. 	B. Đường bộ.
C. Đường ống.	D. Đường hàng không
Câu 19. Loại hình nào sau đây không thuộc về hoạt động viễn thông ? 
A. Điện thoại.	B. Intenet.
C. Thư báo.	D. Vệ tinh.
Câu 20. Cảng biển có công suất lớn nhất nước ta là
A. Sài Gòn.	B. Dung Quất.
C. Đà Nẵng.	D. Hải Phòng.
Câu 21. Tuyến đường sắt nào quan trọng nhất nước ta hiện nay? 
A. Hà Nội - Hải Phòng.	B. Hà Nội - Lào Cai.
C. Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh .	D. Hà Nội - Lạng Sơn.
Câu 22. Các địa điểm du lịch từ Bắc vào Nam là 
A. Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng tàu.	B. Nha Trang, Đà Nẵng, Vũng Tàu.
C. Vũng Tàu, Đà nẵng, Nha Trang.	D. Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang.
Câu 23. Trở ngại lớn nhất cho việc phát triển giao thông đường sắt ở nước ta là 
A. mạng lưới sông ngòi khá dày đặc.	
B. địa hình nhiều núi và cao nguyên.
C. thiên tai: bão, lụt, lũ quétthường xảy ra.	
D. hình dạng lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.
Câu 24. Cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ có sự khác nhau giữa các vùng ở nước ta là do khác nhau về
A. đất trồng. .	B. cơ sở vật chất kĩ thuật.
C. sự phân hóa khí hậu. 	D. trình độ thâm canh
ĐỀ II
Câu 1. Hoạt động kinh tế ở quần cư đô thị là ngành
A. lâm nghiệp.	B. công nghiệp.
C. nông nghiệp.	D. ngư Nghiệp.
Câu 2. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế của Việt Nam lực lượng lao động trong ngành nào có xu hướng giảm nhiều nhất ? 
A. Nông, lâm, ngư nghiệp.	B. Dịch vụ, công nghiệp.
C. Công nghiệp, xây dựng.	D. Lâm nghiệp, ngư nghiệp.
Câu 3. Nguồn lao động nước ta có hạn chế lớn nhất là 
A. thể lực và trình độ chuyên môn.	B. thể lực và tính kỷ luật trong lao động.
C. tầm vóc và tác phong công nghiệp.	D. tầm vóc và khả năng tiếp thu KHKT.
Câu 4. Nhận xét nào dưới đây không đúng với đô thị nước ta ? 
A. Quá trình đô thị hóa nước ta đang phát triển tăng tốc.
B. Chức năng chính của đô thị là công nghiệp và dịch vụ.
C. Phân bố tập trung ở đồng bằng ven biển .
D. Các đô thị nước ta có quy mô lớn.
Câu 5. Vấn đề bức xúc nhất ở các thành phố lớn của nước ta hiện nay là
 A. thiếu nhà ở.	 B. ùn tắc giao thông.
C. môi trường ô nhiễm.	 D. thiếu việc làm.
Câu 6. Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay vì
A. nguồn lao động dồi dào trong khi điều kiện kinh tế chưa phát triển.
B. chủ yếu lao động tập trung ở thành thị.
C. chất lượng lao động không được nâng cao. 	
D. mức thu nhập của người lao động thấp. 
Câu 7. Nền sản xuất nông nghiệp nước ta chủ yếu mang tính chất 
A. nhiệt đới ẩm gió mùa.	B. cận xích đạo.
C. cận nhiệt.	 	D. ôn đới.
Câu 8. Đất được sử dụng chủ yếu để trồng cây công nghiệp 
A. đất xám 	B. đất feralit
C. đất feralit và đất xám 	D. đất phù sa
Câu 9. Những mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong giá trị hàng hóa nhập khẩu của nước ta hiện nay là 
A. nguyên, nhiên, vật liệu.	B. máy móc, thiết bị, phụ tùng.	
C. hàng tiêu dùng.	D. thủy sản.
Câu 10. Nhận định nào sau đây là không đúng khi nhận xét về giá trị xuất, nhập khẩu hóa của nước ta giai đoạn 2000 – 2007 ? 
A. Giá trị xuất khẩu tăng .	B. Giá trị nhập khẩu tăng.
C. Nhập siêu qua các năm.	D. Xuất siêu qua các năm.
Câu 11. Có ý nghĩa hàng đầu đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp là tài nguyên 
A. khí hậu.	 	B. đất.
C. nước.	 	D. sinh vật.
Câu 12. Tổng chiều dài đường sắt chính tuyến nước ta dài bao nhiêu km ? 
A. 1650 km.	B. 2632 km.
C. 3260 km.	D. 4600 km.
Câu 13. Tuyến đường bộ nào dài nhất nước ta ? 
A. Đường Hồ Chí Minh.	B. Quốc lộ số 6.
C. Quốc lộ 1A.	D. Quốc lộ 20.
Câu 14. Loại hình vận tải nào có khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn nhất nước ta ? 
A. Đường sông.	B. Đường biển.
C. Đường sắt.	D. Đường bộ.
Câu 15. lĩnh vực có giá trị xuất khẩu chiềm tỉ trọng cao nhất nước ta là 
A. công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.	B. nông, lâm, thủy sản.
C. thủy sản.	D. công nghiệp nặng và khoáng sản.
Câu 16. Trên thế giới nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường 
A. châu Á – Thái Bình Dương.	B. châu Âu.
C. Bắc Mỹ.	D. châu Phi.
Câu 17. Tình hình xuất khẩu thủy sản ở nước ta như thế nào ?
A. Không phát triển.	B. Chậm phát triển. 
C. Phát triển.	D. Phát triển vượt bậc.	
Câu 18. Trở ngại lớn nhất cho việc phát triển giao thông đường sắt ở nước ta là 
A. mạng lưới sông ngòi khá dày đặc.	
B. địa hình nhiều núi và cao nguyên.
C. thiên tai: bão, lụt, lũ quétthường xảy ra.	
D. hình dạng lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.
Câu 19. Cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ có sự khác nhau giữa các vùng ở nước ta là do khác nhau về
A. đất trồng. .	B. cơ sở vật chất kĩ thuật.
C. sự phân hóa khí 	D. trình độ thâm canh.
Câu 20. Lưu vực vận tải đường sông ở nước ta phát triển mạnh nhất ?
A. sông Hồng – sông Thái Bình.	B. sông Cửu Long – sông Hồng.
C. sông Mã – sông Cả.	D. sông Đồng Nai – Vàm Cỏ.
Câu 21. Loại hình nào sau đây không thuộc về hoạt động viễn thông ? 
A. Điện thoại.	B. Intenet.
C. Thư báo.	D. Fax.
Câu 22. Cảng biển có công suất lớn nhất nước ta là
A. Sài Gòn.	B. Dung Quất.
C. Đà Nẵng.	D. Hải Phòng.
Câu 23. Tuyến đường sắt nào quan trọng nhất nước ta hiện nay? 
A. Hà Nội - Hải Phòng.	B. Hà Nội - Lào Cai.
C. Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh .	D. Hà Nội - Lạng Sơn.
Câu 24. Các địa điểm du lịch từ Bắc vào Nam là 
A. Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng tàu.	B. Nha Trang, Đà Nẵng, Vũng Tàu.
C. Vũng Tàu, Đà nẵng, Nha Trang.	D. Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang.
II/ TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm). Trình bày sự phân bố dân cư ở nước ta ? 
Câu 2 (2,5điểm). Dựa vào bảng số liệu sau về cơ cấu sản giá trị sản xuất ngành trồng trọt (%):
 Năm
Nhóm cây
1990
2002
Cây lương thực
67,1
60,8
Cây công nghiệp
13,5
22,7
Cây ăn quả, rau, đậu và cây khác
19,4
16,5
a) Nhận xét sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta giai đoạn (1990 - 2002). 
b) Sự thay đổi đó nói lên điều gì?
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM 
I/ TRẮC NGHIỆM: (6 điểm). Mỗi câu đúng: 0,25 điểm
Đề I
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
D
C
A
A
B
C
A
C
B
B
C
D
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
A
B
C
A
D
B
C
A
C
A
B
C
Đề II
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
B
A
A
D
B
A
A
C
B
C
B
B
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
C
D
A
A
D
B
C
B
C
A
C
A
II/ TỰ LUẬN: ( 4 điểm)
CÂU
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
ĐIỂM
1
(1,5đ)
- Mật độ dân số nước ta cao (2017: 312 người/km2)
- Dân cư nước ta phân bố không đồng đều theo lãnh thổ:
+ Tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị; ở miền núi, dân cư thưa thớt. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất. Tây Bắc, Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất.
+ Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng chênh lệch nhau. Khoảng 74% ở nông thôn; 26% dân số sống ở thành thị (năm 2003)
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
2
(2,5đ)
* Nhận xét:
- Giai đoạn 1990 - -2002, trong cớ cấu giá trị ngành sản xuất trồng trọt ở nước ta có sự giảm tỉ trọng cây lương thực (giảm 6,3%), Tỉ trọng cây công nghiệp tăng nhanh (tăng 9,2%)
* Giải thích:
- Trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt, tỉ trọng cây lương thực giảm và tỉ trọng cây công nghiệp tăng, điều đó cho thấy nước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh cây lúa và đa dạng hóa cây trồng, đồng thời cũng thấy được nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế 

File đính kèm:

  • docxGiao an hoc ki 1_12744820.docx