Giáo án Địa lý - Chủ đề: Hướng dẫn học sinh nhận biết và vẽ các dạng biểu đồ trong chương trình địa lí

 Nhận biết và vẽ biểu đồ kết hợp cột đường

- Thời gian: 30 phút

- Mục tiêu: Học sinh có thể nhận biết, xác định được khi nào vẽ biểu đồ cột đường kết hợp

Vẽ biểu đồ đẹp, chính xác

Nhận xét dựa vào đề bài và biểu đồ đã vẽ

- Phương pháp dạy học: giảng giải

- Hình thức tổ chức dạy học: toàn lớp

- Các bước tiến hành

 

doc12 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5421 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý - Chủ đề: Hướng dẫn học sinh nhận biết và vẽ các dạng biểu đồ trong chương trình địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án
Chủ đề: Hướng dẫn học sinh nhận biết và vẽ các dạng biểu đồ trong chương trình địa lí
Người soạn: Phạm Mỹ Hạnh
Ngày soạn: 10/07/2015
I. Mục tiêu. Sau bài học, học sinh có khả năng
- Phân tích đề bài để xác định loại biểu đồ phù hợp
- Nắm được kĩ năng vẽ các dạng biểu đồ
- Biết nhận xét thông qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: giáo án, đề bài minh họa cho các dạng biểu đồ
2. Chuẩn bị của học sinh: dụng cụ học tập
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
3. Vào bài mới
 Giáo viên giới thiệu về biểu đồ: là một phương tiện trực quan của khoa học đia lí, dùng để trực quan hóa bảng số liệu, thể hiện cụ thể các thông số về đối tượng địa lí như sự thay đổi theo thời gian, so sánh sự tương quan giữa các đối tượng địa lí...
 Giáo viên hỏi học sinh đã nắm được cách nhận biết vào vẽ các loại biểu đồ chưa? Sau đó bắt đầu bài học
4. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1. Nhận biết và vẽ các loại biểu đồ cột
- Thời gian: 60 phút
- Mục tiêu: Học sinh có thể nhận biết, xác định được khi nào vẽ biểu đồ cột và laoij biểu đồ cột nào là thích hợp nhất.
Vẽ biểu đồ cột đẹp, chính xác
Nhận xét dựa vào đề bài và biểu đồ đã vẽ
- Phương pháp dạy học: giảng giải
- Hình thức tổ chức dạy học: toàn lớp
- Các bước tiến hành
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Bước 1: Giáo viên hỏi học sinnh đã biết những loại biểu đồ nào?
HS trả lời
Bước 2. GV nêu các dạng biểu đồ
Bước 3. Giáo viên trình bày cho học sinh các nội dung của biểu đồ cột đơn
- Khả năng biểu hiện
- Dấu hiệu nhận biết 
- Cách vẽ ( hỏi học sinh các bước vẽ, nêu các bước và lấy ví dụ cụ thể để hướng dẫn học sinh vẽ)
Ví dụ: bảng số liệu trang 133 SGK địa lí 9
Bước 4. Giáo viên làm tương tự như bước 3 đối với biểu đồ cột nhóm và cột chồng
Ví dụ:
+ Vẽ biểu đồ cột nhóm: bảng số liệu trang 133 SGK
+ Vẽ biểu đồ cột chồng : bảng số liệu trang 116 SGK Địa lí 9
Trong khi hướng dẫn cách vẽ, giáo viên vẽ, hướng dẫn và quan sát học sinh thực hiện để giúp đỡ, chỉnh sửa kịp thời những lỗi mà học sinh mắc phải.
Bước 5. Hướng dẫn học sinh nhận xét biểu đồ 
- Cho học sinh ghi cách nhận xét
- Nhận xét biểu đồ cột chồng đã vẽ.
* Các dạng biểu đồ
- Theo chức năng: thể hiện quy mô, thể hiện sự phát triển, thể hiện cơ cấu, thể hiện chuyển dịch cơ cấu...
- Theo hình dạng : Biểu đồ cột ( cột dơn, cột nhóm, cột chồng), biểu đồ tròn, biểu đồ đường, biểu đồ miền, biểu đồ kết hợp.
A. Biểu đồ cột
I. Biểu đồ cột đơn
1. Chức năng :
 Dạng này sử dụng để chỉ sự khác biệt về qui mô khối lượng của 1 hay 1 số đối tượng địa lí hoặc sử dụng để thực hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng.
Ví dụ : Vẽ biểu đồ so sánh dân số , diện tích ...của 1 số tỉnh (vùng, nước )hoặc vẽ biểu đồ so sánh sản lượng (lúa, ngô , điện, than...) của 1 số địa phương qua 1 số năm.
2. Dấu hiệu nhận biết 
- Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tình hình phát triển, so sánh tương quan về độ lớn các đại lượng của các thành phần, thường có các từ gợi mở như: “về”, “thể hiện”: “khối lượng”, “sản lượng”, “diện tích”, 
- Bảng số liệu : có 1 đối tượng trong nhiều năm, hoặc 1 năm nhiều đối tượng yêu cầu vẽ biểu đồ theo tên của bảng số liệu đã cho
3. Cách vẽ:
- Bước 1: chia tỉ lệ phù hợp
- Bước 2: Vẽ trục tọa độ
- Bước 3. Chia vạch giá trị
- Bước 4: Vẽ cột theo bảng số liệu đã cho
- Bước 5: Hoàn thiện biểu đồ (tên, đơn vị, danh số, số liệu trên các cột)
4. Lưu ý.
- Cột không dính sát vào trục đứng
- Khoảng cách năm đảm bảo
- Tên biểu đồ phải có đủ thông tin: nội dung gì? ở đâu? Thời gian nào?
- Chiều rộng các cột phải giống nhau
II. Biểu đồ cột nhóm
1.Chức năng
- Sử dụng để chỉ sự khác biệt về qui mô khối lượng của 1 hay 1 số đối tượng địa lí hoặc sử dụng để thực hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng 
- So sánh các đối tượng với nhau
2. Dấu hiệu nhận biết
- Đề bài có các từ : vẽ biểu đồ thể hiện tình hình phát triển, so sánh tương quan về độ lớn các đại lượng của các thành phần, thường có các từ gợi mở như: “về”, “thể hiện”: “khối lượng”, “sản lượng”, “diện tích”,
- Bảng số liệu: chuỗi số liệu trong một khoảng thời gian, có từ 2 đối tượng trở lên.
3. Cách vẽ
Các bước tương tự biểu đồ cột đơn
4. Lưu ý.
- Tương tự biểu đồ cột đơn
- Các cột phải vẽ liền sát nhau, không được cách quá xa.
- Có chú giải để phân biệt đối tượng
III. Biểu đồ cột chồng
1. Chức năng
- Thể hiện 
- Thể hiện cơ cấu.
2. Dấu hiệu nhận biết:
- Số liệu tương đối: thể hiện cơ cấu với các thành phần nhỏ trong 1 tổng thể
Có từ gợi mở như “cơ cấu”, đơn vị là %, từ 1 mốc đến 3 mốc thời gian (ví dụ: 1990, 1995, 2000); Các thành phần chiếm tỷ trọng quá nhỏ hoặc trong tổng thể có quá nhiều cơ cấu thành phần
- Số liệu tuyệt đối: bảng số liệu có tổng thể chia ra các thành phần, và đề bài yêu cầu thể hiện tình hình phát triển, quy mô, khối lượng của đối tượng
3. Cách vẽ:
- Bước 1: chia tỉ lệ phù hợp
- Bước 2: Vẽ trục tọa độ
- Bước 3. Chia vạch giá trị
- Bước 4: Vẽ cột theo bảng số liệu đã cho, vẽ theo thứ tự từ trái sang phải từ trên xuống dưới theo bảng số liệu, chồng giá trị chính xác.
- Bước 5: Hoàn thiện biểu đồ (tên, đơn vị, danh số, số liệu trên các cột)
4. Lưu ý:
- tương tự bản đồ cột đơn
- Chồng giá trị thành phần thứ 2 phải bắt đầu tính ở mốc giá trị của thành phần thứ nhất, tương với các thành phần khác.
- Có chú giải để phân biệt đối tượng
- Đảm bảo hệ thống chú giải đẹp mắt nếu là biểu đồ nhóm và biều đồ cột chồng, biểu đồ cột đơn không nhất thiết phải có chú giải
IV. Cách nhận xét
 Nhận xét từ khái quát đến chi tiết
+ Quy mô: tăng hay giảm, cả giai đoạn tăng giảm bao nhiêu? CM bằng số liệu
+ Nhận xét chi tiết từng thời kì, hoặc từng đối tượng, cái nào cao nhất, cái nào thấp nhất. CM bằng số liệu 
Đối với biểu đồ cột chồng thể hiện cơ cấu, cần nhận xét:
- Quy mô: tổng thể nếu có số liệu tuyệt đối (lớn hay nhỏ, tăng hay giảm)
- Cơ cấu: thành phần nào tỉ trọng cao nhất, cái nào thứ 2, cái nào thứ 3...
- Sự chuyển dịch cơ cấu: thành phần nào có xu hướng tăng, thành phần nào có xu hướng giảm. 
Có số liệu cụ thể ở từng nhận xét
Hoạt động 2. Nhận biết và vẽ biểu đồ đường biểu diễn
- Thời gian: 30 phút
- Mục tiêu: Học sinh có thể nhận biết, xác định được khi nào vẽ biểu đồ tròn (biểu đồ tròn chung bán kính và biểu đồ tròn khác bán kính
Vẽ biểu đồ đẹp, chính xác
Nhận xét dựa vào đề bài và biểu đồ đã vẽ
- Phương pháp dạy học: giảng giải
- Hình thức tổ chức dạy học: toàn lớp
- Các bước tiến hành	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Bước 1. Giáo viên hỏi học sinh đã từng thấy biểu đồ đường biểu diễn chưa?
- Học sinh trả lời
- Giáo viên vẽ nháp cho học sinh hình dung.
Bước 2. Giáo viên trình bày cho học sinh chức năng, cách nhận biết, cách vẽ và một số lưu ý khi vẽ biểu đồ đường
Học sinh: ghi chép và phản hồi những nội dung chưa nắm được
- Khi trình bày nội dung cách vẽ, giáo viên sẽ vừa nêu, vừa làm mẫu cho học sinh theo các bước.
- Quan sát học sinh để giúp đỡ, điều chỉnh những lỗi các em mắc phải.
Ví dụ : Cho bảng số liệu sau:
Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải nước ta
(ĐV: nghìn tấn)
Năm
Đường sắt
Đường bộ
Đường sông
Đường biển
1990
2341
54640
27071
4359
1998
4978
123911
38034
11793
2000
6258
141139
43015
15553
2003
8385
172799
55259
27449

005
8838
212263
62984
33118
a,Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng hàng hóa vận chuyển của từng ngành vận tải nước ta thời kì 1990- 2005
b,Nhận xét
Bảng xử lí số liệu (%)
năm
Đường sắt
Đường bộ
Đường sông
Đường biển
1990
100
100
100
100
1998
212,6
226,8
140,5
270,5
2000
267,3
258,8
158,9
356,8
2003
358,2
316,3
204,1
629,7
2005
377,5
388,5
232,7
759,8
1. Chức năng: thể hiện tốc độ tăng trưởng, sự phát triển, sự gia tăng của đối tượng trong một giai đoạn nhất định.
2. Dấu hiệu nhận biết
- Từ để bài: có các từ như: “thể hiện tốc độ tăng trưởng”, “ sự phát triển”... của đối tượng
- Từ bảng số liệu: Chuỗi số liệu dài (từ 3-4 năm trở lên), có nhiều đối tượng, có thể cùng hoặc khác đơn vị
3.Cách vẽ
* Vẽ theo số lượng tuyệt đối
- Vẽ trục tung và trục hoành, chú ý đến giá trị cao nhất để vẽ cho phù hợp
- Chia khoảng giá trị ở từng trục, chú ý đến khoảng cách năm phải chính xác
- Vẽ lần lượt các đối tượng, không vẽ lộn xộn để tránh nhầm lẫn, vẽ xong nên chú thích ngay. 
- Hoàn thiện biểu đồ, ghi chú giải, tên biểu đồ, điền các giá trị lên đường biểu diễn.
* Vẽ theo số liệu tương đối không cho trước thì cần tính toán ( đây là dạng phổ biến)
Cách tính
+ Coi năm đầu tiên là 100% ( giá trị tuyệt đối năm 1 là N1)
+ Năm thứ 2 được tính bằng công thức 
N2/N1*100%
+ Năm thứ 3: N3/N1*100%
+ Các năm tiếp theo tương tự
+ Có thể tính theo cách, lấy năm sau chia cho năm liền ngay trước đó, nhưng hiện ít dùng.
- Vẽ theo các bước như đã nêu trên.
4.Lưu ý
- Khoảng cách năm phải chính xác
- Năm đầu tiên bắt đầu từ trục tung, từ giá trị 100%
- Nên xây dựng hệ thống kí hiệu trước khi vẽ biểu đồ, vẽ xong chú thích đường biểu diễn ngay tránh nhầm lẫn.
- Gióng thẳng hàng từ giá trị năm lên bằng bút chì để vẽ cho chính xác.
- Có thể ghi tên đối tượng ở đầu các đường biểu diễn
5.Cách nhận xét
- Khái quát xu hướng chung: tăng lên hay giảm đi hay không ổn định, có sự khác biệt giữa các đối tượng
- Nhận xét từng đối tượng, xem đối tượng nào có quy mô lớn nhất, nhỏ nhất...
- Tốc độ phát triển của từng đối tượng: xu hướng chung, tốc độ tăng giảm đứng thứ mấy? Thời kỳ nào tăng nhanh, thời kỳ nào giảm nhanh...
- Nêu xu hướng tương lai.
Tất cả nhận xét đều phải có số liệu chứng minh cụ thể.
Hoạt động 3. Nhận biết và vẽ biểu đồ kết hợp cột đường
- Thời gian: 30 phút
- Mục tiêu: Học sinh có thể nhận biết, xác định được khi nào vẽ biểu đồ cột đường kết hợp
Vẽ biểu đồ đẹp, chính xác
Nhận xét dựa vào đề bài và biểu đồ đã vẽ
- Phương pháp dạy học: giảng giải
- Hình thức tổ chức dạy học: toàn lớp
- Các bước tiến hành
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Bước 1. Giáo viên hỏi học sinh, đã từng vẽ biểu đồ cột đường kết hợp chưa? Trong trường hợp nào? Đưa ra cách nhận biết
Bước 2. Học sinh trả lời
Bước 3. Giáo viên chuẩn kiến thức, trình bày chức năng, cách nhận biết, Bước 4. Giáo viên cho học sinh thực hành vẽ. Gọi 1 học sinh lên bảng.
Giáo viên hướng dẫn tỉ mỉ và quan sát học sinh vẽ.
Ví dụ: Cho bảng số liệu sau
Sản xuất cà phê của Tây Nguyên
Năm 
2001
2003
2005
2006
Diện tích ( nghìn ha)
477,6
440,4
438,1
499,4
Sản lượng ( Nghìn tấn)
761,

686,5
706,8
928,2
a, Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất cà phê của Tây Nguyên qua các năm từ 2001 đến 2006
b,Nhận xét
1. Thường sử dụng khi vẽ hai hoặc ba đại lượng địa lí nhằm thể hiện tính trực quan.
2. Nhận biết
- Bảng số liệu đã cho có 2 đối tượng hoàn toàn khác biệt, không chung đơn vị nhưng cùng thuộc một lĩnh vực như nhiệt độ và lượng mưa, diện tích và sản lượng, dân số và tỉ lệ gia tăng dân số....
3. Cách vẽ
- Vẽ 2 trục tung và 1 trục hoành, độ dài 2 trục tung như nhau
- Chia khoảng giá trị ở các trục, giá trị cao nhất của 2 trục tung ở vị trí bằng nhau
- Vẽ theo giá trị đã cho, các điểm giá trị của đường biểu diễn nằm ở vị trí giữa các cột, thẳng với năm gióng lên
- Các cột và đường không dính sát vào 2 trục đứng
- Ghi số liệu lên trên cột và đường
- Hoàn thiện bản đồ, ghi chú giải, tên biểu đồ, kiểm tra các danh số, đơn vị ở các trục.
4. Nhận xét : từ khái quát đến chi tiết, chú ý đến tương quan 2 đối tượng
Hoạt động 4. Nhận biết và vẽ biểu đồ tròn
- Thời gian: 60 phút
- Mục tiêu: Học sinh có thể nhận biết, xác định được khi nào vẽ biểu đồ tròn (biểu đồ tròn chung bán kính và biểu đồ tròn khác bán kính
Vẽ biểu đồ đẹp, chính xác
Nhận xét dựa vào đề bài và biểu đồ đã vẽ
- Phương pháp dạy học: giảng giải
- Hình thức tổ chức dạy học: toàn lớp
- Các bước tiến hành
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Bước 1. Giáo viên giới thiệu về biểu đồ tròn, trình bày chức năng và cách nhận biết cho học sinh
Bước 2. Giáo viên nêu cách vẽ biểu đồ tròn cho học sinh
- TH hình tròn có bán kính bằng nhau
- TH hình tròn không có bán kính bằng nhau
+ Giáo viên nêu cách tính tỉ trọng các thành phần
+ Giáo viên nêu cách tính bán kính biểu đồ tròn.
Bước 4. Giáo viên đưa ví dụ cụ thể, học sinh thực hành
VD. 1. Trang 51, 58
2.Cho bảng số liệu
Giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp ở nước ta trong các năm 1998 và 2004 (ĐV: tỉ đồng)
Năm 
1998
2004
Tổng số
180428,9
808958,3
CN khai thác
23436,6
103815,2
CN chế biến
145300,1
657114,7
Sản xuất phân phối điện, khí đốt, và nước
11692,2
48028,4
a, Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp ở nước ta trong các năm 1998 và 2004
b, Nhận xét
Bảng xử lí số liệu (ĐV: %)
Năm 
1998
2004
Tổng số
100
100
CN khai thác
13,0
12,8
CN chế biến
80,5
81,2
Sản xuất phân phối điện, khí đốt, và nước
6,5
5,9
1. Chức năng: 
Biểu đồ tròn là một trong các loại biểu đồ thể hiện cơ cấu.
2. Cách nhận biết
- Từ đề bài có các từ gợi mở như : “cơ cấu”, “ tỉ trọng”, “tỉ lệ’ ...
- Từ bảng số liệu: đơn vị là % hoặc không là % nhưng là các thành phần trong một tổng. 
Mốc thời gian 1 hoặc 2 mốc, tối đa 3 mốc.
3. Cách vẽ
3.1. Đối với bảng số liệu là số liệu tương đối, có thể vẽ theo các bước sau
Bước 1. sử dụng compa vẽ hình tròn , nếu từ hai hình trở lên vẽ các hình tròn có cùng bán kính và tâm cùng nằm trên 1 đường thẳng hoặc mép dưới hình tròn cùng nằm trên 1 đường thẳng. 
Bước 2. Kẻ đường thẳng 12h, bắt đầu vẽ theo chiểu kim đồng hồ, lần lượt từng đối tượng. 
Lưu ý: Toàn bộ hình tròn là 360o tương ứng với tỉ lệ 100%, như vậy tỉ lệ 1% ứng với 3,6o trên hình tròn.
Bước 3. Hoàn thiện biểu đồ
+Ghi số liệu ở từng múi
 +Ghi năm tương ứng dưới mỗi hình tròn
+ Thiết kế chú giải
+ Ghi tên biểu đồ, đơn vị %
3.2. Đối với bảng số liệu tuyệt đối, cần tính đưa về số liệu tương đối
* Cách tính
+ Lấy số liệu thành phần chia cho tổng nhân 100%. Lập bảng xử lí số liệu ssau khi tính toán
+ Tính bán kính hình tròn
Coi bán kính hình tròn năm đầu là R, cho R = 1( đơn vị độ dài)
Bán kính năm 2 R2= căn bậc 2 (giá trị năm thứ 2/giá trị năm 1)
Bán kính năm 3 R3= căn bậc 2 (giá trị năm thứ 3/giá trị năm 1)
Nhân đồng loạt bán kính các năm với 1 số thích hợp ( 1,5; 2) để hình tròn không quá bé
Lập bảng thể hiện quy mô và bán kính
Năm
1
2
3
So sánh tổng số
( lần)
1
So sánh Bán kính 
(lần)
1
Bán kính (đơn vị độ dài)
Sau đó vẽ như đã hướng dẫn ở trên, lưu ý các hình tròn có bán kính khác nhau.
4. Nhận xét: Câu dẫn: “ qua biểu đồ đã vẽ ta thấy, cơ cấu của A,B,C... có sự thay đổi qua các năm” hoặc có sự chuyển dịch rõ nét, chuyển dịch qua các năm...
- Cụ thể thay đổi về quy mô(nếu cho số liệu tuyệt đối) lớn hay nhỏ, xu hướng tăng lên hay giảm đi.
- Thay đổi về cơ cấu: 
+ Cơ cấu năm gần hiện tại nhất: tỉ trọng của thành phần nào cao nhất, thành phần nào thứ 2, thứ 3... (nhấn mạnh thành phần nào đóng vai trò chủ đạo nếu có) có dẫn chứng số liệu
+ Chuyển dịch thứ tự tỉ trọng của thành phần này sang thành phần khác, cụ thể bằng số liệu (từ trồng trọt sang chăn nuôi, từ đánh bắt sang nuôi trồng...)
- Tỉ trọng từng ngành trong cả giai đoạn
- Nêu xu hướng thay đổi tiếp theo nếu có thể
Tất cả nhận xét đều chứng minh bằng số liệu
 Hoạt động 5. Nhận biết và vẽ biểu đồ miền
- Thời gian: 30 phút
- Mục tiêu: Học sinh có thể nhận biết, xác định được khi nào vẽ biểu đồ miền Vẽ biểu đồ đẹp, chính xác
Nhận xét dựa vào đề bài và biểu đồ đã vẽ
- Phương pháp dạy học: giảng giải
- Hình thức tổ chức dạy học: toàn lớp
- Các bước tiến hành	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Bước 1. Giáo viên cho học sinh quan sát biểu đồ miền để học sinh nhận biết được đặc điểm hình dạng (Trang kinh tế chung, trang 20 SGK)
Bước 2. Giáo viên trình bày chức năng, cách nhận biết biểu đổ miền cho học sinh
Bước 3. Giáo viên đưa ví dụ, nêu các bước vẽ đồng thời vẽ mẫu trên bảng cho học sinh làm theo.
Ví dụ:
1. Bài tập trang 60 SGK địa lí 9
3.Cho bảng số liệu sau
Bảng: giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta (ĐV: tỉ đồng)
Năm
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
1990
16393,5
3701,0
572,0
1995
66793,8
16168,2
2545,6
2001
101403,1
25501,4
3273,1
2005
134754,5
45225,6
3362,3
a,Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta thời kỳ 1990 – 2005
b,Nhận xét 
Bảng xử lí số liệu:
(ĐV%)
Năm
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
1990
79,3
17,9
2,8
1995
78,1
18,9
3,0
2001
77,9
19,6
2,5
2005
73,5
24,7
1,8
Bước 4. Yêu cầu học sinh xác định khi nào vẽ biểu đồ miền và khi nào vẽ biều đồ tròn 
- Học sinh trả lời
- Giáo viên chuẩn kiến thức
1. Chức năng
 Biểu đồ miền còn được gọi là biểu đồ diện. Loại biểu đồ này thể hiện được cả cơ cấu và động thái phát triển của các đối tượng. Toàn bộ biểu đồ là 1 hình chữ nhật, trong đó được chia thành các miền khác nhau. 
2.Dấu hiệu nhận biết
- Có từ 3 năm trở lên
- Đề bài yêu cầu: thể hiện cơ cấu, thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu...
3.Cách vẽ
Bước 1: Xử lý số liệu. (Nếu số liệu đề bài cho là số liệu tuyệt đối như tỉ đồng, triệu người thì ta phải chuyển sang số liệu tương đối là %).
Lập thành bảng số liệu mới.
- Cách tính: lấy thành phần chia cho tổng sau đó nhân 100%.
Bước 2: Kẻ khung biểu đồ hình chữ nhật. Cạnh đứng thể hiện tỉ lệ %, cạnh ngang thể hiện khoảng cách thời gian từ năm đầu đến năm cuối của biểu đồ (khoảng cách các năm phải tương ứng với khoảng cách trong bảng số liệu)
Bước 3: Vẽ lần lượt từng chỉ tiêu. Năm đầu tiên phải sát với cạnh đứng. Nên cộng cơ cấu đối tượng sau với đối tượng trước để vẽ miền thứ 2.
Dùng bút chì kẻ mờ những đường thẳng theo các năm thì khi xác định các điểm sẽ dễ dàng
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ (ghi số liệu, chú thích, tên biểu đồ).
4.Lưu ý
- Quy định chiều cao của khung biểu đồ 100% tương ứng với 10 cm (để tiện cho đo vẽ). Hoặc có thể chọn tỉ lệ phù hợp.
- Trục đứng thể hiện giá trị % chỉ có giá trị cao nhất là 100.
- Chú giải đẹp mắt dễ nhìn, không vạch qua số.
- Biểu đồ miền là hình chữ nhật nằm ngang
5. Nhận xét
Tương tự biểu đồ tròn
V. Hoạt động nối tiếp
- Nhắc nhở học sinh hoàn thành các biểu đồ và nhận xét đối với các bài ví dụ trên lớp của giáo viên.
- Bài tập về nhà:
 Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng thủy sản nước ta (Đv: nghìn tấn)
Năm
Tổng số
Khai thác
Nuôi trồng
1900
890,6
728,5
162,1
1994
1465,0
1120,9
344,1
1998
1782,0
1357,0
425,0
2002
2647,4
1802,6
844,8
a, Vẽ biểu đồ thể thích hợp nhất thể hiện xu hướng thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta
b, Qua biểu đồ em có nhận xét gì? Giải thích tại sao?
c, Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta năm 1900 và 2002, theo bảng số liệu trên.
d, Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ gia tăng sản lượng thủy sản ở nước ta , theo bảng số liệu trên.
e, Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển ngành thủy sản của nước ta, theo bảng số liệu trên.

File đính kèm:

  • dochuong_dan_hoc_sinh_ren_luyen_ki_nang_ve_bieu_do_20150726_042233.doc
Giáo án liên quan