9 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa trường THPT

Việc phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên mang lại ý nghĩa gì về mặt

kinh tế - xã hội và môi trường?

a) Về mặt kinh tế

- Cung cấp nguồn nguyên liệu lớn cho công nghiệp chế biến góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa ở Tây Nguyên.

- Tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng góp phần lớn trong việc thu ngoại tệ cho vùng.

b) Về mặt xã hội

- Tạo việc làm cho một bộ phận lao động ở địa phương là nguồn thu nhập quan trọng cho đồng bào dân tộc thiểu số, cải thiện cuộc sống, đồng thời hình thành tập quán sản xuất mới hạn chế nạn du canh, du cư.

- Thu hút lao động từ các vùng khác đến, góp phần phân bố lại dân cư – lao động trong cả nước.

c) Về môi trường

- Trồng cây cà phê là công nghiệp lâu năm, thực chất là trồng rừng nếu đảm bảo đúng các biện pháp kĩ thuật

- Có tác dụng sử dụng hợp lí tài nguyên đặc biệt là đất và khí hậu đồng thời góp phần bảo vệ môi trường: Điều hòa khí hậu, cân bằng lượng nước, hạn chế xói mòn đất.

 

doc17 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 9 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa trường THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quy định tính chất nhiệt đới của khí hậu, các thành phần và cảnh quan thiên nhiên Việt Nam.
- Nằm ở rìa đông bán đảo Đông - Dương, giáp Biển Đông quy định tính chất bán đảo của thiên nhiên Việt Nam, thiên nhiên Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
- Giáp Biển Đông đã quy định thiên nhiên Việt Nam tính chất ẩm.
- Nằm ở trung tâm khu vực châu Á gió mùa, sự hoạt động của chế độ gió mùa, giao tranh với gió Tín phong của  vùng nội chí tuyến đã quy định nhịp điệu mùa của khí hậu, các thành phần khác  và cảnh quan thiên nhiên Việt Nam.
II
2,0 (điểm)
1
 Kể tên các trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất từ (10 – 50 nghìn tỉ đồng) và trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất từ (3 – 9,9 nghìn tỉ đồng) ở vùng Đồng bằng sông Hồng và phụ cận.
- Các trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất từ (10 – 50 nghìn tỉ đồng):
+ Hà Nội
+ Hải Phòng
- Các trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất từ (3 – 9,9 nghìn tỉ đồng): Cẩm Phả, Thái Nguyên, Việt Trì, Phúc Yên
2
Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng và phụ cận.
- Mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.
- Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp chuyên môn hóa tỏa đi 6 hướng dọc các tuyến giao thông quan trọng:
+ Hướng Đông: Hà Nộ - Hải Dương – Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (cơ khí, chế biến thực phẩm, khai thác than, vật liệu xây dựng).
+ Hướng Đông Bắc: Hà Nội – Bắc Ninh  – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, hóa chất).
+ Hướng Bắc: Hà Nội – Thái Nguyên (luyện kim, cơ khí).
+ Hướng Tây Bắc: Hà Nội – Phúc Yên – Việt Trì (Cơ khí, hóa chất, giấy).
+ Hướng Tây Nam: Hà Nội – Hà Đông – Hòa Bình (Dệt may, thủy điện).
+ Hướng Nam: Hà Nội – Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa (Cơ khí, dệt may, điện, vật liệu xây dựng)
(HS làm thiếu 1-2 hướng trừ 0,25 điểm, thiếu 3-4 hướng trừ 0,5 điểm)
III
2,0 (điểm)
Những ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển ktế - xã hội của nước ta
1
Tích cực
- Đô thị hóa có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
- Các đô thị có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005 khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 89% ngân sách nhà nước.
- Các thành phố thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại; có sức hút đối với đầu tư trong va ngoài nước, tạo  động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm tăng thu nhập cho người lao động.
2
Tiêu cực
- Gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường
- Vấn đề an ninh, trật tự xã hội
- Vấn đề việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
IV
4,0 (điểm)
 Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích
1
Xử lí số liệuCơ cấu sản lượng thủy sản phân theo hoạt độngcủa nước ta năm 1995 và 2005(Đơn vị: %)
NămSản lượng
1999
2005
Tổng số
100,0
100,0
Đánh bắt
75,4
57,4
Nuôi trồng
24,6
42,6
2
Vẽ biểu đồ
* Yêu cầu:
- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ tròn ( bán kính năm sau lớn hơn năm trước).
- Có chú giải và tên biểu đồ.
- Đẹp, chính xác về tỉ lệ, ghi số liệu trên biểu đồ
3
Nhận xét
- Cơ cấu sản lượng ngành thủy sản phân theo hoạt động kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch.
- Trong cơ cấu đánh bắt nuôi trồng thủy sản có sự thay đổi, năm 1995 tỉ trọng đánh bắt cao hơn nuôi trồng, đến năm 2005 tỉ trọng hoạt động nuôi trồng cao hơn đánh bắt (dẫn chứng)
- Tỉ trọng hoạt động nuôi trồng thủy sản tăng nhanh (dẫn chứng)
- Tỉ trọng hoạt động đánh bắt thủy sản giảm nhanh (dẫn chứng)
4
Giải thích
- Nước ta có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản (dẫn chứng)
- Các sản phẩm nuôi trồng có giá trị khá cao, nhu cầu thị trường  ngày càng, thị trường được mở rộng
- Đẩy mạnh nuôi trồng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (nhất là chế biến để xuất khẩu).
 * Chú ý:
            - Tổng số điểm toàn bài là 10 điểm
           - Nếu thí sinh không diễn đạt như hướng dẫn song vẫn đảm bảo tốt về mặt nội dung thì vẫn có thể cho điểm tối đa.
ĐỀ KHÁO SÁT THPT QUỐC GIA LẦN 5
Phần chung cho tất cả các thi sinh (8,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
a/ Nêu các đặc điểm về vị trí địa lý và lãnh thổ nước ta
b/ Phân tích thế mạnh của nguồn lao động nước ta. Thế mạnh đó tạo những thuận lợi gì đối với phát triển kinh tế- xã hội của đất nước?
Câu 2 (3 điểm)
a/ Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với phát triển ngành đánh bắt thủy sản ở nước ta.
b/ Chứng minh cơ cấu công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ.
Câu 3 (3 điểm)
Cho bảng số liệu sau đây:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA THỜI KỲ 1980 – 2005
Tiêu chí
1980
1990
2000
2002
2005
Diện tích (triệu ha)
5,6
6
7,6
7,5
7,3
Sản lượng (triệu tấn)
11,6
19,2
32,6
34,4
35,8
a/ Tính năng suất lúa các năm ở nước ta (tạ/ha)
a/ Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất, sản lượng lúa của nước ta thời kỳ 1980 – 2005
c/ Qua biểu đồ và bảng số liệu rút ra nhận xét và giải thích.
Phần riêng (2 điểm). Chọn 1 trong 2 câu.
Câu IVa(2,0 điểm) Theo chương trình chuẩn
a/ Nêu các đặc điểm chung về địa hình của nước ta.
b/ So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long .
Câu IVb (2,0 điểm). Theo chương trình nâng cao.
Hãy nêu các nét đặc trưng trong sử dụng đất nông nghiệp ở trung du và miền núi.
ĐỀ KHÁO SÁT THPT QUỐC GIA LẦN 6
Câu I (3,0 điểm)
1. Trình bày tình hình suy giảm tài nguyên rừng và hiện trạng rừng ở nước ta hiện nay.
Cho biết ý nghĩa về an ninh, quốc phòng của vị trí địa lí Việt Nam.
2. Nêu sự không hợp lí trong phân bố dân cư giữa đồng bằng với trung du miền núi
nước ta. Các giải pháp đề khắc phục tình trạng này.
Câu II (2,0 điểm)
Hãy nêu vai trò của giao thông vận tải trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Kể tên các tuyến đường sắt của nước ta. Trong đó, tuyến đường nào quan trọng nhất? Tại sao?
Câu III (2,0 điểm)
1. Tại sao nói việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ?
2. Việc phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên mang lại ý nghĩa gì về mặt kinh tế - xã hội và môi trường?
Câu IV( 3,0 điểm)
1.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta phân theo cây hàng năm và cây lâu năm giai đoạn 2000-2009.
2. Rút ra nhận xét và giải thích từ biểu đồ đã vẽ. 
Đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa 2015
Câu 1
1: a) Tình hình suy giảm tài nguyên rừng và hiện trạng rừng ở nước ta hiện
nay.
- Về số lượng(diện tích): có sự biến động qua các thời kì:
+ Từ năm 1943 đến năm 1983, tổng diện tích rừng giảm 7.1 triệu ha, dt rừng tự nhiên giảm 7,5 triệu ha, trồng được 0.4 triệu ha, độ che phủ giảm 21% do khai thác bừa bãi, do du canh, du cư, chiến tranh nên diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh, trong khi đó trồng rừng không bù lại được diện tích rừng bị mất vì vậy độ che phủ giảm.
+ Từ năm 1983 đến năm 2005, tổng diện tích rừng tăng lên được 5.5 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên tăng lên được 3.4 triệu ha và diện tích rừng trồng tăng được 2.1 triệu ha vì vậy độ che phủ rừng tăng lên 38%. Nguyên nhân: do diện tích rừng được tái sinh và diện tích rừng trồng tăng mạnh nên độ che phủ rừng tăng.
- Về chất lượng: Mặc dù tổng diện tích rừng đang tăng dần, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi:
+ Năm 1943, loại rừng giàu của cả nước có gần 10 triệu ha (chiếm 70% diện tích rừng), thì nay chỉ còn rất ít.
+ Hiện nay, tuy đã có gần 40% diện tích đất có rừng che phủ nhưng phần lớn là rừng non mới phục hồi và rừng trồng chưa khai thác được. Có tới 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.
b) Ý nghĩa về an ninh, quốc phòng của vị trí địa lí Việt Nam.
- Nước ta có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.
- Đặc biệt, Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa  sống còn trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
2: a) Nêu sự không hợp lí trong phân bố dân cư giữa đồng bằng với trung dumiền núi nước ta.
- Ở đồng bằng: 1/4 diện tích – chiếm 3/4 dân số à mđds cao ví dụ ĐBSH cao nhất, 1.225 người/km2 , gấp 5 lần cả nước (2006). ĐB đất chật người đông làm cho tài nguyên bị khai thác quá mức, gây suy giảm tài nguyên, ô nhiễm mt và gây khó khăn cho việc giải quyết các vấn đề kt-xh( sức ép ptkt, lãng phí lđ, gia tăng tỉ lệ thiếu việc làm).
- Ở miền núi: 3/4 diện tích - chiếm 1/4 dân số à mđds thấp Tây Nguyên  89 người/km2, Tây Bắc 69 người/km2 (2006). Đất rộng, người thưa, tiềm năng khoáng sản, thủy điện, du lịch, rừng và đất trồng lớn nhưng thiếu lao động( đặc biệt là lđ có chuyên môn) gây khó khăn cho việc sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên, phát triển kt-xh, kinh tế còn chậm phát triển.
b) Các giải pháp đề khắc phục tình trạng này
- Thực hiện các chiến lược về dân số: Chuyển cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động hợp lí giữa các vùng, KHHGĐ ( miền núi, đồng bằng...).
- Phát triển kt-xh để khắc phục tình trạng phân bố dân cư chưa hợp lí phù hợp với từng vùng ( miền núi, đb). Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi. Phát triển công nghiệp ở nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động.
Câu 2:
1.   Hãy nêu vai trò của giao thông vận tải trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
- Đối với sản xuất: giao thông tham gia vào hầu hết các khâu của quá trình sản xuất, nối sản xuất với sản xuất, nối sản xuất với tiêu dùng, làm cho các quá trình sản xuất được diễn ra một cách liên tục và bình thường
- Đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hành khách. Giao thông vận tải (GTVT) tạo mối liên hệ kinh tế- xã hội giữa các ngành, các vùng, các địa phương trong cả nước. Vì thế các đầu mối GTVT cũng đồng thời là các điểm tập trung dân cư, trung tâm công nghiệp và dịch vụ.
- Phát triển kinh tế văn hóa xã hội ở những vùng xa xôi hẻo lánh, hải đảo, giữ vững an ninh quốc phòng, góp phần vào việc quản lí chỉ đạo thống nhất nền kinh tế.
- Góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại giữa nước ta với nước ngoài khu vực và thế giới.
2) Kể tên các tuyến đường sắt của nước ta. Trong đó, tuyến đường nàoquan trọng nhất? Tại sao?
a) Các tuyến đường sắt:
* Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng: chạy gần như song song với quốc lộ 5 và dài 102 km, rộng 1m
* Đường sắt Hà Nội - Lào Cai: dài 293 km, khổ đường rộng 1m
* Đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng: dài 162 km, khổ đường rộng 1m, có đoạn 1,435m
* Đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên: dài 75 km, khổ đường rộng 1m, hoặc 1,435m
* Đường sắt Lưu Xá – Kép - Uông Bí - Bãi Cháy: dài 175 km, khổ đường rộng 1,435m
* Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội-Tp HCM)
b) Tuyến Hà Nội-Tp HCM quan trọng nhất vì
- Dài 1726 km, là tuyến đường sắt dài nhất Việt Nam, chạy gần như song song với quốc lộ 1A, tạo nên trục giao thông quan trọng theo hướng BắcNam, khổ đường rộng 1m
- Giá trị kinh tế của đường sắt Thống Nhất
+ Tạo mối quan hệ kinh tế, văn hóa - xã hội giữa các vùng kinh tế của Việt Nam (5/7 vùng) và giữa nước ta với Trung Quốc. Chuyên chở 2/3 số lượng hành khách và hàng hóa của ngành đường sắt
+ Chạy qua hầu hết các trung tâm công nghiệp lớn, thành phố lớn, các
vùng đông dân, chạy qua 3 vùng kinh tế trọng điểm
Câu III
1: Tại sao nói việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bướcngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ.
- Do cơ sở hạ tầng GTVT còn hạn chế, chưa đồng bộ nên kinh tế của vùng còn chậm phát triển.
- Việc phát triển cơ sở hạ tầng GTVT đang tạo ra những thay đổi lớn trong cơ cấu kinh tế của vùng:
+ Đường HCM hoàn thành sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các huyện phía Tây, phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới. Quốc lộ 1, đường sắt TN được nâng cấp hiện đại hóa, đặc biệt là việc làm đường hầm qua đèo Hải Vân đã làm tăng khả năng đáng kể vận chuyển Bắc Nam trên tuyến đường huyết mạch này, đồng thời sẽ tạo sức hút lớn cho các luồng  vận tải theo QL9, cảng Đà Nẵng
+ Việc phát triển giao thông Đông -Tây ( QL 7,8,9) kéo theo hàng loạt các cửa khẩu đã mở ra để tăng cường giao lưu với cá nước láng giềng trong đó Lao Bảo là quan trọng nhất, ngoài ra còn có các cửa khẩu: Na Mèo-Thanh Hóa, Nậm Cắn- Nghệ An, Cầu Treo- Hà Tĩnh, Chả Lo (Quảng Bình)
+ Một số cảng nước sâu đang được đầu tư xây dựng và hoàn thiện (Nghi Sơn-Thanh Hóa), Vũng Áng- Hà Tĩnh, Chân Mây-Huế gắn liền với sự hình thành các khu kinh tế biển và đẩy mạnh giao thương với nước ngoài, thu hút đầu tư. Các sân bay Phú Bài (Huế), Vinh (Nghệ An) được nâng cấp giúp tăng cường thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế-văn hóa.
2: Việc phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên mang lại ý nghĩa gì về mặt
kinh tế - xã hội và môi trường?
a) Về mặt kinh tế
- Cung cấp nguồn nguyên liệu lớn cho công nghiệp chế biến góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa ở Tây Nguyên.
- Tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và là nguồn hàng xuất  khẩu quan trọng góp phần lớn trong việc thu ngoại tệ cho vùng.
b) Về mặt xã hội
- Tạo việc làm cho một bộ phận lao động ở địa phương là nguồn thu nhập quan trọng cho đồng bào dân tộc thiểu số, cải thiện cuộc sống, đồng thời hình thành tập quán sản xuất mới hạn chế nạn du canh, du cư.
- Thu hút lao động từ các vùng khác đến, góp phần phân bố lại dân cư – lao động trong cả nước.
c) Về môi trường
- Trồng cây cà phê là công nghiệp lâu năm, thực chất là trồng rừng nếu đảm bảo đúng các biện pháp kĩ thuật
- Có tác dụng sử dụng hợp lí tài nguyên đặc biệt là đất và khí hậu đồng thời  góp phần bảo vệ môi trường: Điều hòa khí hậu, cân bằng lượng nước, hạn chế xói mòn đất.
Câu IV
1. Vẽ biểu đồ
2. Nhận xét và giải thích
a) Nhận xét
- Có sự chuyển dịch, nhừng còn chậm
- Xu hướng chuyển dịch: tăng tỉ trọng diện tích ccnln, giảm tỉ trọng diện  tích ccnhn ( dẫn chứng)
b) Giải thích
- Chuyển dịch theo xu thế chung của sx nn
- Do ccnln mang lại hiệu quả cao hơn so với ccnhn.Trong hoàn cảnh nước  ta có nhiều thuận lợi về trồng ccnln và thị trường ngoài nước đc mở rộng
ĐỀ KHÁO SÁT THPT QUỐC GIA LẦN 7
Câu I (2,0 điểm)
1. Trình bày những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc. Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu của vùng này như thế nào?
2. Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì?
Câu II (2,0 điểm)
1. Phân tích những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta.
2. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn của nước ta đã và đang có sự thay đổi như thế nào? Tại sao có sự thay đổi như vậy?
Câu III (3,0 điểm)
1. Chứng minh rằng nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới?
2. Trình bày cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ của nước ta. Tại sao công nghiệp lại phân bố thưa thớt ở miền núi?
Câu IV( 3,0 điểm)
1. Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2000 và 2010.
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2010, NXB Thống kê 2011)
2. Rút ra nhận xét và giải thích từ biểu đồ đã vẽ.
---------Hết---------
ĐỀ KHÁO SÁT THPT QUỐC GIA LẦN 8
Câu 1 (2,0 điểm) 
Đặc điểm thiên nhiên nhiều đồi núi có những thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam?
Cơ cấu dân số trẻ có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta?
Câu 2 (3,0 điểm)
Phân tích một số đặc điểm của vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến là một trong những phương hướng lớn trong chiến lược phát triển nông nghiệp của nước ta?
Câu 3 (3,0 điểm)Cho bảng số liệu dưới đây:
Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta (đơn vị: tỉ đồng)
Năm
Tổng số
Chia ra
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
1990
20 666,5
16 393,5
3 701,0
572,0
1995
85 507,6
66 793,8
16 168,2
2 545,6
2000
129 142,0
101 043,7
24 960,2
3 136,6
2005
183 342,4
134 754,5
45 225,6
3 362,3
2010
540 162,8
396 733,6
135 137,2
8 292,0
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta.
Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch đó.
Câu 4 (2,0 điểm)
Nêu các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta.
Kể tên các đảo và quần đảo lớn ở nước ta.
Nêu ý nghĩa kinh tế và quốc phòng của các đảo và quần đảo lớn ở nước ta.
..Hết..
Thí sinh không sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤMĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2015
MÔN THI: ĐỊA LÝ
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8điểm)
1
1
 Đặc điểm thiên nhiên nhiều đồi núi có những thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam? 
* Thuận lợi:0,5đ
- Khoáng sản: (kể tên) là cơ sở để PT CN
- Tài nguyên rừng: giàu có về loài động, thực vật với nhiều loại quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới => Tạo thuận lợi cho phát triển nền lâm - nông nghiệp nhiệt đới.
 - Đất trồng: Bề mặt cao nguyên bằng phẳng với chủ yếu là đất feralit => thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc. Ngoài ra một số nơi còn trồng được các loại cây ăn quả, cây lương thực.
- Thủy năng: các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thuỷ điện lớn với khoảng 30 triệu kw(sông Đà, sông Đồng Nai...)=> thuận lợi tạo nguồn điện giá rẻ. Thñy ®iÖn lµ mét thÕ m¹nh cña vïng nói do ®Þa h×nh dèc nªn gi¸ trÞ thñy ®iÖn t¬ng ®èi phong phó, ®iÓn h×nh cã c¸c nhµ m¸y thñy ®iÖn lớn như Hòa Bình, Th¸c Bµ, S¬n La, Yali, §r©yHinh ...
- Du lịch: với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì, Mẫu Sơn... => cơ sở để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.
* Khó khăn :0,5đ
- Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền. Nhiều thiên tai (d/c) gây nhiều khó khăn trở ngại cho việc PT KT-XH
- Cuộc sống của người dân vùng cao gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế cũng như tiếp nhân sự hỗ trợ và hội nhập với các vùng khác. Biên giới giữa nước ta với các nước củ yếu là địa hình đồi núi hiểm trở nên việc đảm bảo an ninh quốc phòng gặp nhiều khó khăn và tốn kém.
1đ
2
Cơ cấu dân số trẻ có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta
- Khái quát đặc điểm dân số: (0,5đ)
+ Dân số Việt nam năm 2006: 84,2 tr người.
+ Độ tuổi: 0-14 tuổi: 27% tổng số dân; từ 5-59 tuổi: 64%; từ 60 tuổi trở lên: 9%.
+ Cơ cấu dân số VN đang có sự biến đổi nhanh chóng.
- Ảnh hưởng: (0,5đ)
+ Có nguồn lao động và dự trữ lao động dồi dào.
+ Lao động có truyền thống, cần cù chăm chỉ, có kha năng tiếp thu và ứng dụng khoa học kĩ thuật.
- Khó khăn: thừa lao động thiếu việc làm.
1đ
2
1
Phân tích một số đặc điểm của vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ
*Điều kiện sinh thái NN (0,5đ)
- Núi, cao nguyên, đồi thấp
- Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu
- Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh
*Điều kiện kinh tế - xã hội (0,5đ)
- Mật độ dân số tương đối thấp. Dân có kinh nghiệm sx lâm nghiệp, trồng CCN.
- Ở vùng trung du có các cơ sở CN chế biến. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi
- Ở vùng núi còn nhiều khó khăn
*Trình độ thâm canh (0,5đ)
Nhìn chung trình độ thâm canh thấp, sx theo kiểu quảng canh, đầu tư ít lao động, vật tư nông nghiệp. Ở vùng trung du trình độ thâm canh đang được nâng cao
*Chuyên môn hóa sản xuất (0,5đ)
- Cây CN có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trầu, hồi,..)
- Đậu tương, lạc, thuốc lá,...
- Cây ăn quả (cam, đào, lê, táo), cây dược liệu (tam thất, dương quy, đỗ trọng).
- Trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du)
2đ
2
Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến là một trong những phương hướng lớn trong chiến lược phát triển nông nghiệp của nước ta
- Có điều kiện để chế biến sản phẩm tại chỗ từ 

File đính kèm:

  • doc9 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa trường THPT.doc