Giáo án Địa lý Lớp 7 - Tiết 45: Các vùng tự nhiên tỉnh Tây Ninh - Nguyễn Thị Mỹ Nga

Hoạt động 2: cá nhân

* Vị trí và đặc điểm, hướng phát triển kinh tế vùng biên giới Tây Bắc

HS quan sát H8.1

? Lãnh thổ Tây Ninh có thể chia làm mấy vùng tự nhiên?

HS: 3 vùng tự nhiên

? Xác vị trí định vùng biên giới Tây Bắc?

? Vùng này chia làm mấy khu vực?

 HS: 2 khu vực.

? Về địa hình và đất đai, vùng biên giới phía Tây và phía Bắc có gì khác nhau?

? Tại sao vùng biên giới phía Bắc có khả năng giữ nước kém?

 HS: Đất xám có khả năng giữ nước kém, nơi cao dễ bị xói mòn vào mùa mưa

? Tại sao vùng biên giới phía Tây đất còn bỏ hoang nhiều?

HS: Thiếu thủy lợi.

? Muốn phát triển nông nghiệp, vấn đề đặt ra cho vùng là gì?

? Cần chú ý những vấn đề gì về bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ môi trường?

? Trong vùng này có các cửa khẩu nào? Giá trị kinh tế?

HS: cửa khẩu quốc tế : Mộc Bài và Xa-mat. Đã hình thành 2 khu kinh tế cửa khẩu ở đây

? Ngoài ra vùng này còn có điều kiện nào để phát triển kinh tế?

HS: du lịch: trung ương cục miền Nam

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 855 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 7 - Tiết 45: Các vùng tự nhiên tỉnh Tây Ninh - Nguyễn Thị Mỹ Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 8 - Tiết 45 
Tuần 24
Ngày dạy: / /2018
ĐỊA LÍ TÂY NINH
CÁC VÙNG TỰ NHIÊN TỈNH TÂY NINH
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- HS biết xác định được vị trí , đặc điểm và hướng phát triển các vùng tự nhiên Tây Ninh.
- HS hiểu được sự khác nhau về các thành phần tự nhiên giữa các vùng. 
1.2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc bản đồ, xác định các vùng tự nhiên trên bản đồ Tây Ninh.
1.3. Thái độ:
- Lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước.
2. TRỌNG TÂM
- Các vùng tự nhiên Tây Ninh
3. CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên: Sách địa lý Tây Ninh, lược đồ phân vùng tự nhiên tỉnh Tây Ninh.
3.2. Học sinh: chuẩn bị bài.
4. TIẾN TRÌNH
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm diện HS
4.2. Kiểm tra miệng
Câu 1: Xác định trên bản đồ tự nhiên châu Mĩ các dạng địa hình ở Trung và Nam Mĩ và nêu đặc điểm của chúng ? (7đ)
- Eo đất Trung Mĩ là nơi tận cùng của dãy Coóc-đi-e, có các dãy núi chạy dọc eo đất, có nhiều núi lửa hoạt động.
- Quần đảo Ăng-ti là một vòng cung gồm vô số đảo nhỏ quanh biển Ca-ri-bê. 
- Lục địa Nam Mĩ có 3 khu vực địa hình
 + Phía Tây là miền núi trẻ An-đet cao và đồ sộ nhất châu Mĩ, cao trung bình 3.000 – 5.000m
 + Ở giữa là các đồng bằng rộng lớn, tiêu biểu là đồng bằng Amadon rộng nhất thế giới 
 + Phía Đông là các sơn nguyên Bra-xin và Guy-a-na.
Câu 2: Kể tên các vùng tự nhiên của Tây Ninh?
- 3 vùng: biên giới Tây Bắc, vùng Đông Bắc và vùng Trung Tâm.
4.3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1:giới thiệu bài
Tây Ninh là tỉnh biên giới tây nam, thuộc vùng Đông Nam bộ nước ta.Diện tích thuộc loại trung bình so với cả nước và xếp hàng 3/6 tỉnh trong vùng Đông Nam bộ. Trong tự nhiên, tỉnh Tây Ninh chia thành các khu vực nào và có đặc điểm như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung trong bài học hôm nay
Hoạt động 2: cá nhân
* Vị trí và đặc điểm, hướng phát triển kinh tế vùng biên giới Tây Bắc
HS quan sát H8.1
? Lãnh thổ Tây Ninh có thể chia làm mấy vùng tự nhiên?
HS: 3 vùng tự nhiên
? Xác vị trí định vùng biên giới Tây Bắc?
? Vùng này chia làm mấy khu vực?
 HS: 2 khu vực.
? Về địa hình và đất đai, vùng biên giới phía Tây và phía Bắc có gì khác nhau?
? Tại sao vùng biên giới phía Bắc có khả năng giữ nước kém?
 HS: Đất xám có khả năng giữ nước kém, nơi cao dễ bị xói mòn vào mùa mưa 
? Tại sao vùng biên giới phía Tây đất còn bỏ hoang nhiều? 
HS: Thiếu thủy lợi.
? Muốn phát triển nông nghiệp, vấn đề đặt ra cho vùng là gì?
? Cần chú ý những vấn đề gì về bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ môi trường?
? Trong vùng này có các cửa khẩu nào? Giá trị kinh tế?
HS: cửa khẩu quốc tế : Mộc Bài và Xa-mat. Đã hình thành 2 khu kinh tế cửa khẩu ở đây
? Ngoài ra vùng này còn có điều kiện nào để phát triển kinh tế?
HS: du lịch: trung ương cục miền Nam
Hoạt động 3: nhóm
* Vị trí và đặc điểm, hướng phát triển kinh tế vùng Đông Bắc và trung tâm
HS quan sát H8.1
GV giới thiệu vị trí vùng Đông Bắc và trung tâm
Thảo luận nhóm: 4 nhóm - 6 phút
? Xác định vị trí , giới hạn và hướng phát triển của các vùng tự nhiên sau?
Nhóm 1,2: vùng Đông Bắc
? Vùng Đông Bắc có điều kiện gì thuận lợi phát triển nông nghiệp?
? Khó khăn cho nông nghiệp là gì?
? Để phát triển kinh tế, vùng Đông Bắc cần có hướng khắc phục khó khăn gì? Bằng cách nào?
Nhóm 3,4: vùng Trung tâm
? Địa hình vùng Trung tâm có gì nổi bật?
 HS: ở một số khu vực phân bố dọc lòng sông phù sa tạo thành các bãi bồi, thích hợp cho lúa, đậu, hoa màu.
? Nơi chúng ta đang ở thuộc vùng tự nhiên nào?
? Có địa điểm du lịch nào?
HS: núi Bà Đen, chùa Tòa Thánh
I. Vùng biên giới Tây Bắc
- Gồm 20 xã dọc biên giới phía Bắc và phía Tây của tỉnh.
- Đặc điểm tự nhiên:
+ Các xã vùng biên giới phía Bắc: Địa hình cao, đất xám, rừng (nhiều nhất tỉnh).
+ Các xã vùng biên giới phía Tây: Địa hình thấp dần về phía Nam, chủ yếu là đất xám điển hình, thiếu hệ thống thủy lợi (đất hoang chiếm diện tích lớn nhất).
- Hướng phát triển:
+ Tập trung công tác khuyến nông, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
+ Khai hoang, cải tạo đất hoang, trồng cây thích hợp.
+ Quy hoạch các cửa khẩu làm nhiệm vụ đầu ra của vùng kinh tế phía Nam và trung tâm thương mại của tỉnh.
+ Khai thác dịch vụ du lịch.
II. Vùng Đông Bắc
- Gồm Tân Biên, Tân Châu (trừ các xã biên giới), Dương Minh Châu.
- Đặc điểm tự nhiên:
+ Địa hình cao, đất xám chiếm diện tích lớn nhất (trồng cây công nghiệp và hoa quả).
+ Mùa khô khắc nghiệt, ít sông suối.
+ Diện tích rừng bị tàn phá nặng.
- Hướng phát triển:
+ Hình thành vùng chuyên canh mía, mì, cao su, đậu phộng.
+ Hình thành khu công nghiệp – nông nghiệp chế biến cao su, mía, mì.
+ Phát triển thị trấn, huyện lị đông dân.
+ Khai thác dịch vụ du lịch.
III. Vùng Trung tâm:
- Gồm Hòa Thành, Gò Dầu, TP Tây Ninh và các xã thuộc phía đông sông Vàm Cỏ của 2 huyện Trảng Bàng và Châu Thành.
- Đặc điểm tự nhiên:
+ Độ cao địa hình thay đổi từ 15 – 25m.
+ Có sông Vàm Cỏ Đông chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam và nhiều kênh rạch tự nhiên.
- Hướng phát triển:
+ Công nghiệp: Xây dựng thành khu công nghiệp kĩ thuật cao, phát triển mạnh công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp tinh xảo.
+ Nông nghiệp: Hình thành vùng chuyên canh cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Phát triển Thị xã với quy mô tương xứng là trung tâm kinh tế - văn hóa, xã hội của tỉnh.
+ Khai thác dịch vụ du lịch.
4.4. Câu hỏi và bài tập củng cố
Câu 1: Xác đinh các vùng tự nhiên Tây Ninh trên lược đồ?
HS xác định
Câu 2: Nêu những phương hướng phát triển kinh tế của các vùng tự nhiên Tây Ninh?
- Vùng biên giới Tây Bắc. 
+ Tập trung công tác khuyến nông, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
+ Khai hoang, cải tạo đất hoang, trồng cây thích hợp.
+ Quy hoạch các cửa khẩu làm nhiệm vụ đầu ra của vùng kinh tế phía Nam và trung tâm thương mại của tỉnh.
+ Khai thác dịch vụ du lịch
- Vùng Đông Bắc. 
+ Hình thành vùng chuyên canh mía, mì, cao su, đậu phộng.
+ Hình thành khu công nghiệp – nông nghiệp chế biến cao su, mía, mì.
+ Phát triển thị trấn, huyện lị đông dân.
+ Khai thác dịch vụ du lịch.
- Vùng Trung Tâm.
 + Công nghiệp: Xây dựng thành khu công nghiệp kĩ thuật cao, phát triển mạnh công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp tinh xảo.
+ Nông nghiệp: Hình thành vùng chuyên canh cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Phát triển Thị xã với quy mô tương xứng là trung tâm kinh tế - văn hóa, xã hội của tỉnh.
+ Khai thác dịch vụ du lịch.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học 
* Đối với bài học ở tiết này:
- Học thuộc bài , chú ý đặc điểm các vùng Tây Ninh
*Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Chuẩn bị bài 42: “Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ” (tt)
+ Xem lược đồ khí hậu Trung và Nam Mĩ
+ Trình bày các kiểu môi trường ở Trung và Nam Mĩ ?
+ Giải thích vì sao dải đất duyên hải phía tây An-đét lại có hoang mạc ?
5. RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung
Phương pháp
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học

File đính kèm:

  • docDia li Tay Ninh_12798580.doc