Giáo án Địa lý Lớp 8 - Tiết 5, Bài 5: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á - Năm học 2019-2020
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CHÍNH
- Giáo viên yêu cầu HS đọc bảng 5.1 sau đó nêu nhận xét, sau đó phát vấn câu hỏi:
+ So sánh dân số châu Á so với các châu lục khác ?
+ Dân số châu Á chiếm bao nhiêu % Dân số thế giới. Tại sao dân cư lại tập trung đông ở châu Á ?
+ Hướng dẫn Hs quan sát bài tập 2 Sgk trang 18
+ Nêu nhận xét dân số châu Á qua các năm
- Học sinh lắng nghe
- Dự kiến sản phẩm: Dân số chiếm 61% dân số thế giới. Là châu lục có số dân rất đông.
- Học sinh trình kết quả
- Giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức
Gv đặt câu hỏi: Mặc dù châu Á có số dân đông nhất nhưng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên ngang bằng với thế giới. Tại sao?
- Gv chuyển ý 1.MỘT CHÂU LỤC ĐÔNG DÂN NHẤT THẾ GIỚI
- Châu Á có số dân đông (chiếm gần 61% dân số thế giới) .
- Là châu lục có gia tăng dân số nhanh nhưng tỉ lệ gia tăng tự nhiên nganh bằng với thế giới
Bài 5: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU Á - Số tiết: 01 - Ngày soạn: 18/8/2019 - Tiết theo phân phối chương trình: 05 - Tuần dạy: 05 I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức Trình bày và giải thích được một số đặc điểm nổi bật của dân cư, xã hội châu Á. 2.Kỹ năng Tính tỉ lệ dân số các châu lục và so sánh với dân số châu Á; xác định sự phân bố các thành phân dân tộc châu Á; kết hợp kênh chữ nêu sự ra đời các tôn giáo lớn ở châu Á. 3.Thái độ - Tinh thần đoàn kết các dân tộc ở châu Á nói chung và Việt Nam nói chung. - Chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của các dân tộc ở nước ta. 4. Định hướng năng lực hình thành: - Năng lực chung: Giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ,.. - Năng lực riêng: sử dụng bản đồ, tư duy theo lãnh thổ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1.Chuẩn bị của giáo viên: - Nghiên cứu Sgk, Sgv - Thao tác trước đồ dùng dạy học : + Một số tranh tôn giáo châu Á + Bản đồ dân cư châu Á; thước thẳng - Trả lời các câu hỏi sách giáo khoa - Tìm hiểu thông tin về các tôn giáo lớn châu Á trên mạng Internet 2. Chuẩn bị của học sinh: - Trả lời các câu hỏi Sgk - Sưu tầm những thông tin dân cư châu Á. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ: (Thông qua) 3. Thiết kế tiến trình dạy học 3.1 Hoạt động khởi động - Mục tiêu: Tạo không khí thoải mái để chuẩn bị vào bài mới - Phương thức: + Trực quan, vấn đáp, nêu vấn đề + Học sinh hoạt động cá nhân - Các bước của hoạt động: + Giáo viên phát vấn: Kể tên tôn giáo và các vị thần ở các tôn giáo mà em biết. Mặt tích của tôn giáo. + Học sinh lắng nghe + Dự kiến sản phẩm: Phật giáo, Kitô giáo; vị thần: phật tổ,..khuyên răn chúng ta làm việc thiện, việc tốt,.. + Học sinh trình bày kết quả + Giáo viên chuyển ý vào bài 3.2 Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu châu Á là một châu lục đông dân - Mục tiêu: Biết được châu Á là một châu lục đông dân - Phương thức: + Trực quan, thực hành, vấn đáp, nêu vấn đề + Học sinh hoạt động cá nhân - Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CHÍNH - Giáo viên yêu cầu HS đọc bảng 5.1 sau đó nêu nhận xét, sau đó phát vấn câu hỏi: + So sánh dân số châu Á so với các châu lục khác ? + Dân số châu Á chiếm bao nhiêu % Dân số thế giới. Tại sao dân cư lại tập trung đông ở châu Á ? + Hướng dẫn Hs quan sát bài tập 2 Sgk trang 18 + Nêu nhận xét dân số châu Á qua các năm - Học sinh lắng nghe - Dự kiến sản phẩm: Dân số chiếm 61% dân số thế giới. Là châu lục có số dân rất đông. - Học sinh trình kết quả - Giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức Gv đặt câu hỏi: Mặc dù châu Á có số dân đông nhất nhưng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên ngang bằng với thế giới. Tại sao? - Gv chuyển ý 1.MỘT CHÂU LỤC ĐÔNG DÂN NHẤT THẾ GIỚI - Châu Á có số dân đông (chiếm gần 61% dân số thế giới) . - Là châu lục có gia tăng dân số nhanh nhưng tỉ lệ gia tăng tự nhiên nganh bằng với thế giới Hoạt động 2: Tìm hiểu về các thành phần chủng tộc ở châu Á - Mục tiêu: Biết được châu Á là một châu lục có nhiều thành phần chủng tộc - Phương thức: + Trực quan, thực hành, vấn đáp, nêu vấn đề + Học sinh hoạt động cá nhân/ nhóm - Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CHÍNH - Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ: Dựa vào H5.1 Sgk trang 17, em hãy cho biết dân cư châu Á thuộc những chủng tộc nào? Mỗi chủng tộc sống chủ yếu ở những khu vực nào? - Học sinh lắng nghe giáo viên giao nhiệm vụ - Dự kiến sản phẩm:Chủng tộc Môn-gô-lô-it: Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á.Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it: Trung Á, Nam Á, Tây Nam Á.Chủng tộc Ô-xtra-lô-ít: Nam Á và Đông Nam Á. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Giáo viên nhận xét, bổ ug và chốt lại kiến thức 2. DÂN CƯ THUỘC NHIỀU CHỦNG TỘC - Chủng tộc Môn-gô-lô-it: Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á. - Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it: Trung Á, Nam Á, Tây Nam Á. - Chủng tộc Ô-xtra-lô-it: Nam Á và Đông Nam Á Hoạt động 3: Tìm hiểu về nơi ra đời các tôn giáo lớn ở châu Á - Mục tiêu: Biết được châu Á là nơi ra đời các tôn giáo lớn - Phương thức: + Trực quan,vấn đáp, thuyết trình + Học sinh hoạt động cá nhân - Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CHÍNH - Giáo viên treo bảng phụ và yêu cầu Hs hoàn thành nội dung: Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu thời điểm và địa điểm ra đời của các tôn giáo lớn ở châu Á. - Học sinh lắng nghe giáo viên giao nhiệm vụ - Dự kiến sản phẩm: Phật giáo và Ấn Độ giáo ra đời ở Ấn Độ. Kitô giáo ra đời ở Pa-le-xtin. Hồi giáo ra đời ở A-rập Xê-ut. - Đại diện Hs trình bày - Giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức Gv đặtcâu hỏi: Ở Việt Nam có những tôn giáo nào? Kể một vài vị thần ở các tôn giáo mà em biết. 3. NƠI RA ĐỜI CÁC TÔN GIÁO LỚN Địa điểm Ấn Độ Ấn Độ A-rập Pa-le-xtin Thời điểm TKVI TCN TK I TK VII SCN Đầu CN Tôn giáo Phật giáo Ấn Độ giáo Hồi giáo Ki –tô giáo 3.3 Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: *Kiến thức Trình bày và giải thích được một số đặc điểm nổi bật của dân cư, xã hội châu Á. *Kỹ năng Tính tỉ lệ dân số các châu lục và so sánh với dân số châu Á; xác định sự phân bố các thành phân dân tộc châu Á; kết hợp kênh chữ nêu sự ra đời các tôn giáo lớn ở châu Á. - Phương thức: + Trực quan,vấn đáp, thuyết trình + Học sinh hoạt động cá nhân - Các bước của hoạt động: + Giáo viên phát vấn: Vì sao châu Á là châu lục có dân số đông và tăng nhanh nhất thế giới?Em hãy cho biết dân cư châu Á thuộc những thành phần dân tộc nào? Mỗi thành phần chủ tộc sống chủ yếu ở những khu vực nào?Trình bày thời điểm và địa điểm ra đời các tôn giáo lớn ở châu Á? + Học sinh lắng nghe + Dự kiến sản phẩm:lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, hệ quả nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu,.. Phật giáo và Ấn Độ giáo ra đời ở Ấn Độ. Kitô giáo ra đời ở Pa-le-xtin. Hồi giáo ra đời ở A-rập Xê-ut. + Học sinh trình bày kết quả + Giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức 3.4 Hoạt động vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học giải thích vấn đề dân số trước đây ở địa phương mà học sinh đang sinh sống. - Phương thức: + Vấn đáp, nêu vấn đề, thuyết trình + Học sinh hoạt động cá nhân - Các bước của hoạt động + Giáo viên phát vấn: Tìm hiểu thông tin địa phương ( vì sao trong gia đình chúng ta trước đây, ông bà thường sinh con rất đông). + Học sinh lắng nghe + Dự kiến sản phẩm: Hệ quả nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu + Học sinh có thể trình bày kết quả tại lớp + Giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức 3.5 Hoạt động tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: Viết đươc 01 đoạn văn về tôn giáo có địa phương ( đạo phật, đạo Cao đài, Kitô giáo). - Phương thức: + Vấn đáp, nêu vấn đề, thuyết trình + Học sinh hoạt động cá nhân - Các bước của hoạt động + Giáo viên phát vấn: Viết đươc 01 đoạn văn về tôn giáo có địa phương ( đạo phật, đạo Cao đài, Kitô giáo). + Học sinh lắng nghe + Dự kiến sản phẩm: Viết được đoạn văn phù hợp với nội dung, có liên kết và mạch lạc chặt chẽ + Học sinh trình bày kết quả + Giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức * Hoạt động hướng dẫn tự học: - Sưu tầm tài liệu: Sưu tâm tài liệu về các tôn giáo ở châu Á - Học bài 5 : Đặc điểm dân cư và xã hội châu Á. - Soạn và trả lời các câu hỏi của bài 6 Hòa Minh, ngày tháng năm 2019 Ý KIẾN CỦA TỔ TRƯỞNG Lưu Trung Ngươn
File đính kèm:
- Bai 5 Dac diem dan cu xa hoi chau A_12667652.doc