Giáo án Địa lý Lớp 7 - Tiết 21: Môi trường đới lạnh - Năm học 2019-2020

Hoạt động 1 :

Tìm hiểu Đặc điểm của môi trường

GV: Treo bản đồ lên.

? Quan sát bản đồ, H 21.1 và 21.2 em hãy xác định vị trí của môi trường đới lạnh ở hai bán cầu

GV: Giới thiệu cho HS đường vòng cực thể hiện bằng vòng tròn nét đứt màu xanh thẫm.

Đường đẳng nhiệt 10o C tháng 7 bắc bán cầu & tháng 1 ở nam bán cầu.

Liên hệ kiến thức cũ giải thích thêm đường đẳng nhiệt. Đường đẳng nhiệt là đường nối liền các vùng có nhiệt độ giống nhau trên bản đồ

GV: Nhấn mạnh môi trường đới lạnh nằm từ vòng cực đến 2 cực.

? Qua bản đồ và H 21.1, 21.2 SGK cho biết phạm vi tiếp giáp của đới lạnh ở hai nửa cầu

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 7 - Tiết 21: Môi trường đới lạnh - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/11/ 2019
Tuần: 11 Tiết: 22 
(Từ ngày......... đến...... ) 
Chương IV: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH.
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH
Bài 21
MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 - Biết vị trí của đới lạnh trên bản đồ.
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên của đới lạnh.
- Biết được sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trường đới lạnh.
2. Kỹ năng:
- Đọc bản đồ về môi trường đới lạnh ở vùng Bắc Cực và vùng Nam Cực để nhận biết vị trí, giới hạn của đới lạnh.
- Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một vài địa điểm ở môi trường đới lạnh để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh.
3. Thái độ: 
 Ý thức bảo vệ môi trường, tình yêu thiên nhiên
II. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học:
 Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, giảng giải, trực quan, thảo luận nhóm. 
III. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên:
 - Giáo án
 - Bản đồ hai miền địa cực 
2. Học sinh:
 - Ôn tập lại kiến thức lớp 6 về đặc điể khí hậu hàn đới. (Vị trí, nhiệt độ, lượng mưa,...)
 - Chuẩn bị kỹ trước bài 21
IV. Hoạt động dạy và học: 
1.Ổn định lớp : 
 Báo cáo sĩ số và nhận xét trực nhật.
2 .Kiểm tra bài cũ : 4’
 - Hãy nêu tên, xác định lại vị trí của 3 đới khí hậu trên lược đồ
3 . Bài mới: 
	 3.1 Giới thiệu bài mới
 Học sinh quan sát H1, H2 cho biết nội dung từng ảnh
H1 HS nêu cảnh quan hoang mạc xahara, môi trường này có khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, sinh vật nghèo nàn, dân cư thưa thớt. GV trên trái đất cũng có 1 môi trường tương tự, H2 HS nêu cảnh quan môi trường đới lạnh, GV ở đây có nhiều đặc điểm giống môi trường hoang mạc nên còn được gọi là hoang mạc lạnh, tuy nhiên ở đây cũng có những nét đặc trưng riêng. Vậy những nét đặc trưng của môi trường đới lạnh biểu hiện như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài 21
	 3.2 Tiến trình dạy học 
Thời gian
Hoạt Động Của Giáo Viên
Hoạt Động Của Học Sinh
Nội Dung
20’
15’
Hoạt động 1 :
Tìm hiểu Đặc điểm của môi trường
GV: Treo bản đồ lên.
? Quan sát bản đồ, H 21.1 và 21.2 em hãy xác định vị trí của môi trường đới lạnh ở hai bán cầu 
GV: Giới thiệu cho HS đường vòng cực thể hiện bằng vòng tròn nét đứt màu xanh thẫm.
àĐường đẳng nhiệt 10o C tháng 7 bắc bán cầu & tháng 1 ở nam bán cầu.
àLiên hệ kiến thức cũ giải thích thêm đường đẳng nhiệt. Đường đẳng nhiệt là đường nối liền các vùng có nhiệt độ giống nhau trên bản đồ
GV: Nhấn mạnh môi trường đới lạnh nằm từ vòng cực đến 2 cực.
? Qua bản đồ và H 21.1, 21.2 SGK cho biết phạm vi tiếp giáp của đới lạnh ở hai nửa cầu
GV: Cho HS quan sát biểu đồ H 21.3 tr 68 SGK .Nêu diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trong năm ở đới lạnh.
GV: xác định vị trí Hon-man trên lược đồ
GV: Gió ở đới lạnh thổi rất mạnh do ở đây hình thành trung tâm áp cao thổi về áp thấp vùng ôn đới GV: cho xem hình vị trí của trái đất quay quanh mặt trời vào các ngày đông chí, hạ chí
? Do đâu khí hậu ở đây lại lạnh lẽo khắc nghiệt?
GV: cho HS Đọc thuật ngữ
 “ Băng trôi, Băng sơn” SGK trang 186
? Quan sát H21.4 và H24.5 tr 69 SGK So sánh sự khác nhau giữa núi băng và băng trôi? 
? Sự hình thành các núi băng trôi có tác hại gì đối với ngành hàng hải?
HS xem hình tàu phá băng
GV cho HS xem lược đồ tình trạng ấm lên ở nam cực
? Băng ở cực tan sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống con người trên trái đất, liên hệ thực tế Việt Nam
GV chuyển ý: Với đặc điểm khí hậu vô cùng lạnh giá khắc nghiệt như trên, như thế thì sinh vật ở có sự thích nghi như thế nào chúng ta chuyển sang mục 2
Hoạt động 2
Tìm hiểu sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trường
? Quan sát H21.6 và H24.7 tr 69 SGK mô tả điểm giống, khác ở cảnh quan hai đài nguyên vào mùa hạ ở bắc Âu, Bắc Mĩ?
? Giải thích vì sao thực vật chỉ phát triển vào mùa hè ở bắc cực?
? GV cho HS xem hình & nêu tên 1 số động vật điển hình sống ở Bắc cực, Nam cực 
? Dựa vào SGK em hãy nêu 1 vài cách thích nghi của động vật với khí hậu.
GV cho hs xem hình
 Cuộc sống của sinh vật ở đây chỉ phát triển sôi động vào mùa hạ ngắn ngủi
? Vì sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của trái đất.
HS: Dựa vào bản đồ và hình 21.1 & 21.2 đọc & tìm được vị trí của môi trường đới lạnh (Bắc cực & Nam cực)
HS: xác định được đới lạnh Bắc cực là đại dương, bao quanh là lục địa Á-Âu, Bắc mĩ
còn Nam cực là lục địa 
(Châu Nam Cực) bao quanh là 3 đại dương lớn (TBD, ĐTD,ÂDĐ)
HS thảo luận nhóm: 4' 
Nhóm: 1,2
* Nhiệt độ
 ? Tháng cao nhất tháng mấy? (Tháng 7 khoảng 100c)
? Tháng thấp nhất tháng mấy? Khoảng bao nhiêu 0c?
 ( Tháng 2 khoảng - 300c)
? Biên độ nhiệt trong năm? ( lớn 400c)
? Số tháng có nhiệt độ trên 00c (3,5 tháng)
? Số tháng có nhiệt độ dưới 00c (8,5 tháng)
? Kết luận 
(Quanh năm lạnh lẽo, mùa đông rất dài, nhiệt độ dưới 100c) 
Nhóm: 3,4
* Lượng mưa 
? Lượng mưa TB năm (133mm)
? Tháng mưa nhiều nhất là tháng nào? Khoảng bao nhiêu mm?
(Tháng 7, 8; khoảng 20mm)
? Tháng mưa ít nhất là tháng nào? (Tháng 9 đến tháng 5 năm sau)
? Kết luận
(Mưa ít, phần lớn ơ dạng tuyết rơi)
N1, N3 báo cáo, N2, N4 bổ sung
HS: do nằm ở vĩ độ cao, góc chiếu của mặt trời nhỏ...
HS: - Băng trôi vào mùa hạ, do sự nút vỡ từ biển băng 
 - Núi băng vào mùa hạ: Lượng băng quá nặng 
tự tách ra từ một khối khiêng băng lớn, di chuyển rất chậm
HS: Làm cho các tàu thuyền va đập, chìm tàu,...
HS: mưa bão khắc nghiệt hơn, ngập lụt,...
HS: 
Giống nhau: cây phát triển vào mùa hè, cây còi cọc, thấp lùn,...
Khác nhau
H21.6 Thực vật có rêu, điạ y, ở ven hồ cây thông lùn. Mặt đất chưa tan hết băng.
H 21.7 Thực vật thưa thớt nghèo hơn bắc âu. Băng chưa tan, không có cây thông lùn, cây bụi chỉ có địa y. Băng chưa tan
HS: mùa hè nhiệt độ cao, băng tan, lộ đất cây mọc được
HS: gấu bắc cực, chim cánh cụt
HS: có lớp mở dày, lông dày, lông không thấm nước, ngủ đông, di cư,...
HS: Vì khí hậu lạnh khắc nghiệt, quanh năm băng tuyết dày đặc, thiếu ánh sáng mặt trời. Do đó thực vật khó phát triển động vật rất nghèo nàn con người cũng ít sinh sống ở đấy .
1. Đặc điểm của môi trường :
 a. Vị trí
- Đới lạnh nằm trong khoảng từ 2 vòng cực về 2 cực.
b. Đặc điểm khí hậu
- Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo, mùa đông rất dài, nhiệt độ trung bình luôn dưới 00C
- Lượng mưa ít (dưới 500 mm) và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi
- Mặt đất đóng băng quanh năm.
- Nguyên nhân: nằm ở vĩ độ cao
2. Sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trường :
a. Thực vật:
- Chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, cây còi cọc, thấp lùn xen lẫn với rêu, địa y.
b. Động vật
- Sự thích nghi: có lớp mỡ dày, lông dày, hoặc lông không thấm nước, một số động vật ngủ đông hay di cư, sống thành đàn để bảo vệ và sưới ấm cho nhau.
4. Đánh giá: 5’
Hãy điền mũi tên đề hoàn thành sơ đồ
Khí hậu rất lạnh
Rất ít người sinh sống
Băng tuyết bao phủ quanh năm
Thực vật nghèo nàn
Ý nào sao đây không đúng với đặc điểm đới lạnh?
a. Lượng mưa trong năm ít dưới 500mm
b. Khí hậu khắc nghiệt, biên độ nhiệt năm và ngày lớn
c. Dân cư tập trung đông
d. Thực vật, động vật nghèo nàn
Động vật ở đới lạnh thích nghi với khí hậu khắc nghiệt nhờ:
a. có lớp mỡ dày
b. có lớp lông dày, không thấm nước
c. di cư hoặc tránh đông
d. Tất cả ý trên
5. Hoạt động nối tiếp: 1'
 - Về nhà học bài
- Với đặc điểm khí hậu như vậy thì dân cư ở đây có cách thích nghi như thế nào, chúng ta về nhà tìm hiểu và hoàn thành ở bài tập 4 trang 70 SGK
- Liên hệ, so sánh đặc điểm khí hậu, lượng mưa ở đới lạnh so với đặc điểm khí hậu của nước ta
 - Chuẩn bị bài mới. Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh.

File đính kèm:

  • docBai 21 Moi truong doi lanh_12715515.doc