Giáo án Địa lý Lớp 7 - Năm học 2019-2020 (Chương trình cả năm)
1. Mục tiêu:
a) Về kiến thức:
- Phân tích được mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng.
- THBVMT: Hiểu được sự gia tăng dân số nhanh và bùng nổ dân số đã có những tác động tiêu cực tới tài nguyên và môi trường ở đới nóng.
- Biết được một số biện pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của dân số đối với tài nguyên và môi trường ở đới nóng.
- THNL: Biết việc khai thác sử dụng quá mức tài nguyên và các nguồn năng lượng.
b) Về kĩ năng:
- Cách đọc phân tích bảng số liệu, biểu đồ về các mối quan hệ giữa dân số và lương thực.
- Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên ở đới nóng.
c) Về thái độ:
- Thấy được sức ép của dân số gia tăng quá đông gây tác động xấu đến vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường.
- THBVMT: Có hành động tích cực góp phần giải quyết các vấn đề môi trường ở đới nóng.
- Có thái độ về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên năng lượng, có ý thức học tập và mơ ước nghiên cứu để tìm ra các nguồn năng lượng khác trong tự nhiên.
* Năng lực phát triển:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a) Chuẩn bị của giáo viên:
Bản đồ phân bố dân cư thế giới
b) Chuẩn bị của học sinh:
Đọc và chuẩn bị trước bài.
c Phi ven Địa Trung Hải trồng lúa mì, ôliu, cây ăn quả cận nhiệt đới, các nước phía nam Xa-ha-ra trồng lạc, ngô, bông,... Các ngành công nghiệp chính là khai khoáng và khai thác dầu mỏ. + Các nước Trung Phi trồng trọt và chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản và khoáng sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu. - Khoanh tròn vào ý em cho là đúng. Hoang mạc Xahara là hoang mạc nhiệt đới lớn nhất Thế Giới thuộc: A. Bắc Phi. C. Trung Phi. B. Đông Phi. D. Nam Phi. d) Hướng dẫn tự học ở nhà: - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. - Về nhà soạn các câu hỏi sau bài 33 “Các khu vực châu Phi”. .................................................................... Ngày dạy:/./2018 tại lớp 7A :../../2018 tại lớp 7B Tiết 34 – Bài 33 CÁC KHU VỰC CHÂU PHI (Tiếp) 1. Mục tiêu: a) Về kiến thức: - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế của khu vực Nam Phi. + Tự nhiên: Địa hình cao ở phía Đông Nam, trũng ở giữa. Khí hậu nhiệt đới là chủ yếu. Thực vật thay đổi từ Đông sang Tây theo sự thay đổi của lượng mưa. + Dân cư: Thành phần chủng tộc đa dạng (Nê-grô-ít, Môn-gô-lô-ít, Ơ-rô-pê-ô-ít và người lai), phần lớn theo đạo thiên chúa. + Kinh tế: Trình độ phát triển rất không đều. Cộng hòa Nam Phi là nước công nghiệp phát triển nhất châu Phi. b) Về kĩ năng: - Sử dụng bản đồ, lược đồ về tự nhiên, dân cư, kinh tế để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của khu vực Nam Phi. - Phân tích bảng số liệu về tỉ lệ gia tăng dân số, tỉ lệ dân thành thị ở một số quốc gia châu Phi. c) Về thái độ: - Phấn đấu trong học tập, định hướng nghề nghiệp sau này. - Yêu thích tìm hiểu thiên nhiên. * Năng lực phát triển:: - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a) Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ hành chính châu Phi. b) Chuẩn bị của học sinh: Đọc và chuẩn bị trước bài. 3. Tiến trình bài dạy: a) Kiểm tra: * Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A....../......; Lớp 7B......./......... * Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi. Nêu khái quát tự nhiên và dân cư xã hội của khu vực Bắc Phi? b) Dạy nội dung bài mới: Trong 3 khu vực châu Phi, khu vực Nam Phi nhỏ nhất, song lại có ý nghĩa quan trọng tạo nên diện mạo của một châu Phi đang đổi mới và phát triển. Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Nam Phi. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu khu vực Nam Phi. Mục tiêu: - Giúp HS biết các đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Phi. - Phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, đọc hiểu văn bản. - Quan sát bản đồ tự nhiên châu Phi. GV: Chia nhóm cho học sinh hoạt động từng đại diện nhóm trình bày bổ sung giáo viên chuẩn kiến thức và ghi bảng. * Nhóm 1: Địa hình Nam Phi như thế nào? HS: Địa hình cao trung bình > 1000m. * Nhóm 2: Nam Phi nằm trong môi trường nào? HS: Môi trường nhiệt đới nhưng ẩm và dịu hơn Bắc Phi. GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức. * Nhóm 3: Tên các dòng biển nóng, lạnh và ảnh hưởng của dòng biển nóng đối với khí hậu phía đông của Nam Phi? HS: Dòng lạnh Ben ghê la, dòng nóng Môdămbích. + Gió đông Nam từ Ấn Độ Dương vào nên thời tiết quanh năm nóng ẩm và mưa tương đối lớn. GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức. * Nhóm 4: Sự thay đổi lượng mưa khi đi từ đông sang tây của Nam Phi và vai trò của dãy Đrê-ken-béc với lượng mưa 2 bên dãy núi này như thế nào? HS: + Lượng mưa giảm dần từ đông sang tây. + Dãy Đrê-ken-béc chắn gió nên đồng bằng duyên hải và sườn hướng ra biển có mưa nhiều rừng rậm bao phủ. + Phía tây dãy núi khí hậu khô hạn dần từ rừng rậm, rừng thưa, xa van. GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức. * Nhóm 5: Sự thay đổi của thảm thực vật từ đông sang tây như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa đó? HS: Từ rừng rậm, xa van, hoang mạc. + Do ảnh hưởng của yếu tố địa hình, dòng nóng, dòng lạnh. GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức. * Nhóm 6: Bằng kiến thức đã học hãy giải thích tại sao hoang mạc lại lan sát ra biển ở phía tây của Nam Phi? HS: Ảnh hưởng của dòng lạnh Ben-ghê-la nên hơi nước từ đại dương vào qua đây gặp lạnh ngưng tụ thành sương mù vào đất liền không khí mất hết hơi nước nên mưa hiếm và phát triển hoang mạc. GV: Nam Phi có đại dương bao quanh 3 mặt nên chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến hải dương ẩm (gió mậu dịch đông nam từ Ấn Độ Dương vào nên khí hậu ẩm và dịu hơn Bắc Phi). Hoạt động 2: Tìm hiểu khái quát kinh tế xã hội. Mục tiêu: - Giúp HS biết thành phần dân tộc và kinh tế của khu vực Nam Phi. - Phát triển năng lực tự học, sử dụng bản đồ. GV: Treo bản đồ hành chính châu Phi. ? Quan sát lược đồ nêu tên các nước Nam Phi? HS: Lên bảng chỉ bản đồ. Các nước thuộc khu vực Nam Phi: Ăng-gô-la, Dăm-bi-a, Ma-la-uy, Na-mi-bi-a, Bốt-xoa-na, Dim-ba-bu-ê, Mô-dăm-bích, Xoa-di-len, Lê-xô-thô, CH Nam Phi, Ma-đa-ga-xca. ? Thành phần dân cư Nam Phi như thế nào? Có gì khác so với Bắc và Trung Phi? HS: Thành phần chủng tộc của khu vực Nam Phi đa dạng hơn Bắc Phi và Trung Phi. + Bắc Phi chủ yếu là người Ả Rập, người Béc-be thuộc chủng tộc ơ-rô-pê-ô-it. + Trung Phi chủ yếu là người Nê-grô-it. + Nam Phi chủ yếu là người Nê-grô-it, ơ-rô-pê-ô-it, người lai. Riêng Ma-đa-ga-xca là người Man-gat thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it. GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức. GV: Nạn phân biệt chủng tộc đã được xóa bỏ ở cộng hòa Nam Phi đây là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài của nhân dân Nam Phi (4. 1994). ? Quan sát hình 32.3 nêu tên các khoáng sản chính của Nam Phi? HS: + Uranium: ở Na-mi-bi-a, Bốt-xoa-na. + Crôm: Na- mi- bi- a, Ma- đa- ga- xca. + Kim cương: ở CH Nam Phi, Bốt- xoa-na, An- gô- la, Na- mi- bi- a. ? Kinh tế các nước Nam Phi như thế nào? HS: Trả lời GV: + CH Nam Phi nổi tiếng đứng đầu thế giới về sản xuất vàng, khai thác kim cương + Cây ăn quả cận nhiệt đới được trồng nhiền ở duyên hải đông nam, chăn nuôi là ngành quan trọng trong sản xuất nông nghiệp do có diện tích đồng cỏ rộng lớn trên các cao nguyên nội địa và sườn phía nam. GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức. GV: Yêu cầu 1 HS đọc kết luận chung. 3. Khu vực Nam Phi: a. Khái quát tự nhiên: - Địa hình cao trung bình trên 1.000m, dãy núi cao ở phía đông nam là Đrê-ken-bec, trũng ở giữa là bồn địa Ca- la- ha- ri. - Khí hậu: Nằm trong môi trường nhiệt đới, nhưng ẩm và dịu hơn Bắc Phi, cực Nam có khí hậu Địa Trung Hải. - Do ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió Đông Nam từ đại dương, nên sườn núi hướng ra biển có mưa nhiều - Lượng mưa giảm dần từ đông sang tây. - Thực vật thay đổi từ đông sang tây theo sự thay đổi của lượng mưa. Rừng nhiệt đới à là rừng thưa à xavan. b. Khái quát kinh tế xã hội: - Dân cư thành phần chủng tộc đa dạng Nê- grô- ít, Ơ- rô- pê- ô- ít và người lai phần lớn theo đạo Thiên Chúa. - Kinh tế phát triển không đồng đều, Cộng hòa Nam Phi là nước công nghiệp phát triển nhất châu Phi * Ghi nhớ (sgk trang 106) c) Củng cố, luyện tập: - Bài tập 1 trang 106, GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. Trả lời: * Khí hậu Nam Phi ẩm và dịu hơn Bắc Phi vì các nguyên nhân sau đây: + Nam Phi có diện tích nhỏ hơn Bắc Phi, lại có ba mặt giáp đại dương. + Nam Phi có phần phía đông chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió đông nam thổi từ đại dương vào nên thời tiết quanh năm nóng, ẩm và mưa tương đối nhiều. - Bài tập 3 trang 106, GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài. Trả lời: GDP/người: 2.597,4 USD/người/năm d) Hướng dẫn tự học ở nhà: - Học bài theo nội dung bài học, trả lời câu hỏi SGK. - Đọc lại các bài từ bài 13 đến 33 để giờ ôn tập học kì I. .................................................................... Ngày dạy:/./2018 tại lớp 7A :../../2018 tại lớp 7B Tiết 35 ÔN TẬP HỌC KỲ I 1. Mục tiêu: a) Về kiến thức: - Củng cố lại những kiến thức được học trong chương trình học kì I. - Giải đáp những thắc mắc của học sinh trong quá trình học tập. b) Về kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc phân tích biểu đồ, lược đồ sơ đồ, bảng số liệu. - Rèn kĩ năng đọc, nhận định đúng nội dung câu hỏi. c) Về thái độ: - Giáo dục HS tính chuyên cần. * Năng lực phát triển:: - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a) Chuẩn bị của giáo viên: Đề cương ôn tập b) Chuẩn bị của học sinh: Đọc và chuẩn bị trước bài. 3. Tiến trình bài dạy: a) Kiểm tra: * Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A....../......; Lớp 7B......./......... * Kiểm tra bài cũ: b) Dạy nội dung bài mới: ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I Câu 1. Trình bày những thuận lợi và khó khăn của môi trường xích đạo ẩm đối với sản xuất nông nghiệp? Trả lời: - Thuận lợi: Nhiệt độ và độ ẩm cao, cây trồng phát triển quanh năm, có thể trồng xen canh gối vụ. - Khó khăn: + Khí hậu nóng, ẩm tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển gây hại cho cây trồng vật nuôi. + Nhiệt độ độ ẩm cao làm cho chất hữu cơ phân hủy nhanh nên tầng mùn không dày, nếu không có thực vật che phủ thì lớp đất màu dễ bị rửa trôi hết, đặc biệt là sườn dốc của đồi núi. Câu 2. Phân tích sức ép của dân số tới tài nguyên môi trường ở đới nóng? Trả lời: - Dân số đới nóng tập trung đông và ngày càng đông -> nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm và các hàng hóa khác rất lớn -> gây sức ép tới tài nguyên môi trường nhiều mặt. - Tài nguyên rừng: Do thiếu lương thực nên phải mở rộng diện tích canh tác -> diện tích rừng bị thu hẹp. - Tài nguyên đất: đất trồng bị tận dụng nhưng không được chăm bón đầy đủ -> ngày càng bạc màu. - Tài nguyên khoáng sản: tăng cường khai thác, xuất khẩu các nguyên liệu, nhiên liệu thô để đổi lấy lương thực và hàng tiêu dùng -> nhiều loại khoáng sản nhanh chóng cạn kiệt. - Môi trường: ở nhiều nơi điều kiện sống thấp -> môi trường bị ô nhiễm và cạn kiệt (nhất là môi trường nước: 700 triệu người dân ở đới nóng không được dùng nước sạch, khoảng 80% số người mắc bệnh là do thiếu nước sạch) - Để giảm sức ép cần giảm tỉ lệ gia tăng dân số, tăng cường phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Câu 3. Trình bày những nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm môi trường nước ở đới ôn hòa. Biện pháp nhằm làm giảm bớt ô nhiễm môi trường nước? Trả lời: - Nguyên nhân: Thải từ các nhà máy, xi nghiệp. ô nhiễm môi Thủy triều đen Nước thải sinh hoạt. trường nước Thủy triều đỏ Dùng thuốc trừ sâu, phân hóa học. Tai nạn chở dầu - Biện pháp: Xử lý chất thải trước khi đổ ra sông, biển Giảm bớt nguy cơ xảy ra tai nạn chở dầu. Câu 4. Để sản xuất ra khối lượng nông sản lớn có giá trị cao nền nông nghiệp tiến tiến ở đới ôn hòa đã áp dụng những biện pháp gì? Nêu một số nông sản chính của môi trường ôn đới lục địa? Trả lời: - Biện pháp: + Tổ chức theo kiểu công nghiệp. + Chuyên môn hóa với qui mô lớn. + Áp dụng các thành tựu kĩ thuật tiên tiến, đặc biệt là tuyển chọn và lai tạo giống vật nuôi. + Hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh cùng các phương pháp tưới tiêu khoa học. + Dùng nhà kín, trồng cây ven bờ ruộng, chắn gió và giữ nước cho cây. Dùng tấm nhựa trong chống sương giá và mưa đá. + Các nông sản chính của môi trường ôn đới lục địa: Lúa mì, đại mạch, khoai tây, ngô, bí, ngựa, lợn. Câu 5: Trình bày đặc điểm công nghiệp ở đới ôn hòa? Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp đới ôn hòa đã tác động gì tới môi trường; Nêu biên pháp khắc phục? Trả lời: - Đặc điểm của nền công nghiệp ở đới ôn hòa: + Phát triển sớm nhất + Chiếm ¾ tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới. + Nền công nghiệp hiện đại, cơ cấu đa dạng. + Công nghiệp tập trung thành vùng công nghiệp lớn. + Có nhiều nước công nghiệp hàng đầu thế giới: Anh, Hoa Kì, Nhật Bản, Pháp, Đức + Tác động: ô nhiễm môi trường nước và không khí. + Biện pháp: Cắt giảm lượng khí thải, xử lí chất thải. Câu 6: Hãy trình bày về đặc điểm và sự phân bố của các môi trường tự nhiên ở Châu Phi? Trả lời: - Do xích đạo đi qua phần giữa của châu lục nên các môi trường tự nhiên của Châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo. - Môi trường xích đạo ẩm với thảm thực vật và rừng rậm xanh quanh năm, gồm bồn địa Công gô và miền duyên hải phía Bắc vịnh Ghi nê. - Hai môi trường nhiệt đới, càng xa xích đạo, lượng mưa càng giảm, rừng rậm nhường chổ cho rừng thưa, xa van và cây bụi. Xa van có nguồn thức ăn phong phú, tập trung nhiều động vật ăn cỏ - Hai môi trường hoang mạc khí hậu khắc nghiệt, rất hiếm mưa, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn; thực, động vật nghèo nàn; gồm hoang mạc Sa ha ra ở phía Bắc và hoang mạc Ca la ha ri, hoang mạng Namip ở phía Nam - Hai môi trường địa trung hải ở phần cực bắc và phần cực Nam ở Chu Phi: mùa đông mát mẽ và có mưa, mùa hạ nóng và khô, thảm thực vật là rừng cây bụi lá cứng Câu 7. Nguyên nhân làm cho châu Phi trở thành châu lục nóng và khô bật nhất thế giới. muốn phát triển sản xuất nông nghiệp các quốc gia châu phi phải làm gì để khắc phục những khó khăn do thiên tai gây ra? Trả lời: - Nguyên nhân: + Vị trí: Nằm ở đới nóng (giữa hai chí tuyến) góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng lớn nên quanh năm khô. + Quanh năm chịu ảnh hưởng của khôi khí chí tuyến lục địa, mưa rất ít, rất khô hạn. + Bờ biển ít bị cắt xẻ, lục địa hình khối rộng lớn ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền. + Ảnh hưởng của dòng biển lạnh chạy ven bờ. - Biện pháp: + Dùng kĩ thuật khoan sâu lấy nước tưới. + Chọn cây, con chịu được hạn. + Trồng và bảo vệ rừng. Câu 8. Nêu nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế ở châu Phi. Kể tên một số nông sản chính của châu Phi? Trả lời: - Nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của châu Phi: + Bùng nổ dân số. + Đại dịch HIV/AIDS. + Xung đột tộc người. + Sự can thiệp của nước ngoài. + Hạn hán triền miên. - Một số nông sản chính của châu Phi là: ca cao, cà phê, cọ dầu, lạc, cao su, bông, cừu, dê... Câu 9: Hãy nêu những đặc điểm của thực vật và động vật ở đới lạnh? Trả lời: - Thực vật chỉ phát triển được vào ma hạ ngắn ngủi, cây cối còi cọc, thấp lùn mọc xen với rêu, địa y - Động vật: + Chống rét nhờ lớp mở dày (hải cẩu, cá voi), lớp long dày (gấu trắng, tuần lọc) hoặc bộ lông không thắm nước ( chim cánh cụt) + Một số động vật duy cư để tránh mùa đông lạnh, một số ngủ suốt mùa đông Câu 10: Phân biệt sự khác nhau giữa lục địa và châu lục? Trả lời: - Lục địa: Khối đất liền rộng hàng triệu Km2, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia lục địa mang ý nghĩa tự nhiên là chính. - Châu lục gồm cả lục địa và các đảo, quần đảo. Sự phân chia các châu lục chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị. c) Củng cố, luyện tập: * Đánh dấu x vào ô vuông câu trả lời mà em cho là đúng. 1. Châu Phi có diện tích hơn 30 triệu km2 là châu lục: A. Lớn nhất thế giới. B. Lớn thứ hai trên thế giới. C. Lớn thứ ba trên thế giới. D. Cả 3 đều sai. 2. Kênh Xuyê có vai trò rất quan trọng đối với giao thông đường biển trên thế giới, nối liền. A. Địa Trung Hải với Đại Tây Dương. B. Biển Đỏ với Ấn Độ Dương. C. Địa Trung Hải với Biển Đỏ. D. Địa Trung Hải với biển Đen. 3. Từ thế kỉ XVI – XIX, thực dân Châu Âu đã đưa hàng trăm triệu người da đen châu Phi sang làm nô lệ ở : A. Châu Âu. B. Châu Á. C. Châu Mĩ. D. Châu Đại Dương. d) Hướng dẫn tự học ở nhà: - Nghiên cứu kĩ phần ôn tập. Giờ sau thi học kì I. - Đọc kĩ đề trước khi làm bài. ............................................................. Ngày dạy:/./2018 tại lớp 7A :../../2018 tại lớp 7B Tiết 36 KIỂM TRA HỌC KÌ I 1. Mục tiêu: a) Về kiến thức: - Thông qua bài kiểm tra nhằm đánh giá chất lượng dạy và học của GV và HS qua hệ thống kiến thức cơ bản đã học. b) Về kĩ năng: Rèn luyện khả năng tư duy, tổng hợp kiến thức. c) Về thái độ: Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập và thái độ nghiêm túc trong giờ kiểm tra. * Năng lực phát triển: - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, tranh ảnh. 1. Hình thức kiểm tra: - Hình thức: Kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan. - Học sinh làm bài trên lớp 45 phút - Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A....../......; Lớp 7B......./......... 3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra. Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Môi trường đới ôn hòa và hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hòa - Hiểu nguyên nhân ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa. Số điểm Tỉ lệ 0,5 5 Môi trường hoang mạc. Hoạt động linh tế của con người ở hoang mạc Phân tích một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường hoang mạc Số điểm Tỉ lệ 3 30 Môi trường đới lạnh và hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh - Biết một số vấn đề cần giải quyết ở đới lạnh. - Biết vị trí của đới lạnh trên bản đồ thế giới. Hãy vẽ sơ đồ sơ đồ về mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, giữa tự nhiên và hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh Số điểm Tỉ lệ 1,5 15 1 10 Thiên nhiên con người ở các châu lục Biết tên 6 lục địa và 6 châu lục trên thế giới Số điểm Tỉ lệ 3 30 Châu Phi - Lập được sự phân bố dân cư ở các khu vực châu Phi: Bắc Phi, Trung Phi, Nam Phi Số điểm Tỉ lệ 1 10 Tổng điểm 10 Tỉ lệ 100% 1,5 15 3 30 0,5 5 3 30 1 10 1 10 * Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, tranh ảnh. 4. Đề kiểm tra: A. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm) Câu 1: (0,5 điểm) Hiện nay hai vấn đề lớn cần giải quyết ở đới lạnh là: Xói mòn đất và suy giảm diện tích rừng Ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước Tài nguyên khoáng sản cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nặng Thiếu nhân lực và nguy cơ tuyệt chủng một số loài động vật quý Câu 2: (0,5 điểm) Nguyên nhân cơ bản làm cho bầu khí quyển ở đới ôn hòa bị ô nhiễm là: Chặt phá rừng bừa bãi Khai thác tài nguyên không hợp lí Công nghiệp và phương tiện giao thông phát triển Sử dụng nhiều thiết bị làm lạnh Câu 3: (1 điểm) Điền vào chỗ trống từ thích hợp nhất, chọn trong những từ, cụm từ sau: xích đạo, hai cực, hai vòng cực, chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam. Vị trí môi trường đới lạnh nằm trong khoảng từ ................... đến ................... Câu 4: (1 điểm) Nối các ô bên phải với các ô bên trái để hoàn thành sơ đồ sau: Bắc Phi Chủ yếu người Nê- grô- ít Trung Phi Chủ yếu là người Ả- rập, Bec- be (Ơ- rô- pê- ô- ít) Nam Phi Chủ yếu người Nê- grô- ít, Ơ- rô- pê- ô- ít. Có người Man- gát thuộc chủng tộc Môn- gô- lô- ít B. Tự luận: (7 điểm) Câu 1 (3 điểm): Hãy trình bày đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường hoang mạc? Câu 2 (3 điểm): Hãy kể tên 6 lục địa và 6 châu lục trên thế giới. Phân biệt sự khác nhau giữa lục địa và châu lục? Câu 3 (1 điểm): Tại sao ở đới lạnh rất ít người sinh sống? Hoàn thành câu hỏi này theo sơ đồ mối quan hệ giữa môi trường và con người ở đới lạnh dưới đây: Rất ít Người Sinh sống 5. Hướng dẫn chấm và thang điểm. A. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 Đáp án D C - Hai vòng cực - Hai cực Câu 4: (1 điểm) Nối các ô bên phải với các ô bên trái để hoàn thành sơ đồ sau: Bắc Phi Trung Phi Chủ yếu người Nê- grô- ít Chủ yếu là người Ả- rập, Bec- be (Ơ- rô- pê- ô- ít) Nam Phi Chủ yếu người Nê- grô- ít, Ơ- rô- pê- ô- ít. Có người Man- gát thuộc chủng tộc Môn- gô- lô- ít B. Tự luận: (7 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 * Những đặc điểm cơ bản của môi trường hoang mạc: - Khí hậu: + Cực kì khô hạn, biểu hiện ở lượng mưa rất ít và lượng hơi nước bốc cao. Có nơi nhiều năm liền không mưa hoặc mưa rơi chưa đến mặt đất đã bốc hơi hết. 0,5 + Biên độ ngày và đêm có sự chênh lệch rất lớn (trưa nhiệt độ có thể lên đến 40°c nhưng ban đêm có khi hạ xuống 0ºc), lớn hơn sự chênh lệch giữa các mùa. 0,5 - Phần lớn về mặt các hoang mạc bị sỏi đá hay những cồn cát bao phủ. 1 - Sinh vật: Thực vật thiếu nước nên cằn cỗi, thưa thớt. Động vật trong hoang mạc rất hiếm hoi, phần lớn là các loài bò sát v
File đính kèm:
- Giao an ca nam_12677074.doc