Giáo án Địa lý lớp 8 bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam

Nước ta có 3 nhóm đất chính:

- Nhóm đất Feralit (chiếm 65% diện tích đất tự nhiên) hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi. Có giá trị với việc trồng cây rừng và cây công nghiệp

- Nhóm đất mùn trên núi cao (chiếm 11% diện tích đất tự nhiên), chủ yếu là đất rừng đầu nguồn cần được bảo vệ.

- Nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển (chiếm 24% diện tích đất tự nhiên), tập trung ở các đồng bằng, nhất là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Nhóm đất này tơi xốp, giữ nước tốt, thích hợp với cây lương thực, thực phẩm nhất là cây lúa.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 8058 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 8 bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 Ngày soạn: 27/03/2015
Tiết 42 Ngày dạy: 31/03/2015
Bài 36: ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU : Qua bài học, học sinh cần đạt được: 
1.Kiến thức:
- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của đất VN.
- Nắm được đặc tính,sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước ta. 
- Nêu được một số vấn đề lớn trong sử dụng và cải tạo đất ở VN
2. Kỹ năng:
- Phân tích bản đồ đất VN, phân tích bảng số liệu về tỉ lệ 3 nhóm đất chính
3. Thái độ:
- Giúp hs biết cách sử dụng đất hợp lí và bảo vệ môi trường đất
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, 
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ đất VN
- Tranh ảnh về việc sử dụng đất.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Sgk, tập Atlats địa lí VN
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.Ổn định (1 phút): Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 8A1....................................................8A2.............................................8A3........................................, 8A5.., 8A6
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Tiến trình bài học:
	Khởi động:Đất (thổ nhưỡng) là sản phẩm của thiên nhiên do nhiều nhân tố hình thành. Đất còn là tư liệu sản xuất chính từ lâu đờiđối với sản xuất nông - lâm nghiệp. Đất ở nước ta đã được nhân dân sử dụng, cải tạo và phát triển thành nguồn tài nguyên vô cùng quý giá.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của đất VN (10 phút).
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân , nhóm
*Phương pháp dạy học : Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ, tự học,
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT hợp tác
Bước 1:
- Dựa vào thông tin sgk mục 1.a + H36.1 + H 36.2 Hãy cho biết:
- Tài nguyên Đất nước ta đa dạng, phức tạp như thế nào?Đọc tên các loại đất Hình 36.1
Bước 2:
- Những nhân tố nào đã ảnh hưởng đến sự hình thành đất? Lấy ví dụ?
- Hs trả lời, gv chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân bố, đặc tính và giá trị kinh tế của các nhóm đất (20 phút).
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân , nhóm
*Phương pháp dạy học : Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ, tự học,
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT hợp tác
Bước 1:
- Nước ta có mấy nhóm đất chính?
Dựa thông tin mục 1.b điền tiếp kiến thứcvào bảng sau: (phụ lục)
- Nhóm 1+2: Đất Feralit
- Nhóm 3 +4: Đất mùn núi cao
- Nhóm 5 +6: Đất bồi tụ phù sa
Bước 2:
- Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm lên trình bày.
- Gv chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở VN (10 phút).
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân , nhóm
*Phương pháp dạy học : Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ, tự học,
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT hợp tác
Bước 1:
- Đất có phải là tài nguyên vô tận không? Tại sao?
- Thực trạng việc sử dụng đất ở VN hiện nay như thế nào?Liên hệ địa phương em?
-Nêu biện pháp bảo vệ tài nguyên đất?
- Hs trả lời . Gv chuẩn xác kiến thức.
Bước 2:
-Hãy giải thích câu tục ngữ, ca dao sau:
 "Ai ơi! Chớ bỏ ruộng hoang. Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu!"
1. Đặc điểm chung của đất Việt Nam:
- Đa dạng, phức tạp, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam.
- Nguyên nhân: do nhiều nhân tố tạo nên như đá mẹ, địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật và tác động của con người.
2.Nước ta có 3 nhóm đất chính:
- Nhóm đất Feralit (chiếm 65% diện tích đất tự nhiên) hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi. Có giá trị với việc trồng cây rừng và cây công nghiệp
- Nhóm đất mùn trên núi cao (chiếm 11% diện tích đất tự nhiên), chủ yếu là đất rừng đầu nguồn cần được bảo vệ.
- Nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển (chiếm 24% diện tích đất tự nhiên), tập trung ở các đồng bằng, nhất là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Nhóm đất này tơi xốp, giữ nước tốt, thích hợp với cây lương thực, thực phẩm nhất là cây lúa. 
3. Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam
- Đất đai là tài nguyên quý giá. Việc sử dụng đất ở nước ta vẫn còn nhiều vấn đề chưa hợp lí.
- Cần phải sử dụng hợp lí và có biện pháp bảo vệ đất: chống xói mòn, rửa trôi, bạc màu đất ở miền đồi núi, cải tạo đất chua, mặn, phèn ở vùng đồng bằng ven biển.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết (3 phút)
- Hướng dẫn HS bài tập 2/ 129.
2. Hướng dẫn học tập (1 phút):
- Trả lờicâu hỏi, bài tập sgk/129
- Nghiên cứu bài 38 sgk/130: Nêu đặc điểm chung của sinh vật VN?
V. PHỤ LỤC:
Nhóm đất
Đất Feralit
Đất mùn núi cao
Đất bồi tụ phù sa
 Phân bố
Vùng đồi núi thấp
Trên núi cao
Vùng đồngbằng,ven biển
Tỉ lệ S
65%
11%
24%
Đặc tính chung và giá trị sử dụng.
-Chua, nghèo chất dinh dưỡng, nhiều sét.
- Đất có màu đỏ vàng . Đất xấu ít có giá trị đối với trồng trọt.
- Đất hình thành trên đá Badan, đá vôi có màu đỏ sẫm hoặc đỏ vàng, có độ phì cao, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.
- Hình thành dưới rừng cận nhiệt đới hoặc ôn đới.
- Có giá trị lớn đối với việc trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn
- Chiếm diện tích rộng lớn, phì nhiêu: Tơi, xốp, ít chua, giàu mùn
- Nhìn chung đất thích hợp trồng lúa, hoa màu và cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docDia_8_tuan_31_tiet_42_20150726_044039.doc
Giáo án liên quan