Giáo án Địa lý Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Hoài
A. NỘI DUNG BÀI HỌC
- Vẽ lược đồ Việt Nam.
- Điền vào lược đồ một số địa danh quan trọng.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiến thức
Hiểu được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông (hệ thống kinh vĩ tuyến). Xác định được vị trí địa lí nước ta và một số đối tượng địa lí quan trọng.
2. Kĩ năng
- Vẽ được tương đối chính xác lược đồ Việt Nam (phần trên đất liền) và một số đối tượng địa lí.
3. Thái độ
Củng cố thêm lòng yêu quê hương, đất nước
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lí, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực vẽ lược đồ Việt Nam, năng lực ghi nhớ và điền các địa danh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ trống Việt Nam.
- Atlat địa lí Việt Nam.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Atlat Địa lí Việt Nam.
- Giấy A4, thước kẻ, bút chì.
3. Bảng mô tả các mức độ nhận thức
hòa là do A. ảnh hưởng của gió mùa. B. ảnh hưởng của Biển Đông. C. ảnh hưởng của thủy triều. D. ảnh hưởng của các dòng hải lưu. Câu 4. Đây không phải là ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên nước ta A. Địa hình ven biển đa dạng và đặc sắc. B. Khí hậu mang tính hải dương điều hòa. C. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích lớn. D. Mạng lưới thủy văn phân hóa đa dạng. D. VẬN DỤNG HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu giải pháp bảo vệ vùng biển. 1. Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức từ thực tế. 2. Nội dung: Câu 1. Để sử dụng có hiệu quả nguồn tai nguyên biển, chúng ta cần đề ra những giải pháp nào? - Tiến hành phát triển tổng hợp kinh tế biển. - Tăng cường xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp lý để khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững biển. - Xây dựng các khu bảo tồn biển: Khu bảo tồn biển được xây dựng nhằm để bảo vệ và giữ gìn tính đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa. - Quản lý nguồn lợi biển dựa trên cơ sở cộng đồng. - Chú trọng các giải pháp bảo đảm sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven biển. Câu 2. Trong những năm qua, rừng ngập mặn ven biển bị suy giảm mạnh mẽ là do các nguyên nhân nào? Nêu một số giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển. * Nguyên nhân: - Phá rừng làm ruộng rẫy, phá rừng lấy đất nuôi trồng thủy sản, phá rừng lấy củi, gỗ... * Giải pháp: - Quy hoạch môi trường trong phát triển KT-XH ở các vùng ven biển, đặc biệt là quy hoạch môi trường cho việc bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ở ĐBSCL, đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong khu vực. - Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, các dự án trồng mới và tái sinh rừng ngập mặn ven biển. - Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của các cấp chính quyền tại địa phương, đặc biệt là chính quyền cơ sở và cơ quan chuyên ngành lâm nghiệp, - Tăng nhanh diện tích phủ xanh của thảm rừng ngập mặn phòng hộ ven biển, bảo vệ rừng ngập mặn khỏi nạn bị chặt phá làm củi, gỗ, nuôi trồng thủy sản. E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ - Trả lời câu hỏi trắc nghiệm của bài. - Chuẩn bị bài 10. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP a. Câu hỏi nhận biết Câu 1. Trình bày đặc điểm khái quát của Biển Đông Hướng dẫn trả lời - Diện tích rộng lớn ( 3,447 triệu km2) - Biển tương đối kín. - Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. - TNTN phong phú, đa dạng. Câu 2. Trình bày tài nguyên thiên nhiên vùng biển nước ta. Hướng dẫn trả lời: - TN khoáng sản: dầu khí (trữ lượng, phân bố...); titan, muối biển... - TN hải sản: phong phú, đa dạng ( chứng minh) Câu 3. Kể tên các dạng địa hình ven biển nước ta. Hướng dẫn trả lời: Nội dung SGK Câu 4. Xác định trên bản đồ Tự nhiên Việt Nam vị trí các vịnh biển: Hạ Long, Xuân Đài (Phú Yên), Vân Phong (Khánh Hoà), Cam Ranh. Hướng dẫn trả lời Yêu cầu HS lên bảng, dựa vào bảng đồ Tự nhiên VN để xác định Câu 5. Kể tên các điểm du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng biển nước ta. Hướng dẫn trả lời Đồ Sơn (H.P), Sầm Sơn (T.H), Cửa Lò (N.A), Lăng Cô, Mỹ Khê (Đ.N), Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né (B.T), Vũng Tàu. b. Câu hỏi thông hiểu Câu 1. Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu, địa hình, hệ sinh thái ven biển nước ta? Hướng dẫn trả lời: - Khí hậu: nhờ có Biển Đông: + tăng cường ẩm => mưa nhiều, độ ẩm lớn.. + giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết. + Khí hậu mang tính hải dương nên điều hòa hơn. - Địa hình ven biển đa dạng (chứng minh). - Hệ sinh thái đa dạng (chứng minh) - Đồng bằng nhỏ hẹp, đất nghèo dinh dưỡng... - Khí hậu khắc nghiệt (mùa hè khô nóng, thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, lũ lụt...) Câu 2. Vì sao nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ? Hướng dẫn trả lời: - Nằm trong khu vực ảnh hưởng của gió Mậu dịch và gió mùa châu Á. - Tiếp giáp với Biển Đông Câu 3. Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đối với cảnh quan thiên nhiên nước ta? Rừng ngập mặn ven biển nước ta phát triển nhất ở đâu? Hướng dẫn trả lời: - Biển Đông làm cho cảnh quan thiên nhiên nước ta phong phú hơn với sự góp mặt của hệ sinh thái rừng ngập mặn. - Vùng ven biển của các tỉnh ở ĐBSCL và trên bán đảo Cà Mau. c. Câu hỏi vận dụng thấp Câu 1. Nêu một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của bão đến sản xuất và đời sống. - Nâng cao năng lực dự báo về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão. - Thông báo cho các tàu thuyền đi trên biển phải gấp rút tránh xa vùng trung tâm bão, neo đậu vào vùng an toàn hoặc trở về đất liền. - Vùng bờ biển cần xây dựng và củng cố công trình đê biển, trồng đước đối với vùng ngập mặn, trồng phi lao đối với vùng đất cát khô hạn. - Cần khẩn trương sơ tán dân ở vùng có bão lớn, đưa dân đến vùng an toàn để tránh bão. - Chống bão kết hợp chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi. - Huy động nhiều lực lượng tham gia phòng chống bão (công an, bộ đội, dân phòng), bố trí lực lượng ứng trực, phòng chống bão. - Thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ. d. Câu hỏi vận dụng cao Câu 1. Giải thích tại sao nghề muối phát triển mạnh ở vùng biển miền Trung? Hướng dẫn trả lời: - Nắng nóng gay gắt, số giờ chiếu nắng nhiều - Ít sông lớn đổ ra biển. - Nồng độ muối biển cao hơn các vùng biển khác. Câu 2. Giải thích tại sao hiện tượng sạt lở bờ biển lại diễn ra ở vùng biển Trung Bộ? Hướng dẫn trả lời: - Do ảnh hưởng của bão. - Sông ngòi có đặc điểm ngắn, dốc... - Đất chủ yếu là cát pha.... Tuần: 8 Ngày soạn: 10/10/2019 Tiết KHDH: 8 Ngày dạy: 16/10/2019 12C1 12C2 12C3 Tên bài dạy: Bài 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA (1 tiết) A. NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Tính chất nhiệt đới 2. Lượng mưa lớn, độ ẩm cao 3. Gió mùa a. Gió mùa đông bắc b. Gió mùa tây nam B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu và trình bày được các đặc điểm cơ bản của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. - Phân tích được nguyên nhân hình thành nên đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ Khí hậu Việt Nam để trình bày các đặc điểm nổi bật về khí hậu nước ta. - Phân tích biểu đồ khí hậu, bảng số liệu về khí hậu của một số địa điểm (Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh). 3. Thái độ Biết được ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới sản xuất và đời sống nước ta. 4. Định hướng phát triển năng lực Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT. Năng lực chuyên biệt: NL tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; NL học tập thực địa; NL sử dụng bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê, II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án Địa lí 12. - Chuẩn kiến thức và kĩ năng Địa lí 12. - Bài giảng điện tử bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. 2. Chuẩn bị của học sinh - Atlat Địa lí Việt Nam. - Chuẩn bị các nội dung theo yêu cầu của giáo viên. 3. Bảng mô tả các mức độ nhận thức Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - Nêu được biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa trong khí hậu. - Giải thích được nguyên nhân tại sao khí hậu nước ta mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa. - Phân tích bảng số liệu để rút ra những nhận xét về lượng mưa và nhiệt độ. - Giải thích được các hiện tượng khí hậu ở địa phương. III. TỔ CHỨC CÁC TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Kiểm tra bài cũ: 1.Mục tiêu: Hiểu được tác động của biển Đông tới khí hậu, hệ sinh thái ven biển và khoáng sản nước ta. 2. Phương pháp: Vấn đáp. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân. 4. Phương tiện: Máy chiếu 5. Năng lực hình thành: Năng lực tự học, tư duy, phân tích hình ảnh. 6. Sản phẩm: Trả lời được dầu khí, tính chất hải dương. Nội dung của hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV trình chiếu câu hỏi trắc nghiệm và hình ảnh, yêu cầu học sinh trả lời. - GV nhận xét và kết luận. - HS trả lời. HS khác nhận xét. Hộp kiến thức Câu 1. Loại khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng biển và thềm lục địa nước ta là A. muối. B. ti tan. C. dầu khí. D. các bãi cát. Câu 2. Do ảnh hưởng của Biển Đông nên khí hậu nước ta có A. tính chất lục địa. B. tính chất cận xích đạo. C. tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. D. tính chất hải dương. A. KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát 1. Mục tiêu: - Giúp học sinh nhớ lại một số kiến thức về khí hậu Việt Nam đã học ở lớp 9. - Rèn luyện kỹ năng đọc tranh ảnh, thông qua đó nhớ lại được một số đặc điểm của khí hậu nước ta. - Tìm ra những nội dung HS chưa biết để từ đó bổ sung và khắc sâu những kiến thức bài học cho HS. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Phương pháp đàm thoại vấn đáp/hình thức cá nhân. 3. Phương tiện: Máy chiếu. 4. Định hướng năng lực hình thành: Tự học, tư duy, phân tích bản đồ và hình ảnh, trình bày. 5. Sản phẩm: Nêu được đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta. Nội dung hoạt động 1: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: GV cho HS quan sát một số hình ảnh và đặt câu hỏi: Hình ảnh đó thể hiện điều gì? - GV gọi một số HS trả lời. - GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. - HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. - HS trả lời. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu tính chất nhiệt đới 1. Mục tiêu: - Kiến thức: Trình bày được biểu hiện và nguyên nhân của tính chất nhiệt đới. - Kỹ năng: Phân tích được bản đồ và bảng số liệu về nhiệt độ. 2. Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp 3. Hình thức: Cá nhân. 4. Phương tiện: Máy chiếu, Atlat Địa lí Việt Nam. 5. Năng lực hình thành: Năng lực sử dụng bản đồ và bảng số liệu, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp. 6. Sản phẩm: HS nắm được biểu hiện và nguyên nhân của tính chất nhiệt đới. Nội dung hoạt động 2: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV đặt câu hỏi: + Dựa vào bản đồ và bảng số liệu về nhiệt độ của nước ta và một số địa điểm, em hãy nêu nhận xét về nhiệt độ nước ta? + Nguyên nhân của tính nhiệt đới? - Gọi HS trả lời. - GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - HS suy nghĩ trả lời. - Trả lời. - Lắng nghe, hoàn thiện kiến thức. Hộp kiến thức 1. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm a.. Tính chất nhiệt đới: - Biểu hiện: Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C. Tổng số giờ nắng từ 1400 - 3000 giờ/năm. - Nguyên nhân: Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc -> mọi nơi đều có 2 lần Mặt trời lên thiên đỉnh, góc nhập xạ lớn. HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu lượng mưa lớn, độ ẩm cao 1. Mục tiêu: - Kiến thức: Trình bày được biểu hiện và nguyên nhân của lượng mưa lớn, độ ẩm cao. - Kỹ năng: Phân tích được bản đồ lượng mưa trung bình năm của nước ta và một số địa điểm. 2. Phương pháp: Vấn đáp. 3. Hình thức: Cả lớp. 4. Phương tiện: Máy chiếu, Atlat Địa lí Việt Nam. 5. Năng lực hình thành: Năng lực sử dụng bản đồ và bảng số liệu, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp. 6. Sản phẩm: HS nắm được biểu hiện và nguyên nhân của lượng mưa lớn, độ ẩm cao. Nội dung hoạt động 3: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV đặt câu hỏi: + Dựa vào bản đồ và bảng số liệu về lượng mưa trung bình của nước ta và một số địa điểm, em hãy nêu nhận xét về lượng mưa nước ta? + Nguyên nhân làm cho nước ta có lượng mưa lớn, độ ẩm cao? - Gọi HS trả lời. - GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - HS suy nghĩ trả lời. - Trả lời. - Lắng nghe, hoàn thiện kiến thức. Hộp kiến thức b. Lượng mưa và độ ẩm lớn - Biểu hiện: TB 1500 - 2000 mm (sườn đón gió và núi cao có thể đạt 3500 - 4000 mm); độ ẩm không khí cao (trên 80%), cân bằng ẩm luôn dương. - Nguyên nhân: Do các khối khí di chuyển qua biển, nhiệt độ cao, chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới, địa hình đón gió biển. HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu gió mùa 1. Mục tiêu: - Kiến thức: Trình bày được đặc điểm và hệ quả của các loại gió mùa. - Kỹ năng: Phân tích được nơi xuất phát, hướng di chuyển của gió mùa. 2. Phương pháp: Thảo luận. 3. Hình thức: Nhóm. 4. Phương tiện: Máy chiếu, Atlat Địa lí Việt Nam. 5. Năng lực hình thành: Năng lực hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề, thuyết trình, sử dụng CNTT. 6. Sản phẩm: HS thời gian hoạt động, tính chất, phạm vi ảnh hưởng, hệ quả của gió mùa. Nội dung hoạt động 4: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ về nhà từ tiết trước: + Nhóm 1: Tìm hiểu gió mùa mùa đông (hướng, nguồn gốc, thời gian hoạt động, tính chất, phạm vi ảnh hưởng, hệ quả). + Nhóm 2: Tìm hiểu gió mùa mùa hạ (hướng, nguồn gốc, thời gian hoạt động, tính chất, phạm vi ảnh hưởng, hệ quả). - GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận nhóm. - GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - HS về nhà thảo luận, thống nhất nội dung và soạn phần trình bày bằng Powerpoint. - Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi. - Lắng nghe, hoàn thiện kiến thức. Hộp kiến thức c. Gió mùa: - Biểu hiện: Gió mùa Hướng gió Nguồn gốc Phạm vi hoạt động Thời gian hoạt động Tính chất Hệ quả Gió mùa mùa đông Đông bắc Áp cao Xibia Miền bắc Từ tháng XI đến tháng IV Lạnh khô lạnh ẩm Mùa đông ở miền Bắc Gió mùa mùa hạ Tây Nam Nửa đầu mùa: cao áp Bắc Ấn Độ Dương Cả nước Từ tháng V đến tháng VII Nóng ẩm Mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên, khô nóng cho Trung Bộ Giữa và cuối mùa cuối mùa: cao áp cận chí tuyến BCN Từ tháng VII đến tháng X Nóng ẩm Mưa cho cả nước - Nguyên nhân: Do nước ta nằm gần trung tâm gió mùa châu Á nên khí hậu nước ta mang tính chất gió mùa rõ rệt. C. LUYỆN TẬP HOẠT ĐỘNG 5: Chơi trò chơi: Tôi là ai, tôi ở đâu. 1. Mục tiêu: HS hệ thống và khắc sâu kiến thức đã học. 2. Phương pháp: Vấn đáp. 3. Hình thức: Cá nhân. 4. Phương tiện: Máy chiếu. 5. Năng lực hình thành: Tự học, giải quyết vấn đề. 6. Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi. Nội dung hoạt động 5: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Lần lượt đưa ra các câu hỏi để học sinh trả lời. - Nhận xét, chuẩn kiến thức. - Suy nghĩ trả lời - Hoàn thiện kiến thức. Hộp kiến thức Câu 1: Tôi thổi theo hướng đông bắc, nửa đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm, có mưa phùn. -> Tôi: Gió mùa mùa đông Câu 2: Tôi thổi theo hướng tây nam, rất khô và nóng. -> Tôi: Gió phơn tây nam. Câu 3 : Tôi thổi theo hướng tây nam gây mưa trên cả nước. -> Tôi: Gió mùa mùa hạ Câu 4 : Tôi và bạn ấy có mùa mưa và mùa khô đối lập. -> Chúng tôi: Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ D. VẬN DỤNG, MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG 6: Tìm hiểu đặc điểm lượng mưa địa phương và nguyên nhân hình thành. 1. Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức từ thực tế. 2. Phương pháp: Vấn đáp. 3. Hình thức: Cá nhân. 4. Phương tiện: Máy chiếu. 5. Năng lực hình thành: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy theo lãnh thổ, tổng hợp kiến thức thực tế. 6. Sản phẩm: Trình bày được thời gian mưa nhiều ở Pleiku và nguyên nhân hình thành mưa. Nội dung hoạt động 6: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV nêu câu hỏi: Cho bảng số liệu về lượng mưa trung bình tháng ở Pleiku (đơn vị: mm) 111 2 33 4 5 6 7 8 9 10 111 1112 Lượng mưa 0,2 0,1 3,5 95,5 118,4 239,2 328,8 453,7 533,7 325,4 97,6 1,7 Ở Pleiku mưa về mùa nào? Tại sao? - GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - Suy nghĩ trả lời. - Hoàn thiện kiến thức. Hộp kiến thức - Mưa về mùa hạ, từ tháng 5 đến tháng 10. - Do gió mùa tây nam mang lại vào mùa hạ. + Đầu mùa hạ gió từ cao áp Nam Ấn Độ Dương qua vịnh bengan mang mưa cho Tây Nguyên nói chung. + Giữa và sau mùa hạ gió từ cao áp cận chí tuyến Bán cầu Nam qua xích đạo đổi thành gió tây nam, thổi qua Ấn Độ Dương mang theo lượng hơi ẩm lớn gây mưa cho cả nước. E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ - Trả lời câu hỏi trắc nghiệm của bài. - Chuẩn bị bài 11. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp). NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP Câu hỏi nhận biết Câu 1. Phạm vi hoạt động của gió mùa tây nam ở nước ta là A. Miền bắc nước ta, từ dãy Bạch Mã trở ra. B. Cả nước. C. Miền nam nước ta, từ dãy Bạch Mã trở vào. D. Ở đồng bằng ven biển. Câu 2. Tính chất của gió mùa mùa đông hoạt động ở nước ta là A. Lạnh khô và lạnh ẩm. B. Nóng ẩm. C. Khô nóng. D. Khô. Câu 3. Quanh năm ở miền Bắc nước ta có 2 mùa đó là A. Một mùa mưa và một mùa khô kéo dài sâu sắc. B. Mùa đông lạnh ít mưa và mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều. C. Mưa về mùa hạ khô về mùa đông. D. Mưa về thu đông, khô nóng về mùa hè. Câu 4. Vào đầu mùa hạ, khối khí nào hoạt động ở nước ta? A. Khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương. B. Khối khí Tín phong bán cầu Bắc. C. khối khí lạnh phương Bắc. D. Khối khí cận chí tuyến bán cầu Nam. Câu hỏi thông hiểu Câu 1: Tôi thổi theo hướng đông bắc, nửa đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm, có mưa phùn. -> Tôi: Gió mùa mùa đông Câu 2: Tôi thổi theo hướng tây nam, rất khô và nóng. -> Tôi: Gió phơn tây nam. Câu 3 : Tôi thổi theo hướng tây nam gây mưa trên cả nước. -> Tôi: Gió mùa mùa hạ Câu 4 : Tôi và bạn ấy có mùa mưa và mùa khô đối lập. Câu hỏi vận dụng Câu 1. Cho bảng số liệu về lượng mưa trung bình tháng ở Pleiku (đơn vị: mm) 111 2 33 4 5 6 7 8 9 10 111 112 Lượng mưa 0,2 0,1 3,5 95,5 118,4 239,2 328,8 453,7 533,7 325,4 97,6 1,7 Ở Pleiku mưa về mùa nào? Tại sao? Hướng dẫn trả lời: - Mưa về mùa hạ, từ tháng 5 đến tháng 10. - Do gió mùa tây nam mang lại vào nửa đầu mùa hạ. + Đầu mùa hạ gió từ cao áp Nam Ấn Độ Dương qua vịnh bengan mang mưa cho Tây Nguyên nói chung. + Giữa và sau mùa hạ gió từ cao áp cận chí tuyến Bán cầu Nam qua xích đạo đổi thành gió tây nam, thổi qua Ấn Độ Dương mang theo lượng hơi ẩm lớn gây mưa cho cả nước. Câu 2. Cho bảng số liệu về nhiệt độ trung bình tháng (0C) ở Hà Nội. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hà Nội 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 Mùa đông lạnh ở Hà Nội kéo dài trong khoảng thời gian nào? Tại sao Hà Nội có mùa đông lạnh? Hướng dẫn trả lời: - Mùa đông lạnh kéo dài 3 tháng, từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, là nơi có mùa đông lạnh nhất nước ta. - Do ảnh hưởng trực tiếp gió mùa Đông Bắc từ cao áp Xibia tràn qua lãnh thổ Trung Quốc vào nước ta, tính chất lạnh khô gây nên mùa đông lạnh. Câu hỏi vận dụng cao Câu 1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tác động như thế nào đến sự phát triển và phân của sinh vật nước ta. Gợi ý trả lời: - Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng là rừng lá rộng thường xanh. - Hiện nay rừng nguyên sinh còn lại rất ít, chủ yếu là rừng thứ sinh với các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau. - Trong giới sinh vật, thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, thực vật chủ yếu là các loại cây họ dầu. - Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm chủ yếu phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nước ta. Tuần: 9 Ngày soạn: 20/10/2019 Tiết KHDH: 10 Ngày dạy: 23/10/2019 12C1 12C2 12C3 Tên bài dạy: BÀI 11: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA (tiếp theo) (1 tiết) A. NỘI DUNG BÀI HỌC - Các thành phần tự nhiên khác: + Địa hình + Sông ngòi + Đất + Sinh vật - Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC I. Mục tiêu 1.Kiến thức - Biết được biểu hiện của đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên: địa hình, thuỷ văn, thổ nhưỡng. - Giải thích được đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa của các thành phần tự nhiên. - Hiểu được mặt thuận lợi và trở ngại của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đối với hoạt động sản xuất, nhất là đôi với sản xuất nông nghiệp. 2. Kĩ năng - Phân tích mối quan hệ tác động giữa các thành phần tự nhiên tạo nên tính thống nhất thể hiện ở đặc điểm chung của một lãnh thổ. - Biết liên hệ thực tế để giải thích những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên. 3. Thái độ Biết được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lí, năng lực tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực bản đồ năng lực nhận xét. II. CHUẨN BỊ C
File đính kèm:
- giao_an_dia_ly_lop_12_nam_hoc_2019_2020_pham_thi_hoai.doc