Giáo án Địa lý 9 - Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản

- S mặt nước nuôi trồng thuỷ sản lớn  nguồn lợi lớn về thuỷ sản khai thác chủ yếu từ 4 ngư trường trọng điểm: Cà Mau - Kiên Giang; Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu; Hải Phòng - Quảng Ninh; Quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.

- Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, dải rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.

 

doc9 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 14310 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 - Tiết 9 BÀI 9: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ 
Ngày soạn 12/9/2014	 LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN
Ngày dạy /9/2014
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 Sau bài học Hs cần: 
 1. Kiến thức: Trình bày được thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta; vai trò của từng loại rừng.
- Trình bày được sự phát triển và phân bố của ngành thủy sản.
- Thấy được sự cần thiết phải vừa khai thác vừa bảo vệ và trồng rừng, khai thác nguồn lợi thuỷ sản một cách hợp lí bảo vệ các vùng biển.
 2. Kỹ năng: Phân tích bản đồ, lược đồ lâm nghiệp, thủy sản để thấy rõ sự phân bố của các loại rừng, bãi tôm, bãi cá; vị trí các ngư trường trọng điểm.
- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ để hiểu và trình bày sự phát triển của lâm nghiệp, thủy sản.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ rừng và nguồn lợi thuỷ sản. Không đồng tình với những hành vi phá hoại môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực: Góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh..
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
Đối với giáo viên
Bản đồ lâm nghiệp – thủy sản Việt Nam
Đối với học sinh.
 Sưu tầm, tìm hiểu tranh ảnh, bài viết về sự phát triển và phân bố lâm nghiệp – thủy sản
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ (5 phút)
 - Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa của nước ta? Địa phương em trồng được những vụ lúa nào?
 - Vì sao chăn nuôi lợn lại tập trug chủ yếu ở các vùng đồng bằng. Địa phương em có các hình thức chăn nuôi nào?
2. Tiến trình dạy học. Giới thiệu bài: Nước ta có ba phần tư diện tích là đồi núi và đường bờ biển dài tới 3260 km,đó là điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp và thủy sản. Lâm nghiệp và thủy sản đã đóng góp to lớn cho nền kinh tế đất nước.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
*HĐ 1: Tìm hiểu ngành lâm nghiệp. (18 phút)
- PP/KT/HT: sử dụng bản đồ, số liệu thống kê, giải quyết vấn đề, cá nhân
+ Bước 1: GV hướng dẫn dựa vào SGK và vốn hiểu biết trả lời.
- Cho biết thực trạng rừng nước ta hiện nay. Nhận xét về độ che phủ rừng?
+ Hs trả lời….
+ GV: Tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt 1976 - 1990: S rừng tự nhiên ¯ » 2 triệu ha (TB mỗi năm mất 19 vạn ha)….
+ Gv yêu cầu hs quan sát trong Át lát nhận xét thêm về diện tích rừng của nước ta qua các năm và củng cố cho hs biết được diện tích rừng của nước ta ngày càng tăng. 
+ Bước 2: GV yêu cầu HS tìm hiểu các loại rừng. Đọc B9.1 T34 SGK cho biết
- Cơ cấu các loại rừng ở nước ta. Nhận xét cơ cấu diện tích rừng nước ta năm 2000?
+ GV treo bản đồ lâm nghiệp,thuỷ sản.
- Yêu cầu HS dựa vào H9.2, yêu cầu HS xác định sự phân bố của các loại rừng. Rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng? 
+ Hs trả lời..
+ Gv: rừng phòng hộ ở vùng núi cao, ven biển; Rừng sản xuất bao gồm rừng tự nhiên, rừng trồng ở đồi núi, trung du; Rừng đặc dụng phân bố ở môi trường tiêu biểu.....
- Trình bày vai trò, diện tích của từng loại rừng?
+ Gv kết luận, chuẩn xác.
- Mô hình trồng rừng hiện nay như thế nào?
+ Hs trả lời..
+ Bước 3: Gv yêu cầu Hs dựa vào kênh chữ, kênh hình, kết hợp hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi.
- Khai thác lâm sản chủ yếu tập trung ở đâu.Tên các trung tâm chế biến?
+ Hs trả lời….
- Trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao phải vừa khai thác, vừa bảo vệ rừng?
+ Hs trả lời….
- Gv: Lợi ích bảo vệ sự trong sạch môi trường, cung cấp nguyên liệu vì: khai thác đi đôi với bảo vệ để khai thác bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo nhiều công việc.
- Hướng phấn đấu của ngành lâm nghiệp?
+ Hs trả lời...
+ Gv chuẩn xác
HĐ2: Tìm hiểu ngành thủy sản. (18 phút)
- PP/KT/HT: sử dụng bản đồ, số liệu thống kê, giải quyết vấn đề.
+ Bước 1: Gv yêu cầu Hs dựa vào kênh chữ, kênh hình sgk, kết hợp bản đồ treo tường suy nghĩ, trả lời câu hỏi. 
- Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản ntn?
+ Hs trả lời..
+ Gv: Mạng lưới sông ngòi dày đặc. S mặt nước lớn (mặn, ngọt). Khí hậu nhiệt đới. Số loại thuỷ sản phong phú (sinhvật 30000 loài). 
+ Gv chuẩn xác..
- Ngành thủy sản nước ta đã nắm bắt cơ hội này như thế nào?
- Xác định 4 ngư trường lớn của Việt Nam trên bản đồ?
- Hãy cho biết những khó khăn mà nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ta gặp phải?
+ GV mở rộng vấn đề khó khăn do nguyên nhân xã hội đặc biệt việc tranh chấp biển Đông hiện nay giữa các bên.
+ Bước 2: GV hướng dẫn HS đọc B9.2 + bản đồ lâm - ngư nghiệp.
- Nhận xét về sự phát triển các ngành khai thác, nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta? Giải thích ?
 + Hs trả lời...
+ Gv: Phát triển mạnh, ngành khai thác phát triển mạnh hơn vì: Đầu tư tàu thuyền khai thác số lượng, công suất. Thị trường ngày càng mở rộng.
- Ngành thuỷ sản nước ta phát triển mạnh ở khu vực nào? Tỉnh nào?Vì sao?
+ Hs trả lời...
+ Gv: Dọc bờ biển vùng duyên hải Nam Trung Bộ pt mạnh nhất do có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi... hải lưu, thềm lục địa, nhiệt độ nước biển.....
+ GV chuẩn xác kết hợp chỉ trên bản đồ 
- Tiến bộ của xuất khẩu thuỷ sản có ảnh hưởng gì đến phát triển của toàn ngành?
+ Hs trả lời..
+ Gv chuẩn xác..
I. Lâm nghiệp.
1. Tài nguyên rừng.
- Tài nguyên rừng cạn kiệt, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỉ lệ thấp (11,6 triệu ha),độ che phủ rừng toàn quốc thấp (35%).
- Nhiều loại rừng: 
+ Rừng phòng hộ: diện tích 5 397,5 nghìn ha, phân bố đầu nguồn các con sông, rừng chắn cát, rừng ngập mặn ven biển. Vai trò phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường
+ Rừng sản xuất: diên tích 4733,0 nghìn ha, phân bố chủ yếu ở vùng núi thấp, núi trung bình, cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu.
+ Rừng đặc dụng: diện tích 1442,5 nghìn ha, là các vườn quốc gia như Cúc Phương, Cát Bà, Ba bể.. vai trò quan trọng, bảo vệ sinh thái, các giống loài quý hiếm, bảo tồn văn hóa, lịch sử môi trường.
2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.
- Khai thác gỗ ở khu vực rừng sản xuất (2,5 triệu m3/năm).
- Công nghiệp chế biến gỗ phát triển ở vùng nguyên liệu dồi dào.
- Trồng rừng: tăng độ che phủ rừng, phát triển mô hình nông - lâm - kết hợp.
- Phấn đấu trồng mới được 5 triệu ha rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng là 45%.
II. Ngành thủy sản.
1. Nguồn lợi thủy sản.
a. Thuận lợi.
- S mặt nước nuôi trồng thuỷ sản lớn ® nguồn lợi lớn về thuỷ sản khai thác chủ yếu từ 4 ngư trường trọng điểm: Cà Mau - Kiên Giang; Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu; Hải Phòng - Quảng Ninh; Quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.
- Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, dải rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.
- Các đảo, vũng vịnh thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước mặn.
- Sông, suối, ao hồ thuận lợi cho nuôi trồng và khai thác thủy sản.
b.Khó khăn: 
- Thiên tai (bão,sương mù…)
- Ô nhiễm môi trường biển ® số loài suy giảm.
- Bị khai thác quá mức ® cạn kiệt
- Thiếu vốn, trang thiết bị đánh bắt hiệu quả, kỹ thuật chế biến thô sơ..
2. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản.
- Khai thác hải sản: Sản lượng tăng khá nhanh, tỉnh dẫn đầu là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa Vũng Tàu và Bình Thuận.
- Nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá dẫn đầu là các tỉnh Ca Mau; An Giang.
- Xuất khẩu phát triển vượt bậc (971 triệu USD năm 1999; tăng 2014 triệu USD năm 2002).Thúc đẩy toàn bộ ngành thuỷ sản phát triển. 
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP. (4 phút)
Tổng kết.
- Gv hướng dẫn Hs sơ đồ hóa nội dung bài học
	- Tài nguyên hải sản trên vùng biển nước ta phong phú, dồi dào song đang có nguy cơ cạn kiệt. Em hãy đưa ra những nguyên nhân và giải pháp khắc phục
2. Hướng dẫn học tập
 - Gv hướng dẫn Hs làm bài tập 3- Sgk: Vẽ biểu đồ cột: có hai cột trên biểu đồ, một cột thể hiện thủy sản khai thác và nuôi trồng năm 1990; một cột- năm 2002. Trên mỗi cột có hai đoạn chồng lên nhau, chiều ao của mỗi cột ứng với giá trị của thủy sản khai thác hay thủy sản nuôi trồng. Trục hoành thể hiện hai năm. Tên biểu đồ....
 - Hs hoàn thành bài tập, làm bài tập bản đồ. Chuẩn bị dụng cụ giờ sau thực hành.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
 Tuần 5 - Tiết 10 BÀI 10: THỰC HÀNH
Ngày soạn: 14/9/2014 Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện 
Ngày dạy: /10/2014 tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm
I MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 Sau bài học Hs cần:
Kiến thức : Củng cố và bổ sung kiến thức lý thuyết về ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi.
 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng xử lý bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của vẽ biểu đồ (tính cơ cấu phần trăm).
- Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ hình tròn và biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng.
- Rèn luyện kỹ năng đọc biểu đồ, rút ra nhận xét và giải thích.
3. Thái độ: Bảo vệ các nguồn tài nguyên
4. Định hướng phát triển năng lực: Góp phần hình thành cho Hs các năng lực:
giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, tính toán, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng số liệu thống kê 
 II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Đối với giáo viên
Bảng số liệu Sgk
Đối với học sinh.
- Ôn lại bài 7, 8; xem trước nội dung thực hành
- Chuẩn bị Compa, thước kẻ, thước đo độ, máy tính.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định - Kiểm tra bài cũ: 
- Hãy cho biết đặc điểm ngành trồng trọt nước ta trong thời kỳ 1990-2002?Đặc điểm ngành chăn nuôi nước ta?
2. Tiến trình học tập. 
 GV chọn 1 trong 2 bài để hướng dẫn học sinh làm bài thực hành
Bài tập 1: Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây.
- PP/KT/HT: sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ, giải quyết vấn đề, cá nhân
a. GV hướng dẫn các bước vẽ biểu đồ cơ cấu: 
* Bước 1: Lập bảng số liệu đã xử lý (cách xử lý số liệu: làm tròn số, quy đổi ra độ) theo mẫu
Loại cây
Cơ cấu S gieo trồng %
Góc ở tâm (biểu đồ độ)
Năm 1990
Năm 2002
Năm 1990
Năm 2002
Tổng số
100.0
100.0
360.0
360.0
Cây lương thực
71.6
64.8
258.8
233
Cây công nghiệp
13.3
18.2
47
66
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác
15.1
16.9
54
61
Cách tính % =
Giá trị
x 100% =?%
Tổng số
 3600 = 100% => ? % x 3, 60 =?độ
+ Bước 2: 
- Quy tắc vẽ: Bắt đầu từ tia 12 giờ xuống, vẽ lần lượt các miếng ghi %, kí hiệu, chú thích.
- Kích thước: Hình nào thể hiện tổng giá trị tương đối lớn hơn thì có R lớn hơn. R199020mm, R2002 24mm.
* Chú ý: Biểu đồ cần đầy đủ tên, thời gian, chú thích
 + Bước 3: GV hướng dẫn cho HS vẽ sau đó gọi 2 em vẽ nhanh nhất lên vẽ 2 biểu đồ, mỗi em 1 năm.
(Yêu cầu: Biểu đồ hình tròn: 3 miếng lần lượt vẽ 3 loại cây, ghi số liệu trong biểu đồ).
 + Bước 4: Gv hướng dẫn HS nhận xét sự thay đổi quy mô S và tỉ trọng S gieo trồng của cây lương thực và cây công nghiệp.
- Nhận xét: Nhìn chung diện tích gieo trồng cả 3 loại cây... đều tăng …
Trong đó: 
+ Cây lương thực: S gieo trồng tăng 1845.7 nghìn ha từ năm 1900 -> 2002. nhưng tỉ trọng gieo trồng giảm 6, 8% (? % ->? %) từ năm 1990 -> 2002
+ Cây công nghiệp: S gieo trồng tăng 1138 nghìn ha từ năm 1990 -> 2002.Tỉ trọng gieo trồng tăng 49% (? % -> ? %) từ năm 1990 -> 2002
+ Cây thực phẩm,cây ăn quả,cây khác: S gieo trồng cũng tăng 807, 7 nghìn ha từ năm 1990 -> 2002. Tỉ trọng gieo trồng tăng ít 1,8% (? % -> ? %) từ năm 1990 -> 2002.
- Giải thích: Trong đó cơ cấu cây trồng của nước ta có sự thay đổi,đã phá vỡ thế độc canh của cây lương thực,đẩy mạnh sản xuất nhiều loại CCN có giá trị để..... và cây trồng khác.
Bài tập 2: 
a. GV hướng dẫn HS đọc đề, vẽ biểu đồ đường.
- Trục tung (trị số %) có vạch trị số lớn hơn trị số lớn nhất trong chuỗi số liệu (217%).
+ Có mũi tên tăng tiến.
+ Ghi đơn vị %.
+ Gốc tọa độ 0 % £ 100%.
 - Trục hoành (năm)
+ Có mũi tên tăng tiến.
+ Ghi rõ năm (chú ý khoảng cách các năm tương đối, gốc toạ độ, năm gốc 1990).
+ Phải có kí hiệu các đối tượng khác nhau, chú giải.
+ Tên biểu đồ.
b. GV hướng dẫn và cho HS vẽ vào vở, gọi 1 HS học khá lên bảng vẽ.
c. Nhận xét, giải thích: Qua.... ta thấy
- Đàn lợn và đàn gia cầm tăng nhanh cả về số lượng và % (số liệu).Đây là nguồn cung cấp thịt chủ yếu, do nhu cầu về thịt, trứng tăng nhanh và do giải quyết tốt nguồn thức ăn cho chăn nuôi, có nhiều hình thức chăn nuôi (đa dạng) ngay cả chăn nuôi theo hình thức chăn nuôi ở hộ gia đình.
 - Đàn trâu giảm cả số lượng và % (số liệu). Chủ yếu do nhu cầu sức kéo trong nông nghiệp giảm nhờ cơ giới hoá nông nghiệp.
- Đàn bò tăng số lượng và % không nhiều, thời gian sau có xu hướng giảm (số liệu).Do nhu cầu sức kéo giảm nhưng nhu cầu thịt nuôi bò thịt và bò sữa có tăng.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết
- GV nhận xét giờ thực hành.
- HS làm bài trắc nghiệm: Đánh dấu x vào câu trả lời đúng
 Câu 1: Thể hiện cơ cấu S cây trồng trong các nhóm cây bằng biểu đồ nào là tốt nhất.
a. biểu đồ cột	c. biểu đồ miền
b. biểu đồ tròn	d. biểu đồ đường.
 Câu 2: Đặc điểm phát triển của ngành chăn nuôi nước ta là: 
 a. Số lượng các loại gia súc, gia cầm đều tăng nhưng tăng không đều.
 b. Tăng nhanh nhất là đàn lợn và đàn gia cầm.
 c.Tăng khá là đàn bò.
 d.Tăng chậm là đàn trâu.
 2.Hướng dẫn học tập
- HS hoàn thành bài thực hành, làm bài tập bản đồ,
- Chuẩn bị bài 11: Tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
 Thanh Hải ngày…..9/2014 Thanh Hải ngày…..9/2014 
Ký duyệt của Tổ chuyên môn Ký duyệt của Ban giám hiệu

File đính kèm:

  • docDia 9 tuan 5.doc
Giáo án liên quan