Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 14: Địa lí lâm nghiệp và ngư nghiệp Tây Ninh

- Lưu ý học sinh về chương trình 327.

? Dựa vào đâu để chia thành kiểu rừng phòng hộ, đặc dụng và sản xuất ? Từng loại phân bố ở đâu?

- Ngoài ra, người ta còn phân loại rừng theo phẩm cấp gồm rừng nghèo và rừng phục hồi.

? Đọc đoạn: “Tuy có 33m3/ha”. Hiện nay, Tây Ninh chủ yếu là loại rừng nào ?

? Dựa vào chỉ tiêu nào để phân loại rừng theo phẩm cấp ? (Tuỳ theo trữ lượng gỗ).

? Qua quan sát lược đồ hiện trạng rừng, nêu hiện trạng rừng của tỉnh Tây Ninh ? Nhiệm vụ cấp bách hiện nay là gì ?

* Trước tình hình đó, trong thời gian tới cần phải làm gì ?

- Rừng bị tàn phá ta phải làm gì ?

- Nhằm tạo ý thức cao hơn cho người dân, đồng thời giúp Nhà nước quản lí và phát triển rừng ta phải làm gì ?

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 14: Địa lí lâm nghiệp và ngư nghiệp Tây Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 5:
Tiết PPCT: 9
Bài 14: ĐỊA LÍ LÂM NGHIỆP VÀ NGƯ NGHIỆP TÂY NINH
Ngày dạy: 
I. MỤC TIÊU:
Nắm được hiện trạng hệ thống tài nguyên rừng và đất rừng, tình hình phát triển và những vấn đề chủ yếu trong việc phát triển ngành lâm nghiệp của tỉnh.
Nắm được những thuận lợi và những khó khăn trong việc phát triển ngành thuỷ sản của tỉnh. Tình hình nuôi, đánh bắt thuỷ sản và phương hướng phát triển ngành thuỷ sản của tỉnh.
Hiểu được do việc khai thác bừa bãi, vô tổ chức đã dẫn đến sự giảm sút nghiêm trọng về tài nguyên rừng và thuỷ sản ; từ đó, các em ý thức và hành động tốt trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường của tỉnh.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ lâm nghiệp Tây Ninh, bản đồ hành chính và sơ đồ hiện trạng rừng Tây Ninh.
Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, trực quan.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:7a4	7a5:.
2. Kiểm tra bài cũ: 
2.1. Để khắc phục những khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa gây ra trong sản xuất nông nghiệp cần có những biện pháp chính như thế nào ?
2.2. Ở đới nóng, đất dễ bị xói mòn và thoái hoá là do:
a. Lượng mưa lớn và tập trung vào một mùa.
b. Mùa khô kéo dài.
c. Việc canh tác không đúng khoa học.
d. Không có đáp án nào.
2.1. (6 điểm).
- Phát triển thuỷ lợi.
- Trồng cây che phủ đất, bảo vệ rừng.
- Có biện pháp chống thiên tai.
2.2. (4 điểm).
- (a+b+c).
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
?Lâm nghiệp gắn liền với tài nguyên nào ?
*?Tính đến năm 1996, diện tích đất rừng của Tây Ninh là bao nhiêu ?
*Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 từ “Rừng Tây Ninh  chủ yếu”. Dựa vào cơ sở nào để phân loại thành rừng gỗ lá rộng, rừng hỗn giao tre nứa, trảng cây bụi ? (loại cây).
- Lưu ý học sinh về chương trình 327.
? Dựa vào đâu để chia thành kiểu rừng phòng hộ, đặc dụng và sản xuất ? Từng loại phân bố ở đâu?
- Ngoài ra, người ta còn phân loại rừng theo phẩm cấp gồm rừng nghèo và rừng phục hồi.
? Đọc đoạn: “Tuy có  33m3/ha”. Hiện nay, Tây Ninh chủ yếu là loại rừng nào ?
? Dựa vào chỉ tiêu nào để phân loại rừng theo phẩm cấp ? (Tuỳ theo trữ lượng gỗ).
? Qua quan sát lược đồ hiện trạng rừng, nêu hiện trạng rừng của tỉnh Tây Ninh ? Nhiệm vụ cấp bách hiện nay là gì ?
* Trước tình hình đó, trong thời gian tới cần phải làm gì ?
- Rừng bị tàn phá ta phải làm gì ?
- Nhằm tạo ý thức cao hơn cho người dân, đồng thời giúp Nhà nước quản lí và phát triển rừng ta phải làm gì ?
? Quan sát bảng thống kê diện tích mặt nước trong sách giáo khoa trang 59 và cho nhận xét ?
? Tây Ninh có nguồn các nguồn cá nào ? Giá trị ra sao ?
* Giáo viên trình bày tình hình phát triển của ngành nuôi thuỷ sản.
? Ngành đánh bắt thuỷ sản phát triển ra sao ?
 ð Em có nhận xét như thế nào về ngành ngư nghiệp Tây Ninh ?
? Để bảo vệ và phát triển nguồn thuỷ sản ta phải làm gì ?
I. Địa lí lâm nghiệp Tây Ninh:
1. Tài nguyên rừng và đất rừng:
- Tây Ninh có 38.841 ha đất có rừng, gồm 35.366 ha rừng tự nhiên và 3.475 ha rừng trồng.
- Phân theo công dụng:
▫ Rừng phòng hộ: Dầu Tiếng (Tân Châu), biên giới – môi trường Chàng Riệt (Tân biên).
▫ Rừng đặc dụng: Rừng lịch sử Lò Gò – Xa Mát (Tân Biên), rừng lịch sử và giống lâm nghiệp núi Bà Đen (Hoà Thành).
▫ Rừng sản xuất: phân tán ở các xã Phước Vinh, Hoà Hội, Ninh Điền (Châu Thành) và rừng Nhum (Bến Cầu).
2. Tình hình phát triển và những vấn đề chủ yếu trong việc phát triển ngành lâm nghiệp Tây Ninh:
- Rừng đang trong tình trạng báo động về số lượng lẫn chất lượng.
- Bảo vệ và gây lại quỹ rừng là yêu cầu bức thiết của ngành lâm nghiệp.
* Định hướng phát triển lâm nghiệp trong những năm tới:
- Bảo vệ - khoanh nuôi - trồng rừng là chính.
- Giao đất, giao rừng cho nhân dân theo dự án 327.
- Huy động vốn.
- Năm 2005, đất lâm nghiệp sẽ đạt diện tích 57.000 ha.
II. Địa lí ngư nghiệp Tây Ninh:
1. Những nguồn lực để phát triển thuỷ sản:
a. Diện tích mặt nước:
- Có khoảng 32.000 ha có khả năng nuôi và đánh bắt thuỷ sản.
b. Nguồn lợi thuỷ sản:
- Có nhiều nguồn cá: Tự nhiên, nhập nội và thuỷ đặc sản.
c. Nguồn lao động:
- Nguồn lao động dồi dào.
d. Sản xuất cá giống:
- Có một trạm cá giống tỉnh và một số trạm tư nhân.
2. Ngành nuôi thuỷ sản:
- Chưa tận dụng hết diện tích mặt nước, năng suất thấp. Sản lượng: 1.211 tấn/năm.
3. Đánh bắt thuỷ sản:
- Sản lượng đánh bắt ngày càng giảm.
ð Ngành ngư nghiệp phát triển yếu.
4. Phương hướng bảo vệ và phát triển nguồn thuỷ sản:
- Nuôi thuỷ sản phải gắn liền với bảo vệ nguồn thuỷ sản, môi trường
- Phát triển thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá với chế biến, tiêu thụ.
- Đưa hộ gia đình trở thành lực lượng chính nuôi thuỷ sản.
4. Củng cố và luyện tập:
4.1. Ngư nghiệp Tây Ninh phát triển dựa vào những nguồn lực nào ?
4.2. Rừng được phân loại theo công dụng gồm có:
Rừng phòng hộ.
Rừng nghèo.
Rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
Không có đáp án đúng.
* Đáp án: 
- 4.1. (diện tích mặt nước, nguồn lợi thuỷ sản, nguồn lao động).
- 4.2. (a+c).
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 61 sách giáo khoa.
Chuẩn bị bài 10: “Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng”:
Ở đới nóng, dân cư tập trung đông ở vùng nào ? Có tác động xấu đến môi trường như thế nào ?
Nguyên nhân và hậu quả của việc phát triển dân số rất nhanh ở đới nóng ?
Nêu biện pháp khắc phục những tác động xấu đến môi trường do việc tập trung dân cư quá đông ở các khu vực Đông Nam Á và Nam Á ?
Những công việc hàng đầu về dân sinh ở đới nóng là gì ? Biện pháp giải quyết ?
Ngày nay nhờ vào biện pháp nào một số quốc gia ở đới nóng đã tiến kịp các nước phát triển trên thế giới ?
V. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docBai 14_12798530.doc