Giáo án Địa lý Lớp 6 - Tiết 7, Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả

GV sử dụng quả địa cầu để dạy.

- GV chỉ tay lên quả địa cầu và hỏi: quả địa cầu là gì?

- Trái Đất tự quay quanh trục tưởng tượng nối liền 2 cực và nghiêng 66º33' .

- GV kết hợp dùng tay chỉnh hình và quả địa cầu.

- Yêu cầu HS quan sát hình 19 và quả địa cầu và trả lời các câu hỏi sau:

- Trái Đất quay quanh trục theo hướng nào?

- Gọi 1 HS lên bảng quay thử quả địa cầu.

- Thời gian Trái Đất tự quay quanh trục trong một ngày đem được quy ước là bao nhiêu giờ?

- GV cho các em xem hình 20 và trả lời câu hỏi:

- Trái Đất được chia ra làm bao nhiêu khu vực giờ?

- Mỗi khu vực có bao nhiêu giờ riêng?

- Một giờ riêng được gọi là gì?

- Trong mỗi khu vưc người ta chọn kinh tuyến nào để tính giờ chung cho khu vực?

 

docx5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 6 - Tiết 7, Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: ..tại lớp: .
Tiết 7 – Bài 7
SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT 
VÀ CÁC HỆ QUẢ
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức
- Nắm được sự chuyển động của Trái Đất: từ Tây → Đông. Thời gian để Trái Đất tự quay 1 vòng của Trái Đất là 24 giờ.
- Trình bày được các hệ quả:
+ Ngày đêm kế tiếp nhau.
+ Mọi vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều lệch hướng.
+ Giờ khu vực và quốc tế.
b. Về kỹ năng
- HS có thể sử dụng quả địa cầu.
- HS có thể giải thích được hiện tượng ngày – đêm.
- HS có thể tính được giờ khu vực.
c. Về thái độ
- Yêu thích môn học và nội dung của bài học thông qua việc tìm hiểu về sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của GV
- Sách giáo khoa.
- Quả địa cầu.
- Hình 19, 20, 21, 22 trong SGK phóng to.
- Mô hình Trái Đất và quả địa cầu (nếu có).
 b. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa và đọc bài trước ở nhà.
3. Tiến trình bài dạy
a. Đặt vấn đề (1 ph)
- Trái đất có nhiều vận động. Vận động tự quay quanh trục là một vận động chính của Trái Đất. Vận động này đã sinh ra hiện tượng ngày, đêm ở khắp mọi nơi trên Trái Đất và làm lệch hướng các vật chuyển động trên cả hai nửa cầu.
b. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
Hoạt động 1. Tìm hiểu sự vận động của Trái Đất quanh trục (20 ph).
1.Sự vận động của Trái Đất quanh trục.
- Trái đất tự quay quanh một vòng quanh trục theo hướng từ Tây → Đông trong 24 giờ.
- Người ta chia bề mặt Trái Đất ra làm 24 khu vực. Mỗi khu vực có 1 giờ riêng. Đó là giờ khu vực.
- GV sử dụng quả địa cầu để dạy. 
- GV chỉ tay lên quả địa cầu và hỏi: quả địa cầu là gì?
- Trái Đất tự quay quanh trục tưởng tượng nối liền 2 cực và nghiêng 66º33' .
- GV kết hợp dùng tay chỉnh hình và quả địa cầu.
- Yêu cầu HS quan sát hình 19 và quả địa cầu và trả lời các câu hỏi sau:
- Trái Đất quay quanh trục theo hướng nào?
- Gọi 1 HS lên bảng quay thử quả địa cầu.
- Thời gian Trái Đất tự quay quanh trục trong một ngày đem được quy ước là bao nhiêu giờ?
- GV cho các em xem hình 20 và trả lời câu hỏi:
- Trái Đất được chia ra làm bao nhiêu khu vực giờ?
- Mỗi khu vực có bao nhiêu giờ riêng?
- Một giờ riêng được gọi là gì?
- Trong mỗi khu vưc người ta chọn kinh tuyến nào để tính giờ chung cho khu vực?
- Có tới 24 khu vực giờ, vậy người ta chọn khu vực nào là khu vực giờ gốc?
- GV mở rộng kiến thức: Để tiện cho việc tính giờ trên toàn thế giới, năm 1884 hội nghị quốc tế thống nhất lấy khu vực có kinh tuyến gốc (0º) đi qua đài thiên văn Grin - uýt là khu vực giờ gốc. Kinh tuyến chia khu vực giờ làm 2 phần bằng nhau.
- Dựa vào hình 20 trong SGK, cho HS tập tính giờ một số khu vực:
+ Ví dụ: Ở Luân Đôn (Anh Quốc) lúc này là 7 giờ sáng thì ở Hà Nội (Việt Nam) sẽ là mấy giờ? Và ở Bắc Kinh (Trung Quốc) sẽ là mấy giờ?
- GV gọi 3 HS lên bảng viết ra kết quả và sửa sai. Nêu ra cách tính giờ khu vực cho HS.
- GV mở rộng kiến thức: Ở những quốc gia có diện tích lãnh thổ kéo dài như Nga, Canada thì có rất nhiều khu vực giờ nên mỗi quốc gia sẽ có những qui định giờ riêng. 
- GV giới thiệu về đường đổi ngày.
- HS trả lời: quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất.
- HS quan sát
- HS trả lời: Tây sang Đông
- HS lên bảng quay quả địa cầu
- Thời gian tự quay quanh một vòng là 24 giờ (một ngày đêm)
- 24 khu vực giờ
- Một giờ riêng
- Đó là giờ khu vực
- Kinh tuyến đi qua giữa khu vực
- Khu vực có đường kinh tuyến gốc đi qua được chọn là khu vực giờ gốc
- 3 HS lên bảng ghi kết quả :
+ Ở Hà Nội (Việt Nam) là 14 giờ và ở Bắc Kinh (Trung Quốc) là 15 giờ.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về các hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. (20 ph)
2 Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất
- GV dung đèn pin chiếu vào quả địa cầu và giảng: Trái Đất có dạng hình cầu do đó Mặt Trời bao giờ cũng chiếu sáng được một nửa. Nửa chiếu sáng là ban ngày, nủa không được chiếu sáng làm ban đêm.
- GV hỏi: Hiện tượng ngày và đêm có ở những nơi nào trên Trái Đất? 
- Vậy tại sao hằng ngày chúng ta thấy Mặt trời, Mặt Trăng và các ngôi sao chuyển động theo hướng Tây sang Đông?
- GV mở rộng: Do hướng vận động của Trái Đất từ Tây sang Đông nên chúng ta cảm thấy Mặt Trời, Mặt Trăng, các ngôi sao chuyển động trên bầu trời. Ví dụ: Khi ta ngồi trên xe lửa hay xe du lịch ta thấy cây cối 2 bên đường như lùi lại phía sau. Và cũng do vận động này mà có hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau ở khắp nơi trên trái Đất.
- Ngoài hiện tượng ngày và đêm thì sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất còn sinh ra hiện tiện gì?
- Ở nửa cầu Bắc, nếu nhìn xuôi theo hướng chuyển động thì vật sẽ chuyển động lệch về bên nào? Còn ở nửa cầu Nam ?
- GV mở rộng: Sự lệch hướng này không những ảnh hưởng đến hướng chuyển dộng của các vật thể rắn, như đường đi của viên đạn pháomà còn ảnh hưởng đến cả hướng chuyển động của các dòng chảy như sông và các luồng không khí như gió.
- Khắp nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
- Vì Trái Đất tựu quay quanh trục từ Tây sang Đông.
- Sinh ra hiện tượng lệch hướng của các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất.
- Ở nửa cầu Bắc lệch bên phải và ở nửa cầu Nam lệch bên trái
a. Hiện tượng ngày đêm
- Do Trái Đất quya quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày, đêm.
b. Sự lệch hướng
- Sự chuyển động của Trái Đất quanh trục còn làm cho các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị lệch hướng. Nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động, thì ở nửa cầu Bắc, vật chuyển động sẽ lệch về bên phải, còn ở nửa cầu Nam lệch về bên trái.
c. Củng cố và luyện tập (3 ph)
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
1. Trái Đất vận động quay từ Tây sang Đông qui ước là bao nhiêu giờ? Có bao nhiêu khu vực giờ trên Trái Đất?
2. Nếu ở khu vực gốc là 10 giờ thì ở Mát – xcơ – va là mấy giờ? (đáp án 12 giờ)
3. Sự vận động của Trái Đất sinh ra hệ quả gì?
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1ph).
- Học phần ghi nhớ trang 23 SGK.
- GV yêu cầu HS đọc bài trước ở nhà.
e. Rút kinh nghiệm: 
.

File đính kèm:

  • docxBai 7 Su van dong tu quay quanh truc cua Trai Dat va cac he qua_12813876.docx