Giáo án Địa lý 9 - Bài 29: Vùng Tây Nguyên

 Chú trọng phát triển thủy lợi, áp dụng khoa học kỹ thuật để thâm canh cây lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày à nên tốc độ gia tăng từng tỉnh và cả vùng lớn, song tổng giá trị sản xuất còn nhỏ.

+ Nhóm 3: Tại sao 2 tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng dẫn đầu vùng về giá trị sản xuất nông nghiệp?

 Đắk Lắk: có diện tích đất bazan rộng, diện tích trồng cây công nghiệp có quy mô lớn, sản xuất cà phê qui mô lớn, xuất khẩu nhiều.

 Lâm Đồng: có địa hình cao, khí hậu vùng núi có thế mạnh sản xuất chè, hoa, rau quả ôn đới có quy mô tương đối lớn.

- Việc phát triển mạnh ngành du lịch cũng đã kích cầu cho sự tiêu thụ nguồn sản phẩm nông nghiệp của 2 tỉnh và cả vùng Tây Nguyên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 8386 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Bài 29: Vùng Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 29: VÙNG TÂY NGUYÊN (tt)
1. MỤC TIÊU: 
	1.1. Kiến thức: 
- Hs hiểu được tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế chủ yếu ở Tây Nguyên. hiểu được, nhờ thành tựu của công cuộc đổi mới mà Tây Nguyên phát triển khá toàn diện về kinh tế - xã hội. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nông nghiệp, lâm nghiệp có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa. Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần.
- Khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý và tiết kiệm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn và chức năng chủ yếu của từng trung tâm.
1.2. Kỹ năng: 
- Xác định trên bản đồ các trung tâm kinh tế, sự phân bố của một số cây công nghiệp
- Phân tích bản đồ kinh tế, bảng số liệu để thấy rõ tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất của vùng
- Rèn kỹ năng khai thác thông tin theo câu hỏi, kết hợp kênh hình, kênh chữ để nhận xét giải thích một số câu hỏi khó khăn ở Tây Nguyên trong phát triển kinh tế - xã hội.
1.3. Thái độ: 
- Ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên. 
2. TRỌNG TÂM:
	- Tình hình phát triển kinh tế của vùng Tây Nguyên
3. CHUẨN BỊ:
 	3.1. Giáo viên: 
 	- Bản đồ kinh tế vùng Tây Nguyên.
	3.2. Học sinh:
- Tham khảo nội dung, phân tích hình 29.1, hình 29.2 và bảng 29.1 trả lời câu hỏi
4. TIẾN TRÌNH:
	4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
	4.2. Kiểm tra miệng:
? Trong xây dựng kinh tế - xã hội, Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên?
Thuận lợi: có tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế đa ngành (đất badan nhiều nhất cả nước, rừng tự nhiên còn khá nhiều, khí hậu cận xích đạo, trữ năng thủy điện khá lớn, khoáng sản có bô xit với trữ lượng lớn).
Khó khăn: thiếu nước vào mùa khô.
? Hãy cho biết những cây trồng quan trọng của Tây Nguyên?
 	Cà phê, chè, cao su, điều…
	4.3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: vào bài
- Gv: Nhờ thành tựu đổi mới mà Tây Nguyên phát triển khá toàn diện. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. Vậy các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đã có những chuyển biến như thế nào và đạt được những thành tựu gì?
Hoạt động 2: tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế của vùng
? Hãy cho biết những cây trồng quan trọng của Tây Nguyên?
 Cà phê, chè, cao su, điều…
? Dựa vào hình 29.1 hãy nhận xét tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước?
 Phần lớn diện tích và sản lượng cà phê ở nước ta tập trung ở Tây Nguyên. Cà phê là cây mũi nhọn chiếm 85,1% diện tích và 90,6% sản lượng cả nước, trồng nhiều ở Đắk Lắk.
? Xác định trên bản đồ các vùng trồng cà phê, cao su, chè ở Tây Nguyên?
 Được trồng chủ yếu tập trung ở các cao nguyên: Kontum, Plâyku, Đắk lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh. 
* Hoạt động nhóm : 4 nhóm (3 phút) 
+ Nhóm 1: Vì sao cà phê được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên?
 Đất badan thích hợp với cây cà phê, khí hậu có 1 mùa mưa và 1 mùa khô thuận lợi cho việc trồng trọt chế biến và bảo quản, trong điều kiện kinh tế mở nước ta có thể xuất khẩu cà phê đến nhiều nước.
? Sự phát triển, mở rộng diện tích trồng cà phê có ảnh hưởng gì đến tài nguyên rừng và tài nguyên nước?
 Diện tích rừng thu hẹp
 Giảm mực nước ngầm.
- Gv liên hệ thực tế giáo dục hs ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên
- Vấn đề đặt ra với nghề trồng cà phê ở Tây Nguyên là nâng cao chất lượng giống, tăng cường công nghệ chế biến, hạn chế phá rừng…
+ Nhóm 2: Dựa vào bảng 29.1, nhận xét tình hình phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên? 
 Chú trọng phát triển thủy lợi, áp dụng khoa học kỹ thuật để thâm canh cây lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày à nên tốc độ gia tăng từng tỉnh và cả vùng lớn, song tổng giá trị sản xuất còn nhỏ.
+ Nhóm 3: Tại sao 2 tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng dẫn đầu vùng về giá trị sản xuất nông nghiệp?
 Đắk Lắk: có diện tích đất bazan rộng, diện tích trồng cây công nghiệp có quy mô lớn, sản xuất cà phê qui mô lớn, xuất khẩu nhiều.
 Lâm Đồng: có địa hình cao, khí hậu vùng núi có thế mạnh sản xuất chè, hoa, rau quả ôn đới có quy mô tương đối lớn.
- Việc phát triển mạnh ngành du lịch cũng đã kích cầu cho sự tiêu thụ nguồn sản phẩm nông nghiệp của 2 tỉnh và cả vùng Tây Nguyên.
+ Nhóm 4: Em hãy cho biết tình hình phát triển chăn nuôi của vùng như thế nào? Tình hình phát triển lâm nghiệp của Tây Nguyên so với Trung du và miền núi Bắc Bộ như thế nào?
 Chăn nuôi gia súc lớn được đẩy mạnh.
 Phát triển hơn so với Trung du và miền núi Bắc Bộ.
 Kết hợp khai thác rừng tự nhiên với trồng mới, giao khoán, bảo vệ rừng; gắn khai thác với chế biến.
 Mục tiêu phấn đấu đến 2010 nâng độ che phủ rừng đạt 65%.
- Đại diện nhóm trình bày_nhận xét
- Giáo viên chốt ý
? Trong sản xuất nông, lâm nghiệp vùng gặp phải khó khăn gì? Biện pháp khắc phục?
 Khó khăn: thiếu nước mùa khô, biến động của giá nông sản, cơ sở hạ tầng còn yếu.
 Biện pháp khắc phục: chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm cây công nghiệp xuất khẩu; đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi, cân bằng sinh thái, ổn định và phát triển xã hội.
? Nhận xét giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên từ năm 1995 à 2002?
 Tuy còn khiêm tốn nhưng tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp đã có bước phát triển khá nhanh.
? Giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên so với cả nước như thế nào?
 Còn thấp
? Em hãy nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên?
 Chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP nhưng đang chuyển biến tích cực.
? Cơ cấu công nghiệp của vùng có đặc điểm gì?
 Gồm công nghiệp chế biến lâm sản, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và công nghiệp điện.
? Em hãy xác định các nhà máy thủy điện trên bản đồ?
 Yaly, Đrây – Hlinh
? Việc phát triển thủy điện ở Tây nguyên có ý nghĩa như thế nào?
 Khai thác thế mạnh thủy năng, phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm cây công nghiệp, lương thực và sinh hoạt. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên thủy điện và khai thác khoáng sản bô xít có kế hoạch hợp lí sẽ góp phần vào việc phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
 Thúc đẩy việc bảo vệ và phát triển rừng.
? Sự phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên đã ảnh hưởng gì đến các hoạt động dịch vụ?
 Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu nông sản
? Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tây Nguyên?
 Cà phê, ngoài ra còn có hoa, rau quả Đà Lạt.
? Tại sao nói Tây nguyên có thế mạnh về du lịch?
 Có nhiều địa danh du lịch sinh thái và du lịch nhân văn: bản Đôn, các vườn quốc gia, thành phố hoa Đà Lạt… 
? Dựa vào nội dung SGK và hiểu biết hãy cho biết phương hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước trong đầu tư phát triển ở Tây Nguyên?
 Phát triển nâng cấp mạng lưới giao thông. Xây dựng thủy điện khai thác bôxít…
Hoạt động 3: tìm hiểu về các trung tâm kinh tế
? Vùng Tây Nguyên có các trung tâm kinh tế nào? Xác định vị trí các trung tâm kinh tế này trên bản đồ?
 Plâyku, Buôn Ma Thuộc, Đà Lạt.
? Xác định các quốc lộ nối các thành phố trên với thành phố Hồ Chí Minh, các cảng biển của vùng duyên hải Nam Trung Bộ?
 Đường số 19 nối thành phố Plâyku với cảng biển của tỉnh Qui Nhơn.
 Đường số 26 nối thành phố Buôn Ma Thuộc với cảng biển của Nha Trang.
 Đường số 20 nối Tp Đà Lạt với Tp Hồ Chí Minh.
? Cho biết sự khác nhau về chức năng của ba trung tâm kinh tế vùng?
 Buôn Ma Thuột: trung tâm công nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học
 Đà Lạt: trung tâm du lịch, đào tạo và nghiên cứu khoa học, sản xuất hoa, rau quả.
 Plâyku: công nghiệp chế biến nông–lâm sản–thương mại, du lịch
IV/ Tình hình phát triển kinh tế:
1/ Nông nghiệp:
- Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn: cà phê, cao su, chè, điều …
- Diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất nước.
- Sản lượng nông nghiệp ngày càng tăng.
- Chăn nuôi gia súc lớn khá phát triển.
- Lâm nghiệp phát triển mạnh, độ che phủ rừng đạt 54,8% (2003)
2/ Công nghiệp:
- Có chuyển biến nhưng vẫn còn thấp so với cả nước.
+ Công nghiệp chế biến lâm sản
+ Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
+ Công nghiệp điện
3/ Dịch vụ:
- Tình hình xuất khẩu nông sản phát triển khá nhanh,
 đặc biệt là ngành du lịch.
V/ Các trung tâm kinh tế:
- Trung tâm kinh tế: Plâyku, Buôn Ma Thuộc, Đà Lạt
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
? Tây Nguyên là vùng xuất khẩu nông sản:
 ÿ Đứng đầu cả nước
	X Thứ 2 sau đồng bằng sông Cửu Long.
	ÿ Thứ 3 sau đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
	ÿ Thứ 2 sau Đông Nam Bộ.
? Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh du lịch?
Có nhiều địa danh du lịch nhân văn và du lịch sinh thái
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học bài: Vùng Tây Nguyên (tt)
+ Làm bài tập bản đồ 
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Chuẩn bị bài: Ôn tập
	+ Ôn tập các kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 29
	+ Chú ý phân tích các bản đồ, bảng số liệu trong các bài trên. 

File đính kèm:

  • docBai 29 Vung Tay Nguyen.doc