Giáo án Địa lý 9 - Tuần 30
- Biển nước ta có nhiều khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt, ti tan, muối.
- Khai thác dầu khí phát triển mạnh, tăng nhanh chiếm vị trí hàng đầu trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
- Xu hướng: Phát triển hoá dầu – chất dẻo, sợi tổng hợp, cao su tổng hợp, điện, phân bón công nghệ dầu khí
Ngaứy soaùn: Ngaứy daùy: Tuaàn 30 Tieỏt 48 Bài 39 PHAÙT TRIEÅN TOÅNG HễẽP KINH TEÁ BIEÅN VAỉ BAÛO VEÄ TAỉI NGUYEÂN MOÂI TRệễỉNG BIEÅN ẹAÛO (tiếp theo) I- Mục tiêu: 1/ Kiến thức: - Trình bày được tiềm năng phát triển ngành khai thác khoáng sản biển đặc biệt là dầu khí, ngành giao thông biển. Tình hình phát triển kinh tế 2 ngành trên những giải pháp và xu hướng phát triển. - Thấy được tài nguyên biển đang ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng xấu đến chất lượng các khu du lịch biển. 2/ Tư tưởng: - Có ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo. 3/ Kỉ năng: - Biết những giải pháp để bảo vệ tài nguyên môi trường biển. II- Chuẩn bị: 1/ Giáo viên: - Bản đồ giao thông Việt Nam. - Alat địa lý Việt Nam. - Tranh ảnh SGK 2/ Học sinh : Tự tìm hiểu bài trước ở nhà theo hướng dẫn của GV. III- Tiến trình dạy - học: 1/ ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài củ : - Nêu đặc điểm của vùng ven biển Việt Nam, kể một số đảo và quần đảo lớn của nước ta ? - Sử dụng bản đồ yêu cầu HS xác định 1 số bãi tắm nổi tiếng ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Phía Nam ? 3/ Bài mới: Chúng ta đã tìm hiểu đựơc 1 số tìm năng phát triển kinh tế biển. Và để thấy rỏ hơn về phát triển tổng hợp kinh tế biển, biết được lý do tại sao phải bảo vệ tài nguyên biển đảo... Chúng ta cùng tìm hiểu bài tiếp theo.... Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung Hoạt động 1 GV cho HS : Quan sát lược đồ hình 39.2 SGK, hãy : - Kể tên một số khoáng sản chính ở vùng ven biển nước ta mà em biết ? GV : yêu cầu HS xác định tên các khoáng sản đó vị trí phân bố trên lược đồ ? GV : Trình bày tiềm năng về sự phát triển các hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta ? GV : kết hợp lược đồ phân tích - Phân bố trong các trầm tích ở vùng thềm lục địa, trữ lượng lớn. - Là ngành kinh tế biển mũi nhọn. - Công nghiệp hoá dầu đang được hình thành. - Công nghiệp chếh biến khí phục vụ cho sản xuất điện, phân lân. GV : kết hợp kể tên các mỏ dầu, thùng dầu đầu tiên được khai thác ... GV : Tại sao nghề muối phát triển ở ven biển Nam Trung Bộ ? GV : Chứng minh - Khí hậu nhiệt đới, số giờ nắng trong năm lớn - Địa hình ven biển song song với các hướng gió Đông Bắc, Tây Nam từ biển thổi vào nên mưa rất ít... GV : kết luận chung Hoạt động 2 GV : Theo em biết, ở nước ta có những tìêm năng và sự phát triển giao thông vận tải biển như thế nào ? GV : kết hợp lược đồ - Vị trí nằm gần tuyến đường quốc tế... - Địa hình ven biển, xây dựng cảng... GV : cho HS quan sát lược đồ, kết hợp nội dung SGK, Hãy xác định một số cảng biển và tuyến giao thông đường biển nước ta ? GV : Sự phát triển hệ thống giao thông biển như thế nào ? GV : Việc phát triển giao thông vận tải có ý nghĩa to lớn ntn đối với ngành ngoại thương nước ta (Vận chuyển hàng xuất khẩu) ? GV: - Tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẫy mạnh mẻ trao đổi hàng hoá và dịch vụ với bên ngoài.... - Tham gia vào việc phân công lao động quốc tế... Hoạt động 3 GV cho HS nghiên cứu SGK, kết hợp với kiến thức thực tế. Hãy nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút tài nguyên ô nhiễm môi trường biển - đảo nước ta. Sự giảm sút này gây hậu quả gì ? GV : Bổ sung, nêu dẫn chứng - Thực trạng : + Sự giảm sút rừng ngập mặn 1940 : 450.000ha 1989 : 190.000ha + Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. - Nguyên nhân : + Ô nhiễm môi trường biển + Đánh bắt khai thác quá mức - Hậu quả : + Suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển + ảnh hưởng xấu đến du lịch biển GV : Kết luận GV :Chúng ta cần thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo nước ta ? GV : - Điều tra,đánh giá tìm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ. - Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương ttrình trồng rừng ngập mặn. - Bảo vệ rạng san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô với mọi hình thức. - Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản - Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ. GV: Kết luận chung HS: Dầu khí, cát trắng, ti tan... HS: xác định trên lược đồ HS: trình bày HS: trả lời theo suy nghỉ HS: trình bày HS: xác định trên lược đồ HS: + Hệ thống cảng biển.... + Đội tàu biển.... + Dịch vụ hàng hải... HS: trả lời HS: kết hợp sgk trả lời HS: trả lời 3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển. - Biển nước ta có nhiều khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt, ti tan, muối. - Khai thác dầu khí phát triển mạnh, tăng nhanh chiếm vị trí hàng đầu trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. - Xu hướng : Phát triển hoá dầu – chất dẻo, sợi tổng hợp, cao su tổng hợp, điện, phân bón công nghệ dầu khí - Làm muối phát triển ở ven biển từ Bắc – Nam nhất là Nam Trung Bộ. 4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển. - Điều kiện : Gần nhiều tuyến giao thông quốc tế nhiều vùng vịnh cửa sông để XD các cảng biển - Phát triển nhanh, ngày càng hiện đại cùng với quá trình nước ta hội nhập vào nên kinh tế thế giới. III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo. 1. Sự giảm sút về tài nguyên MT biển đảo. - Tài nguyên biển ngày càng bị cạn kiệt, biển đảo bị ô nhiễm ngày càng tăng hậu quả làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng tới chất lượng các khu du lịch biển. 2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường. Việt Nam đã cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển - đảo. - Có kế hoạch khai thác hợp lý. - Khai thác đi đôi với việc bảo vệ phát triển nguồn tài nguyên . 4/ Củng cố: - Cho biết các ngành kinh tế biển chủ yếu ở nước ta ? - Những nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút tài nguyên và ô nhiểm môi trường biển đảo ở nước ta? 5/ Dặn dò: - Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài. - Tìm hiểu trước bài thực hành: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí. ¯Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- TUAN 30.doc