Giáo án Địa lý Lớp 7 - Năm học 2012-2013

 I. Mục tiêu bài học:

Học xong bài này, HS có khả năng :

1. Về kiến thức:

 - Phân tích được mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng.

 - Trình bày được vấn đề di dân, sự bùng nổ đô thị ở đới nóng; nguyên nhân và hậu quả.

 2. Về kĩ năng;

 - Luyện tập cách đọc, phân tích biểu đồ và sơ đồ về các mối quan hệ.

 - Bước đầu luyện tập cách phân tích các số liệu thống kê.

 3. Thái độ:

 Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường.

II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

- Phản hồi/ lắng nghe tích cực (HĐ1, HĐ2)

- Trình bày/ suy nghĩ, ý tưởng ( HĐ2)

 III. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng

 Thảo luận theo nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút, thuyết giảng tích cực.

 IV. Phương tiện dạy học:

 - Bản đồ phân bố dân cư thế giới.

 - Biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số và lương thực ở châu Phi từ năm 1975 đến 1990.

 - Các ảnh về tài nguyên và môi trường bị huỷ hoại do khai thác bừa bãi.

 V. Tiến trình dạy học :

 1. Khám phá

 GV yêu cầu HS kể một số hiện tượng con người tác động tới tài nguyên môi trường đới nóng. GV khái quát ý kiến HS để dẫn vào bài mới.

 2. Kết nối

 

doc229 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 7 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h dạng : 
+ Châu Phi có dạng hình khối.
+ Đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít vịnh biển,bán đảo, đảo do đó biển ít ăn sâu vào đất liền.
- Địa hình:
+ Tương đối đơn giản, có thể coi toàn bộ châu lục là một khối sơn nguyên lớn, cao trung bình 750m
b. Khoáng sản: 
- Phong phú, đa dạng, nhất là kim loại quý hiếm (vàng, kim cương...)
IV. Đánh giá : 
* Tự luận
- GV khái quát lại nội dung bài học
- Xaùc ñònh treân Bản đồ tự nhiên châu Phi :
+ Các biển và đại dương bao quanh châu Phi. Cho biết đường bờ biển có ảnh hưởng lo71nnhu7 thế nào tới khí hậu châu Phi ? 
+ Các núi, cao nguyên và sơn nguyên, các bồn địa ở châu Phi ?
+ Các sông lớn và các hồ lớn ở châu Phi ?
+Kên đào Xuy-ê và cho biết ý nghĩa của nó ?
V. Hoạt động nối tiếp : 
- HS học bài cũ và trả lời các câu hỏi trong SGK /tr.84
- Làm bài tập 3/ SGK/ tr.83 vào vở
- Xem trước bài “Thiên nhiên châu Phi ( tiếp theo) ”
- Tìm hiểu các vấn đề sau :
+ Ảnh hưởng của vị trí địa lí, địa hình đến khí hậu ở châu Phi như thế nào ?
+ Ở châu Phi có những môi trường tự nhiên nào ? Giải thích vì sao có sự phân bố như vậy ?
Tuần 15 Ngày soạn: 30/ 10 / 2012
Tiết 29- Bài 27: 	 THIÊN NHIÊN CHÂU PHI (tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm của thiên nhiên châu Phi
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Phi
- Phân tích một số biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi.
II. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ tự nhiên châu Phi.
- Lược đồ phân bố lượng mưa châu Phi.
- Lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi.
- Các tranh ảnh về xavan và hoang mạc ở châu Phi.
III. Hoạt động trên lớp
1. Bài cũ:
 Nêu đặc điểm vị trí địa lí và địa hình châu Phi ? Đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu châu Phi ?
2. Bài mới
* Giới thiệu bài mới : (Giống phần mở bài trong SGK/ Tr.82)
* Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1 : Nhóm 
GV cho HS quan sát H 26.1/ tr.83 và H 27.1/ tr.85 SGK , chia nhoùm thảo luận (3 phút)
Yêu cầu HS nghiên cứu sgk kết hợp hiểu biết bản thân, hãy cho biết đặc điểm khí hậu của châu Phi?
*N 1 : Giải thích vì sao châu Phi là châu lục nóng ? ( So sánh phần đất liền giữa 2 chí tuyến của châu Phi và phần còn lại )
*N 2 : Giải thích vì sao khí hậu châu Phi khô ? (Quan sát hình dạng lãnh thổ, đường bờ biển và kích thước châu Phi)
*N 3 : Giải thích vì sao ở châu Phi lại hình thành những hoang mạc lớn ? (Quan sát vị trí các đường chí tuyến, vị trí lục địa Á-Âu so với châu Phi )
* N 4 : Rút ra nhận xét về sự phân bố lượng mưa ở châu Phi ? 
* N 5 : Xác định nguyên nhân phân bố lượng mưa không đều ở châu Phi ?
 * N 6 : Đọc tên các dòng biển nóng, lạnh chảy ven bờ châu Phi và chứng minh chúng có ảnh hưởng tới lớn tới lượng mưa của các vùng ven biển châu Phi ?
HS trả lời và góp ý bổ sung cho nhau
GV nhận xét, bổ sung và chuẩn xác kiến thức
Hoạt động 4 : Nhóm
GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi H.27.2 sgk/ Tr.86
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm (3 phút)
CH : + Đọc tên các kiểu môi trường ở châu Phi ? Xác định vị trí các kiểu môi trường đó trên lựợc đồ ?
+ Nhận xét về sự phân bố các kiểu môi trường ở châu Phi? Vì sao có sự phân bố như vậy?
+ Dựa vào H.27.1 và H.27.2 SGK, nêu mối quan hệ giữa lượng mưa và thảm thực vật ở châu Phi ?
GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm khí hậu, thực động vật ở từng kiểu môi trường trên và trình bày vào bảng sau :
Môi trường
Đặc điểm tự nhiên
Cảnh quan
Xích đạo ẩm
Nhiệt đới
Hoang mạc
Địa trung hải
Cận nhiệt đới ẩm
CH : Môi trường tự nhiên nào là điển hình ở châu Phi? Tại sao?
HS : Xa van và hoang mạc chiếm diện tích lớn ở châu Phi
HS trả lời, GV nhận xét, nhấn mạnh nguyên nhân hình thành nên các hoang mạc lớn ở châu Phi. 
3. Khí hậu:
- Do phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai 
chí tuyến, ít chịu ảnh hưởng của biển nên châu Phi có khí hậu nóng, khô vào bậc nhất Thế Giới.
Hoang mạc chiếm diện tích lớn ở châu Phi
4. Các đặc điểm khác của môi trường.
- Do vị trí nằm cân xứng hai bên đường xích đạo nên các môi trường tự nhiên châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo:
+ Môi trường xích đạo ẩm.
+ 2 Môi trường nhiệt đới.
+ 2 Môi trường hoang mạc.
+ 2 Môi trường địa trung hải.
 Đánh giá : 
* Tự luận 
GV khái quát lại nội dung bài học
Nêu mối quan hệ giữa lượng mưa và lớp phủ thực vật ?
Nêu những thuận lợi và khó khăn của các môi trường tự nhiên đối với phát triển kinh tế ở châu Phi ?
( - Thuận lợi : có tài nguyên rừng và khoáng sản phong phú
 - Khó khăn : Khí hậu khô và nóng, diện tích hoang mạc rộng lớn)
Hoạt động nối tiếp : 
Học bài cũ và trả lời các CH trong SGK/ Tr.87
Làm câu 2 SGK/ Tr.87 vào vở
Chuẩn bị bài thực hành Bài 28 “ Phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi ”
Tuần 15 Ngày soạn: 30 / 10 / 2012
Tiết 30- Bài 28: 	 THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ CÁC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA Ở CHÂU PHI
I. Mục tiêu bài hoc: 
Học xong bài này, HS có khả năng :
1. Kiến thức :
 - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm của thiên nhiên châu Phi
- HS nắm vững sự phân bố các môi trường tự nhiên châu Phi, giải thích được nguyên nhân của sự phân bố đó.
2. Kĩ năng :
- Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Phi
- Phân tích một số biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài :
- Phản hồi/ lắng nghe tích cực (HĐ 1, HĐ 2)
- Trình bày suy nghĩ / ý tưởng hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm (HĐ 1, HĐ 2)
III. Các phương pháp / Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dung :
- Thảo luận theo nhóm nhỏ; dàm thoại, gợi mở; thực hành; trinh bày 1 phút; thuyết giảng tích cực
IV. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ các môi trường tự nhiên châu Phi
- Biểu đồ khí hậu của 4 địa điểm ở châu Phi
V. Tiến trình dạy học :
1. Khám phá : GV nêu yêu cầu bài thực hành
2. Kết nối
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1 : Trình bày và giải thích sự phân bố các môi trường tự nhiên 
* HS làm việc cá nhân, nhóm/ phương pháp thảo luận nhóm nhỏ
Bước 1
- GV gọi HS đọc nội dung yêu cầu của bài tập 1
- GV yếu cầu và hướng dẫn HS quan sát lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi (H. 27.2 sgk/ tr.86) và trả lời các câu hỏi sau:
CH : Châu Phi có các kiểu môi trường tự nhiên nào ? Môi trường nào có diện tích lớn nhất?
CH : Xác định vị trí các môi trường ở châu Phi trên lược đồ. Nhận xét về sự phân bố đó?
Giải thích tại sao?
HS : Châu Phi có các môi trường tự nhiên :
* Môi trường xích đạo ẩm : gồm bồn địa Công-gô và một dải đất hẹp vịnh Ghi-nê.
* 2 môi trường nhiệt đới nằm phía bắc và phía nam đường xích đạo
* 2 môi trường hoang mạc chí tuyến : hoang mạc Xa-ha-ra ở Bắc Phi, hoang mạc Ca-la-ha-ra ờ Nam Phi
* 2 Mội trường Địa trung hải : gồm dãy Át-lát, đồng bằng ven biển Bắc Phi, vùng cực nam châu Phi
 GV hướng dẫn HS dựa vào kiến thức đã học để giải thích về sự phân bố của các môi trường tự nhiên ở châu Phi.
HS trả lời, GV nhận xét, kết luận
Bước 2
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm (3 phút)
CH : Vì sao các hoang mạc châu Phi lại lan ra sát biển?
 * N 1, 3 : Nhận xét vị trí của 2 đường chí tuyến và vị trí của lục địa Á-Âu so với châu Phi ?
 * N 2 4 : Cho biết ảnh hưởng của các dòng biển chảy ven bờ phía đông và phía tây châu Phi ?
HS thảo luận, cử đại diện trình bày kết quả
Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau
GV bổ sung và chuẩn xác kiến thức
Hoạt động 2 : Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
* HS làm việc theo nhóm/ phương pháp thảo luận nhóm
Bước 1
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 2
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm (5 phút), mỗi nhóm phân tích 1 biểu đồ khí hậu theo gợi ý trong SGK và trình bày kết quả vào bảng phụ
N 1 : Phân tích biểu đồ A
N 2 : Phân tích biểu đồ B
N 3 : Phân tích biểu đồ C
N 4 : Phân tích biểu đồ D
Bước 2 :
Đại diện các nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung.
Bước 3 :
GV treo bảng phụ làm thông tin phản hồi cho hoạt động 2.
1. Trình bày và giải thích sự phân bố các môi trường tự nhiên :
- Châu Phi có 5 kiểu môi trường: xích đạo ẩm, cận nhiệt đới, nhiệt đới, hoang mạc và địa trung hải.
- Môi trường nhiệt đới và hoang mạc chiếm diện tích lớn nhất.
- Khí hậu châu Phi khô hình thành những hoang mạc lớn nhất thế giới.Và do đường bờ biển của châu Phi ít bị chia cắt, biển ít ăn sâu vào đất liền cùng với ảnh hưởng của các dòng biển lạnh chảy ven bờ làm cho các hoang mạc ở châu Phi lan ra sát biển.
2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa :
(phần tư liệu)
3. Thực hành / Luyện tập
- GV nhận xét kết quả thực hành của từng nhóm.
- Trao đổi nhóm : trao đổi trong nhóm và so sánh sự khác nhau về khí hậu nhiệt đới nửa cầu Nam và Nửa cầu Bắc (biểu đồ 2 và 4)
4. Vận dụng :
- Chọn ý trả lời đúng nhất : Hoang mạc Na-míp ăn sát biển chủ yếu là do :
A . Dòng biển lạnh Ben-ghê-la
B . Địa hình cao trên 200m
C . Ảnh hưởng của dãy núi Đrê-ken-béc
D . Bờ biển ít bị cắt xẻ.
- Sưu tầm các hình ảnh về các hoang mạc ở châu Phi
Tư liệu: 
Biểu đồ khí hậu
Lượng mưa (mm/năm)
Nhiệt độ (0C)
Biên độ nhiệt trong năm (0C)
Đặc điểm khí hậu
Vị trí địa lí
A
- TB năm: 1244mm
- Mùa mưa :T 1 →T 3 năm sau
- Tháng nóng nhât T 3 và T 11: 250C
- Tháng lạnh nhất T 7 : 180C
100C
- Kiểu khí hận nhiệt đới
- Bán cầu Nam
- Số 3 : Lu-bum-ba-si
B
- TB năm: 897mm
- Mùa mưa : T 6 → T 9
- Tháng nóng nhât T 5: 350C
- Tháng lạnh nhất T 1 : 180C
150C
- Kiểu khí hậu nhiệt đới
- Bán cầu Bắc
- Số 2 : Ua-ga-đu-gu
C
- TB năm: 2592mm
- Mùa mưa : T9 → T 5 năm sau
- Tháng nóng nhât T 4: 280C
- Tháng lạnh nhất T 7 : 200C
80C
- Kiểu khí hậu xích đạo ẩm 
- Bán cầu Nam
- Số 1 : Li-brơ-vin
D
- TB năm: 506mm
- Mùa mưa : T 4 → T 7
- Tháng nóng nhât T 2: 220C
- Tháng lạnh nhất T 7 : 100C
120C
- Kiểu khí hậu địa trung hải
- Bán cầu Nam
- Số 4 : Kếp-tao
Tuần 16 Ngày soạn: 5/ 11 / 2012
 Tiết 31 - Bài 29: 	DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU PHI
I.Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
- Trình bày được các đặc điểm cơ bản về dân cư, xã hội châu Phi
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm dân cư của châu Phi
- Phân tích bảng số liệu về tỉ lệ gia tăng dân số, tỉ lệ dân thành thị ở một số quốc gia châu Phi
II. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị châu Phi.
- Bảng số liệu thống kê về tỉ lệ gia tăng dân số ở một số quốc gia châu Phi
- Ảnh, tư liệu về xung đột vũ trang và di dân do xung đột vũ trang ở châu Phi.
III. Hoạt động trên lớp
1. Bài cũ
- Trình bày và xác định các môi trường tự nhiên ở châu Phi bằng lược đồ tự nhiên ?
2. Dạy bài mới
a/ Giới thiệu bài mới : (giống phần mở bài trong SGK/ Tr.89)
b/ Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Nhóm
GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ phân bố dân cư và đô thị châu Phi H.29.1/ Tr.90 SGK, và yêu cầu HS thảo luận theo bàn (3 phút)
CH : Quan sát lược đồ trình bày sự phân bố dân cư ở châu Phi và giải thích về sự phân bố đó ?
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét và hướng dẫn HS xác định các vùng đông dân và thưa dân ở châu Phi trên lược đồ.
CH : Phần lớn dân cư châu Phi sống tập trung ở nông thôn hay thành thị ? Nguyên nhân ?
HS : Phần lớn dân cư châu Phi sống ở nông thôn.
- Các thành phố lớn thường là các thành phố cảng, tập trung ven biển
CH : Xác định trên lược đồ vị trí các thành phố có từ 1 triệu dân trở lên ? Nhận xét về vị trí các thành phố đó ?
HS : Các thành phố lớn tập trung ven biển hoặc hạ lưu các con sông lớn
Hoạt động 3: Nhóm 
CH : Cho biết hậu quả vô cùng nặng nề do sự buôn bán nô lệ và thuộc địa hóa của thực dân, đế quốc từ TK XVI đến đầu TK XX để lại cho châu Phi ?
HS : Sự lạc hậu, chậm phát triển về KT – XH và vấn đề xung đột sắc tộc, sự nghèo đói
GV giới thiệu về vấn đề bùng nổ dân số ở châu Phi.
CH : Vì sao ở châu Phi có hiện tượng bùng nổ dân số ?
HS : Tỉ lệ gia tăng tự nhiên rất cao
Hướng dẫn HS quan sát bảng số liệu về tình hình dân số của một số quốc gia ở châu Phi.
CH : Những quốc gia nào có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn mức trung bình năm của châu Phi ? Quốc gia nào có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp hơn mức trung bình của châu Phi ? Xác định vị trí các quốc gia đó trên lược đồ các nước châu Phi.
CH : Hãy nêu những hậu quả của hiện tượng bùng nổ dân số ở châu Phi ?
HS : Dân số tăng nhanh, khó khăn trong việc giải quyết các nhu cầu ăn, mặc, ở, việc làm, học hành
CH : Tại sao nạn đói thường xuyên đe dọa châu Phi ? 
HS : Dân số tăng nhanh, KT – XH chậm phát triển
CH : Tại sao vấn đề bùng nổ dân số không thể kiểm soát được ở châu Phi ?
HS : Vấn đề kiểm soát việc sinh đẻ khó thực hiện ở châu Phi vì gặp trở ngại của thủ tục truyền thống, sự thiếu hiểu biết của người dân về khoa học – kĩ thuật
HS trả lời, GV nhận xét, mở rộng kiến thức về các nạn đói và các dịch bệnh thường xảy ra ở châu Phi.
GV : - Chiến tranh tàn phá nền kinh tế các nước có xung đột nội bộ, xung đột đa quốc gia, hút cạn các nguồn lực châu Phi, vì thế 50% dân số sống dưới mức nghèo khổ, nợ nước ngoài lên tới 2/3 tổng giá trị sản phẩm quốc dân 
Đại dịch ADIS tàn phá châu Phi dữ dội, toàn châu lục chiếm 3/4 số người nhiễm HIV/ ADIS trên Thế giới.
CH : Đại dịch ADIS tác hại như thế nào đối với kinh tế - xã hội châu Phi ?
CH : Do đâu ở châu Phi thường xảy ra các xung đột tộc người ? 
GV phân tích : Âm mưu thâm độc của thực dân châu Âu thể hiện việc thành lập các quốc gia thể hiện qua các chính sách chia để trị, các quốc gia khác nhau về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tôn giáo
CH : Tại sao trong cùng một nước hoặc giữa các nước láng giềng mâu thuẫn giữa các dân tộc rất căng thẳng ?
HS : Chính quyền nằm trong tay thủ lĩnh của một vài tộc người
CH : Kết quả của việc giải quyết những mâu thuẫn trên là gì ? Để lại hậu quả như thế nào cho nền kinh tế- xã hội?
HS : Nội chiến làm cho nền kinh tế giảm sút, tạo cơ hội 
cho nước ngoài nhảy vào can thiệp 
CH : Hậu quả của các cuộc xung đột nội chiến giữa các nước láng giềng như thế nào ?
HS : Dẫn đến bệnh tật, nghèo đói, KT-XH bất ổn, đặc biệt bệnh ADIS phát triển mạnh nhất Thế gới
CH : Kể về các cuộc xung đột tộc người ở châu Phi gần đây mà em biết ?
GV cho HS quan sát H.29.2/ Tr.92 SGK
CH : Cho biết nội dung miêu tả trong ảnh ?
HS trả lời, GV nhận xét, nhấn mạnh về nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội ở châu Phi.
1. Lịch sử và dân cư
b. Dân cư
- Dân cư châu Phi phân bố rất không đều.
- Sự phân bố dân cư ở châu Phi phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm của các môi trường tự nhiên
2. Sự bùng nổ dân số và xung đột tộc người châu Phi.
a. Bùng nổ dân số
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của châu Phi vào loại cao nhất thế giới (2,4%)
- Nạn đói và đại dịch AIDS đang đe doạ người dân châu Phi.
b. Xung đột tộc người 
à sự can thiệp của nước ngoài
à Kinh tế - xã hội châu Phi chậm phát triển
IV. Đánh giá 
* Trắc nghiệm
- Chọn đáp án đúng nhất : Hậu quả của xung đột tộc người ở châu Phi là
A . Làn sóng di dân tăng nhanh
B . Sản xuất đình trệ, mức sống hạ thấp, cơ sở hạ tầng bị tàn phá
C . Nhiều vấn đề xã hội nảy sinh : thất nghiệp, dịch bệnh, đói nghèo,
D . Tất cả các ý trên.
* Tự luận :
- Giáo viên khái quát lại nội dung bài học
- Sự phân bố dân cư châu Phi chủ yếu dựa vào yếu tố tự nhiên nào ?
- Nguyên nhân XH nào đã làm cho châu Phi dẫn tới con đường nghèo đói, bệnh tật ?
V. Hoạt động nối tiếp :
- HS học bài cũ, trả lời các CH trong SGK / tr 92
- Xem trước bài 30 : “Kinh tế châu Phi”
- Sưu tầm tranh ảnh về nền nông nghiệp, công nghiệp ở châu PhiTuần 16 Ngày soạn: 5 / 11 / 2012
Tiết 32- Bài 30: KINH TẾ CHÂU PHI 
I. Mục tiêu bài hoc: 
Học xong bài này, HS có khả năng :
1. Kiến thức :
 - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm kinh tế chung và các ngành kinh tế của châu Phi.
- Hiểu được các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp với kĩ thuật lạc hậu của châu Phi đã có tác động xấu đến môi trường.
2. Kĩ năng :
- Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Phi
- Phân tích một số biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài :
- Phản hồi/ lắng nghe tích cực (HĐ 1, HĐ 2)
- Trình bày suy nghĩ / ý tưởng hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm (HĐ 1, HĐ 2)
III. Các phương pháp / Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dung :
- Thảo luận theo nhóm nhỏ; dàm thoại, gợi mở; thực hành; trinh bày 1 phút; thuyết giảng tích cực
IV. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ nông nghiệp và bản đồ công nghiệp châu Phi hoặc bản đồ kinh tế châu Phi
- Một số hình ảnh về nông nghiệp và công nghiệp ở châu Phi.
V. Tiến trình dạy học :
1. Khám phá : 
Gv nêu vài nét về nền kinh tế hiện nay của châu Phi
Dẫn dặt HS vào bài mới (Giống phần mở bài trong SGK/ Tr.93)	
2. Kết nối
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nền nông nghiệp (ngành trồng trọt và chăn nuôi) ở châu Phi
HS làm việc cá nhân/ nhóm, phương pháp thảo luận theo nhóm nhỏ
Bước 1
CH : Kinh tế nông nghiệp bao gồm những hoạt động nào?
HS : Trồng trọt và chăn nuôi
GV treo bản đồ kinh tế châu Phi và hướng dẫn HS quan sát
GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận (5 phút)
CH : Quan sát lược đồ kết hợp nghiên cứu kiến thức sgk, cho biết đặc điểm của ngành trồng trọt ở châu Phi ?
GV định hướng cho HS tìm hiểu về các hình thức canh tác phổ biến ở châu Phi
CH : Các hình thức đó khác nhau như thế nào?
HS : - Cây công nghiệp được chú trọng theo hướng chuyên môn hóa nhằm mục đích xuất khẩu.
- Cây lương thực chiếm tỉ trọng nhỏ, hình thức canh tác còn lạc hậu.
- Cây ăn quả tập trung chủ yếu trong môi trường địa trung hải.
HS trả lời, GV giảng giải, dẫn dắt giúp HS nắm được sự khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực ở châu Phi.
GV phân tích : các nước châu phi hình thành 2 khu vực sản xuất nông nghiệp khác nhau :
- Khu vực sản xuất nông nghiệp xuất khẩu theo hướng chuyên môn hóa cây công nghiệp nhiệt đới phần lớn diện tích canh tác do nước ngoài sở hữa các đồn điền, trang trại trên diện tích rộng, đất đai tốt, trang bị kĩ thuật cao
- Khu vực sản xuất nhỏ của người dân địa phương, trình độ sản xuất lạc hậu, phụ thuộc vào tự nhiên
GDMT : Với trình độ khoa học-kĩ thuật thấp kém trong nền nông nghiệp, công nghiệp sẽ tác động như thế nào đến môi trường tự nhiên châu Phi ?
Bước 2
CH : Nêu sự phân bố các loại cây trồng ở châu Phi và giải thích tại sao?
Yêu cầu HS lên xác định các vùng trồng cây công nghiệp và cây lương thực trên lược đồ nông nghiệp châu Phi.
Bước 3
Gọi 1 HS đọc phần b sgk/ Tr.94
CH : Nêu đặc điểm ngành chăn nuôi ở châu Phi ? Vì sao ngành chăn nuôi lại kém phát triển ?
HS : Khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, thiếu nước
Yêu cầu HS quan sát lược đồ kinh tế châu Phi
CH : Xác định vị trí các quốc gia có ngành chăn nuôi phát triển ở châu Phi và giải thích tại sao ?
HS trả lời, GV nhận xét, kết luận về ngành chăn nuôi ở châu Phi.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về nền công nghiệp ở châu Phi
HS làm việc cá nhân/ nhóm, phương pháp thảo luận theo nhóm nhỏ
Bước 1
CH : Dựa vào kiến thức đã học cho biết công nghiệp châu Phi có điều kiện gì để phát triển ?
HS : Rất giàu khoáng sản
GV treo bản đồ công nghiệp châu Phi hoặc cho HS quan sát H.30.2/ Tr.95 SGK và hướng dẫn HS quan sát.
CH : Cho biết các khoáng sản quan trọng quý hiếm, trữ lượng lớn được phân bố ở đâu ?
Bước 2
CH : Nhận xét sự phân bố các ngành công nghiệp ở châu Phi và giải thích tại sao ?
HS: Công nghiệp phân bố không đầu, chủ yếu tập trung ở các nước Bắc Phi và Nam Phi
CH : Nhận xét trình độ phát triển công nghiệp ở châu Phi dựa vào bảng thống kê Tr 96/ SGK?
HS : Phát triển nhất là Nam Phi, An-giê-ri, Ai Cập, Li-bi
CH : Vì sao Cộng hoà Nam Phi là nước có nền công nghiệp phát triển toàn diện nhất ?
HS : Tập trung nhiều khoáng sản, được nước ngoài đầu tư
CH : Nhận xét chung về trình độ phát triển công nghiệp ở châu Phi ?
CH : Nguyên nhân nào kìm hãm sự phát triển công nghiệp ở châu Phi ?
HS : Thiếu lao động chuyên môn, kĩ thuật, trình độ dân trí thấp, thiếu vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu
GDMT : Với trình độ khoa học-kĩ thuật thấp kém trong nền công nghiệp sẽ tác động như thế nào đến môi trường tự nhiên châu Phi ?
HS : Hoạt động nông nghiệp và công nghiệp với kĩ thuật lạc hậu của châu Phi đã có tác động xấu đến tà

File đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12703391.doc
Giáo án liên quan