Giáo án Địa lý Lớp 6 - Năm học 2019-2020 (Bản 3 cột)

I. Mục tiêu

Sau bài học học sinh cần.

1. Về kiến thức:

- Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục và quanh Mặt Trời của Trái Đất: Hướng, thời gian, quỹ đạo và tính chất của chuyển động.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng hình vẽ mô tả chuyển động tự quay của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

- Dựa vào hình vẽ mô tả hướng chuyển động tự quay, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất.

- Rèn kĩ năng tư duy, giao tiếp và làm chủ bản thân.

3. Thái độ:

Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ý thức ham học tập

4. Định hướng phát triển năng lực học sinh:

Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng CNTT.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Quả Địa Cầu.

- Các hình vẽ trong SGK phóng to.

 2. Chuẩn bị của học sinh:

 - Ôn lại hướng tự quay quanh trục của Trái Đất.

- Đọc và nghiên cứu trước bài mới.

III. Quá trình tổ chức hoạt động dạy cho học sinh.

 

doc150 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 6 - Năm học 2019-2020 (Bản 3 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học, tư duy lô gic, có tính tổng hợp, chọn lọc kiến thức.
b. Về kĩ năng: Rèn luyện ý thức tự giác trong học tập, nhằm đánh giá đúng chất lượng học tập của hs để kì II có kế hoạch phụ đạo hs yếu kém bộ môn, bồi dưỡng hs giỏi.
c. Về thái độ: Giáo dục ý thức học tập, tính kỉ luật.
 d. Định hướng phát triển năng lực học sinh:
 Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo.
2. Nội dung đề.
 Ma trận đề
 Cấp độ
Tên 
chủ đề 
(ND,chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Nội dung 1
Trái Đất
HS hiểu được tại sao lại có hiện tuợng ngày đêm kế tiếp nhau trên TĐ
HS nêu đuợc tên các lớp cấu tạo của TĐ và đặc điểm của từng lớp
HS biết vẽ mô hình của TĐ và xác định các cực cũng như đường KT, VT và xđạo
Số câu :
Số điểm :
Tỉ lệ %:
 2
 4
40%
1
2
20%
3
6
60%
 Nội dung 2 
Các thành phần tự nhiên của TĐ
- HS nêu được khái niệm nội lực, ngoại lực
- HS nêu được khái niệm thế nào là núi và có mấy loại núi.
Hiểu được tác động của nội lực, ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
Số câu :
Số điểm :
Tỉ lệ % :
 1,5
3
30%
0,5
1
10%
2
4
40%
Tổng số câu :
Tổng số điểm:
Tỉ lệ % : 
Số câu : 1,5
Số điểm : 3
Tỉ lệ % : 30 %
Số câu : 2,5
Số điểm : 5
 T ỉ l ệ %: 50 
Số câu : 1
Số điểm : 2
 T ỉ l ệ % : 20 
5
10
100%
Nội dung đề
Câu 1: (2 điểm)
 Tại sao có hiện tượng ngày đêm ở khắp mọi nơi trên bề mặt Trái Đất?
Câu 2: (2 điểm)
 Hãy vẽ một hình tròn tượng trưng cho Trái Đất và ghi trên đó: cực Bắc, cực Nam, đường xích đạo, đường vĩ tuyến gốc và kinh tuyến gốc.
Câu3: (2 điểm)
 Nội lực là gì? Ngoại lực là gì? Tác động của nội lực, ngoại lực đến bề mặt Trái Đất như thế nào ?
Câu 4: (2 điểm)
 Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm của từng lớp
Câu 5 (2 điểm)
Thế nào là núi ? Dựa vào tuổi người ta phân ra mấy loại núi ?
 3.Đáp án,biểu điểm:
Câu 1: (2 điểm)
-Trái Đất có dạng hình cầu, do đó mặt trời bao giờ cũng chỉ được chiếu sáng 1 nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm.
-Do Trái Đất quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày, đêm.
Câu 2: (2 điểm) 
 CBắc 0
 0 Xích đạo
 CNam 
Câu 3: (2 điểm)
 - Nội lực: Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.
 - Tác động của nội lực đã làm cho bề mặt Trái Đất có nơi được nâng cao, có nơi bị hạ thấp. Nó còn làm cho các lớp đất đá bị uốn nếp hoặc đứt gãy, tạo ra các hiện tượng núi lửa và động đất 
- Ngoại lực: Là những lực sinh ra bên trên, bên ngoài Trái Đất.
- Ngoại lực bao gồm hai quá trình phong hoá, xâm thực. Khi ngoại lực tác động bề mặt Trái Đất bị bào mòn và dần trở nên bằng phẳng.
 Câu 4:(2 điểm)
 Cấu tạo gồm 3 lớp:
 - Lớp vỏ Trái Đất: Dày từ 5-70 km, ở trạng thái rắn chắc. Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao nhưng tối đa chỉ tới 10000C
 - Lớp trung gian: Dày gần 3000 km, ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng. Nhiệt độ khoảng 15000C đến 47000C
 - Lớp lõi: Dày trên 3000 km, ở trạng thái lỏng ở ngoài rắn ở trong. Nhiệt độ khoảng 50000C
 Câu 5:(2 điểm)
 - Núi: Là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, cao hơn mực nước biển trung bình từ 500m trở lên.
- Núi trẻ: Hình thành cách đây và chục triệu năm, có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp.
- Núi già: Hình thành cách đây hành trăm triệu năm có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.
4. Đánh giá nhận xét sau khi chấm bài
Lớp 6A:
- Kiến thức: 
- Kỹ năng vận dụng: .
- Cách trình bày:
- Diễn đạt:
Lớp 6B:
- Kiến thức: 
- Kỹ năng vận dụng: 
- Cách trình bày:
- Diễn đạt:
Lớp 6B:
- Kiến thức: 
- Kỹ năng vận dụng: 
- Cách trình bày:
- Diễn đạt:
Ngày soạn: ..../ ...../2019
Ngày giảng
..../
...../
2019
Dạy lớp 6A
..../
..../
2019
Dạy lớp 6B
..../
..../
2019
Dạy lớp 6C
Tiết 19 - Bài 15: CÁC MỎ KHOÁNG SẢN
1. Mục tiêu bài dạy - Sau bài học sinh cần.
a. Về kiến thức:
- Nêu được các khái niệm: khoáng sản, mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh. Kể tên và nêu được công dụng của 1 số loại khoáng sản phổ biến.
- GDBVMT: Biết ksản là nguồn tài nguyên có giá trị của mỗi quốc gia, được hình thành trong thời gian dài và là loại tài nguyên thiên nhiên không thể phục hồi
b. Về kĩ năng: 
- Nhận biết 1 số loại khoáng sản qua mẫu vật(hoặc qua ảnh màu): than, quặng sắt, quặng đồng, đá vôi, apatit...
c. Về thái độ: 
- Giáo dục ý thức học tâm và lòng yêu thích bộ môn.
-GDBVMT: Ý thức được sự cần thiết phải khai thác, sử dụng các khoáng sản 1 cách hợp lí và tiết kiệm.
d. Định hướng phát triển năng lực học sinh:
 Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Bản đồ khoáng sản Việt Nam.
- Một số mẫu đá, khoáng sản.
	b. Chuẩn bị của học sinh: 
	- Học bài cũ.
	- Đọc trước bài mới, sưu tâm một số mẫu đá.
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
 Câu hỏi: Cho biết sự khác nhau căn bản giữa địa hình núi và địa hình bình nguyên.
	Đáp án: 
- Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, độ cao tuyệt đối của núi thường trên 500m. 
- Còn bình nguyên là dạng địa hình thấp, độ cao tuyệt đối của bình nguyên thường dưới 200m.
	* Vào bài: (1’)
Khoáng sản là nguồn tài nguyên có giá trị của mỗi quốc gia. Hiện nay, nhiều loại khoáng sản là những nguồn nhiên liệu và nguyên liệu không thể thay thế được của nhiều ngành công nghiệp quan trọng.Vậy khoáng sản là gì và chúng được hình thành như thế nào?
b. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
 1. Các loại khoáng sản. (15’)
G
Hướng dẫn hs đọc từ “Trong vỏ Trái Đất ... sử dụng gọi là khoáng sản”
?
Em hiểu thế nào là khoáng vật?
Khoáng vật là vật chất tự nhiên có thành phần đồng nhất.
G
Khoáng vật thường gặp dưới dạng tinh thể trong thành phần của các loại đá. Ví dụ: thạch anh là khoáng vật thường gặp trong đá cát, đá granit thường gặp dưới dạng tinh thể. Thuật ngữ khoáng vật cũng còn được dùng (theo nghĩa mở rộng là chất khoáng) để chỉ các hợp chất lỏng và khí trong lớp vỏ Trái Đất như: dầu mỏ, khí đốt, nước khoáng ...
?
Thế nào là khoáng sản?
- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên, các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác, sử dụng.
G
Hướng dẫn hs quan sát các mẫu khoáng sản và đọc từ “Trong lớp vỏ Trái Đất .... kim loại sắt”
?
Thế nào là quặng khoáng sản? Cho ví dụ.
- Các nguyên tố hoá học tập trung với tỉ lệ cao gọi là quặng.
G
Hướng dẫn hs quan sát các mẫu quặng khoáng sản và hướng dẫn hs đọc bảng thống kê sgk.tr49.
?
Dựa vào công dụng người ta chia thành mấy loại khoáng sản?
Phân ra 3 loại khoáng sản
?
G
Dựa vào bảng kể tên một số loại khoáng sản và nêu công dụng của chúng?
BVMT:Ksản là nguồn tài nguyên có giá trị của mỗi quốc gia, được hình thành trong thời gian dài và là loại tài nguyên thiên nhiên không thể phục hồi vì vậy sử dụng nguồn tài nguyên ksản phải biết tiết kiệm và sử dụng hợp lí và BVMT..
Lên bảng trình bày 
?
Qua hiểu biết thực tế hãy nêu tên một số khoáng sản có ở địa phương?
Đá vôi, cát làm vật liệu xây dựng.
Cý
Có những loại mỏ khoáng sản nào?
2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh. (20’)
?
Thế nào được gọi là mỏ khoáng sản?
- Mỏ khoáng sản: là những nơi tập trung khoáng sản. 
G
Và dựa vào nguồn gốc hình thành người ta chia mỏ khoáng sản thành hai loại mỏ khoáng sản:
?
Đọc từ “ Những khoáng sản được hình thành ... như các mỏ than, cao lanh, đá vôi ...”
Đọc
?
Nêu nguồn gốc hình thành mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh? Cho ví dụ.
G
G
Lưu ý: Một số khoáng sản vừa có nguồn gốc nội sinh, vừa có nguồn gốc ngoại sinh: Quặng sắt nội sinh (hêmatít, manhêtít), quặng sắt ngoại sinh (limônít)
GDSDNL: Khoáng sản không phải là vô tận. chúng ta cần phải biết khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.....
- Mỏ khoáng sản nội sinh: được hình thành do mắc ma(do nội lực), rồi được đưa lên gần mặt đất. (đồng, chì, kẽm, vàng, bạc)
- Mỏ khoáng sản ngoại sinh: được hình thành trong quá trình tích tụ vật chấ (do ngoại lực)t, thường ở những chỗ trũng cùng với các loại đá trầm tích. (than, cao lanh, đá vôi)
G
Giới thiệu H 42, 43 sgk.
?
Hai loại khoáng sản này được hình thành từ mỏ khoáng sản nội sinh hay ngoại sinh?
Nội sinh
G
Đưa ra một số mẫu khoáng sản yêu cầu hs phân loại theo nguồn gốc nội sinh, ngoại sinh....
Phân loại 
?
Theo em mỗi loại khoáng sản có vai trò, ý nghĩa gì đối với đời sống của con người?
Mục đích KT: Làm vật liệu XD, đồdùngSH,làm các công trình
?
G
Khi sử dụng những khoáng sản chúng ta phải có ý thức gì? Vì sao?
Các mỏ khoáng sản không phải là vô tận, mỏ khoáng sản nội sinh hay ngoại sinh đều được hình thành trong thời gian dài hàng vạn, hàng triệu năm, nên rất quý. Vì vậy, chúng ta cần phải khai thác, sử dụng chúng một cách hợp lí và tiết kiệm. Ví dụ: 
?
Đọc kết luận sgk.
* Kết luận sgk.50.
c. Củng cố, luyện tập: (3’)
Câu hỏi: Quặng là: 
a) Tập trung với tỉ lệ cao hàm lượng các nguyên tố hoá học. 
b) Tập trung với tỉ lệ cao các loại đá có ích. 
c) Các loại khoáng vật tập trung với tỉ lệ cao. 
d) Vật chất tự nhiên đồng nhất tập trung với tỉ lệ cao.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)
* Ôn bài cũ: -Học bài, làm bài tập sgk.
- Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.
* Chuẩn bị bài mới: Bài bài 16 “Thực hành” 
- Vẽ H44, chuẩn bị thước, bút chì
4. Nhận xét sau khi dạy xong bài:
 - Thời gian toàn bài: ..................................................................................................
- Thời gian từng phần: ...............................................................................................
- Kiến thức: ................................................................................................................
- Phương pháp: ..........................................................................................................
Ngày soạn: ..../ ...../2019
Ngày giảng
..../
...../
2019
Dạy lớp 6A
..../
..../
2019
Dạy lớp 6B
..../
..../
2019
Dạy lớp 6C
Tiết 20 TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
ĐỌC BẢN ĐỒ (HOẶC LƯỢC ĐỒ) ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN
1. Thời gian: Thực hiện tiết 20 tuần 21, học sinh báo cáo tiết 20, tuần 21.
2. Nội dung các hoạt động.
*HĐ 1:Tìm kiếm thông tin.
- Cho học sinh tìm thông tin từ sgk,từ nguồn khác.
*HĐ2: Xử lí thông tin.
GV:
- Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng điều khiển các thành viên trình bài kết quả tìm được theo phân công.
- Cho các nhóm lựa chọn thông tin để xây dựng bài.
*HĐ 3: Xây dựng ý tưởng, thiết kế bố cục, nội dung về đọc bản đồ, lược đồ tỉ lệ lớn
GV: Yêu cầu:
- Thống nhất lên ý tưởng về các phương án đọc bản đồ, lược đồ tỉ lệ lớn. Kết nối các hệ thống thông tin, tư liệu.
- Tập hợp các ý kiến của từng thành viên.
- Hiển thị các phương án dưới dạng sơ đồ tư duy.
*HĐ 4: Báo cáo, trình bày, phương án đọc bản đồ, lược đồ tỉ lệ lớn
- Trình bày các phương án, cách đọc
- Báo cáo kết quả
* Tiêu chí đánh giá
- Về sản phẩm
- Về hoạt động
*Phiếu đánh giá hoạt động.
*) Nhận xét sau khi dạy xong bài:
 - Thời gian toàn bài: ..................................................................................................
- Thời gian từng phần: ...............................................................................................
- Kiến thức: ................................................................................................................
- Phương pháp: ..........................................................................................................
Ngày soạn: ..../ ...../2019
Ngày giảng
..../
...../
2019
Dạy lớp 6A
..../
..../
2019
Dạy lớp 6B
..../
..../
2019
Dạy lớp 6C
Tiết 21 – Bài 17: LỚP VỎ KHÍ
1. Mục tiêu bài dạy
Sau bài học, học sinh cần.
a. Về kiến thức:
- Biết được thành phần của không khí, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí, biết vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí.
- Biết các tầng của lớp vỏ khí: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao và đặc điểm chính của mỗi tầng.
- Nêu được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí nóng, lạnh, lục địa, đại dương.
- GDMT: + Biết vai trò của lớp vỏ khí nói chung, của lớp ôzôn nói riêng đối vơí cuộc sống của mọi sinh vật trên TĐ.
 +Biết nguyên nhân làm ô nhiễm không khí và hậu quả của nó, sự cần thiết phải bảo vệ lớp vỏ khí, lớp ôzôn.
b. Về kĩ năng: 
- Quan sát, nhận xét sơ đồ, hình vẽ về các tầng của lớp vỏ khí.
- Biết nhận xét các hình: Các tầng của lớp vỏ khí và biểu đồ các thành phần của không khí.
-GDMT:Nhận biết hiện tượng ô nhiễm không khí qua tranh ảnh và trong thực tế
c. Về thái độ: 
Giáo dục ý thức học tập và ý thức bảo vệ môi trường nói chung, môi trường không khí nói riêng.
d. Định hướng phát triển năng lực học sinh:
 Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Tranh vẽ tầng của các lớp vỏ khí.
- Bản đồ tự nhiên thế giới.
	b. Chuẩn bị của học sinh: 
- Hoàn thiện bài thực hành.
- Nghiên cứu bài mới, sưu tầm những thông tin có liên quan, vẽ H45,46 vào vở.
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
	Câu hỏi: Hãy nhắc lại đường đồng mức là những đường như thế nào? Tại sao dựa vào các đường đồng mức ta có thể biết được hình dạng của địa hình?
	Đáp án: - Đường đồng mức (bình độ)  là đường vẽ trên bản đồ địa hình, nối những điểm có cùng một độ cao so với mức nước biển.
- Dựa vào các đường bình độ vẽ trên bản đồ, người ta có thể nhận ra các loại địa hình như: đồi, gò, thung lũng và cả độ cao cũng như độ dốc của chúng.
	* Vào bài: (1’)
Mọi hoạt động của con người đều có liên quan đến lớp vỏ khí hay khí quyển. Nếu thiếu không khí thì sẽ không có sự sống trên Trái Đất. Chính vì thế, chúng ta cần biết lớp vỏ khí gồm những thành phần nào, cấu tạo của nó ra sao và nó có vai trò gì trên Trái Đất. Đó là nội dung bài học hôm nay.
Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
 1. Thành phần của không khí. (8’)
G
Treo H45: Các thành phần của không khí.
?
Cho biết không khí gồm những thành phần nào? Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Gồm: Ni tơ 78%; Ôxi 21%; Hơi nước và các khí khác 1%.
G
Lượng hơi nước tuy rất nhỏ bé nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng trên Trái Đất. (đó là hiện tượng có liên quan đến thời tiết biểu hiện trong lớp không khí)
GDSDNL: Do con người thường xuyên sử dụng năng lượng truyền thống (hoá thạch) làm tăng lượng khí cácbonđiôxit (CO2).CO2 gây ô nhiễm môi trường(hiệu ứng nhà kính). Vì vậy chúng ta cần thiết phải khai thác các nguồn năng lượng sạch như: gió, năng lượng MTrời.....
G
Hướng dẫn hs cách vẽ biểu đồ.
1 × 3,6o = 3,6o 
21 × 3,6o = 75,6o
78 × 3,6o = 280,8o
2. Cấu tạo của lớp vỏ khí hay (khí quyển). (17’)
G
Trái Đất được bao bọc bởi một lớp không khí dày hàng nghìn km. Đó là lớp vỏ khí hay lớp khí quyển. Mặc dù con người không nhìn thấy không khí nhưng lại quan sát được các hiện tượng xảy ra trong không khí
?
Lớp vỏ khí (khí quyển) là gì?
- Lớp vỏ khí hay khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất.
G
Con người không ngừng tìm cách xác định chiều dày của lớp vỏ khí. 
?
Theo những kết quả thu được gần đây của các tên lửa và vệ tinh nhân tạo, thì chiều dày của khí quyển lên tới bao nhiêu km?
Lên tới trên 60.000 km.
?
Qua sự chuẩn bị bài ở nhà em có nhận xét gì về tỉ lệ không khí ở các độ cao khác nhau trong khí quyển?
- Không khí càng lên cao càng loãng. Khoảng 90% không khí tập trung ở độ cao gần 16 km sát mặt đất. Phần còn lại tuy dài tới hàng chục nghìn km nhưng chỉ có 10% không khí.
G
Giới thiệu H46: Các tâng khí quyển
?
Lớp vỏ khí gồm những tầng nào? 
- Lớp vỏ khí được chia thành: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển.
?
Tầng gần mặt đất, có độ cao trung bình đến 16km là tầng gì?
- Tầng đối lưu là tầng không khí sát mặt đất, độ cao trung bình của tầng này lên tới khoảng từ 0 - 16km 
G
Ở xích đạo độ dạy của nó lớn hơn vùng cực
?
Dựa vào sự chuẩn bị bài ở nhà hãy mô tả sự chuyển động của không khí trong tầng đối lưu? Giải thích tại sao?
Luôn có sự chuyển động của không khí theo chiều thẳng đứng.
G
Đó là do sự chênh lệch về nhiệt độ giữa lớp không khí sát mặt đất và lớp không khí trên cao. 
?
Sự vận thường xuyên của không khí theo chiều thẳng đứng có chứa nhiều hơi nước đã sinh ra các hiện tượng khí tượng gì?
Là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng như mây, mưa, sấm, chớp
?
Các hiện tượng khí tượng đó có ảnh hưởng gì tới đời sống của con người và các sinh vật trên Trái Đất không? Ví dụ.
Có: mưa, sấm, chớp
G
Ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt.
?
Em có nhận xét gì về sự thay đổi nhiệt độ không khí trong tầng đối lưu?
Nhiệt độ giảm dần theo độ cao. Trung bình cứ lên cao 100m, thì t0 lại giảm đi 0,60c. 
?
Tầng không khí nằm trên tầng đối lưu là tầng gì?
- Tầng bình lưu:
Độ cao từ 16 – 80km
?
Tại sao gọi là tầng bình lưu?
G
Trước kia, người ta cho rằng không khí trong tầng này chủ yếu chuyển động theo chiều ngang nên gọi là tầng bình lưu. Gần đây, người ta đã phát hiện ra rằng không khí trong tầng này không chuyển động hoàn toàn êm ả theo chiều 
nằm ngang, mà nó cũng chuyển động khá hỗn loạn, tạo thành những dòng chảy xiết và những dòng chảy xoáy rất mạnh. 
?
Quan sát trên hình vẽ cho biết lớp không khí trong tầng bình lưu ngay trên tầng đối lưu có tên là gì?
Có lớp khí ôdôn
Đặc biệt trong tầng này, ở khoảng 25-40km có lớp ôdôn.
?
Dựa vào hiểu biết thực tế em cho biết lớp khí ôdôn có vai trò như thế nào với cuộc sống trên Trái Đất?
Tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.
G
GDBVMT:Lớp ôdôn là một chất khí có công thức hoá học là O3. tầng ôdôn trong khí quyển, có tác dụng như một màng chắn, ngăn cản phần lớn các tia tử ngoại, không cho xuống tới mặt đất (các tia này có thể gây bệnh ung thư da, vì vậy chúng rất nguy hiểm đối với sự sống của các sinh vật, kể cả con người)
Trong những năm gần đây, người ta nhận thấy những suy giảm của tầng ôdôn, đặc biệt là đã quan sát được những lỗ thủng của tầng này ở Nam cực và Bắc cực. Vì vậy, việc bảo vệ tầng ôdôn là là vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu.
?
Trên tầng bình lưu là tầng nào, nêu đặc điểm của tầng đó?
- Các tầng cao của khí quyển.
Độ cao từ 80km trở lên
G
Đó là các tầng không khí cực loãng, hầu như không có quan hệ trực tiếp với đời sống của con người.
?
Lên bảng xác định vị trí các tầng của lớp vỏ khí trên tranh?
Lên bảng xác định.
?
Hãy rút ra kết luận chung về đặc điểm các tầng không khí của lớp vỏ khí?
Mỗi tầng có đặc điểm riêng. Tầng đối lưu là tầng sảy ra hầu hết các hiện tượng khí tượng.
?
Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết vai trò của lớp vỏ khí đối với đời sống trên Trái Đất?
Duy trì sự sống trên Trái Đất .... 
Cý
Ở tầng đối lưu phân ra các khối khí nào?
3. Các khối khí. (10’)
?
Đọc thông tin mục 3.
?
Tại sao không khí ở đáy tầng đối lưu lại có đặc tính khác nhau về nhiệt độ và độ ẩm
Do tiếp xúc với các bộ phận khác nhau của bề mặt Trái Đất (lục địa hoặc đại dương) nên không khí ở đấy tầng đối lưu chịu ảnh hưởng của bề mặt tiếp xúc mà hình thành các khối khí có đặc tính khác nhau về nhiệt độ và độ ẩm.
?
Căn cứ vào nhiệt độ người ta chia thành khối khí nào?
Khối khí nóng, lạnh.
?
Căn cứ vào bề mặt tiếp xúc người ta chia thành những khối khí nào?
Khối khí lục địa, đại dương.
G
Tuỳ theo vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc mà tầng không khí dưới thấp được chia ra thành các khối khí nóng, lạnh. lục địa đại dương.
G
Hướng dẫn hs quan sát bảng thống kê đặc điểm các khối khí trang 54 sgk.
?
Dựa vào bảng cho biết: Khối khí nóng và khối khí lạnh hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại.
- Khối khí nóng: hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
- Khối khí lạnh: hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
?
Khối khí lục địa và khối khí đại dương hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại.
- Khối khí đại dương: hình thành trên các biển và đại dương, độ ẩm lớn.
- Khối khí lục địa: hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
?
Chỉ vị trí hình thành trên bản đồ thế giới.
? 
Các khối khí đứng yên hay chuyển động? Nó gây ra tác động gì?
Chúng luôn di chuyển và làm thay đổ

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_6_nam_hoc_2019_2020_ban_3_cot.doc