Giáo án Địa lý Lớp 6 - Năm học 2018-2019 (Bản 2 cột)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh đạt được:
1/ Kiến thức: Học sinh biết được kí hiệu bản đồ là gì, biết được các kí hiệu bản đồ.
- Biết cách đọc các kí hiệu trên bản đồ, sau khi đối chiếu với bảng chú giải, đặc biệt là kí hiệu về độ cao của địa hình (các đường đồng mức)
2/ Kĩ năng: Đọc và hiểu nội dung bản đồ dựa vào kí hiệu bản đồ
3/Thái độ, hành vi: Nghiêm túc, cẩn trọng khi đọc bản đồ
4/ Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh.
5.Giáo dục an ninh quôc phòng.
Giới thiệu bản đồ hành chính Việt Nam và khẳng định chủ quyền của Việt nam đối với biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Đối với giáo viên : SGK, sử dụng 1sô bản đồ có kí hiệu khác nhau
2. Đối với giáo viên : Chuẩn bị bài trước và trả lời các câu hỏi SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát- 2 phút)
1. Mục tiêu
- HS được gợi nhớ, nhận biết về các dạng kí hiệu ban đồ, sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để nhận biết về các loai kí hiệu bản đồ; từ đó tạo hứng thú hiểu biết về các kí hiệu bản đồ
- Tìm ra các nội dung học sinh chưa biết về cách thể hiện các kí hiệu trên bản đồ-> Kết nối với bài học .
luận nhóm GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức trong (SGK) cho biết và Hình 31,32,33(SGK). - Núi lửa là gì. (Là hình thức phun trào mác ma dưới sâu lên mặt đất) - Thế nào là núi lửa đang phun trào và núi lửa đã tắt? (Núi lửa đang phun hoặc mới phun là núi lửa đang hoạt động. Núi lửa ngừng phun đã lâu là núi lửa tắt.) ? Động đất là thế nào? (Là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ trong lòng đất, ở dưới sâu, làm cho các lớp đá rung chuyển dữ dội) - Những thiệt hại do động đất gây ra? (Người, nhà cửa, đường sá, cầu cống, Công trình xây dựng, của cải.) - Người ta làm gì để đo được những trấn động của động đất? 2. Núi lửa và động đất. + Núi lửa. - Là hình thức phun trào mác ma dưới sâu lên mặt đất. - Mác ma: Là nhứng vật chất nóng chảy, nằm ở dưới sâu, trong vỏ Trái Đất, nơi có nhiêt độ trên 10000C. + Động đất. - Là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm sâu trong lòng đất, làm cho các lớp đá gần mặt đất rung chuyển . + Tác hại của động đất và núi lửa: - Người. - Nhà cửa. - Đường sá. - Cầu cống. - Công trình xây dựng. - Của cải. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 phút) 1. (Cá nhân) liên hệ nội dung của bài học HS trả lời câu hỏi Câu 1: Hãy nêu một số ví dụ của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất Câu 2: Quan sát hình 31SGK hãy chỉ và đọc tên từng bộ phận của núi lửa. Câu 3: Tại sao người ta lại nói rằng : Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau? Câu 4: Núi lửa gây ra nhiều tác hại cho con người, nhưng tại sao quanh núi lửa vẫn có dân cư sinh sống? Câu 5: Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra. D. Hoạt động vận dụng mở rộng: 2 phút - Làm câu hỏi 1,2,3 - Sưu tầm bài viết, tranh ảnh về hai hiện tượng động đất và núi lửa. Ngày soan: 15/11/2018 Ngày dạy: 28/11/2018 CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ 6 THEO CÔNG VĂN 5555. Chủ đề: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (Số tiết:3) I. LÝ DO XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ - Nhằm kết nối các nội dung về kiến thức: Địa hình bề mặt Trái Đất với các bài kế tiếp trong chương trình Địa lí 6 (các nội dung có liên quan kiến thức với nhau) - Do cách bố trí các bài học trong SGK Địa lí 6 phần địa hình bề mặt Trái Đất chưa hợp lí. II. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ NỘI DUNG CHỦ ĐỀ NỘI DUNG SÁCH GIÁO KHOA I- Các dạng địa hình bề mặt Trái Đất 1) Núi 2) Bình nguyên (Đồng bằng) 3) Cao nguyên 4) Đồi II- Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn - Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất 1) Núi và độ cao của núi 2) Núi già, núi trẻ 3) Địa hình cácxtơ và các hang động - Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo) 1) Bình nguyên (Đồng bằng) 2) Cao nguyên 3) Đồi - Bài 16: Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn (I.) III. MỤC TIÊU Sau bài học, học sinh đạt được: 1. Kiến thức: - Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của bình nguyên, cao nguyên, đồi, núi; ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp 2. Kĩ năng: - Nhận biết được 4 dạng địa hình (núi, đồi, bình nguyên, cao nguyên) qua tranh ảnh, mô hình. - Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn. 3. Thái độ: yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ cảnh quan, di sản. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: tự học: Năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, sáng tạo và năng lực tính toán. - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh. IV. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Núi - Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của núi - Biết đặc điểm khác nhau giữa núi già, núi trẻ; giữa độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối - Nhận biết được dạng địa hình núi qua tranh ảnh, mô hình... - - Liên hệ vận dụng thực tế về ý nghĩa của dạng địa hình núi đối với sản xuất nông nghiệp, du lịch Bình nguyên (Đồng bằng) - Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của đồng bằng - Biết ý nghĩa của dạng các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp - Biết đặc điểm giống nhau, khác nhau giữa các dạng địa hình - Nhận biết được 4 dạng địa hình (núi, đồi, bình nguyên, cao nguyên) qua tranh ảnh, mô hình. - Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn Cao nguyên - Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của cao nguyên Đồi - Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của đồi V. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ - Nhận biết: + Đặc điểm (hình dạng, độ cao) của địa hình núi. + Dựa vào hình vẽ (tranh ảnh, ), xác định các bộ phận: chân núi, sườn núi, đỉnh núi. + Trình bày sự phân loại núi theo độ cao. + Dựa vào hình , núi đá vôi có những đặc điểm gì? - Thông hiểu: + Núi già và núi trẻ khác nhau ở những đặc điểm nào? + Sự khác biệt giữa cách đo độ cao tương đối và cách đo độ cao tuyệt đối? - Vận dụng thấp: + Dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam (hoặc bản đồ tự nhiên thế giới) trên tường hãy tìm đọc tên một số núi cao, núi thấp, núi trung bình. + Dựa vào hình , tính độ cao tương đối, độ cao tuyệt đối của núi. - Vận dụng cao: + Liên hệ thực tế về ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp, du lịch? (II.) VI. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Đối với giáo viên - Máy tính. - Máy chiếu. - Giáo án word - Bản đồ Tự nhiên Việt Nam, hoặc bản đồ Tự nhiên thế giới (treo tường) - Một số tranh ảnh về các dạng địa hình 2. Đối với học sinh - Nghiên cứu bài mới ở nhà trước khi vào tiết học. - Sách, vở, đồ dùng học tập. - Sưu tầm tranh ảnh về các dạng địa hình. (III.) VII. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát) (Thời gian: 5 phút) 1. Mục tiêu - HS được gợi nhớ, huy động hiểu biết về các dạng địa hình; sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để nhận biết về các dạng địa hình; từ đó tạo hứng thú hiểu biết về các dạng địa hình bề mặt Trái Đất - Tìm ra các nội dung học sinh chưa biết về đặc điểm của các dạng địa hình -> Kết nối với bài học. 2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân. 3. Phương tiện: Một số tranh ảnh về các dạng địa hình 4. Các bước hoạt động Bước 1: Giao nhiệm vụ - Giáo viên cung cấp một số hình ảnh về địa hình đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên và yêu cầu học sinh nhận biết: Trong các hình dưới đây, em hãy cho biết hình nào là dạng địa hình đồng bằng, cao nguyên, đồi và núi? Em đã biết gì về đặc điểm của các dạng địa hình này? Hình 1.................... Hình 2............................ Hình 3...................... Hình 4................ Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét). Dự kiến sản phẩm: Hình 1 là đồi; Hình 2 là đồng bằng; Hình 3 là núi; Hình 4 là cao nguyên. Bước 4: GV dẫn dắt vào bài. Trên bề mặt Trái Đất của chúng ta có nơi thì bằng phẳng nơi thì cao thấp khác nhau và người ta gọi chung là địa hình. Vậy địa hình trên bề mặt Trái Đất có những hình dạng nào và có những đặc điểm nào thầy và trò chúng ta cùng tìm hiểu trong chủ đề này. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU NÚI (Thời gian: 28 phút) a) Núi và độ cao của núi (Thời gian: 15 phút) - Mục tiêu: Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của núi - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng tranh ảnh, SGK. KT học tập hợp tác - Hình thức tổ chức: Cặp đôi HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG 1) Đặc điểm của núi Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình (trang 37), đọc và khai thác thông tin (từ đoạn Núi là... đến hết bảng phân loại núi) trao đổi và trả lời các câu hỏi: + Cho biết đặc điểm địa hình núi. + Dựa vào hình vẽ trang 37, hãy xác định các bộ phận : chân núi, sườn núi và đỉnh núi. + Căn cứ vào độ cao, núi được phân thành mấy loại ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc. Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 2) Xác định núi trên bản đồ - GV hướng dẫn HS nhận biết cách thể hiện độ cao của núi trên bản đồ tự nhiên và thực hành với bản đồ tự nhiên Việt Nam (hoặc thế giới) xác định các dãy núi cao, núi thấp, núi trung bình trên bản đồ. - HS quan sát và xác định , đọc tên một số dãy núi theo yêu cầu của GV 3) Độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối - GV yêu cầu HS quan sát hình 34 SGK (trang 42) và đọc thuật ngữ : độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối ở Bảng tra cứu thuật ngữ (trang 83-84), hãy cho biết cách tính độ cao tuyệt đối của núi (3) khác với cách tính độ cao tương đối (1), (2) của núi như thế nào? - HS thực hiện yêu cầu của GV, hỏi GV những gì không hiểu, so sánh kết quả làm việc với cặp bên cạnh, lắng nghe kiến thức chuẩn của giáo viên. I- Các dạng địa hình: 1) Núi: a) Núi và độ cao của núi: - Núi là một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất. - Núi gồm có 3 bộ phận: đỉnh núi, sườn núi và chân núi. - Độ cao của núi thường trên 500 m so với mực nước biển (độ cao tuyệt đối). - Căn cứ vào độ cao, người ta thường chia ra: núi thấp, núi trung bình, núi cao b) Núi già, núi trẻ (Thời gian: 8 phút) - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng SGK, tranh ảnh, - Hình thức tổ chức: Cá nhân HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2, kết hợp quan sát hình 35 trong SGK (trang 43) lựa chọn thông tin điền vào phiếu học tập. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, có thể so sánh kết quả làm việc với bạn bên cạnh để hoàn thành nội dung. GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS. Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc. Bước 4: GV đánh giá nhận xét kết quả làm việc của HS (chọn một vài sản phẩm giống và khác biệt nhau giữa các HS để nhận xét, đánh giá) và chuẩn kiến thức. b) Núi già, núi trẻ: (Bảng kiến thức phiếu học tập) PHIẾU HỌC TẬP Sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ Núi Thời gian hình thành Đỉnh núi Sườn núi Thung lũng Núi già Núi trẻ Kết quả bảng kiến thức phiếu học tập: Sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ Núi Thời gian hình thành Đỉnh núi Sườn núi Thung lũng Núi già Cách đây hàng trăm triệu năm Tròn Thoải Rộng Núi trẻ Cách đây khoảng vài chục triệu năm Nhọn Dốc Hẹp * Kết hợp kiểm tra kiến thức cũ: ? Vì sao núi già có đỉnh trong còn núi trẻ có đỉnh nhọn? -> ? Tác động của nội lực và ngoại lực đối với địa hình bề mặt Trái Đất? c) Địa hình cácxtơ và các hang động (Thời gian: 5 phút) - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng SGK, tranh ảnh. KT thảo luận nhóm. - Hình thức tổ chức: Nhóm HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Bước 1: GV chia nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin, kết hợp quan sát hình 37, 38 (SGK) trao đổi và trả lời các câu hỏi (thời gian: 5 phút): - Địa hình núi đá vôi có những đặc điểm gì? - Kể tên một số hang động núi đá vôi mà em biết. - Tại sao địa hình hang động núi đá vôi có sức hấp dẫn đối với khách du lịch? Bước 2: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ theo như yêu cầu của GV, sau đó trao đổi trong nhóm để cùng thống nhất phương án trả lời. Bước 3: Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả; các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. * Tích hợp GD bảo vệ di sản, c) Địa hình cácxtơ và các hang động: - Địa hình cácxtơ là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi. - Trong vùng núi đá vôi thường có nhiều hang động đẹp, rất hấp dẫn khách du lịch. HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU BÌNH NGUYÊN (ĐỒNG BẰNG) (15 phút) - Mục tiêu: Nêu được đặc điểm của bình nguyên, biết được độ cao, ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp sử dụng tranh ảnh, sách giáo khoa, cặp nhóm; - Hình thức tổ chức: Cặp đôi HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Bước 1: GV yêu cầu học sinh đọc nội dung sách giáo khoa: Cho biết độ cao của bình nguyên? Cho biết bề mặt của bình nguyên? Giá trị của bình nguyên? Có mấy lọai đồng bằng, nguyên nhân hình thành? Kể tên các khu vực bình nguyên nổi tiếng? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc. Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 1. BÌNH NGUYÊN - là những vùng đất rộng lớn thường có độ cao tưỵet đối dưới 200m, nhưng cũng có những đồng bằng cao , có độ cao tuyết đối gần 500m. - có bề mặt bằng phẳng hoặc gợn sóng -Có giá trị về cây lương thực, thực phẩm - Là nơi đông dân - Có 2 loại chính: bình nguyên do băng bào mòn; bình nguyên do phù sa biển và sông bồi đắp. - ĐB bào mòn; châu Âu; Bồi tụ: sông Cửu Long HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU CAO NGUYÊN (15 phút) - Mục tiêu: Nêu được đặc điểm của cao nguyên, biết được độ cao, ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp; Sự giống và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên. - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp sử dụng tranh ảnh, sách giáo khoa, vấn đáp. - Hình thức tổ chức: Cá nhân HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Bước 1: GV yêu cầu học sinh đọc nội dung sách giáo khoa trang 47 Cho biết độ cao của cao nguyên? Cho biết bề mặt của cao nguyên? Giá trị của cao nguyên? Kể tên các khu vực cao nguyên nổi tiếng? So sánh sự giống và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc. Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 2. CAO NGUYÊN - Có độ cao trên 500m trở lên -Tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, có sườn dốc. -Giá trị về trồng cây công nghiệp, lâm nghiệp; Chăn nuôi gia súc lớn. - Tây Tạng, Duy Linh... HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU ĐỒI (6 phút) - Mục tiêu: Nêu được đặc điểm của đồi, biết được độ cao, ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp; - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp sử dụng tranh ảnh, sách giáo khoa, vấn đáp. - Hình thức tổ chức: Cá nhân HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Bước 1: GV yêu cầu học sinh đọc nội dung sách giáo khoa trang 47 Cho biết độ cao của đồi? Cho biết bề mặt của đồi? Giá trị của đồi? Kể tên các khu vực đồi? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc. Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 3. ĐỒI - Có độ cao tương đối không quá 200m -Địa hình chuyển tiếp từ đồng bằng đến cao nguyên; là dạng địa hình nhô cao có đỉnh tròn, sườn thoải. - Giá trị: trồng cây lương thực, CN, chăn nuôi gia súc theo qui mô lớn. - Vùng trung du Phú Thọ, Thái Nguyên HOẠT ĐỘNG 5. THỨC HÀNH: ĐỌC LƯỢC ĐỒ ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN (Thời gian: 30 phút) a/TÌM HIỂU VỀ ĐƯỜNG ĐỒNG MỨC (12 phút) - Mục tiêu: Nêu được khái niệm đường đồng mức, biết được hình dạng địa hình dựa vào đường đồng mức. - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Sử dụng tranh ảnh, SGK, vấn đáp. - Hình thức tổ chức: Cá nhân HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG B1: GV cho HS quan sát hình sau: GV yêu cầu HS dựa vào hình trên và kiến thức đã học, trả lời: - Thế nào là đường đồng mức? - Xác định các đường đồng mức trên lược đồ? - Tại sao dựa vào các đường đồng mức trên lược đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng của địa hình? B2: HS thực hiện nhiệm vụ, quan sát lược đồ, suy nghĩ tìm câu trả lời. B3: HS trình bày trước lớp, xác định trên lược đồ, các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. B4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức. 1. Bài tập 1 - Đường đồng mức: là những đường nối những điểm có cùng một độ cao trên bản đồ. - Khoảng cách các đường đồng mức càng gần thì địa hình càng dốc, khoảng cách càng xa thì địa hình càng thoải. b/ TÌM HIỂU CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA HÌNH DỰA VÀO ĐƯỜNG ĐỒNG MỨC (18 phút) - Mục tiêu: + Biết được các đặc điểm của địa hình dựa vào đường đồng mức. + Xác định được phương hướng, độ cao, khoảng cách trên lược đồ. - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Sử dụng tranh ảnh, SGK, đo vẽ, tính toán. - Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG B1: GV cho HS quan sát hình 44 và yêu cầu: - Xác định trên lược đồ hình 44 hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2? - Sự chênh lệch về độ cao của hai đường đồng mức trên lược đồ là bao nhiêu? - Dựa vào các đường đồng mức để tìm độ cao của các đỉnh núi A1, A2 và các điểm B1, B2, B3? - Quan sát các đường đồng mức ở hai sườn phía đông và phía tây của núi A1, cho biết sườn nào dốc hơn? - GV cho HS thảo luận nhóm (5 phút): Dựa vào tỉ lệ lược đồ để tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến đỉnh A2? B2: HS thực hiện nhiệm vụ, quan sát lược đồ,trao đổi thảo luận, suy nghĩ tìm câu trả lời. B3: HS trình bày trước lớp, xác định trên lược đồ, các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. B4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức. 2. Bài tập 2 - Hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2: Tây -> Đông. - Sự chênh lệch về độ cao của hai đường đồng mức: 100 m. - Độ cao đỉnh A1: 900m, A2: 600m, B1: 500m, B2: 650m, B3: >500m. - Sườn phía Tây đỉnh núi A1 dốc hơn vì các đường đồng mức gần nhau hơn. - Khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến đỉnh A2: 7,5 km. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. (Cá nhân) Căn cứ vào cách phân loại núi theo độ cao, hãy cho biết các núi sau, núi nào thuộc loại núi thấp, núi trung bình và núi cao. Đỉnh núi Độ cao tuyệt đối (m) Bà Đen (Tây Ninh) 986 Ngọc Linh (Kon – tum) 2598 Phan-xi-păng (Lào Cai) 3143 Tản Viên (Hà Nội) 1287 Yên Tử (Quảng Ninh) 1068 2. (Cặp đôi) ? Quan sát hình 36 SGK cho biết núi Hi-ma-lay-a là núi già hay núi trẻ? Vì sao? Vì sao lại có sự khác nhau về đỉnh, sườn và thung lũng giữa núi già và núi trẻ? 3. Dựa vào hình 11 và kiến thức đã học, em hãy: a) Hoàn thành bảng sau: Độ cao tuyệt đối Bề mặt địa hình Ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp Đồng bằng Cao nguyên b) Cho biết tại sao người ta lại xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi? 4. Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn. Dựa vào Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn dưới đây Bạn Nam muốn lên đỉnh núi A1, nhưng Nam đang phân vân không biết xuất phát từ điểm C hay từ điểm D. Hãy cho Nam một lời khuyên nên xuất phát từ điểm nào để lên đỉnh A1? 1.Núi già được hình thành cách đây bao nhiêu năm? Hàng chục triệu năm B.Vài trăm năm C. Hàng triệu năm C. Hàng trăm triệu năm. 2. Đâu là dãy núi già? A.Dãy Hymalaya B. Dãy An đét C. Dãy U ran C. Dãy An pơ. 3. Động Phong nha- Kẻ bàng là A. địa hình Catx tơ B. núi già C. núi trẻ D. hang động. 4. Núi trẻ được hình thành cách đây vài nghìn năm B.vài trăm năm C. hàng triệu năm C. vài chục triệu năm 5. Dựa vào độ cao tuyệt đối, người ta phân núi thành mấy loại? A. 2 loại B.3 loại C. 4 loại D.5 loại. 6. Căn cứ vào thời gian hình thành núi, người ta chia ra A. núi già và núi trẻ B. núi và núi lửa C. núi thấp và núi cao C. núi trầm tích và núi badan. 7. Độ cao tuyệt đối của núi là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi đến A. mực nước biển B. chân núi C. đáy đại dương D. chỗ thấp nhất của chân núi. 8. Địa hình đá vôi được gọi là địa hình A. băng tích B. catx tơ C. bình nguyên D. phi o. 9. Núi già có đặc điểm A. thường cao B. sườn dốc C. đỉnh tròn, sườn thoải D. thung lũng hẹp và sâu. 10. Độ cao tuyệt đối của loại núi cao là A. từ 500m trở lên B. từ 1000m trở lên C. từ 2000m trở lên D. từ 3000m trở lên D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG 1. Dựa vào hình 34 (SGK) và các dữ liệu sau: Đỉnh Phan-xi-păng là đỉnh núi cao nhất nước ta, cao 3143m; trên sườn núi có thị trấn Sa Pa ở độ cao 1500m; dưới chân núi có thành phố Lào Cai ở độ cao 100m. Em hãy: a) Vẽ hình thể hiện độ cao tuyệt đối của đỉnh Phan-xi-păng, thị trấn Sa Pa và thành phố Lào Cai. b) Tính độ cao tương đối của đỉnh Phan-xi-păng, thị trấn Sa Pa so với thành phố Lào Cai. 2. Sưu tầm thông tin để biết thêm về một số dãy núi cao, hang động nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới. 3. Tìm hiểu đặc điểm các dạng địa hình: đồi, cao nguyên, đồng bằng. 4. Trao đổi với Bố Mẹ hoặc người thân để viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) mô tả địa hình quê hương em và ý nghĩa của dạng địa hình đó đối với sản xuất. Tiết: 21 Tuần: 21 Bài 15: CÁC MỎ KHOÁNG SẢN Ngày soạn: 26/01/19 Ngày giảng: 28/01/19 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Các khái niệm khoáng vật, đá, khoáng sản , mỏ khoáng sản , nguyên nhân hình thành các khoáng sản. - Nhận thức khoáng sản không phải là nguồn tài nguyên vô tận phải biết khai thác hợp lí. 2. Kĩ năng - Nhận biết một số loại khoáng sản qua các mẫu vật , tranh ảnh. - Biết phân loại khoáng sản dựa vào công dụng của khoáng sản. 3. Thái độ - Giúp cá
File đính kèm:
- Giao an ca nam_12851272.docx