Giáo án Địa lý Lớp 6 - Năm học 2018-2019

a) Về kiến thức:

Trình bày được casc hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.

b) Về kĩ năng:

 Dựa vào hình vẽ mô tả hướng chuyển động, quỹ đạo, chuyển động, độ nghiêng của trục Trái Đất khi chuyển động trên quỹ đạo, trình bày hiện tượng ngày đêm dài, ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất theo mùa.

c) Về thái độ:

Yêu thích tìm hiểu khoa học

* Năng lực phát triển:

 - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản.

 - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a) Chuẩn bị của giáo viên:

 Tranh hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.

b) Chuẩn bị của học sinh:

Đọc và chuẩn bị trước bài.

3. Tiến trình bài dạy:

a) Kiểm tra:

* Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A./.

* Kiểm tra bài cũ:

 - Câu hỏi:

 1. Nêu nguyên nhân sinh ra các mùa trên Trái Đất?

 2. Điền vào ô trống trong bảng sau cho hợp lí:

 

doc144 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 611 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 6 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trên. Đại diện các nhóm trình bày kết quả, GV chuẩn xác kiến thức.
	Hoạt động 2. Hướng dẫn ôn tập bằng hệ thống câu hỏi:
Mục tiêu:
- Giúp HS có kĩ năng trả lời một số câu hỏi
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
	GV hướng dẫn HS ôn tập bằng hệ thống các câu hỏi.
Câu 1: 
* Dựa vào số ghi tỉ lệ của các bản đồ sau đây:
- Bản đồ A có tỉ lệ 1:200.000, cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
- Bản đồ B cố tỉ lệ 1: 1000.000, cho biết 15cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
- Bản đồ C có tỉ lệ 1: 2.000.000, cho biết 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
- Bản đồ D có tỉ lệ 1: 300.000, cho biết 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
Câu 2:
Nêu vai trò của lớp vỏ trái đất đối với đời sống và hoạt động của con người?
Câu 3: 
Nêu khái niệm nội lực, ngoại lực, cho biết tác động của chúng đến địa hình bề mặt trái đất?
Câu 4: 
 Hãy so sánh đặc điểm địa hình của bình nguyên (đồng bằng) với cao nguyên? Cho biết giá trị kinh tế của 2 loại địa hình này? 
Câu 5: 
	Thế nào là kinh độ, vĩ độ của một điểm? 
Dựa kiến thức đã học vào hình sau hãy viết toạ độ địa lí của các điểm A, B, C, D? 
Câu 6: 
	Trái đất tự quay quanh trục theo hướng nào? Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục hết bao nhiêu giờ? Các hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất?
Câu 7: 
	Tại sao lại có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên trái đất?
Câu 8: 
	Nội lực là gì? Ngoại lực là gì?Tại sao nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?
Câu 9 : 
	Cho bảng số liệu sau:
Các đại dương trên trái đất
Diện tích ( triệu km2)
1. Thái Bình Dương.
179,6
2. Đại Tây Dương.
93,4
3. Ấn Độ Dương.
74,9
4. Bắc Băng Dương.
13,1
 	Biết diện tích bề mặt trái đất là 510 triệu km2 thì diện tích bề mặt các đại dương là bao nhiêu phần trăm?
Câu 10: 
	Thế nào là đường kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc?
Câu 11: 
	Dựa vào kiến thức đã học hãy mô tả sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất? 
Câu 12: 
	 Một trận bóng đá quốc tế diễn ra ở Luân Đôn và được truyền hình trực tiếp vào lúc 14h ngày 12 tháng 11 năm 2011. Hỏi Việt Nam sẽ xem truyền hình trực tiếp trận bóng đá đó vào thời gian nào? (Biết Việt Nam thuộc múi giờ 7)
Câu 13: 
	 So sánh sự giống và khác nhau giữa địa hình bình nguyên và cao nguyên?
Câu 14: 
 	Dựa vào số ghi tỉ lệ của các bản đồ sau đây: 1: 300 000 và 
1: 4 000 000. Cho biết 4cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
Câu 15: 
 	So sánh sự khác nhau giữa nội lực và ngoại lực? Tác động của nội lực và ngoại lực lên địa hình bề mặt Trái đất?
Câu 16: 
Tại sao Trái Đất chuyển động quanh mặt Trời lại sinh ra 2 thời kì nóng lạnh luân phiên nhau ở 2 nửa cầu trong 1 năm?
Câu 17: 
Hãy nêu hiện tượng động đất, núi lửa và tác hại của chúng. Tại sao quanh các núi lửa vẫn có cư dân sinh sống?
Câu 18. Thời gian Trái Đất chuyển động 1 vòng quanh mặt Trời là:
365 ngày. c. 365 ngày 6 giờ
365 ngày 12 giờ. d. 366 ngày
Câu 19: Phần lớn lục địa đều tập trung ở:
A. Nửa cầu Bắc C. Nửa cầu Đông
B. Nửa cầu Nam D. Nửa cầu Tây
Câu 20: Điền vào chỗ trống từ thích hợp:
Đặc điểm hình thái của núi già là đỉnh............. sườn.......... thung lũng................
c) Củng cố, luyện tập:
	- GV tóm tắt lại những nội dung chính của tiết ôn tập.
	- Hướng dẫn HS cách trình bày bài thi.
d) Hướng dẫn tự học ở nhà:
	- Ôn kĩ các kiến thức cơ bản.
	- Tiết sau thi học kì I.
........................................................................
 Ngày dạy:/./2018 tại lớp 6A
Tiết 18
KIỂM TRA HỌC KÌ I
1. Mục tiêu:
- Kiểm tra mức độ đạt chuẩn KTKN trong chương trình môn Địa lí lớp 6 sau khi học xong chương I: Trái Đất và chương II: Các thành phần tự nhiên của Trái Đất (phần Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành bề mặt Trái Đất; địa hình bề mặt Trái Đất).
- Kiểm tra ở cả 3 cấp độ nhận thức: biết, hiểu và vận dụng.
a) Về kiến thức:
- Biết vị trí, hình dạng, kích thước của Trái Đất, thời gian chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Biết sự phân bố lục địa trên bề mặt Trái Đất, các loại kí hiệu trên bản đồ.
- Hiểu được đặc điểm hình dạng của núi già. 
- Trình bày được hiện tượng động đất, núi lửa và tác hại của chúng.
- Phân tích được các dạng địa hình qua tranh ảnh, mô hình. Liên hệ được dạng địa hình tại địa phương.
- Tính được tỉ lệ bản đồ ngoài thực tế.
b) Về kĩ năng:
- Vận dung kiến thức đã học trình bày theo yêu cầu, liên hệ thực tế.
c) Về thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập và làm bài của học sinh.
* Năng lực phát triển:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản. 
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, tranh ảnh.
2. Hình thức kiểm tra: 
- Hình thức: Kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan.
- Học sinh làm bài trên lớp 45 phút.
	- Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A....../......
3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra.
 Cấp độ 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Trái Đất
- Biết thời gian chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
- Biết sự phân bố lục địa trên bề mặt Trái Đất.
- Biết các loại kí hiệu trên bản đồ
- Biết vị trí hình dạng, kích thước Trái Đất.
- Tính được tỉ lệ bản đồ ngoài thực tế
Số điểm 
Tỉ lệ
1,5
15
1
10
2
20
Các thành phần tự nhiên của Trái Đất
- Hiểu được đặc điểm hình dạng núi già
Trình bày được hiện tượng động đất, núi lửa và tác hại.
Phân tích được các dạng địa hình qua tranh ảnh, mô hình.
Liên hệ được dạng địa hình tại địa phương
Số điểm 
Tỉ lệ
1
10
2
20
2
20
0,5
5
Tổng số điểm 10
Tỉ lệ 100%
1,5
15
1
10
1
10
2
20
2
20
2,5
25
* Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản. 
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, tranh ảnh.
4. Đề kiểm tra:
A. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm). 
Chọn ý đúng trong các câu sau: Mỗi ý đúng 0,5 điểm.
Câu 1. Thời gian Trái Đất chuyển động 1 vòng quanh mặt Trời là:
A. 365 ngày. C. 365 ngày 6 giờ
B. 365 ngày 12 giờ. D. 366 ngày
Câu 2: Phần lớn lục địa đều tập trung ở:
A. Nửa cầu Bắc C. Nửa cầu Đông
B. Nửa cầu Nam D. Nửa cầu Tây
Câu 3. Có bao nhiêu loại kí hiệu trên bản đồ: 
A. 2 B. 3
C. 4 D. 6
Câu 4. Kinh tuyến là:
A. Những đường nối xích đạo vào cực Bắc.
B. Những đường nối liền cực Bắc với Cực Nam. 
C. Những đường nối liền cực Đông và cực Tây.
D. Những đường nối xích đạo và cực Nam. 
Câu 5: Điền vào chỗ trống từ thích hợp:
	Đặc điểm hình thái của núi già là đỉnh................. sườn.................... thung lũng......................
B. Tự luận: (7 điểm).
Câu 1: (3 điểm). Em hãy:
a. Cho biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất?
b. Dựa vào tỉ lệ bản đồ 1: 200 000 và 1: 6 000 000, cho biết 5cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
Câu 2: ( 2 điểm).
Hãy nêu hiện tượng động đất, núi lửa và tác hại của chúng. Tại sao quanh các núi lửa vẫn có cư dân sinh sống?
Câu 3: ( 2 điểm). 
Dựa vào hình sau, hãy cho biết A, B, C là các dạng địa hình nào? Tại sao? Địa phương em có những dạng địa hình nào?
5. Hướng dẫn chấm và thang điểm.
A. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
Đáp án
C
A
B
B
Câu 5: (1 điểm)
- Tròn - Thoải - Rộng và nông.
B. Tự luận: (7 điểm).
Câu
Nội dung
Điểm
1
a. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất:
- Trái Đất đứng vị trí thứ 3 trong hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
0,5
- Trái Đất có dạng hình cầu và kích thước rất lớn. 
0,5
b. Với bản đồ tỉ lệ: 1: 200 000, 5cm trên bản đồ ứng với 10km ngoài thực tế.
1
Đối với tỉ lệ bản đồ: 1: 6 000 000, 5cm trên bản đồ tương ứng với 300km trên thực địa.
1
2
- Núi lửa và động đất đều do nội lực sinh ra:
+ Núi lửa là hình thức phun trào mắc ma ở dưới sâu lên mặt đất. Trên thế giới có rất nhiều núi lửa, có những núi lửa tắt hoặc đang hoạt động.
0,5
+ Tác hại của núi lửa: Núi lửa phun thường gây tác hại cho vùng lân cận. Tro bụi và dung nham núi lửa có thể vùi lấp các thành thị, làng mạc, ruộng đồng...
0,5
+ Núi lửa gây nhiều tác hại nhưng quanh các núi lửa vẫn có cư dân sinh sống vì khi dung nham của núi lửa được phun trào đã nguội thì sẽ phân hủy thành một loại đất đỏ rất phì nhiêu, thích hợp trồng nhiều loại cây công nghiệp. 
0,5
+ Động đất là hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất rung chuyển. Những trận động đất lớn sẽ làm cho nhà cửa, đường sá, cầu cống bị phá hủy và làm nhiều người chết.
0,5
3
* Dựa vào hình vẽ ta thấy:
- A: Là dạng địa hình núi vì độ cao tuyệt đối trên 500m, đỉnh nhọn, sườn dốc...
0,5
- B: Là dạng địa hình cao nguyên vì độ cao tuyệt đối trên 500m, bề mặt tương đối phẳng, sườn dốc... 
0,5
- C: Là dạng địa hình bình nguyên vì độ cao tuyệt đối dưới 200m có bề mặt tương đối bằng phẳng... 
0,5
- Liên hệ thực tế những dạng địa hình ở địa phương: đồi, núi.
0,5
* Kết thúc kiểm tra:
	- GV thu bài, nhận xét ý thức HS trong giờ kiểm tra.
* Hướng dẫn tự học ở nhà:
	- Đọc trước bài 15: “Các mỏ khoáng sản”
..................................................................................
 Ngày dạy:/./2018 tại lớp 6A
Tiết 19 – Bài 15
CÁC MỎ KHOÁNG SẢN
1. Mục tiêu:
a) Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm: khoáng sản, mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh. Kể tên và nêu được cụng dụng của một số loại khoáng sản phổ biến.
- THBVMT: Khái niệm, phân loại khoáng sản.
- Biết khoáng sản là nguồn tài nguyên có giá trị của mỗi quốc gia, được hình thành trong thời gian dài và là loại tài nguyên thiên nhiên không thể phục hồi.
- THNL: Biết phân loại các loại khoáng sản.
- Hiểu khoáng sản không phải là tài nguyên vô tận, vì vậy con người phải biết cách khai thác chúng một cách tiết kiệm.
b) Về kĩ năng:
- THBVMT: Nhận biết một số loại khoáng sản qua các mẫu vật (hoặc qua ảnh màu): than, quặng sắt, quặng đồng, đá vôi...
- THNL: Phân tích bảng thống kê để rút ra nội dung kiến thức.
- Quan sát tranh ảnh trong SGK để có những nhận biết sơ lược về quặng khoáng sản.
- Đọc bản đồ khoáng sản Việt Nam.
c) Về thái độ:
- THBVMT: Ý thức được sự cần thiết phải khai thác, sử dụng khoáng sản một cách hợp lí và tiết kiệm.
- THNL: Có thái độ về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các loại khoáng sản. Có ý thức học tập và ước mơ nghiên cứu để tìm ra các loại nguyên vật liệu thay thế sử dụng khoáng sản.
d) Định hướng phát triển năng lực:
	- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản.
	- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, sử dụng hộp mẫu vật.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a) Chuẩn bị của giáo viên:
- Hộp mẫu vật khoáng sản.
- Bản đồ khoáng sản Việt Nam.
b) Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc và chuẩn bị trước bài.
3. Tiến trình bài dạy:
a) Kiểm tra:
* Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A....../......
* Kiểm tra bài cũ: Không
b) Dạy nội dung bài mới:
Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các khoáng vật và đá. Có loại được gọi là khoáng sản. Khoáng sản là nguồn tài nguyên có giá trị lớn của mỗi quốc gia; là nguồn nguyên, nhiên liệu cần thiết, rất quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp.Vậy khoáng sản là gì? Chúng được hình thành như thế nào? Đó là nội dung bài học.	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại khoáng sản.
Mục tiêu:
- Giúp HS biết khái niệm khoáng sản, các loại khoáng sản là gì.
- Phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng mẫu vật, sử dụng bản đồ.
GV: Vật chất cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất gồm các loại khoáng vật và đá. Khoáng vật thường gặp trong tự nhiên dưới dạng tinh thể trong thành phần các loại đá. Khoáng vật và đá có loại có ích, có loại không có ích, những loại có ích gọi là khoáng sản.
? Khoáng sản là gì?
HS: Là khoáng vật và đá có ích cho con người.
? Tại sao khoáng sản tập trung nơi nhiều nơi ít?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Yêu cầu HS đọc bảng công dụng các loại khoáng sản. 
? Kể tên một số khoáng sản và nêu công dụng từng loại?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Treo bản đồ khoáng sản Việt Nam, hướng dẫn HS xem bảng chú giải, chỉ một số loại khoáng sản và phân bố của chúng trên bản đồ.
? Nêu một số loại khoáng sản ở địa phương em?
HS: Thiếc ở Sơn Dương, mangan ở Chiêm Hóa, ăng-ti-mon ở Chiêm Hóa Yên Sơn, Na Hang
? Khoáng sản được phân thành mấy nhóm, căn cứ vào những yếu tố nào?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV giới thiệu mẫu vật khoáng sản.
* Tích hợp tiết kiệm năng lượng:
GV: Ngày nay với tiến bộ của khoa học, con người đã bổ sung các nguồn khoáng sản ngày càng hao hụt đi bằng các thành tựu khoa học. 
? Bổ sung khoáng sản năng lượng bằng nguồn năng lượng gì? 
HS: Năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều, nhiệt năng dưới đất.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các mỏ khoáng sản ngoại sinh và nội sinh:
Mục tiêu:
- Giúp HS biết khái niệm mỏ nội sinh và ngoại sinh.
- Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề.
GV: Yêu cầu HS đọc phần viết về nguồn gốc mỏ.
? Nguồn gốc hình thành các mỏ khoáng sản có mấy loại? Ví dụ? Mỗi loại do tác động của các yếu tố gì trong quá trình hình thành?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức.
HS: Ghi bài.
GV: Một số khoáng sản có 2 nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh.
? Thời gian hình thành các mỏ trong bao lâu?
HS: 90% mỏ quặng sắt được hình thành cách đây 500 – 600 triệu năm.
- Than hình thành cách đây:
230 – 280 triệu năm.
140 – 195 triệu năm.
- Dầu mỏ: từ xác sinh vật chuyển thành dầu mỏ cách đây 2 – 5 triệu năm.
* Tích hợp tiết kiệm năng lượng:
GV: Các mỏ khoáng sản được hình hành trong thời gian rất lâu. Chúng rất quý và không phải là vô tận ... Do đó vấn đề khai thác và sử dụng, bảo vệ phải được coi trọng.
? Vậy chúng ta bảo vệ nguồn khoáng sản như thế nào?
HS: trả lời và ghi bài. 
GV: Tổng kết nội dung bài.
1. Các loại khoáng sản:
a) Khoáng sản là gì?
- Là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác sử dụng.
b) Phân loại khoáng sản:
- Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu).
- Khoáng sản kim loại.
- Khoáng sản phi kim loại.
2. Các mỏ khoáng sản ngoại sinh và nội sinh:
- Mỏ nội sinh là quá trình những khoáng sản hình thành do mác ma, được đưa lên gần mặt đất (Do tác động nội lực).
- Mỏ ngoại sinh là quá trình những khoáng sản được hình thành trong quá trình tích tụ vật chất nơi trũng (do tác động ngoại lực).
* Vấn đề khai thác, sử dụng, bảo vệ:
- Khai thác hợp lí.
- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
* Ghi nhớ (SGK 50)
c) Củng cố, luyện tập:
	1. Các câu dưới đây đúng hay sai? 
	a. Với trình độ khoa học kĩ thuật càng phát triển thì càng có nhiều loại khoáng sản được con người sử dụng:
 	- Đúng - Sai
	b. Các mỏ khoáng sản ngoại sinh nằm gần mặt đất còn các mỏ khoáng sản nội sinh nằm sâu trong lòng đất.
 	- Đúng - Sai
	c. Chỉ trong lục địa mới có khoáng sản còn ngoài đại dương không có.
 	- Đúng - Sai
	2. Việc phân chia khoáng sản thành 3 nhóm: năng lượng, kim loại, phi kim loại là dựa vào:
	a. Giá trị kinh tế c. Thời gian hình thành
	b. Công dụng d. Thành phần hóa học.
	3. Chúng ta cần phải khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản vì:
	a. Khoáng sản được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp
	b. Chúng luôn có ích cho con người
	c. Nước ta rất ít khoáng sản
	d. Để hình thành khoáng sản cần hàng vạn, hàng triệu năm.
d) Hướng dẫn tự học ở nhà:
	- Về nhà làm tiếp bài tập SGK.
	- Học bài cũ, nghiên cứu bài mới.
...............................................................
 Ngày dạy:/./2019 tại lớp 6A
Tiết 20 – Bài 16
THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ (LƯỢC ĐỒ) ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN
1. Mục tiêu:
a) Về kiến thức:
 Biết được khái niệm đường đồng mức.
b) Về kĩ năng:
Biết đọc bản đồ (lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn.
c) Về thái độ:
Có ý thức học tập, định hướng nghề nghiệp sau này.
* Năng lực phát triển:
	- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản.
	- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình vẽ.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a) Chuẩn bị của giáo viên:
	- Không
b) Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc và chuẩn bị trước bài.
3. Tiến trình bài dạy:
a) Kiểm tra:
* Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A....../......
* Kiểm tra bài cũ:	
	? Khoáng sản là gì? Thế nào gọi là mỏ khoáng sản? 
b) Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm đường đồng mức:
Mục tiêu:
- Giúp HS biết khái niệm đường đồng mức.
- Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sử dụng hình vẽ
GV: Vẽ một vài đường đồng mức trên bảng và yêu cầu HS dựa vào VD để trả lời câu hỏi:
? Đường đồng mức là những đường như thế nào?
HS: Là những đường nối những điểm có cùng độ cao.
? Tại sao dựa vào đường đồng mức trên bản đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng địa hình?
HS: Biết độ cao, độ dốc, hướng nghiêng địa hình. 
GV: Chuẩn kiến thức.
HS: Ghi bài.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS thực hành:
Mục tiêu:
- Giúp HS biết xác định đường đồng mức trên hình vẽ.
- Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sử dụng hình vẽ.
GV: Hướng dẫn HS quan sát hình 44:
? Xác định hướng từ đỉnh A1 đến đỉnh A2?
HS: Có hướng từ Tây sang Đông.
GV: Cho HS thảo luận theo nhóm bàn trong 7 phút, nội dung:
 Nhóm 1 và 2:
1. Sự chênh lệch về độ cao của các đường đồng mức là bao nhiêu?
2. Dựa vào đường đồng mức: tính độ cao các đỉnh A1, A2 và các điểm B1, B2, B3.
Nhóm 3 và 4:
3. Dựa vào tỉ lệ lược đồ tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến A2?
4. Sườn Đông hay sườn Tây của núi A1 dốc hơn? Tại sao? 
HS: Thảo luận, đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
HS: Ghi bài.
1. Khái niệm đường đồng mức:
- Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng độ cao trên bản đồ.
- Dựa vào đường đồng mức biết độ cao tuyệt đối của các điểm và đặc điểm hình dạng địa hình: độ dốc, hướng nghiêng.
2. Thực hành:
- Sự chênh lệch độ cao: 100m.
- A1 = 900m; A2 trên 600m;
B1= 500m; B2= 650m; B3 trên 500m.
- Từ đỉnh A1 đến A2 khoảng 7500m.
- Sườn Tây dốc hơn sườn Đông vì các đường đồng mức phía Tây sát nhau hơn phía Đông.
c) Củng cố, luyện tập:
- GV nhận xét và đánh giá lại bài tập thực hành.
d) Hướng dẫn tự học ở nhà:
- Hoàn thành bài thực hành vào vở.
- Đọc trước bài 17: “ Lớp vỏ khí”.
 Ngày dạy:/./2019 tại lớp 6A
Tiết 21 – Bài 17
LỚP VỎ KHÍ
1. Mục tiêu:
a) Về kiến thức:
- Biết được thành phần của không khí, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí, biết được vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí.
- Biết được các tầng của lớp vỏ khí: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao và đặc điểm chính của mỗi tầng.
- Nêu được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí: nóng, lạnh, đại dương, lục địa.
- THBVMT: Biết vai trò của lớp vỏ khí nói chung của lớp ô-dôn nói riêng đối với cuộc sống của mọi sinh vật trên Trái Đất.
- Biết nguyên nhân làm ô nhiễm không khí và hậu quả của nó, sự cần thiết phải bảo vệ lớp vỏ khí, lớp ô-dôn.
- THNL: Biết được khi sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống (hóa thạch) làm tăng lượng khí cácbonđiôxít (CO2). CO2 gây ô nhiễm môi trường (hiệu ứng nhà kính). Từ đó thấy sự cần thiết phải khai thác các nguồn năng lượng sạch như: gió, năng lượng Mặt Trời...
b) Về kĩ năng:
- Quan sát, nhận xét sơ đồ, hình vẽ các tầng của lớp vỏ khí.
- Nhận xét biểu đồ các thành phần của không khí.
- THBVMT: Nhận biết hiện tượng ô nhiễm không khí qua tranh ảnh và trong thực tế.
- THNL: Nhận biết hiện trạng sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống ảnh hưởng đến môi trường.
c) Về thái độ:
- Phấn đấu trong học tập, định hướng nghề nghiệp sau này.
- THBVMT: Có ý thức trong bảo vệ môi trường không khí.
- THNL: Có ý thức trong việc khai thác sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống tiết kiệm, hợp lí.
* Năng lực phát triển:
	- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản.
	- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình vẽ, hình ảnh.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a) Chuẩn bị của giáo viên:
	- Tranh các tầng khí quyển.
b) Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc 

File đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12677073.doc